ABC về Chủ nghĩa Cộng sản (Chương III)

Chương III – Chủ nghĩa cộng sản và nền chuyên chính vô sản

§ 19. Những đặc điểm của chế độ cộng sản. Sản xuất dưới chế độ cộng sản

Vậy là ta đã hiểu rằng vì sao mà sự tiêu vong của xã hội tư bản (TBCN) là tất yếu, và nó đang dần tiêu vong ngay trước mắt chúng ta. Nó đang tiêu vong là bởi sự ảnh hưởng của hai mâu thuẫn cơ bản: một mặt, sự sản xuất hàng hóa hàng loạt, vô tổ chức dẫn tới cạnh tranh, khủng hoảng và chiến tranh; mặt khác, tính chất khác biệt của các tầng lớp trong xã hội trong đó tầng lớp này có mâu thuẫn không thể tránh khỏi với tầng lớp kia (đấu tranh giai cấp). Xã hội tư bản là một cỗ máy được thiết kế tồi, các mắt xích trong lòng nó lúc nào cũng cản trở lẫn nhau (xem §13. “Mâu thuẫn cơ bản của hệ thống tư bản”). Đó là lý do tại sao không sớm thì muộn cỗ máy này cũng sẽ hỏng hóc.

Hiển nhiên là xã hội mới sẽ phải sở hữu cấu trúc hoàn thiện hơn xã hội TBCN. Ngay khi những mâu thuẫn tất yếu trong lòng xã hội tư bản đã tiêu diệt chính nó, thì từ đống tro tàn của chúng, một xã hội mới sẽ ra đời và thoát khỏi mọi mâu thuẫn trong hình thái xã hội trước nó. Điều đó có nghĩa rằng, phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa (CSCN) sẽ giúp ta tránh khỏi những đặc trưng cũ như: Thứ nhất, đây sẽ phải là một xã hội được tổ chức chặt chẽ hơn, tránh khỏi sự sản xuất hàng hóa hàng loạt tràn lan, khỏi sự cạnh tranh (không lành mạnh) giữa các cá thể kinh tế hay là chiến tranh và khủng hoảng. Thứ hai, đây phải là một xã hội phi giai cấp chứ không phải một xã hội mà hai nửa của nó luôn thù địch lẫn nhau, hay là một xã hội mà giai cấp này bóc lột giai cấp kia. Với một xã hội phi giai cấp và sự sản xuất hàng hóa được kiểm soát như vậy, ta được một xã hội công bằng, một xã hội CSCN dựa trên lao động.

Giờ ta sẽ xem xét xã hội này một cách chi tiết hơn.

Nền tảng của xã hội Cộng sản chủ nghĩa nhất định phải là sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất và quyền trao đổi hàng hóa. Máy móc, tàu hỏa, tàu thủy, tàu hơi nước, nhà máy, kho chứa, si-lô ngũ cốc, hầm mỏ, điện báo và điện thoại hay đất đai, cừu, ngựa và gia súc đều thuộc sở hữu của toàn xã hội. Tất cả những tư liệu sản xuất ấy phải được kiểm soát bởi toàn xã hội chứ không phải chỉ bởi một số nhà tư bản hợp thành. Vậy “toàn xã hội” ở đây tức là thế nào? Nó có nghĩa rằng quyền sở hữu và quản lý không phải chỉ là đặc quyền của một tầng lớp mà là của bất cứ ai trong xã hội. Trong hoàn cảnh đó, xã hội sẽ trở thành một tập thể lao động khổng lồ với sự sản xuất hàng hóa liên kết lẫn nhau. Sẽ không còn sự phân mảnh rời rạc hay tình trạng “vô chính phủ” trong sản xuất nữa. Với một trật tự xã hội như vậy, quá trình sản xuất sẽ được thiết chế hóa. Không còn có chuyện một doanh nghiệp này cạnh tranh với doanh nghiệp kia; các nhà máy, xưởng thủ công, hầm mỏ và những trung tâm sản xuất hàng hóa khác đều trở thành một bộ phận của một phân xưởng lớn của toàn dân như nó vốn phải là, và điều này sẽ tác động tích cực tới nền kinh tế và sản xuất của đất nước. Tất nhiên, một cấu trúc kinh tế hoàn thiện như thế tự nó đã giả định một kế hoạch sản xuất hàng hóa chung nhất từ trước. Khi mọi nhà máy và phân xưởng cùng với toàn bộ quá trình sản xuất nông nghiệp nghiệp được hợp thành một doanh nghiệp khổng lồ như vậy, thì hiển nhiên là mọi thứ phải được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng. Chúng ta cũng cần biết thêm về lượng lao động cần có trong mỗi ngành công nghiệp, về những hàng hóa cần sản xuất và lượng hàng hóa cần thiết mỗi loại cũng như việc lắp đặt máy móc thế nào và ở đâu. Những nội dung trên cần phải được tính toán từ trước với độ chính xác ít ra cũng phải tương đối, và công việc phải được điều hành sao cho vừa vặn với tính toán của chúng ta. Đây chính là là cách tổ chức sản xuất hàng hóa CSCN, và nếu không có một kế hoạch chung nhất, nếu không có một sự chỉ huy nhất quán và nếu không tính toán, thống kê (lượng hàng hóa) hợp lý thì không thể tổ chức được. Nhưng dưới trật tự xã hội CSCN, kế hoạch như vậy là hoàn toàn có thể thực hiện được.

Nhưng sự tổ chức như vậy chưa phải là đã hoàn thiện. Yếu tố then chốt của vấn đề là ở chỗ sự tổ chức đó cần giúp cho mọi thành viên trong xã hội đều được liên kết với nhau trong sản xuất. Hệ thống cộng sản chủ nghĩa, ngoài yếu tố khác biệt trong sự thay đổi về cấu trúc xã hội, còn được phân biệt (với cấu trúc TBCN) ở chỗ nó đặt dấu chấm hết cho sự bóc lột, tức là nó xóa bỏ sự phân tầng xã hội thành các giai cấp khác nhau. Chúng ta có thể hình dung sự tổ chức sản xuất hàng hóa (trong nền kinh tế TBCN) như thế này: một nhóm nhỏ các nhà tư bản kiểm soát tất cả; sản xuất hàng hóa được phân bố (theo thị phần) đều khắp, nên các nhà tư bản không có nhu cầu cạnh tranh nhau nữa, nhưng họ lại cùng nhau bóc lột giá trị thặng dư đến mức độ họ chỉ còn như là nô lệ. Chúng ta vẫn thấy tính trật tự, quy củ ở đây, song chúng ta cũng thấy cả sự bóc lột của tầng lớp này với tầng lớp kia nữa; sự sở hữu tư liệu sản xuất ở đây là “chung”, nhưng lại chỉ “chung” với một giai cấp duy nhất là giai cấp bóc lột mà thôi. Điều này rất khác với CSCN ngay cả khi đặc trưng của CSCN cũng vẫn là sự tổ chức (kế hoạch hóa) trong sản xuất; tính “kế hoạch hóa” trong kinh tế TBCN (có thể đang ám chỉ “bàn tay hữu hình”) mới chỉ có thể loại trừ được mâu thuẫn cơ bản, tức là mâu thuẫn về tính vô kế hoạch trong sản xuất, và không những thế lại còn làm cho mâu thuẫn thứ hai của CNTB trở nên gay gắt hơn với sự phân chia xã hội thành hai giai cấp đối lập đấu tranh gay gắt. Một xã hội như vậy mới chỉ được cấu trúc (gò ép) ở một mặt, còn trên mặt còn lại mâu thuẫn vẫn tồn tại. CNCS không chỉ kế hoạch hóa sản xuất, mà thêm nữa, còn giải phóng chế độ người bóc lột người một cách triệt để.

The cooperative character of communist production is likewise displayed in every detail of organization. Under communism, for example, there will not be permanent managers of factories, nor will there be persons who do one and the same kind of work throughout their lives. Under capitalism, if a man is a bootmaker, he spends his whole life in making boots (the cobbler sticks to his last); if he is a pastrycook, he spends all his life baking cakes; if he is the manager of a factory, he spends his days in issuing orders and in administrative work; if he is a mere labourer, his whole life is spent in obeying orders. Nothing of this sort happens in communist society. Under communism people receive a many-sided culture, and find themselves at home in various branches of production: today I work in an administrative capacity, 1 reckon up how many felt boots or how many French rolls must be produced in the following month; tomorrow I shall be working in a soapfactory, next month perhaps in a steam-laundry, and the month after in an electric power station. This will be possible when all the members of society have been suitably educated.

Đặc trưng sản xuất hiệp đồng trong kinh tế CSCN được thể hiện trong từng yếu tố nhỏ nhất của hệ thống. Dưới nền kinh tế CNSN, sẽ không có người quản lý hay nhà xưởng nào tồn tại mãi, cũng như sẽ không có ai chỉ làm một nghề duy nhất suốt phần đời còn lại của mình cả. Với xã hội TBCN, nếu một người làm thợ đóng giày, anh ta phải giữ nghiệp này suốt đời; nếu là thợ làm bánh, anh ta phải dành cả đời nướng bánh; nếu là quản lí nhà xưởng, anh ta phải nhận đơn hàng và quản lí vận hành từ ngày này qua ngày khác; còn nếu là người lao động, anh ta sẽ mãi phải tuân lệnh cấp trên. Những việc như thế sẽ không xảy ra trong xã hội CSCN. Dưới xã hội CSCN, người dân được hưởng một nền văn hóa sản xuất đa ngành, nơi họ được tiếp xúc, làm quen với hàng loạt lĩnh vực sản xuất khác nhau: hôm nay tôi có thể làm về quản lý sản xuất, ước tính số đôi ủng hay bánh mì cần được sản xuất vào tháng tới, nhưng ngày mai tôi có thể làm ở nhà máy xà phòng, tháng sau ở tiệm giặt là, và tháng sau nữa thì ở nhà máy phát điện. Điều này là khả thi nếu mọi công dân đều được đào tạo, giáo dục bài bản.

