Lý thuyết Marxist và vô chính phủ

Điều gì làm nên khác biệt giữa chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa vô chính phủ? Vì sao bằng cách phân biệt hai lý thuyết này với nhau, những giá trị tương đối của chúng, xem xem một trong hai hay, sự kết hợp giữa các ý tưởng của chúng với nhau sẽ là cách tốt nhất để chống lại chủ nghĩa tư bản và nhà nước tư sản? Một quá trình đặt câu hỏi như vậy là cần thiết cho bất kỳ nhà cách mạng nào, như một nỗ lực để nắm bắt và chinh phục lý thuyết cách mạng.

Phần lớn lý thuyết vô chính phủ thể hiện cùng một mục tiêu như chủ nghĩa Marx – thành lập một xã hội không còn giai cấp và nhà nước. Chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa vô chính phủ nhiều lúc đoàn kết với nhau, đó là khi họ tham gia vào phong trào chống lại áp bức và bất bình đẳng dưới mọi hình thức. Và vì lý do này mà rất thường xuyên cả hai lý thuyết này đều đã dành được sự đồng cảm từ những người cấp tiến.

Nhưng phải nói rằng, mặc dù lý thuyết Marxist và vô chính phủ thống nhất ở cuộc đấu tranh giải phóng nhân loại, nhưng trong khi chủ nghĩa vô chính phủ một cách vô lý, bác bỏ lý thuyết như thể nó là kẻ đồng lõa của giới tinh hoa hoặc những kẻ bất lực phía sau ghế bành, thì chủ nghĩa Marx được phân biệt bằng cách áp dụng tất cả những tiến bộ của phương pháp khoa học và phân tích lịch sử để giúp cho giai cấp công nhân có thể hiểu được sự vận động của xã hội và cách để thay đổi nó.

Lý thuyết Marxist trước hết quan tâm tới sự hiểu biết về bất bình đẳng và áp bức, tại sao chúng tồn tại, chúng đến từ đâu, chúng đóng vai trò gì và dưới những điều kiện nào mà chúng có thể kết thúc. Và hiểu ở đây không chỉ là mô tả chúng, hay chỉ là để khẳng định rằng thật bất công khi xã hội phân chia thành các giai cấp và bộ máy nhà nước về cơ bản là đàn áp, mà còn cần sự lý giải về mặt vật chất và lịch sử của chúng.

Nguồn gốc của giai cấp và nhà nước

Mọi nơi trong tầm mắt, chúng ta đều thấy những ví dụ về sự bất bình đẳng tuyệt đối, sự cùng khổ và áp bức từ nhà nước, nhiều tới mức mà dường như đó là điều hiển nhiên, một trạng thái của tự nhiên. Ngay cả những cá nhân bình thường nhất cũng phải sống dưới ách thống trị của sức mạnh đồng tiền một cách nhục nhã và không hồi kết, tự thấy bản thân buộc phải tổ chức cả cuộc đời của mình xung quanh nhiệm vụ kiếm tiền cho kẻ khác, phục tùng những thời gian biểu và chỉ đạo từ ông chủ.

Như Rousseau từng nói, ở khắp mọi nơi con người bị xiềng xích, mặc dù chúng ta đều được sinh ra trong tự do, điều này có nghĩa xiềng xích mà ta phải gánh là nhân tạo, và còn hơn thế nữa, chúng là thành quả của những người về cơ bản ngang hàng với chúng ta – Giai cấp tư sản, những kẻ không hề có sức mạnh ma thuật hay sức lực phi thường. Vậy tại sao chúng ta chịu đựng tất cả? Tại sao (và kể từ khi nào) đại đa số mọi người lại cho phép mình trở nên bất lực trước sức mạnh nhân tạo rõ ràng chỉ của một thiểu số người? Phải chăng phải có một số điều khiến cho đa số chúng ta phải thấy biết ơn vì được khai thác bởi một số ít. Đó là gì?

Là những người theo chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa duy vật, chúng ta hiểu rằng cuộc đấu tranh giai cấp không tự sinh ra, mà được quyết định bởi một cuộc đấu tranh toàn diện để tồn tại; đó là biểu hiện của một cuộc đấu tranh không thể tránh khỏi với thiên nhiên, dưới những hình thức khá thô thiển. Vì trước khi chúng ta bị nô lệ bởi đồng loại, chúng ta đã ở trong vòng xoáy của những quy luật tự nhiên mạnh mẽ. Vâng, mỗi người đều được sinh ra trong thế giới tự do, không phải bởi sự sắp đặt của chúa, nhưng đồng thời mỗi người ngay từ khi sinh ra đã là một tù nhân của tự nhiên. Như Marx từng nói, nhân loại là một sự đau khổ, bị giới hạn; chúng ta cảm thấy sự phụ thuộc của mình vào tự nhiên mỗi giây mà chúng ta thở, mỗi khi các cơ bắp không phục tùng buộc chúng ta phải đi kiếm tìm một bữa ăn, mỗi khi từng phần nhỏ bé của cơ thể chúng ta run lên vì lạnh. Nếu chúng ta không có những nhu cầu vật chất cấp bách như vậy, chúng ta sẽ không cần phủ phục trước nhà tư bản. Vì vậy, trước khi chúng ta có thể hiểu được sự thiếu tự do trong xã hội của chúng ta, chúng ta phải nhận ra điều cơ bản nhất của quy luật xã hội này – điều kiện vật chất quyết định ý thức.

Lịch sử được biết đến với mọi biến đổi kỳ lạ. Trong phần lớn lịch sử của chúng ta đã không biết đến một cơ quan nhà nước áp bức hay bóc lột giai cấp nào, làm thế nào mà tình trạng bóc lột và áp bức lại có thể phát sinh. Hơn nữa, các hình thức bóc lột và quyền lực nhà nước đã từng biến đổi nhiều lần và cùng với chúng, trình độ văn hóa cũng thay đổi tương đối. Cơ chế hoặc quá trình cơ bản nào liên kết tất cả những thứ này lại với nhau, sợi chỉ nào xuyên suốt cho phép chúng ta xem chúng là một và chỉ một loại ‘xã hội’? Đối với những người theo chủ nghĩa Marx, đó là cuộc đấu tranh để kinh tế hóa lao động, sự phát triển lực lượng sản xuất (hoặc công nghệ hữu ích) bởi một giai cấp này hay giai cấp kia như một phần của cuộc đấu tranh với tự nhiên. Vì khi chúng ta phát triển công nghệ hữu ích, mục tiêu trước mắt luôn là để ai đó có thể sống tốt hơn, có thể tự bảo vệ mình trong cuộc đấu tranh với tự nhiên. Nhưng công nghệ như vậy, được phát triển và sử dụng bởi xã hội, đã gây ra những hậu quả xã hội không lường trước được, thay đổi cấu trúc xã hội và mang lại quyền lực cho một số người. Ai kiểm soát lực lượng sản xuất người đó kiểm soát xã hội.

Như trước đó chúng ta đã nói, các hình thức xã hội đầu tiên thiếu hẳn một hệ thống bóc lột và một bộ máy nhà nước; vừa được thai nghén ra khỏi ‘tự nhiên’, nó không hề biết tới thứ bậc và xiềng xích của mệnh lệnh. Năng suất còn thấp tới mức trong xã hội không thể có bất kỳ tầng lớp đặc quyền nào. Mặc dù cuộc sống trong những điều kiện này rõ ràng là khó khăn, nhưng chắc chắn phải có sự hài hòa tương đối trong cộng đồng, khi mọi người phải san sẻ công việc với nhau. Nhưng sự hòa hợp này chỉ trong ngưỡng địa lý của bộ lạc, bên ngoài bộ lạc chúng ta sẽ thấy điều khác. Khi các cộng đồng phân tán về mặt địa lý đã phát triển lực lượng sản xuất của họ, do đó, họ sẽ mở rộng và cuối cùng, tiếp xúc với các cộng đồng tương tự khác. Buôn bán giữa họ sẽ phát triển dựa trên các hàng hóa khác nhau mà họ có thể sản xuất, giao dịch được sử dụng bởi mỗi cộng đồng để làm giàu cho chính họ. Mặc dù trong mỗi cộng đồng có thể có sự thống nhất và hợp tác rất lớn trong sản xuất, nhưng giữa các cộng đồng là rất ít hoặc không có. Mỗi cộng đồng sẽ không quan tâm đến việc sản xuất vì lợi ích của kẻ khác, mà chỉ là để nhận lại một cái gì đó. Và do đó, không chỉ sự cạnh tranh mà còn cả sự đối kháng sẽ phát triển giữa các cộng đồng, cùng với đó càng ngày đời sống nội bộ của mỗi cộng đồng sẽ càng được xác định bởi nhu cầu sản xuất nhiều hơn để trao đổi với bên ngoài cộng đồng. Chúng ta có thể phỏng đoán rằng những người có liên quan nhiều hơn đến quá trình, ví dụ như những người lớn tuổi đã lãnh đạo sản xuất và tiếp xúc với các cộng đồng khác, có một vị trí thuận lợi. Ngoài ra, cuộc đấu tranh giành tài nguyên và kiểm soát đất đai nhất thiết phải xuất hiện bởi tình trạng phân tán địa lý và đối kháng như vậy. Chiến tranh giữa các cộng đồng để chinh phục đất đai và sử dụng sức lao động của các cộng đồng khác cũng bắt nguồn từ điều đó. Bằng cách này, cuộc đấu tranh chung để phát triển các lực lượng sản xuất đã dẫn đến sự giải thể của cộng đồng, mở đường cho sự phân chia giai cấp.

Đây là cơ sở vật chất, kinh tế cho giai cấp và nhà nước. Đã có một cuộc tranh luận giữa những người theo chủ nghĩa Marx và vô chính phủ về việc cái gì có trước, sự phân chia giai cấp có trước, sau đó mới là một bộ máy cưỡng chế mang tên nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ giai cấp thống trị (từ vị trí của chủ nghĩa Marx), hay là quyền lực nhà nước với những công cụ áp bức của nó ra đời trước dẫn tới sự phân chia giai cấp, như một số người vô chính phủ tranh luận. Nhưng vấn đề không phải là ở thứ tự thời gian, tức là liệu giai cấp hay nhà nước là cái có trước, mà là vấn đề giữa hình thức và nội dung, tức là liệu quyền lực nhà nước có phải là cơ sở và bất bình đẳng giai cấp chỉ đơn thuần là biểu hiện về hình thức của nó, và mục đích chỉ đơn giản là để duy trì quyền lực nhà nước (vị trí của vô chính phủ), hay thay vì thế, nội dung và cơ sở thực sự cho tất cả quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước và sự áp bức là quan hệ kinh tế giữa các giai cấp, như vị trí của Engel trong cuộc bút chiến với Dühring (Người không hẳn là vô chính phủ):