§20. Sự phân phối trong hệ thống cộng sản

Phương thức sản xuất CSCN hiển nhiên giả định rằng sản xuất hàng hóa không phải chỉ để đem ra thị trường mà còn để tiêu thụ. Với kinh tế CSCN, sẽ không có việc chỉ có người công nhân hay nông dân đơn lẻ thực hiện sản xuất, mà tiến trình ấy được thực hiện dựa trên sự liên kết rộng lớn thành một khối toàn thể. Kết quả là, chúng ta sẽ không còn khái niệm hàng hóa nữa, và chỉ có khái niệm sản phẩm mà thôi. Những sản phẩm này không thể đem đổi chác, và cũng không thể đem mua bán được, mà chúng đơn thuần được cất trữ tại các kho hàng để sau đó vận chuyển tới cho người có nhu cầu. Trong hoàn cảnh đó, tiền tệ cũng sẽ không còn cần thiết nữa. Một số người sẽ thắc mắc rằng “Sao có thể thế được?”, hay là “Khi đó hẳn sẽ có người có thừa, người thì lại thiếu. Phân phối hàng hóa như vậy thì có ích gì?”, thì câu trả lời là thế này: Trước tiên, chắc chắn chỉ trong vòng hai mươi tới ba mươi năm tới, ta sẽ cần ban hành các quy chế pháp luật (về vấn đề này). Sẽ có những mặt hàng cụ thể chỉ được phân phối tới người được cấp thẩm quyền căn cứ theo ngành nghề của mình. Sau đấy, khi xã hội CSCN đã được ổn định và phát triển hoàn thiện, thì những quy chế như vậy sẽ không còn cần thiết nữa. Các sản phẩm sẽ xuất hiện với số lượng dồi dào, những hạn chế trước đó sẽ dần được khắc phục, và người dân có thể sử dụng sản phẩm ấy với số lượng mình muốn. “Nhưng chẳng phải người ta sẽ muốn lấy nhiều hơn mình cần hay sao?” Chắc chắn là không. Ngày nay, ta cũng chẳng thấy có ai lại mua ba tấm vé tàu trong khi chỉ cần ngồi một ghế rồi để hai ghế còn lại bị trống cả. Điều này cũng tương tự với mọi sản phẩm (hàng hóa) vậy. Một người khi tới các đại lý phân phối để mang sản phẩm về dùng cũng sẽ chỉ lấy vừa đủ cho anh ta mà thôi. Sẽ chẳng có ai quan tâm đến việc lấy thừa ra để đem bán cho người khác lấy tiền khi mà tất cả mọi người đều có thể thỏa mãn nhu cầu của mình bất cứ khi nào. Tiền tệ do đó cũng trở nên vô giá trị. Ý tưởng của chúng tôi ở đây là trong ngày đầu của xã hội CSCN, sản phẩm sẽ được phân phối theo khối lượng công việc của người nhận sản phẩm đó; còn ở giai đoạn sau, sản phẩm sẽ được mang tới theo nhu cầu cần dùng.

Người ta từng cho rằng trong tương lai, mọi người sẽ có quyền sở hữu xứng đáng đối với sản phẩm làm ra bằng công sức của mình, “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. Nhưng điều này là sai lầm và không bao giờ có thể đạt tới được. Tại sao? Đó là bởi vì nếu tất cả đều sở hữu hoàn toàn sản phẩm lao động của mình, thì sẽ không bao giờ tồn tại sự phát triển, mở rộng hay là cải tiến sản xuất. Một phần lao động đó phải được nhường lại cho sự phát triển và mở rộng sản xuất ấy. Nếu ta tiêu thụ hay sử dụng hoàn toàn mọi sản phẩm lao động đã làm ra, thì ta sẽ không bao giờ có thể chế tạo máy móc, tức là một thứ chẳng ăn cũng chẳng mặc vào người được. Nhưng hiển nhiên là điều kiện sống tốt lên sẽ kéo theo cả sự mở rộng quy mô và cải tiến máy móc nữa, và cũng hiển nhiên là máy móc luôn cần được chế tạo thêm cho sản xuất. Vậy, điều đó có nghĩa rằng một phần lao động mà người lao động đã góp phần vào việc sản xuất máy móc sẽ không được bù lại cho anh ta, và cũng phải nhớ rằng không ai có thể thụ hưởng trọn vẹn thành quả sản phẩm lao động của mình cả. Nhưng những điều như vậy không hề quan trọng; với máy móc hiện đại, sản xuất hàng hóa sẽ được cải tiến để thỏa mãn nhu cầu của tất cả.

Nói tóm lại, ở giai đoạn đầu (của xã hội CSCN), sản phẩm sẽ được phân phối theo lao động (Điều này không có nghĩa rằng người lao động sẽ nhận được “thành quả lao động trọn vẹn” của mình); kế đến, sản phẩm sẽ được phân phối theo nhu cầu, khi chúng đã trở nên dồi dào.

§21. Sự điều hành trong hệ thống cộng sản

Trong xã hội CSCN sẽ không còn giai cấp. Sự biến mất của giai cấp cũng có nghĩa rằng trong xã hội CSCN, cũng có thể sẽ không còn Nhà nước nữa.

Chúng ta đã biết rằng nhà nước là một tổ chức thống trị mang tính giai cấp. Nhà nước luôn là sự thống trị của giai cấp này lên giai cấp kia. Một nhà nước tư sản sẽ chống lại lợi ích của giai cấp vô sản, và trái lại, nhà nước vô sản chống lại lợi ích của giai cấp tư sản. Trong trật tự xã hội CSCN sẽ không còn chủ đất, nhà tư bản hay lao động làm thuê mà chỉ còn người lao động bình đẳng với nhau mà thôi. Nếu không còn giai cấp, không còn đấu tranh giai cấp thì tất nhiên cũng không còn sự phân tầng hay tổ chức (xã hội) có tính giai cấp. Vì lí do đó, nhà nước sẽ không tồn tại nữa, bởi nó đã trở nên dư thừa khi không còn ai cai trị và cũng không còn ai để trị.

Nhưng người ta có thể hỏi rằng là làm thế nào mà một cấu trúc xã hội đồ sộ có thể vận hành nếu không có ai chỉ đạo sự vận hành đó? Ai sẽ là người phân công sản xuất trong xã hội? Ai sẽ phân bổ nguồn lực lao động? Ai sẽ quản lý thu chi công cộng của xã hội? Hay nói tóm lại là, ai sẽ làm mọi công việc điều hành trật tự xã hội?

Đây không phải là một câu hỏi khó. Những công việc điều hành như vậy sẽ được giao phó cho các cơ quan kiểm toán và cơ sở dữ liệu. Những cơ quan như thế sẽ quản lý hàng ngày việc sản xuất sản phẩm, quyết định việc điều động nhân công tới đâu, cần làm một khối lượng công việc là bao nhiêu. Ngay từ khi còn nhỏ, tất cả mọi người đều đã được làm quen với lao động xã hội; và tất cả đều hiểu rằng công việc điều hành như vậy là cần thiết bởi lẽ mọi thứ sẽ trơn tru hơn nếu được thực hiện theo kế hoạch, cũng như trật tự xã hội được điều phối như một cỗ máy đã tra dầu, và tất cả làm việc dưới sự hướng dẫn của cơ quan thống kê. Ta sẽ không cần đến các bộ ngành trong bộ máy nhà nước nữa, hay kể cả nhà tù, cảnh sát, luật lệ và sắc lệnh. Điều ấy cũng giống như dàn nhạc cổ điển đang hướng theo cây đũa chỉ huy của nhạc trưởng để làm theo chỉ dẫn; ở đây, ta dùng đến sự chỉ dẫn của cơ quan kiểm kê và căn cứ chỉ dẫn ấy để làm việc.

Nhà nước, vì thế, sẽ biến mất. Sẽ không còn các tổ chức hay giai cấp nào được đứng trên mọi giai cấp khác nữa. Chưa kể, trong những cơ quan thống kê nói trên, nhân sự được điều động và thay đổi liên tục, do đó nền hành chính quan liêu trì trệ cũng sẽ biến mất cùng với nhà nước.

Và rõ ràng là, điều này chỉ xảy ra trong một xã hội CSCN đã phát triển tới trình độ hoàn thiện nhất của nó, tức là chỉ sau thắng lợi tuyệt đối của giai cấp vô sản, hoặc ngay khi thắng lợi ấy được xác lập. Còn trong một khoảng thời gian rất dài nữa, nhân dân lao động sẽ vẫn còn phải đấu tranh chống lại mọi kẻ thù của nó, nhất là những thói quen xấu  mà quá khứ đã để lại như tính lười biếng trễ nải, tội phạm và sự tự phụ kiêu căng (trong lao động với người khác). Tất cả những điều như thế phải được dẹp bỏ. Nhưng sẽ có từ hai đến ba thế hệ nữa phải đấu tranh trong tình hình mới này trước khi dẹp bỏ hoàn toàn luật lệ, hình phạt và trấn áp vũ lực trong nhà nước XHCN. Và chỉ tới khi đó, mọi tàn dư của CNTB mới hoàn toàn bị loại bỏ. Có thể trong thời kỳ chuyển giao (giữa CNTB và CNCS) thì nhà nước của giai cấp công nhân vẫn còn cần thiết, nhưng trong xã hội CNCS hoàn thiện, khi tàn dư CNTB đã biến mất, thì nhà nước chuyên chính vô sản ấy cũng phải biến mất theo. Giai cấp vô sản sẽ hòa lẫn với mọi tầng lớp nhân dân khi mà mọi người đều tham gia cùng một tiến trình lao động chung. Trong một vài thập niên sau đó, ta sẽ có một thế giới mới, với người mới và việc mới.

§22. Sự phát triển của lực lượng sản xuất trong hệ thống cộng sản

Ngay khi mà thắng lợi được xác lập và mọi vết thương đã được chữa lành, thì hệ thống xã hội CSCN sẽ nhanh chóng phát triển lực lượng sản xuất của nó. Sự phát triển nhanh chóng ấy phụ thuộc vào một số lý do như sau:

Trước tiên, (trong hình thái CSCN) một nguồn lực con người to lớn đã được giải phóng khỏi sự ràng buộc giai cấp trước kia. Ta hãy cứ nghĩ tới sự lãng phí khổng lồ về thể chất, tinh thần và sức lao động của con người dưới ảnh hưởng của biến động chính trị, đình công, nổi dậy, đàn áp, các phiên tòa, cảnh sát, duy trì quyền lực nhà nước chỉ bởi vì sự đối kháng của hai giai cấp. Đấu tranh giai cấp đã nuốt chửng một lượng lớn tiêu hao năng lượng và của cải không cần thiết. Trong hình thái xã hội mới này nguồn năng lượng ấy sẽ được giải phóng; con người sẽ không còn phải đấu tranh chống lại nhau nữa. Nguồn năng lượng được giải phóng đó sẽ được chuyển hóa thành nguồn lực sản xuất.

Hai là, nguồn năng lượng và của cải đã bị lãng phí trong cạnh tranh, khủng hoảng (kinh tế) và chiến tranh sẽ được cứu vớt. Nếu ta xem xét chỉ riêng biết bao nhiêu nguồn lực đã bị lãng phí cho chiến tranh, thì ta sẽ thấy rằng nguồn lực ấy là hết sức to lớn; chưa kể đến nguồn lực đã bị lãng phí khi trên thị trường kẻ bán cạnh tranh lẫn nhau, người mua giành giật với nhau, hoặc người mua người bán đôi co với nhau, rồi sự lãng phí vô ích bởi khủng hoảng kinh tế hay cả sự vô tổ chức, vô kế hoạch trong sản xuất hàng hóa. Tất cả những nguồn lực đã bị lãng phí ấy sẽ không còn như vậy nữa trong xã hội CSCN.

Ba là, một nền công nghiệp được kế hoạch hóa sẽ không chỉ giúp tránh khỏi lãng phí khi khiến việc sản xuất quy mô lớn được kinh tế hơn, mà còn giúp ích cho việc cải tiến công nghệ trong sản xuất với việc lao động được tiến hành trong các nhà xưởng lớn cùng sự hỗ trợ của máy móc cơ giới hoàn chỉnh. Dưới hình thái TBCN, việc nâng cấp, sản xuất máy móc mới bị hạn chế bởi vì các nhà tư bản chỉ chịu làm công việc ấy khi hắn không còn thâu tóm được lực lượng lao động giá rẻ nữa. Nếu y có thể thuê được nhân công giá rẻ thì y sẽ chẳng bao giờ cần tới máy móc hiện đại, bởi vì y đã có thể đạt được lợi nhuận mình cần khi không gặp phải trở ngại trên (không thuê được nhân công giá rẻ). Nhà tư bản chỉ cảm thấy máy móc là cần thiết nếu nó giúp cắt giảm chi phí nhân công của y. Có điều, trong nền kinh tế TBCN, giá của lao động lại rẻ mạt. Điều kiện làm việc tồi tệ của người lao động trở thành rào cản cho sự phát triển máy móc và công nghệ hiện đại. Hậu quả này có thể được thấy rõ nhất trong ngành nông nghiệp: trong ngành này, giá của lao động vốn đã luôn rẻ mạt, và vì lý do đó, cải tiến máy móc trong nông nghiệp diễn ra rất chậm. Trong xã hội CSCN, điều ta cần quan tâm sẽ không còn là lợi nhuận mà phải là người lao động. Mọi cải tiến kỹ thuật tức thì, và mọi xiềng xích trong sản xuất do CNTB gây ra sẽ không còn nữa. Cải tiến kỹ thuật sẽ đóng vai trò quan trọng trong kinh tế CSCN khi mà tất cả mọi người được hưởng nền giáo dục tiến bộ, và những người bị thui chột ý chí do sự vận hành TBCN (chẳng hạn như một công nhân thông minh, có năng khiếu) sẽ được dùng hết năng lực mà mình có.

Trong xã hội CSCN sự kí sinh ăn bám cũng sẽ biến mất theo. Những người không lao động và sống dựa dẫm vào đồng lương của người khác sẽ không còn chỗ dung thân. Lối sống trong xã hội TBCN khi mà các nhà tư bản lãng phí vào ăn uống, rượu chè và thác loạn sẽ phải được chuyển thành mong muốn lao động trong xã hội CSCN. Nhà tư bản cùng với tay sai và phụ thuộc của chúng như là giới tăng lữ, mại dâm sẽ biến mất, và mọi thành viên trong xã hội thay vào đó sẽ trở nên bận rộn với lao động sản xuất.

Phương thức sản xuất CSCN sẽ đánh dấu một bước tiến lớn của lực lượng sản xuất. Theo đó, không còn người lao động nào phải làm quá nhiều việc như thế hệ trước nữa. Ngày làm việc sẽ được rút bớt lại, và mọi người sẽ được tự do khỏi những gì trước kia trói buộc họ. Khi mà con người không còn phải dành nhiều thời gian để lo cái ăn cái mặc nữa, anh ta sẽ dành nhiều thời gian hơn để phát triển bản thân. Trình độ văn hóa loài người sẽ chạm tới đỉnh cao chưa từng có. Văn hóa ấy sẽ không còn là văn hóa có tính giai cấp, mà chỉ còn là văn hóa đơn thuần mang tính người mà thôi. Cùng với sự biến mất của “người bóc lột người”, con người trấn áp con người, thì sự chế ngự của thiên nhiên với con người cũng tan biến. Mọi đàn ông và đàn bà sẽ được sống lần đầu tiên như một sinh vật biết suy nghĩ chứ không còn là những con quỷ man rợ nữa.

Những kẻ chống lại CNCS thường miêu tả nó như là sự cào bằng tất cả vậy. Họ nói rằng những người cộng sản muốn trưng thu và chia đều tất cả mọi thứ; họ muốn chia lô đất đai, chia đều tư liệu sản xuất và kể cả mọi hàng hóa được tiêu thụ nữa. Không còn gì có thể ngớ ngẩn hơn sự đặt điều như vậy nữa. Trước hết, một sự cào bằng như vậy là không thể có được. Chúng ta có thể chia đều đất đai, gia súc và tiền bạc, nhưng không thể nào chia đều đường ray, máy móc, tàu thủy và những thứ tương tự được; có quá nhiều thứ như thế. Chưa kể, sự chia đều như vậy không những không được lợi cho ai mà còn kéo nhân loại thụt lùi nữa, bởi nó sẽ tạo ra hàng loạt chủ sở hữu hữu tư nhân nhỏ lẻ. Nhưng thật ra, chúng ta đã từng thấy những quan hệ sở hữu tư nhân nhỏ lẻ như thế và sự canh tranh giữa nhiều “ông chủ tiểu tư sản” như thế sẽ tạo ra sự tranh giành quyền sở hữu ở quy mô lớn hơn (tức là lại quay trở về tính tư hữu). Vì thế, ngay cả khi thật ra có một sự chia đều công bằng đến vậy thì thật ra cũng chỉ là “bình mới rượu cũ” (tức lại về với CNTB).

CNCS (hay CNXH) của giai cấp vô sản là một liên minh hiệp đồng to lớn, là kết quả của sự phát triển hoàn thiện xã hội TBCN và giai cấp vô sản trong lòng xã hội đó. Chúng cần được phân biệt với tư tưởng khác sau đây:

1. Lumpenproletarian socialism (anarchism). The anarchists reproach the communists on the ground that communism (so they contend) will maintain the State authority in the future society. As we have seen, the assertion is false. The essential difference consists in this, that the anarchists are far more concerned with dividing up than with the organization of production; and that they conceive the organization of production as taking the form, not of a huge cooperative commonwealth, but of a great number of ‘free’, small, self-governing communes. It need hardly be said that such a social system would fail to liberate mankind from nature’s yoke, for in it the forces of production would not be developed even to the degree to which they have been developed under capitalism. Anarchism would not increase production, but would disintegrate it. It is natural that, in practice, the anarchists should advocate the dividing up of articles of consumption and should oppose the organization of large-scale production. They do not, for the most part, represent the interests and aspirations of the working class; they represent those of what is termed the lumpenproletariat, the loaferproletariat; they represent the interests of those who live in bad conditions under capitalism, but who are quite incapable of independent creative work.