“…Hãy cứ tạm cho rằng ông Dühring có lý khi nói rằng toàn bộ lịch sử từ trước tới nay đều có thể quy về việc người nô dịch người, nhưng như thế chúng ta cũng vẫn còn xa mới đụng được đến được thực chất của vấn đề. Câu hỏi được đặt ra là: Robinson cần phải nô dịch anh chàng Thứ Sáu để làm gì? Chỉ để vui thôi sao? Tuyệt không phải thế. Trái lại, chúng ta thấy rằng anh chàng Thứ Sáu “bị cưỡng bức thành một kẻ phụng sự về mặt kinh tế như thể một nô lệ hay một công cụ giản đơn để làm những công việc kinh tế, và vì vậy cũng sẽ chỉ được duy trì như một công cụ mà thôi”{D. C. 9}. Robinson chỉ nô dịch anh chàng Thứ Sáu để anh chàng Thứ Sáu làm việc cho lợi ích của Robinson. Và làm thế nào mà Robinson lại có thể thu được lợi ích nhờ lao động của anh chàng Thứ Sáu? Chính vì bằng lao động của mình, anh chàng Thứ Sáu đã sản xuất ra nhiều tư liệu sinh hoạt hơn cái phần tư liệu sinh hoạt mà Robinson buộc phải chu cấp cho anh chàng Thứ Sáu để cho anh ta vẫn đủ sức khỏe để lao động được… Như vậy, cái thí dụ trẻ con mà ông Dühring đã đặc biệt chỉ ra để chứng minh rằng bạo lực là “yếu tố lịch sử cơ bản”, lại cho thấy rằng bạo lực chỉ là phương tiện, còn lợi ích kinh tế, trái lại, mới là mục đích. Và “điều cơ bản hơn” đã trở thành mục tiêu hơn là phương tiện dùng để đảm bảo nó, điều cơ bản hơn trong lịch sử là mối quan hệ về mặt kinh tế hơn là về mặt lịch sử…Sự áp bức luôn là – trong cái thú chơi chữ tao nhã của ngài Herr Dühring – một “cơ quan để lấp đầy ham muốn” ( lấp đầy ham muốn ở đây là nói theo nghĩa rộng nhất), nhưng chưa bao giờ và chưa ở đâu mà một tập đoàn chính trị lại được thiết lập “vì chính nó” cả… Robinson, “kiếm trong tay”{D. C. 23}, biến anh chàng Thứ Sáu thành nô lệ của mình. Nhưng để duy trì được điều đó, Robinson cần hơn một thanh kiếm. Không phải ai cũng có thể dùng một nô lệ. Để có thể sử dụng một nô lệ, người ta phải có hai thứ: Đầu tiên là, dụng cụ và vật liệu để nô lệ của anh ta lao động, sau đó là, phương tiện sinh hoạt cơ bản cho anh ta. Bởi vậy, trước khi chế độ nô lệ có thể xuất hiện được, trình độ sản xuất phải đạt đến một mức độ nhất định và sự bất bình đẳng nhất định về phân phối đã phải xuất hiện. ( Engel, Chống Dühring)

Do đó, quyền lực nhà nước không phải là một ác quỷ chuyên chế, tồn tại chỉ vì lợi ích của chính nó, và những đặc tính tiêu cực của sự áp bức và bất bình đẳng mà nó có được tuyệt đối không phải là từ chính nó, mà phát sinh từ sự bất bình đẳng kinh tế và đóng vai trò phụ thuộc vào cái sau. Và nhà nước không áp bức tất cả xã hội như nhau, thực sự, trong xã hội của chúng ta có nhiều nhà tư bản không liên quan trực tiếp đến nhà nước nhưng họ vẫn cảm thấy mình được đại diện rất tốt bởi nó. Điều này là do, cho tới cùng, nhà nước có được quyền lực từ giai cấp thống trị kinh tế, những kẻ mà họ phục vụ bằng cách bảo vệ quyền tài sản và nhìn chung là duy trì trật tự xã hội.

Theo sau điều này có 2 điều cần quan tâm. Nếu một giai cấp có thể nắm giữ quyền lực kinh tế, thì về nguyên tắc, nó có thể kiểm soát bộ máy nhà nước, thay vì là nạn nhân của nó, vì rằng xét cho tới cùng quyền lực nhà nước phụ thuộc vào quan hệ kinh tế. Nếu bộ máy nhà nước là một công cụ để đàn áp giai cấp, và nếu những người theo chủ nghĩa Marx và vô chính phủ đã có thể đồng ý rằng một cuộc cách mạng được lãnh đạo bởi giai cấp công nhân sẽ phải đối mặt với sự chống đối tích cực, có tổ chức từ giai cấp tư sản (một thực tế mà nhiều người vô chính phủ phải thừa nhận), thì giai cấp công nhân có thể và cần phải nắm giữ quyền lực nhà nước này, tức là tổ chức bộ máy cưỡng chế của chính họ để bảo vệ cuộc cách mạng chống lại phản cách mạng. Miễn là giai cấp công nhân có thể vận hành và phát triển nền kinh tế một cách dân chủ, tập thể vì lợi ích của chính họ, thông qua các ủy ban công nhân dân chủ, sau đó họ có thể duy trì quyền kiểm soát bộ máy nhà nước của mình chừng nào nó còn cần thiết với họ. Đối với nhiều người vô chính phủ chính sự đại diện là một hình thức chính trị chứa đựng mầm mống của vấn đề, hoặc chính là vấn đề. Họ nói rằng sẽ không thể có một sự đại diện chân chính, và người đại diện sẽ luôn lạm dụng vị trí của họ. Nhưng hình thức chính nó không phải là vấn đề. Như chúng tôi đã nói, nếu quả thực như vậy thì giai cấp tư sản đã luôn bị áp bức bởi các đại diện nhà nước của chính họ. Một quốc hội tư sản luôn không thể đại diện cho ‘nhân dân’ không phải vì sự đại diện đó là một sự giả tạo, mà bởi vì quốc hội đã bị kiểm soát bởi chính giai cấp đang kiểm soát nền kinh tế, truyền thông, v.v. và thêm vào đó lợi ích của giai cấp đó không trùng khớp với ‘nhân dân’.