1. Chủ nghĩa xã hội của vô sản lưu manh (hay chủ nghĩa vô chính phủ). Những người vô chính phủ chê trách người cộng sản rằng chủ nghĩa cộng sản (như họ khăng khăng là) vẫn sẽ tiếp tục duy trì quyền lực nhà nước trong xã hội ngay cả trong tương lai. Nhưng ta dễ thấy rằng sự quả quyết đến vậy là sai lầm, bởi điểm khác biệt then chốt là ở chỗ những người vô chính phủ đặt nặng vấn đề chia tách (trong sản xuất và tiêu thụ) thay vì sản xuất có tổ chức, có kế hoạch; họ hình dung kế hoạch hóa sản xuất không phải như là một liên minh hợp tác sản xuất to lớn, mà là một phép cộng cơ học của hàng loạt cá thể kinh tế tự do, tự quản. Không khó để nói rằng một cấu trúc xã hội như thế sẽ không thể giải phóng con người khỏi cái ách khắc nghiệt của thiên nhiên, bởi một lực lượng sản xuất như thế sẽ không thể phát triển được dù chỉ là ở mức như ở nền kinh tế TBCN. Chủ nghĩa vô chính phủ không những không tạo ra sự gia tăng sản xuất mà còn làm tan rã hoạt động sản xuất. Cho nên trên thực tế những người vô chính phủ khuyến khích chia nhỏ các mặt hàng tiêu thụ và thay vào đó chống lại sự tổ chức kế hoạch hóa sản xuất trên quy mô lớn. Trong hầu hết trường hợp, họ không đại diện cho lợi ích và nguyện vọng của giai cấp công nhân, mà chỉ đại diện cho tầng lớp được gọi là tầng lớp vô sản lưu manh, vô sản lang thang. Họ đại diện cho lợi ích của những người sống dưới điều kiện tồi tệ của CNTB nhưng lại không thể lao động sáng tạo độc lập được.

2. Chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản. Những người ủng hộ điều này lại thường không phải giai cấp vô sản thật sự mà là tầng lớp thợ thủ công tự do đang thoái hóa, hay những người dân nông thôn trung lưu và giới trí thức. Nó chống lại tư bản đầu sỏ, nhưng lại là dưới danh nghĩa “tự do” cho tầng lớp tiểu tư sản. Thông thường những người tiểu tư sản “XHCN” khuyến khích nền dân chủ tư sản và chống lại cách mạng; họ mong rằng sẽ biến những lí tưởng của mình thành hiện thực “trong hòa bình”, thông qua liên doanh hay các hợp tác xã chẳng hạn. Ở Nga, hầu hết những hợp tác xã đô thị sáng lập bởi các nhà hoạt động xã hội đều có đặc trưng như vậy. Dưới xã hội TBCN, mô hình doanh nghiệp kiểu hợp tác xã thường phân rã thành các tổ chức kinh tế tư bản thông thường, và những bên trong hợp tác xã đó khó mà phân biệt được với giới tư sản.

3. Chủ nghĩa xã hội của nông dân tá điền. Tồn tại với nhiều hình thức khác nhau, và đôi khi giống với chủ nghĩa vô chính phủ nhưng là dành cho nông dân. Đặc trưng nổi bật nhất của nó chính là sự hạn chế trong việc thừa nhận CNXH như là một hình thái tổ chức sản xuất hàng hóa quy mô lớn, cũng như cách nó luôn ngả về phía phân chia đồng đều và bình đẳng. Cách để phân biệt nó với chủ nghĩa vô chính phủ là ở chỗ nó đòi hỏi thẩm quyền để bảo vệ nó khỏi một bên là giới địa chủ và bên kia là giai cấp vô sản. Với kiểu CNXH này ta sẽ được thấy khẩu hiệu “xã hội hóa sở hữu đất đai” của những nhà hoạt động xã hội, tức những người muốn duy trì hoạt động sản xuất trên quy mô nhỏ, hay những người ghê sợ tầng lớp vô sản, và cũng là những người chống lại sự hình thành mọi khối liên minh sản xuất. Thêm nữa, trong hàng ngũ tầng lớp nông dân, ta cũng có thể thấy những biểu hiện khác của CNXH nhưng bớt liên hệ tới chủ nghĩa vô chính phủ hơn. Họ khước từ quyền lực nhà nước, nhưng điều này còn tùy vào khuynh hướng hoạt động hòa bình của họ (ví dụ như nhóm người Doukhobor với thiên hướng nghiêng về cộng đồng hơn). Kiểu XHCN của nông dân này sẽ chỉ bị đào thải sau nhiều năm nữa, khi mà gia cấp nông dân nhận ra vai trò của sản xuất quy mô công nghiệp. Chúng ta sẽ bàn thêm về điều này trong phần sau của cuốn sách.

4. (Cái gọi là) CNXH kiểu chiếm hữu nô lệ và tư bản đầu sỏ. Chúng ta thực chẳng có nhiều căn cứ gì để tìm ra dấu vết XHCN ở đây. Trong ba nhóm đã nêu trên, chúng ta ít nhất còn thấy được một chút nhận thức thô sơ về CNXH, và ta đều thấy được tính đấu tranh chống áp bức của chúng; nhưng ở trường phái thứ tư này, cụm từ “chủ nghĩa xã hội” trong tên nó chỉ đơn thuần là một từ một từ được cố đem trà trộn cho những kẻ muốn “treo đầu dê bán thịt chó” mà thôi. Tư tưởng này được nảy ra từ giới trí thức tư sản và rồi sau đó được những người XHCN ủng hộ đoàn kết giai cấp lấy đi (bao gồm cả Kautsky và đồng bọn). Đặc trưng của nó là hình thái CNCS kiểu Plato, triết gia Hy Lạp cổ đại, tức là có thể tổ chức chế độ chiếm hữu nô lệ một cách “bình đẳng” và ”cùng nhau” khai thác quần chúng nô lệ vốn không có ngay cả quyền cơ bản. Nhưng chủ nô ấy quan tâm tới việc rằng sẽ có bình đẳng tuyệt đối và tất cả mọi thứ sẽ trở thành sở hữu công cộng. Còn đối với nô lệ thì khác hẳn; họ sẽ trở thành gia súc đơn thuần mà thôi. Tất nhiên thứ tư tưởng này chẳng có quan hệ gì đối với CNXH cả, mà thật ra là một kiểu “chủ nghĩa xã hội” được hô hào bởi đám học giả tư sản dưới danh nghĩa là “chủ nghĩa xã hội thành bang”. Sự khác nhau duy nhất của nó với tư tưởng Plato là những người vô sản sẽ thế chỗ cho nô lệ, trong khi các ông trùm tư bản thì ngồi vào ngai vàng của chủ nô, vậy nên nó chẳng có dấu hiệu gì của CNXH hết. Ta chỉ đơn thuần có CNTB nhà nước, dựa trên lao động cưỡng bức. Về vấn đề này, chúng ta sẽ còn quay lại bàn thêm.

Chủ nghĩa xã hội của tiểu tư sản, của nông dân tá điền hay vô sản lưu manh đều có một điểm chung là chúng được dẫn dắt bởi những người không phải vô sản và cũng nằm ngoài tiến trình của cách mạng vô sản. Tiến bộ xã hội có thể dẫn tới mở rộng quy mô sản xuất, nhưng cả ba trường phái trên đều hướng đến thu nhỏ quy mô sản xuất. Vì thế, điều tất yếu xảy ra là CNXH theo kiểu này chẳng khác gì không tưởng và sẽ khó mà có thể hiện thực hóa được.

§23. Nền chuyên chính vô sản

Để hệ thống CSCN được chính thức xác lập thì giai cấp vô sản phải nắm trong tay mọi thẩm quyền và sức mạnh. Giai cấp vô sản không thể loại bỏ thế giới cũ trừ khi có quyền lực trong tay, hay trừ khi nó trở thành giai cấp thống trị. Tất nhiên tầng lớp tư sản sẽ không từ bỏ vị trí của mình nếu không bị đánh đổ. Với giới tư sản. CNCS đồng nghĩa với sự tước đoạt quyền lực và quyền “tự do” được khai thác mồ hôi và máu của công nhân, hay cũng là sự tước đoạt quyền được thuê mướn, kinh doanh sinh lời. Vì thế, cuộc cách mạng vô sản, hay bước tiến của xã hội lên thành XHCSCN, sẽ bị bọn bóc lột phản ứng dữ dội, và cũng vì thế, chính quyền của giai cấp công nhân có nhiệm vụ chính là phải đập tan sự chống đối này một cách không khoan nhượng. Tuy nhiên, vì sự chống đối đó sẽ là sự chống đối đầy phẫn nộ, nên nhà nước công nhân của giai cấp vô sản phải chuyên chế hóa chính quyền. Khái niệm “chuyên chính” biểu hiện sự quản thúc chặt chẽ của chính quyền và sự đánh đuổi cương quyết kẻ thù. Rõ ràng là trong một nhà nước như vậy thì sẽ không thể nói về “tự do” cho tất cả được. Chuyên chính vô sản là không thể so sánh được với tự do tư sản. Đây là lí do tại sao lại cần đến chuyên chính vô sản: để tước đoạt cái tự do kiểu tư sản, trói tay chân chúng lại và khiến chúng không thể cản trở cách mạng vô sản được. Tầng lớp tư sản càng phản ứng dữ dội, thì cử động của chúng càng trở nên tuyệt vọng hơn; thái độ của chúng càng hăm dọa, thì chuyên chính vô sản càng trở nên khắc nghiệt và mạnh bạo hơn. Trong trường hợp (tầng lớp tư sản phản ứng quá) cực đoan, nhà nước công nhân phải khủng bố chúng ngay mà không do dự. Chỉ khi sự phản ứng của bọn bóc lột đã chấm dứt, khi chúng đã ngừng phản kháng, khi chúng không còn quyền được làm tổn thương tầng lớp lao động nữa, thì chuyên chính vô sản mới có thể trở nên bớt chuyên chính hơn. Trong lúc đó, tầng lớp tư sản sẽ dần dần hòa cùng với giai cấp vô sản, nhà nước công nông sẽ dần thoái hóa và xã hội sẽ đồng loạt chuyển mình thành xã hội CSCN nơi không còn sự tồn tại của giai cấp.

Dưới nền chuyên chính vô sản (tạm thời) thì tư liệu sản xuất sẽ được phân phối dựa trên chính lý do mà chuyên chính vô sản tồn tại, tức là không phải cho toàn xã hội, mà chỉ cho giai cấp vô sản, cho nhà nước vô sản của nó thôi. Khi đó, tầng lớp lao động vốn chiếm phần lớn dân số sẽ độc quyền về tư liệu sản xuất. Vì thế (ở hình thái này) hình thức sản xuất CSCN vẫn chưa tồn tại một cách hoàn thiện. Sự phân tầng xã hội thành các giai cấp vẫn tồn tại; vẫn còn giai cấp thống trị (là giai cấp vô sản) và mọi tư liệu sản xuất được sở hữu độc quyền bởi giai cấp thống trị mới này; vẫn còn tồn tại quyền lực nhà nước (nhà nước vô sản) chống lại kẻ thù của nó. Nhưng một khi sự chống phá của bè lũ tư bản, địa chủ, chủ ngân hàng, tướng lĩnh và giới tăng lữ đã bị đập tan, thì nền chuyên chính vô sản sẽ dần chuyển thành hình thái CSCN mà không cần bất cứ cuộc cách mạng nào.

Chuyên chính vô sản sẽ không chỉ là phương tiện chống lại kẻ thù mà sẽ còn là đòn bẩy cho sự chuyển hóa kinh tế. Sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất sẽ được thay thế bằng sở hữu công cộng; giới tư sản sẽ phải bị tước đoạt tư liệu sản xuất và giao thương, hay là phải bị “sung công”. Vậy ai sẽ và sẽ có thể làm được việc đó? Hiển nhiên là không thể chỉ cần một cá nhân đơn lẻ đã có thể làm được, ngay cả khi anh ta thuộc về giai cấp vô sản. Nếu chỉ được thực hiện bởi một cá nhân đơn lẻ hay là một nhóm cá nhân đơn lẻ, thì chúng cũng chả khác gì một sự cào bằng, thậm chí giống như là ăn cướp vậy. Vì thế, ta hiểu rằng sự tước đoạt lại (tư liệu sản xuất) từ giai cấp tư sản phải được tiến hành một cách có tổ chức bởi quyền lực vô sản. Sự tổ chức thành hình quyền lực đó chính là nhà nước chuyên chính vô sản của giai cấp công nhân.

Sự công kích đối với nền chuyên chính vô sản có nhiều khía cạnh khác nhau. Trước tiên là những người vô chính phủ: họ cho rằng họ đấu tranh chống lại mọi biểu hiện của nhà nước và quyền lực nhà nước, trong khi những người bôn-sê-vích lại bảo vệ cho chính quyền Xô-viết. Mọi hình thái chính quyền, như họ nói, đều có sự lạm dụng quyền lực và bóp nghẹt tự do. Vì lý do đó, ta cần phải loại bỏ bôn-sê-vích, chính quyền Xô-viết và nền chuyên chính vô sản. Ta không cần phải có chuyên chính, cũng không cần nhà nước; đấy là luận điểm của những người vô chính phủ, và luận điểm của họ cũng chỉ có cái vẻ bề ngoài mang tính cách mạng mà thôi. Thực chất những người vô chính phủ không đứng về cánh tả mà lại gần với cánh hữu hơn so với người bôn-sê-vích.  Vậy tại sao chúng ta cần đến nền chuyên chính? Chúng ta cần nó sở dĩ là để triệt tiêu một cách có hệ thống sự thống trị của giai cấp tư sản; chúng ta cần nó để tiêu diệt mọi kẻ thù của giai cấp vô sản bằng sức ép cưỡng chế theo nghĩa rộng của nó. Chuyên chính giống như là cây rìu trong tay giai cấp vô sản vậy; bất cứ ai chống lại chuyên chính vô sản chỉ có thể là kẻ sợ hãi những hành động cương quyết, sợ làm tổn thương giai cấp tư sản và do đó đều không phải là những người cách mạng. Khi chúng ta đã hoàn toàn đánh đuổi được giai cấp tư sản thì cũng không cần đến chuyên chính vô sản nữa. Nhưng chừng nào những cuộc đấu tranh sinh tồn (giữa hai giai cấp) vẫn còn tiếp tục thì tầng lớp lao động sẽ vẫn cần phải tiêu diệt kẻ thù của chúng hoàn toàn. MỘT THỜI KỲ CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN SẼ VẪN CẦN THIẾT ĐỂ CHUYỂN GIAO GIỮA XÃ HỘI TBCN VÀ XÃ HỘI CSCN.

Tiếp đến, những người chống chuyên chính vô sản còn đến từ nhóm dân chủ xã hội mà nhất là những người men-sê-vích (mensheviks). Những người này đã hoàn toàn quên mất những gì chính họ đã từng viết về vấn đề này trước kia. Trong cương lĩnh trước đây của chúng ta, được phác thảo bởi chúng ta cùng những người men-sê-vích có ghi rằng: “Một điều kiện quan trọng của cách mạng XHCN chính là chuyên chính vô sản, tức là sự giành lại quyền lực chính trị vào tay giai cấp vô sản, điều sẽ giúp cho giai cấp công nhân chống lại mọi sự phản kháng của tầng lớp áp bức”. Những người men-sê-vích đã nêu ra điều này. Nhưng khi tới lúc hành động, họ lại lớn tiếng chống lại sự tước đoạt tự do của giai cấp tư sản, chống lại sự bãi bỏ báo chí tư sản, chống lại “sự thống trị mang tính khủng bố” của những người bôn-sê-vích và nhiều thứ khác nữa. Ngay cả Plekhanov cũng từng ủng hộ những chính sách khắc nghiệt nhất đối với tầng lớp tư sản, cho rằng ta có thể tước quyền bầu cử của họ và hơn thế nữa. Nhưng giờ thì phe Men-sê-vích đã quên hết cả để rồi náu mình trong trại của những kẻ tư sản.

Sau cùng, những tranh cãi về mặt đạo đức được đưa ra để chống lại chúng ta. Chúng ta được bảo rằng chúng ta nắm chính quyền y như những người Hottentot dã man vậy. Những người Hottentot nói rằng: “Khi tôi cướp vợ của hàng xóm thì không sao, nhưng khi anh ta cướp vợ của tôi thì đó là sai trái”. Phe bôn-sê-vích, như họ nói, cũng giống với sự dã man này khi cho rằng “nếu giai cấp tư sản dùng quyền lực để chống lại vô sản thì là sai trái, nhưng nếu giai cấp vô sản dùng quyền lực chống lại tư sản thì là đúng đắn”. Những người nói như vậy rõ ràng không hiểu những gì mình vừa nói. Trong câu về người Hottentot chúng ta đang nói về hai cá nhân bình đẳng với nhau đang cướp vợ của nhau với lý do giống nhau. Nhưng giai cấp vô sản và tư sản thì không giống nhau. Những người vô sản hợp thành một tầng lớp to lớn, trong khi tư sản chỉ là một nhúm người; những người vô sản đấu tranh cho tự do của cả nhân loại, nhưng tầng lớp tư sản chỉ đấu tranh duy trì sự áp bức, chiến tranh và bóc lột. Giai cấp vô sản đấu tranh cho CNCS, còn giai cấp tư sản thì đấu tranh duy trì CNTB. Nếu CNTB và CNCS là một, thì những người tư sản và vô sản có thể được so sánh với hai người Hottentot. Nhưng người vô sản đang đấu tranh vì một trật tự thế giới mới hơn, do đó, bất cứ thứ gì giúp đỡ sợ đấu tranh đó là tốt, thứ gì cản trở nó sẽ là xấu.