Điều tương tự áp dụng cho các tổ chức của người lao động. Nếu lãnh đạo của các công đoàn và các đảng công nhân bán rẻ lợi ích của giai cấp công nhân, thì đó không phải bởi vì họ ở vị trí lãnh đạo, mà bởi vì họ phải chịu áp lực xã hội to lớn từ giai cấp thống trị, mà hệ tư tưởng của họ đang thống trị xã hội. Để giải quyết vấn đề như vậy thì không phải là từ bỏ quan điểm về vai trò lãnh đạo trong phong trào công nhân, mà là tiến hành cuộc đấu tranh chống lại những lãnh đạo đã bán mình cho giai cấp tư sản. Trớ trêu thay, mặc dù tuyên bố sự căm ghét với quan liêu và sự lãnh đạo, phong trào vô chính phủ thường thể hiện xu hướng tôn sùng tuyệt đối với sự lãnh đạo phản động và một sự không hiểu biết hoàn toàn về những người công nhân bình thường – họ có xu hướng chỉ đổ lỗi cho sự tồn tại của quan liêu hoặc sự tham gia vào quốc hội khiến cho các đảng công nhân thoái hóa, bỏ qua thực tế rằng điều kiện tiên quyết cho sự vươn lên của bộ máy quan liêu luôn là thiếu vắng sự mở rộng của cuộc đấu tranh giai cấp, sự thiếu vắng áp lực từ bên dưới. Không có giải pháp nào cho việc này ngoài phong trào quần chúng của giai cấp công nhân và cuộc đấu tranh cho các ý tưởng cách mạng bên trong các tổ chức này. Đó là cách chúng ta loại bỏ một lãnh đạo phản bội và thay thế nó bằng một người cách mạng. Nếu như một cuộc đấu tranh như vậy không diễn ra trong các tổ chức quần chúng của công nhân, thì không thể tránh khỏi việc hàng ngũ trên cùng của các tổ chức đó trở nên xa rời với những người bình thường và sẽ cố gắng hợp tác với các nhà tư bản.

Nhưng một nhà nước công nhân, và lãnh đạo cách mạng chân chính của giai cấp công nhân, không phải là mục tiêu cuối cùng của những người Marxist; chúng ta nhận thức rõ rằng điều cần thiết là một xã hội không còn nhà nước. Điều đó chỉ có thể có được khi những nhu cầu khách quan về một bộ máy nhà nước (đấu tranh giai cấp) đã biến mất. Nói cách khác, chỉ khi giai cấp công nhân đã tự giải thể mình với tư cách một giai cấp bằng cách giải thể tất cả các giai cấp, bằng cách hợp nhất nhân loại trong một kế hoạch sản xuất toàn cầu không để lại sự đối kháng vật chất lâu dài giữa các giai cấp hay quốc gia, và khi sản xuất đạt tới mức độ như vậy tuần làm việc sẽ được rút ngắn đủ để tất cả có thể tham gia vào giáo dục và điều hành xã hội, chỉ khi đó sự cưỡng ép và khuất phục sẽ không còn vai trò khách quan, và trở nên vô giá trị.

Vai trò khách quan của lãnh đạo

Kropotkin, một người vô chính phủ nổi tiếng ở Nga, đã e ngại rằng một xã hội xã hội chủ nghĩa nên được thành lập thông qua sự lãnh đạo chính trị, và được tổ chức tập trung, trên quy mô quốc gia hoặc quốc tế, sẽ theo sau là việc giới tinh hoa lãnh đạo cuộc cách mạng tự biến mình thành một đẳng cấp cầm quyền mới đứng trên phần còn lại của xã hội. Tới lượt nó, sự phức tạp của nền sản xuất trong một xã hội như vậy sẽ cần tới ‘các nhà kỹ trị’ để hướng dẫn và lên kế hoạch cho cả quá trình (giả định rằng nó sẽ quá phức tạp để người lao động có thể vận hành), và họ cũng sẽ trở thành đẳng cấp đứng trên công nhân:

“Chủ nghĩa tập thể đòi hỏi phải có một số cơ quan có thẩm quyền trong hiệp hội công nhân để đo lường hiệu suất của từng cá nhân và giám sát việc phân phối hàng hóa và dịch vụ cho phù hợp. Do đó … một trật tự tập thể chứa đựng những hạt giống của sự bất bình đẳng và sự thống trị. ( Avrich, Vô chính phủ Nga, Tr29)

Nhưng không phải là “chủ nghĩa tập thể” trên quy mô lớn và sự phức tạp chứa đựng những hạt giống của sự bất bình đẳng và sự thống trị, mà chính sự bất bình đẳng về vật chất và sự bóc lột hiện tồn đã dẫn tới sự phân chia giữa lao động trí óc và lao động giản đơn trong xã hội có giai cấp, nơi mà chỉ một số người được tiếp cận đặc quyền học tập, nghiên cứu trong khi số còn lại chỉ được chỉ đâu làm đấy. Đó là sự bóc lột giai cấp và thời gian làm việc kéo dài trong xã hội của chúng ta khiến cho công nhân không thể tự lên kế hoạch và chỉ đạo sản xuất. Giai cấp tư bản chỉ sản xuất vì lợi nhuận của chính họ, và vì vậy không thể cho phép công nhân kiểm soát lợi nhuận đó, và thứ nữa là người lao động không có thời gian để hoạch định xã hội một cách dân chủ. Đối mặt với toàn bộ vấn đề giải pháp của Kropotkin là: chủ nghĩa địa phương, chủ nghĩa liên bang và nền kinh tế ‘giản đơn’, thực chất là lặp lại vấn đề trên quy mô nhỏ hơn. Chỉ có một nền kinh tế được toàn cầu hóa, một lực lượng lao động toàn cầu, mà chủ nghĩa tư bản đã thực hiện trong thực tế, sự lên kế hoạch hài hòa trên quy mô toàn cầu (đối lập với nền kinh tế tư bản toàn cầu hóa không được lên kế hoạch toàn diện với sự thiếu phối hợp thậm chí đối kháng giữa các khu vực) có thể giải phóng giai cấp công nhân và cho phép những người bình thường có thể tham gia quản lý, vì chỉ khi năng suất cao mà nó tạo ra, và sự tinh tế về công nghệ, có thể làm cho tuần làm việc rút ngắn lại, cho phép sự tham gia của quần chúng, và cuộc đấu tranh khốn khổ giữa những người dân và những quốc gia cho việc làm, sự kiểm soát tài nguyên…sẽ lùi vào dĩ vãng. Quả thực Kropotkin cuối cùng đã tầm thường hóa công nhân khi ngụ ý rằng số đông quần chúng không có khả năng hoạch định nền kinh tế, trong khi thực tế họ đã bị ngăn cản chỉ bởi họ bị bóc lột. ‘Các nhà kỹ trị’ có thể đứng trên đầu công nhân chỉ bởi vì, trong một xã hội dựa trên sự khai thác giai cấp công nhân, người công nhân bị cấm tiếp cận giáo dục đại học – bằng cách quốc hữu hóa nền kinh tế để loại bỏ sự áp bức và vấn đề này có thể được khắc phục, trên thực tế, đó là cách duy nhất để vượt qua nó.

“Cục bộ địa phương” có thể nói, đã xảy ra trong cuộc cách mạng Nga ngay sau năm 1917 và đó chính xác là một phần của vấn đề dẫn đến chủ nghĩa Stalin.

Những người công nhân, theo báo cáo [từ một phái đoàn của liên đoàn thương mại Anh tới Liên Xô năm 1924] cho biết, đã chuyển mình qua đêm thành ‘một cơ quan cổ đông mới’. Một quan sát tương tự đã được đưa ra bởi một nhà bình luận Bolshevik vào đầu năm 1918: các công nhân [ trong các nhà máy hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của họ], ông viết, coi các công cụ và thiết bị là ‘tài sản riêng của họ’. Các trường hợp cướp bóc và trộm cắp không phải là hiếm … Các nhà máy riêng lẻ đã gửi ‘những kẻ trục lợi’ vào các tỉnh để mua nhiên liệu và nguyên liệu thô, đôi khi với giá cực kỳ cao. Thường thì họ từ chối chia sẻ nguồn cung sẵn có với các nhà máy khác có nhu cầu cấp thiết.”(Avrich, Vô chính phủ Nga, Tr162-3)

Giải thích ra sao về điều này? Là không thể có sự kiểm soát của công nhân trong mỗi nhà máy địa phương? Không phải, đó không phải là lời giải thích. Mà là sự hỗn loạn kinh tế và nghèo đói cùng cực sau cuộc cách mạng năm 1917, nơi chủ nghĩa đế quốc Đức đã chiếm đoạt phần lớn nền công nghiệp Nga, vốn đã bị chiến tranh tàn phá. Vấn đề chính xác là ở “chủ nghĩa địa phương”. Sự tự quản rõ ràng của các nhóm công nhân này (trong thực tế không tự chủ chút nào, mà chịu sự chi phối chặt chẽ của thị trường, tiền và dạ dày đang trống rỗng của chính họ) đã ra đời như kết quả từ sự bất lực của cuộc cách mạng để có thể giải quyết các vấn đề nghiêm trọng về vật chất chỉ sau một đêm ( chính nó cũng ‘cục bộ’ bởi nước Nga đã bị cô lập và do đó cạn kiệt tài nguyên). Sức nặng đè nén của chủ nghĩa Stalin không thể được lý giải ở chủ nghĩa tập trung và sự phức tạp của nền kinh tế, mà ở sự tan rã của nền kinh tế thành những khu vực đối kháng với nhau, giữa thành thị và nông thôn, trong đó chế độ quan liêu từ thời Sa hoàng cũ đã xác lập lại sự kiểm soát và các đặc quyền của mình bởi vì tình trạng đói nghèo vẫn tiếp tục tồn tại. Giai cấp công nhân cách mạng vẫn tiếp tục bị cuốn vào cuộc đấu tranh sinh tồn trước mắt, hoặc chiến đấu và chết trong cuộc Nội chiến, thay vì lập kế hoạch tập thể và hài hòa nền kinh tế. Phong trào vô chính phủ của Makhno ở Ukraine trong Nội chiến Nga là một biểu hiện của sự đối nghịch giữa nông thôn và thành thị, nơi nông thôn không đủ khả năng để nuôi sống thành thị, và không phải là một giải pháp cho nó: để lập kế hoạch tập thể và hài hòa nền kinh tế.