§24. Chinh phục quyền lực chính trị

Giai cấp vô sản thực hiện sự lãnh đạo chuyên chính của nó thông qua việc chinh phục quyền lực nhà nước. Nhưng chúng ta định nghĩa về sự chinh phục quyền lực ở đây như thế nào? Nhiều người hình dung rằng việc giành quyền lực từ tay giai cấp tư sản sẽ dễ dàng cũng như việc nhấc quả bóng từ túi này mà bỏ vào túi kia vậy. Trước tiên, quyền lực ấy nằm trong tay giai cấp tư sản; sau đấy giai cấp vô sản sẽ giành quyền lực khỏi tay tư sản về mình. Theo cách nhìn đó, vấn đề không phải là tạo ra quyền lực mới, mà là tước lại quyền lực vốn sẵn có.

Nhưng quan niệm như vậy là sai lầm, và chúng ta sẽ tìm ra lỗi bằng cách tái hiện lại vấn đề trên.

Quyền lực nhà nước là một quyền lực có tổ chức. Nhà nước tư sản là một tổ chức vì lợi ích giai cấp tư sản, và với tổ chức như thế mỗi người được giao phó những vai trò riêng biệt. Đầu não của quân đội là các tướng lĩnh, tức là những người thuộc về tầng lớp giàu có; đứng đầu bộ máy chính quyền là các bộ ngành, cũng tức là những người thuộc tầng lớp giàu có, v.v. Khi mà giai cấp vô sản đấu tranh giành lại quyền lực, thì nó đang phải đấu tranh chống lại ai và cái gì nếu không phải chính là giai cấp tư sản trước tiên? Vậy khi đấu tranh chống lại tổ chức nhà nước như vậy, thì nhiệm vụ của nó là phải tiêu hủy chính tổ chức đó (chứ không phải lặp lại nó). Nhưng vì quyền lực trong tay chính quyền nằm ở quân đội, nên nếu chúng ta muốn giành thắng lợi trước tầng lớp tư sản, thì trước tiên ta phải chiến thắng và tiêu diệt được đội quân (của nhà nước) tư sản. Những người cộng sản Đức đã không thể đánh đổ sự cai trị của Scheidemann và Noske nếu không đánh đổ được quân Bạch Vệ. Nếu đội quân phản động đó vẫn còn, thì cách mạng không thể chiến thắng được; nếu cách mạng thành công, thì quân đội (nhà nước) tư sản sẽ tan rã thành nhiều mảnh. Đây cũng chính là lý do vì sao chiến thắng trước chế độ Sa hoàng không có gì khác hơn là sự tiêu diệt ở mặt này là nhà nước Sa hoàng, và ở mặt kia là quân đội; nhưng Cách mạng tháng Mười đã cho thấy sự vứt bỏ tổ chức nhà nước (tư sản) của Chính quyền lâm thời và sự giải thể quân đội của Kerensky.

Vì thế, cách mạng phá bỏ quyền lực cũ và xây dựng quyền lực nhà nước mới, thứ quyền lực khác với cái đã từng xuất hiện trước kia. Tất nhiên quyền lực mới này sẽ kế thừa một số đặc trưng từ quyền lực nhà nước kiểu cũ, nhưng sử dụng nó theo cách khác.

Cũng như thế, sự chinh phục quyền lực nhà nước không phải là sự chinh phục một cấu trúc tổ chức nhà nước hiện tồn, mà là sự sáng lập một bộ máy nhà nước mới, một bộ máy được hiện thực hóa bởi giai cấp thắng lợi trong cuộc đấu tranh.

Câu hỏi trên có tầm quan trọng về mặt thực tiễn rất lớn. Những người Bôn-sê-vích Đức đã bị trách cứ (cũng giống như những người Bôn-sê-vích Nga trước kia đã từng) về việc họ đã giải thể quân đội và tạo ra sự vô kỷ luật cũng như khuyến khích quan chức nhà nước bất tuân lệnh. Điều này đã và vẫn đang được xem là một sai phạm to lớn. Tuy nhiên không có điều gì tệ ở đây cả; chúng ta cần khuyến khích sự giải thể bất cứ quân đội nào đang chống lại giai cấp công nhân và tuân theo lệnh của tầng lớp tư sản, ngay cả khi trong hàng ngũ ấy (giới tư sản) có những người đồng bào của chúng ta. Không làm được việc này thì cách mạng thất bại. Vậy cho nên, không có gì phải lo lắng khi tiến hành giải thể quân đội tư sản cả; một người cách mạng phá bỏ bộ máy nhà nước tư sản phải tự thấy rằng anh ta đã làm một việc tốt. Chừng nào thiết chế tư sản còn nguyên vẹn, thì giai cấp tư sản cũng như vậy. Những ai muốn chống lại tư sản không được e ngại việc làm nó bị thương.

§25. Đảng cộng sản và những giai cấp trong xã hội TBCN

Để giai cấp vô sản có thể giành thắng lợi ở bất cứ nước nào, thì cách mạng cần phải đoàn kết và được tổ chức hoàn thiện. Ta cũng cần có một Đảng Cộng sản nắm bắt được sự phát triển của CNTB, hiểu được tình hình thực tế và lợi ích của tầng lớp lao động, cũng như phân tích được tình hình và thống soát mặt trận, tiến hành cuộc chiến. Nhưng một đảng không bao giờ có thể đưa toàn bộ những người thuộc về giai cấp mà nó đại diện vào đảng mình được, cũng như không có giai cấp nào đạt được hoàn toàn mức độ nhận thức tự giác cả. Thông thường, những thành viên của một đảng sẽ là những người nổi bật nhất của giai cấp đó, hiểu được nguyện vọng của giai cấp mình, sẵn sàng cống hiến nhất, nhiệt huyết nhất và kiên trì đấu tranh nhất. Vì thế, số người nhiệt thành với đảng sẽ ít hơn đáng kể so với số người hợp thành giai cấp mà đảng đó đại diện. Tuy nhiên, vì một chính đảng phải đại diện cho nguyện vọng chính đáng của giai cấp, nên các đảng thường có vai trò dẫn dắt. Đảng sẽ lãnh đạo giai cấp, và mâu thuẫn giữa các giai cấp sẽ thường được biểu hiện ra thành mâu thuẫn giữa các chính đảng tranh giành quyền lực. Bất cứ ai mong muốn tìm hiểu nguồn gốc ra đời các đảng phái chính trị cần phải tìm hiểu về mối quan hệ giữa lớp lang giai cấp trong xã hội TBCN. Trong vô vàn những mối quan hệ xã hội đó, ta sẽ thấy được những lợi ích giai cấp khác biệt với nhau. Như chúng ta đã biết, sự bảo vệ lợi ích giai cấp và mục đích chính yếu của các chính đảng.

Giới địa chủ. Trong thời kì phát triển ban đầu của CNTB, ngành nông nghiệp vẫn còn dựa trên sự bóc lột nông dân tới mức nửa-nô lệ. Địa chủ cho nông dân mướn đất, nhận được tiền thuê đất bằng tiền mặt hay các hình thức khác. Có một cách trả tiền thuê đất là người làm thuê dành một nửa thời gian mình có cày xới trên đất của địa chủ. Chủ đất, với tư cách là một giai cấp, sẽ đặt mong muốn của mình là ngăn không cho nông dân di dời về đô thị; vì thế họ cũng ngăn cản mọi cải tiến (kỹ thuật); họ muốn giữ cái điều kiện làm việc nửa-nô lệ kia ở làng mạc; họ không muốn công nghiệp chế tạo phát triển. Những địa chủ như thế mang hình thái sản xuất phong kiến gia trưởng; chẳng mấy ai trong số họ chịu làm việc trên đất đai của chính mình và sống cả đời kí sinh trên lưng người nông dân. Với tình hình như vậy, các chính đảng đại diện cho giới địa chủ sẽ luôn trở thành công cụ hành động (của chính giới địa chủ). Đó là những đảng phái sẽ luôn mong muốn một trật tự cũ; họ muốn quay lùi về thời các địa chủ còn thống trị, khôi phục lại giới địa chủ thời Sa hoàng, muốn đảm bảo ưu quyền của giới quí tộc, muốn sự nô dịch nông dân và người lao động diễn ra mãi mãi. Họ trở thành cái mà chúng ta gọi là các đảng bảo thủ; chính xác hơn ta phải gọi chúng là các đảng phản động. Vì từ lâu những quan chức quân đội và hải quân đã lấy đi địa vị của giới quí tộc địa chủ, nên điều hoàn toàn tất nhiên là những đảng đại diện cho giới địa chủ sẽ luôn gắn liền với các tướng lĩnh và chỉ huy. Đây là điều ta có thể thấy ở mọi nước trên thế giới.

Ta có thể nhắc đến ví dụ về tầng lớp thượng lưu của nhà nước Phổ (ở Đức, những chủ đất lớn được gọi là junket), những người đưa con mình vào các cơ quan nhà nước. Tương tự, ta cũng có ở Nga tầng lớp quý tộc địa chủ, những người (được gọi là) kẻ khai phá, “những chú bò rừng”, cũng như một số đại biểu thuộc về Đu-ma Quốc gia như là Markov Đệ nhị, Krupinski, vân vân. Trung ương của nhà nước Sa hoàng phần lớn là tầng lớp địa chủ. Hầu hết các chủ đất giàu có đều thuộc về những gia tộc lâu đời như là các hoàng tử, bá tước, v.v.. Họ là những người thừa kế của thế hệ xa xưa đã từng có trong tay hàng nghìn nô lệ. Những đảng phái cho giới địa chủ ở Nga gồm có: Liên minh Nhân dân Nga; Đảng Dân tộc, đứng đầu là Krupinski, phe cánh hữu Cách mạng tháng Mười, v.v.