Makhno lãnh đạo một phong trào nông dân, và do đó không bao giờ có một cơ sở hỗ trợ mạnh mẽ ở bất kỳ thành phố nào. Hầu hết công nhân sống ở các khu vực của Ukraine nằm dưới sự kiểm soát của Makhno đều thuộc phe Bolshevik hoặc Menshevik. Các ví dụ sau đây minh họa thái độ mà Makhno đối với tầng lớp lao động. Khi các công nhân đường sắt và điện báo từ đường dây Bibinoslav-Sinelnikovo vẫn còn đau khổ sau một thời gian dài bị chết đói dưới sự chiếm đóng của Denikin, họ đã yêu cầu Makhno trả tiền cho công việc của họ. Anh ta trả lời: ‘Chúng tôi không thích những người Bolshevik nuôi bạn, chúng tôi không cần đường sắt; nếu bạn cần tiền, hãy lấy bánh mì từ những người cần tới đường sắt và điện báo của bạn’. Trong một sự kiện khác, anh ta đã nói với các công nhân ở Briansk, ‘Bởi vì các công nhân không muốn ủng hộ phong trào Makhno, và yêu cầu trả tiền cho việc sửa chữa chiếc xe bọc thép, tôi sẽ lấy chiếc xe bọc thép này miễn phí mà không trả gì cả’.” (Những người vô chính phủ Makhno, Kronstadt và vị trí của nông dân Nga trong nước Nga hậu cách mạng)”

Sự thiếu vắng của giai cấp và nhà nước trong các cộng đồng nguyên thủy không phải là kết quả của sự ‘tự chủ’, ‘chủ nghĩa địa phương’ hay nền kinh tế giản đơn, mà thực sự là ở ‘chủ nghĩa tập trung’ hay nhu cầu thống nhất trong điều kiện vật chất hạn chế, mọi người phải làm việc cùng nhau để tồn tại. Tương tự như vậy, cách để loại bỏ các nhà kỹ trị của Kropotkin, những kẻ áp đặt cho công nhân phải sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu, là phát triển sản xuất đến mức nhu cầu cần sự chỉ đạo như vậy biến mất:

“Tiền đề vật chất của chủ nghĩa cộng sản phải là sự phát triển cao sức mạnh kinh tế của con người theo đó mà lao động sản xuất, đã không còn là gánh nặng, không cần đòi hỏi bất kỳ sự thúc giục nào, và sự phân phối hàng hóa cho đời sống, tuôn chảy liên tục, sẽ không đòi hỏi – vì hiện tại nó không có trong bất kỳ gia đình khá giả hay nhà trọ nội trú tốt bụng nào – bất kỳ sự kiểm soát nào ngoại trừ giáo dục, thói quen và quan điểm xã hội.” (Trotsky, Cuộc cách mạng bị phản bội )

Trái với hy vọng của vô chính phủ, sự lãnh đạo chính trị trong xã hội của chúng ta là cần thiết với giai cấp công nhân. Nó chỉ có thể bị loại bỏ, trở nên thừa thãi, nếu giai cấp công nhân có thời gian và khuynh hướng phát triển lý thuyết chung về cách mạng, cùng nhau thấu hiểu về nhu cầu của một cuộc cách mạng, và do đó tổ chức nó ngay lập tức. Chính sự tồn tại của các nhà lý thuyết nổi tiếng như Marx và Bakunin, những người đóng vai trò lãnh đạo (dù muốn hay không) bằng cách phát triển lý thuyết để giáo dục phong trào, là bằng chứng cho thấy trong xã hội tư bản không thể có điều này. Một số người theo chủ nghĩa vô chính phủ đề xuất rằng, thay vì sự lãnh đạo của mọi người, chúng ta có một sự lãnh đạo về ý tưởng. Trên thực tế, điều này cho thấy sự cần thiết khách quan đối với lãnh đạo chính trị buộc phải đào sâu lý thuyết vô chính phủ mọi lúc. Họ chỉ gọi nó bằng một cái tên khác. Các nhà lý luận vô chính phủ, Chính họ đóng vai trò là người lãnh đạo bằng cách phát triển lý thuyết để gây ảnh hưởng đến xã hội, đã sử dụng các khái niệm khác nhau như ‘người giúp đỡ’ giai cấp công nhân, ‘phát ngôn viên’ của giai cấp công nhân, ‘người dẫn đường’ cách mạng, hay sự cần thiết của một ‘thiểu số có ý thức trong các công đoàn’, hoặc khái niệm của Bakunin về một “ban điều hành” Blanquist có đầu óc kỷ luật cho cuộc cách mạng. Họ sử dụng các thuật ngữ này nhưng không giải thích tại sao chúng cần thiết và chúng thực sự khác biệt như thế nào đối với sự lãnh đạo chính trị. Tại sao giai cấp công nhân cần người giúp đỡ, người dẫn đường, người điều hành, người phát ngôn hay một thiểu số có ý thức? Và những người như vậy sẽ đóng vai trò gì? Và nếu chúng ta chỉ có một ý tưởng lãnh đạo, thì những người đã phát triển những ý tưởng đó (vì chúng không được phát triển bởi giai cấp công nhân theo cách tập thể, thống nhất), người có lẽ có thể giải thích chúng tốt nhất, Ai có thể được tin tưởng nhất để đưa các ý tưởng về phía trước trong các cuộc đàm phán công đoàn, mà sau tất cả, không thể liên quan đến toàn bộ giai cấp công nhân cùng một lúc? Thay đổi tên của một cái gì đó không thay đổi bản chất của nó.

Bất cứ khi nào những người theo chủ nghĩa vô chính phủ thấy mình có một số ảnh hưởng trong một phong trào cách mạng thực sự, họ luôn phải giới thiệu lại sự lãnh đạo hoặc nhà nước dưới một hình thức nào đó. Phong trào của Makhno, để bảo vệ mình khỏi cuộc phản cách mạng trắng, đã bỏ phiếu ủng hộ sự ‘huy động tự nguyện’, điều mà trong thực tế có nghĩa là sự cưỡng bức hoàn toàn, vì tất cả những người đàn ông đủ tuổi đều có thể phải phục vụ khi được triệu tập. Với quyền lực quân sự của mình, họ đã phân phối từng vật nuôi và nông cụ bị tịch thu từ các khu vực lân cận của giới quý tộc. Nói cách khác, dưới sự lãnh đạo của Makhno, họ đã tổ chức một nhà nước để đè bẹp phản cách mạng và quý tộc, chỉ có điều nó địa phương cục bộ. Vâng, họ đã tự trị từ chính phủ Bolshevik, nhưng trong lãnh thổ của họ không có ai tự trị. Ngoài ra, phong trào có một đặc điểm cực kỳ chính trị:

Hội đồng mới đã kích động [tức là lãnh đạo] cuộc bầu cử những Soviet ‘tự do’ ở các thành phố và làng mạc, nghĩa là, qua đó thành viên của các đảng chính trị bị loại bỏ [nói cách khác, trong thực tế đó là một chế độ chuyên chính của đảng Makhno!] … toàn bộ chính quyền nằm vững chắc trong tay Makhno và đội ngũ chỉ huy của ông … mà Makhno cũng trực tiếp bổ nhiệm các sĩ quan chủ chốt. (Avrich, Vô chính phủ Nga , Tr214-5)

Chúng tôi không nói điều này nhằm bôi nhọ chế độ của ông, mà nhằm chỉ ra cái cách mà sự nghiền nát tất yếu bởi hoàn cảnh khách quan của cuộc đấu tranh giai cấp và nội chiến tàn bạo áp đặt lên chính sách và phong cách lãnh đạo của Makhno.

Những người theo chủ nghĩa nghiệp đoàn đề xuất rằng một cuộc tổng đình công, đòi hỏi sự tham gia của đại đa số giai cấp công nhân, có thể là đủ để lật đổ chủ nghĩa tư bản, và hơn nữa có lợi thế là không có sự lãnh đạo của đảng. Nhưng lịch sử của các cuộc tổng đình công lại mang tới một thực tế khác – thứ nhất chúng không đủ sức lật đổ chủ nghĩa tư bản (vì chúng ta đã có nhiều cuộc tổng đình công nhưng chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại) và thứ hai là các công đoàn có sự lãnh đạo chính trị trong đó. Thật không may, những lãnh đạo này hiếm khi quyết tâm theo đuổi một nhiệm vụ cách mạng và có xu hướng bán rẻ các cuộc tổng đình công. Vì vậy, yêu cầu về một cuộc tổng đình công cũng phải đi kèm với một cuộc đấu tranh chính trị chống lại các ý tưởng cải cách của lãnh đạo công đoàn. Nhưng lịch sử đã chỉ ra rằng một cuộc đấu tranh như vậy sẽ không xuất hiện, và chắc chắn không thành công theo cách hoàn toàn tự động. Trong một cuộc tổng đình công, một số nhóm chính trị có tổ chức phải nêu lên ý tưởng về sự cần thiết phải sử dụng cuộc đình công làm cơ sở để lật đổ chủ nghĩa tư bản, để giai cấp công nhân có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội. Và một tổ chức như vậy do đó sẽ đóng vai trò hàng đầu. Nhiệm vụ của nó phải là chiến thắng trong cuộc đấu tranh, đánh bại những người cải cách bằng cách thuyết phục quần chúng giai cấp công nhân rằng ý tưởng của nó là chính xác và cần thiết, nói cách khác, nhiệm vụ của nó là lãnh đạo giai cấp công nhân để nắm quyền và lật đổ chủ nghĩa tư bản .

Từ chối lý thuyết

Như đã trình bày ở trên, có một xu hướng mạnh mẽ trong Vô chính phủ là từ chối lý thuyết như một nghiên cứu khoa học về xã hội, vì họ liên kết điều này với giới tinh hoa và những kẻ bất lực. Vì lý do này, họ có xu hướng xem mọi thảo luận về ‘quy luật lịch sử’ trong xã hội, và vai trò khách quan của các giai cấp khác nhau, như trò lường gạt trí tuệ, như một kẻ mơ mộng không thực tế ( tức là áp đặt chủ quan ý tưởng hoặc lý thuyết lên đầu xã hội) nhằm khiến cho quần chúng ảo tưởng vào sự lãnh đạo,

Chỉ có niềm cảm hứng, sự đam mê và khát vọng tiến lên và cuốn theo con người vào những hành động của chủ nghĩa anh hùng và tự hy sinh bản thân; Chỉ trong vương quốc của sự đam mê, cảm hứng với cuộc sống, hành động anh hùng và những liệt sĩ mang tới sức mạnh cho họ… chúng ta không thừa nhận sự không thể tránh khỏi của các hiện tượng xã hội; Chúng tôi xem những cái gọi là quy luật xã hội với sự hoài nghi về những giá trị khoa học của chúng. (Tác giả không rõ, từ bài báo trên Tạp chí vô chính phủ của Nga, tờ ‘ Burevestnik ‘ được trích dẫn trong Avrich, Vô chính phủ Nga, Tr92)

Là những người duy vật chúng ta cần phải hỏi – những sự đam mê nào, đam mê của ai, trong hoàn cảnh nào, vì mục đích gì? Phải chăng là sự si mê của một quý tộc Nga trước tình nhân, một trí thức người Nga chán đời khát khao ném một quả bom vào một quán cà phê đông người, hay một công nhân nổi bật? Và làm thế nào mà niềm đam mê sẽ hữu ích cho cách mạng chứ không phải để bị lãng phí? Lý thuyết Marxist chỉ là lý tưởng nếu quy luật xã hội của nó được phát minh ra một cách tùy tiện, và điều đó những người vô chính phủ phải tự chứng minh, mà cách duy nhất để chứng minh nó là bằng cách so sánh lý thuyết Marxist với thực tế lịch sử. Không thể đơn giản tuyên bố các lý thuyết của Marx là không tốt cho phong trào chỉ vì ông đã nghĩ ra chúng khi ở trong một thư viện chứ không phải trên đường phố, hay trong những đam mê bùng cháy. Thật không may, lịch sử của thế kỷ 20, với công nghiệp hóa và các đảng công nhân đại chúng, và nhìn chung tất cả các khuynh hướng vô chính phủ, lại cho thấy rằng các quy luật của chủ nghĩa Marx không phải là duy ý chí.

Vì sự bác bỏ lý thuyết của họ, nhiều người theo chủ nghĩa vô chính phủ đã đơn giản hóa các vấn đề của xã hội tư bản và đề xuất những thuốc giải độc hời hợt như hành động đơn giản đảo ngược những cái tên mà họ đưa ra để chống tư bản

“Gordins [ một khuynh hướng vô chính phủ nổi bật ở Nga trong những năm đầu thế kỷ 20] tạo ra một triết lý mà họ gọi là ‘Pan-Anarchism’ , theo đó liệt kê ra 5 phương thuốc cho 5 định chế xấu xa, 5 yếu tố đè nặng lên xã hội hiện đại. Các phương thuốc cho nhà nước và chủ nghĩa tư bản, đủ một cách đơn giản, không nhà nước và chủ nghĩa cộng sản; tuy nhiên, với ba gánh nặng còn lại, những phương thuốc giải độc còn mới lạ hơn: ‘cosmism’ (loại bỏ toàn diện sự đàn áp dân tộc), ‘gyneantropism’ (giải phóng và nhân bản cho phụ nữ) và ‘pedism’ ‘giải phóng trẻ em khỏi sự độc hại của giáo dục nô lệ) ( Avrich, Vô chính phủ Nga, tr177)

“Những kẻ không tưởng nhìn xa trông rộng, những người vô chính phủ đã chú ý rất ít đến nhu cầu thực tế của một thế giới đang thay đổi nhanh chóng; họ thường tránh phân tích cẩn thận các điều kiện kinh tế và xã hội … thay vì những hệ tư tưởng phức tạp, họ đưa ra những khẩu hiệu hành động đơn giản. ( Avrich, Vô chính phủ Nga , tr253)

Thay vì nghiên cứu nguyên nhân của tất cả những vấn đề xã hội này, mà những người vô chính phủ coi là cách duy ý chí, tất cả những gì cần thiết để khắc phục chúng chỉ là để cho xã hội nhận ra, bằng một cách nào đó, nó đang phải chịu đựng sự bất công vô lý, và sau đó là tự giải thoát. Các ý tưởng chính trị, nếu chúng có phức tạp (chúng tôi thực sự tin rằng chủ nghĩa Marx không đến nỗi quá phức tạp hay khó nắm bắt), cũng chẳng qua vì bản thân xã hội vô cùng phức tạp, với một lịch sử lâu dài và đòi hỏi phải có sự xem xét một cách nghiêm túc nếu bạn muốn thay đổi nó theo mong muốn của mình.

Những người theo chủ nghĩa vô chính phủ đã sai khi tuyên bố rằng Bakunin đã tiên đoán trước chủ nghĩa Stalin khi ông cho rằng, nếu cuộc cách mạng được dẫn dắt bởi những người theo chủ nghĩa Marx, nó chắc chắn sẽ thoái hóa thành một chế