Tầng lớp tư sản mại bản. Mục tiêu của tầng lớp này là để đảm bảo lợi nhuận lớn nhất có thể trong quá trình phát triển “nền công nghiệp cỡ quốc gia”, tức là giá trị thặng dư chiết ra từ tầng lớp lao động. Rõ ràng là mục tiêu này không hoàn toàn trùng khớp với giới địa chủ. Khi tư bản tạo ra những dư chấn mà ngay cả cuộc sống nông thôn cũng có thể cảm nhận được, thì những ràng buộc trong xã hội cũ đã bị phá bỏ dần. Nông dân đổ dồn về thành phố; tư bản tạo ra một tầng lớp vô sản rộng lớn, và tạo ra nhu cầu (SX hàng hóa) mới ở nông thôn; nông dân trước nay vốn dễ bảo và im lặng thì bỗng trở nên “khó bảo” hơn. Chủ đất, những người vỡ đất hoang, cảm thấy những sự tiến bộ như vậy thật khó chịu. Dẫu vậy, giới tư sản mại bản lại thấy chúng đầy rẫy những cơ hội: càng nhiều lao động bị kéo về thành thị, thì càng nhiều lao động làm thuê khả dụng cho tư bản, và nhà tư bản càng dễ dàng thuê nhân công giá rẻ. Nếp sinh hoạt nông thôn càng bị triệt tiêu và những cá thể sản xuất nhỏ lẻ càng gặp khó khăn trong việc sản xuất tự cung tự cấp, thì họ càng cảm nhận được tầm quan trọng của việc mua hàng hóa từ nhà sản xuất lớn. Điều kiện sản xuất cũ tự cung tự cấp của làng mạc biến mất càng nhanh, thì thị trường càng rộng mở cho hàng hóa sản xuất công nghiệp, và lợi nhuận của nhà tư bản càng cao lên.

Vì lý do đó nhà tư bản đang trở thành kỳ đà cản mũi của giới địa chủ. (Vẫn còn có cả giới tư bản-địa chủ nữa; họ kinh doanh bất động sản mình có với sự trợ giúp của lao động làm thuê và máy móc; lợi ích của họ gần trùng khớp với giới tư sản (mại bản), và họ thường hướng theo các đảng của giới tư sản giàu có hơn mình) Nhưng tất nhiên là mâu thuẫn chủ đạo của nhà tư bản vẫn là với tầng lớp lao động. Khi mà tầng lớp lao động đang đấu tranh chống lại giới địa chủ và chỉ có một số ít chống tư bản, thì giới tư sản hưởng ứng cuộc đấu tranh này. Điển hình cho việc này là tình hình (nước Nga) năm 1904-1905 cho tới trước Cách mạng tháng Mười. Nhưng khi công nhân bắt đầu giác ngộ lợi ích giai cấp mình và tuần hành chống tư bản, thì tầng lớp tư sản lại cùng với giới địa chủ chống lại công nhân. Ngày nay, ta có thể thấy đảng phái của tầng lớp tư sản mại bản ở khắp nơi (các đảng mà người ta gọi là đảng Tự do) đang phải hứng chịu sự đấu tranh quyết liệt của tầng lớp vô sản cách mạng, và cũng chính những đảng này đang xây dựng bộ máy chính trị cấp cao phản cách mạng.

Trong các đảng phái ở Nga, ta có thể nêu tên hai đảng. Trước tiên là Đảng Tự do Toàn dân, còn gọi là Đảng Dân chủ lập Hiến; đảng viên đảng này được gọi là “Cadet” do tên viết tắt của đảng (Constitutional Democrats (CD)). Thứ hai là nhóm cánh hữu sau Cách mạng tháng Mười đã gần biến mất hẳn. Những người thuộc về giới tư bản công nghiệp, địa chủ tư sản, chủ ngân hàng, và chóp bu của tất cả nhóm người này (hầu hết giới trí thức – giảng viên đại học, luật sư và giới nhà văn triển vọng, chủ nhà xưởng, v.v) là hạt nhân của đảng. Vào năm 1905 những người Cadet là những người chống lại sự chuyên quyền (của chế độ Sa hoàng), nhưng họ đã bắt đầu sợ hãi tầng lớp công nông; và kể từ sau Cách mạng tháng Hai, họ trở thành người thống soát mọi lực lượng chống lại đảng công nhân, chống lại những người bôn-sê-vích cộng sản. Vào năm 1918 và 1919 thì những người Cadet đó cầm đầu âm mưu chống lại chính quyền Xô-viết, và tham gia vào dưới sự chỉ đạo của tướng Denikin và Đô đốc Kolchak. Nói tóm lại là họ đã cầm đầu phong trào phản động đẫm máu, và còn liên minh với cả đảng của giới địa chủ. Dưới sức ép của phong trào công nhân, tầng lớp thượng lưu đã liên kết với nhau thành một đồn lũy phản động, được chỉ huy bởi những kẻ tích cực nhất trong đám.

Tầng lớp tiểu tư sản thành thị. Nhóm này bao gồm thợ thủ công tự do, tiểu thương, tầng lớp trí thức làm công ăn lương và quan chức cấp thấp. Trên thực tế thì họ không thật sự hợp thành một giai cấp mà là một đám đông hỗn độn thì đúng hơn. Những người này đều bị bóc lột phần nào bởi tầng lớp tư sản (mại bản) và thường phải lao động quá sức. Nhiều người bị kiệt quệ cùng với sự phát triển của CNTB. Điều kiện làm việc của họ, dù vậy, lại là nguyên nhân chính khiến họ không nhận ra được tình cảnh tuyệt vọng của bản thân dưới CNTB. Chúng ta có thể xem xét ví dụ về thợ thủ công (tự do): Anh ta làm việc như một kiến thợ chăm chỉ, nhưng tư bản khai thác anh ta bằng nhiều cách: người cho thuê của anh ta bóc lột anh ta, cửa hàng anh ta làm cũng vậy, và nhiều cách khác nữa. Thợ thủ công có cảm giác như mình được làm “chủ”; anh ta được làm việc với công cụ lao động của mình, và thoáng qua thì anh ta “tự do” thật, trong khi trên thực tế anh ta hoàn toàn bị cái mạng nhện của CNTB trói buộc. Anh ta sống trong niềm hi vọng mãi không dứt được cải thiện tình hình bản thân hiện tại bằng những suy nghĩ như kiểu “Tôi sẽ sớm mở rộng việc kinh doanh của mình, rồi tự sắm sửa cho mình”; anh ta tránh tự đánh đồng mình với giới công nhân, và thái độ của anh ta cũng là tránh bắt chước họ, trái lại bắt chước giới quí tộc bởi anh ta luôn ước mơ được trở thành một “quí ông”. Kết quả là, mặc dù anh ta nghèo khố rách áo ôm, anh ta vẫn thấy mình giống cái người đang bóc lột mình hơn là giống với công nhân. Tầng lớp tiểu tư sản thường tập hợp thành một đảng dưới những cái tên như là “cấp tiến” hay “cộng hòa”, nhưng đôi khi là “chủ nghĩa xã hội” (giống như tiểu loại mà ta đã từng nêu ở “xoắn” 22). Thật khó để đánh thức những người này ra khỏi thái độ sai lầm này của họ, vả chăng thái độ đó là do hoàn cảnh thiếu may mắn của họ chứ không phải là là lỗi của họ gì cả.

Ở Nga, các chính đảng của tiểu tư sản đã bắt đầu thích nghi với việc đeo mặt nạ CNXH một cách phổ biến, và phổ biến hơn hầu hết nơi khác. Những điều như vậy được trưng ra bởi những kẻ CNXH dân túy, những kẻ cách mạng xã hội, và một phần men-sê-vích. Cần phải chỉ ra rằng những người hoạt động cách mạng xã hội thường phụ thuộc vào sự trợ giúp của lớp nông dân trung lưu và nông dân giàu có.

Tầng lớp nông dân. Ở vùng nông thôn, nông dân có địa vị cũng gần giống như là lớp tiểu tư sản ở thành thị vậy. Và tầng lớp này đúng ra cũng không hợp thành một tầng lớp duy nhất, bởi dưới xã hội TBCN nó bị chia cắt thành nhiều tầng lớp khác nhau. Ở mỗi thôn xóm ta lại thấy cảnh những người nông dân kiếm việc làm ở thành phố, và sau đó hoàn toàn trở thành giai cấp vô sản; những người khác thì lại trở nên giàu có và đi làm người cho thuê. Còn định nghĩa về nông dân”trung lưu” thì không vững chắc cho lắm; nhiều người trong số họ bị bần cùng hóa qua thời gian; họ trở thành những người tay trắng và sau cùng phải kiếm việc làm thuê trong ngành nông nghiệp hay làm nhà máy; những người thành công hơn, bắt kịp thị trường hơn thì tích lũy của cải để trở thành “nông dân làm chủ”, thuê những người vừa nêu trên, sử dụng máy móc; nói tóm gọn thì họ trở thành một kiểu nhà tư bản. Đó là lí do tại sao chúng ta cần nói rằng tầng lớp nông dân không thật sự trở thành một tầng lớp độc lập được. Trong nhóm nông dân ta phải chia ra thành ba nhóm nữa là ít nhất: Trước tiên ta có lớp phú nông, những người chủ, hình thành nên tầng lớp tư sản ở nông thôn nhờ việc khai thác sức lao động làm thuê; tiếp đến là lớp nông dân trung lưu, những người làm trên trang trại nhỏ của chính mình và không khai thác sức lao động của ai; cuối cùng là lớp nông dân nghèo tạo thành lớp người nửa-vô sản và vô sản.

Dễ thấy rằng những người thuộc vào các nhóm trên, chịu ảnh hưởng của vị trí trí giai cấp mình có, sẽ có cái nhìn khác nhau về sự mâu thuẫn đấu tranh giữa vô sản và tư sản. Nông dân giàu sẽ liên kết với giới tư sản cũng như lớp địa chủ. Ví dụ như ở Đức, những người được coi là “nông dân tầm cỡ” liên kết với nhau thành một hội cùng với giới tăng lữ và địa chủ. Chúng ta cũng sẽ thấy điều tương tự tại Thụy Sĩ và Áo, hoặc một vài biểu hiện chút ít của nó ở Pháp nữa. Tại Nga, vào năm 1918, những phú nông này đã hỗ trợ cho âm mưu phản động, còn những người thuộc về lớp nửa-vô sản và vô sản đã hỗ trợ giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống lại tư sản và phú nông. Còn nếu như nhắc tới tầng lớp nông dân trung lưu thì tình hình trở nên phức tạp hơn nhiều.

Chỉ khi lớp nông dân trung lưu nhận ra được rằng hầu hết bọn họ sẽ khó mà giàu được và không thể thoát ra khỏi (cái kết cục tất yếu trong xã hội) CNTB, tức là sẽ chỉ có một số rất ít trong số họ có quyền hy vọng mình sẽ trở thành nông dân giàu, trong khi tất cả những người còn lại sẽ phải sống trong cảnh bần cùng, thì lúc đó họ mới thật sự hỗ trợ cho giai cấp công nhân. Có điều, hoàn cảnh kém may mắn mà ta từng nói về thợ thủ công và tiểu tư sản thành thị lại một lần nữa trút lên đầu những người này, khi mà những người này vẫn còn nuôi hy vọng làm giàu từ tận đáy lòng. Nhưng mặt khác, tầng lớp nông dân trung lưu chịu sự áp bức của tư sản, của bọn cho vay, địa chủ và phú nông. Kết quả là, như lẽ tất yếu, tầng lớp nông dân trung lưu nằm bấp bênh giữa tư sản với vô sản. Anh ta không hoàn toàn thuộc về tầng lớp lao động, nhưng anh ta lại cũng rất sợ hãi bọn chủ đất.

Sự trao qua liệng lại kiểu này, đáng ngạc nhiên, lại là điều bình thường ở Nga. Tầng lớp nông dân trung lưu hỗ trợ giai cấp công nhân chống địa chủ và phú nông; nhưng khi e sợ rằng cuộc sống của họ sẽ gặp trở ngại trong “làng xã” của mình (khi quyết định chống lại tầng lớp chóp bu địa phương), thì họ lại nghe lời phú nông chống lại công nhân. Sau đó, khi bị đe dọa lợi ích trực tiếp từ giới địa chủ (Denikin, Kolchak) thì họ lại chọn nghiêng về phe công nhân.

Sự lưỡng lự đó còn được thể hiện cả trong tranh đấu giữa các đảng. Vào lúc này thì nông dân trung lưu chọn đảng công nhân, đảng của những người bôn-sê-vích cộng sản, nhưng vào lúc khác thì họ lại chọn đi theo đảng của lớp phú nông, của những người cách mạng xã hội.

Tầng lớp lao động (giai cấp vô sản). Đây là tầng lớp của những người “không có gì để mất ngoài xiềng xích của mình”. Họ không những bị bóc lột bởi nhà tư bản, mà như ta đã biết, quá trình phát triển của CNTB đã đoàn kết họ thành một lực lượng thống nhất, với những người đã quen tác phong làm việc và đấu tranh tập thể. Vì thế, tầng lớp lao động là tầng lớp tiến bộ nhất trong xã hội TBCN, và cũng vì thế đảng của giai cấp lao động là chính đảng tiến bộ nhất, cách mạng nhất từng hiện hữu.

Lẽ tự nhiên, động cơ hành động của đảng sẽ là lãnh đạo cách mạng CSCN, và đảng đó sẽ phải tuyệt đối không nao núng. Vai trò của nó không phải là để mặc cả với giới tư sản, mà là để tước đoạt quyền lực của chúng và chống lại sự phản kháng từ chúng. Đảng đó phải “cho thấy mâu thuẫn lợi ích giai cấp tuyệt đối giữa bên bóc lột và bên bị bóc lột”. (từ dùng trong cương lĩnh cũ của chúng ta bởi bên men-sê-vích, nhưng chà, họ (bên men-sê-vích) đã quên hẳn nó rồi và đang tay trong tay với bên tư sản)

Tuy nhiên, thái độ của đảng ta đối với tiểu tư sản, của những người nghèo nhưng lại không phải vô sản trong các đô thị lớn và nông dân trung lưu cần phải như thế nào?

Điều này hẳn cũng đã rõ ràng sau những gì ta vừa đề cập. Chúng ta cần chứng minh và giải thích một cách không ngừng nghỉ để thuyết phục họ rằng hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn trong xã hội TBCN thực chất chỉ là trò lừa phỉnh của người khác hoặc nếu không cũng chỉ là sự ảo tưởng hão huyền của chính họ thôi. Ta cần phải thuyết phục giới nông dân trung lưu một cách từ từ và rõ ràng để họ thấy mình cần phải về cùng chiến tuyến với những người vô sản không chần chừ, và kề vai sát cánh đấu tranh với giai cấp vô sản bất chấp khó khăn. Nhiệm vụ của chúng ta là phải cho họ thấy rằng chỉ có những người nông dân chiến thắng trong cuộc chơi (của) tư bản thì mới có thể thuộc về tầng lớp phú nông, và khi đó họ cũng sẽ trở thành tầng lớp địa chủ mới mà thôi. Nói chung, ta cần phải đưa tất cả những ai lao động vào với mình, để họ có cùng mục đích đấu tranh với giai cấp vô sản; phải sử dụng tất cả người lao động để họ đều nhìn nhận vấn đề từ giai cấp lao động của mình. Những ai thuộc về tầng lớp tiểu tư sản hoặc nhóm nông dân trung lưu, có rất nhiều định kiến đối với điều kiện sống của mình. Ta có nhiệm vụ phải đưa ra sự hình dung đúng nhất về vấn đề. Ta phải cho thấy rằng địa vị của thợ thủ công và nông dân làm thuê dưới xã hội TBCN không mảy may hi vọng gì, và họ nên thôi tự huyễn hoặc mình bằng viễn cảnh hào nhoáng đi. Ta phải phải cho những nông dân trung lưu biết rằng chừng nào CNTB còn tồn tại thì sẽ vẫn còn địa chủ đè đầu cưỡi cổ anh ta, hoặc là kiểu quí tộc tức là bọn địa chủ cũ, hoặc là kiểu phú nông, kiểu địa chủ mới. Chỉ có thắng lợi và sự đoàn kết của giai cấp vô sản mới giúp họ hi vọng về tái thiết và xây dựng cuộc sống mới. Nhưng, vì thắng lợi của giai cấp vô sản chỉ được đảm bảo với sự hiệp đồng của tầng lớp lao động và sự hiện diện của một chính đảng mạnh mẽ, bền bỉ và cương quyết, chúng ta phải lôi kéo tất cả người lao động, bất cứ ai trông chờ vào một cuộc sống mới, bất cứ ai đã biết suy nghĩ và đấu tranh như những người vô sản.

Tầm quan trọng của một đảng cộng sản bền vững, có tính chiến đấu cách mạng có thể được học hỏi từ Đức và Nga. Tại Đức, nơi giai cấp vô sản phát triển đến độ chín muồi, người ta vẫn phải chờ tới trước chiến tranh mới thấy một chính đảng có tính chiến đấu của giai cấp lao động như là phe bôn-sê-vích của Nga. Chỉ tới khi có chiến tranh thì những đồng chí Karl Liebknecht, Rosa Luxemburg và những người khác mới bắt đầu thành lập một đảng cộng sản độc lập. Đây là lí do vì sao, vào năm 1918 và 1919, bất chấp một số cuộc nổi dậy, người lao động Đức vẫn không thể đánh đuổi được giai cấp tư sản. Tuy nhiên, tại Nga, ta đã có một đảng cộng sản với đường lối cương quyết mà nhờ đó giai cấp vô sản Nga mới được dẫn dắt đúng hướng. Vì thế, bất chấp mọi trở ngại, những người vô sản Nga vẫn trở thành những người chiến thắng đầu tiên và đảm bảo chiến thắng đó thật chắc chắn, nhanh chóng. Về mặt này, đảng ta có thể trở thành một hình mẫu cho các đảng cộng sản khác. Tính kiên trì và kỷ cương của đảng ta được thừa nhận rộng rãi, và đảng ta là đảng cách mạng vô sản có tính chiến đấu tiến bộ nhất, giành được vị trí dẫn đầu.


Mục lục

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận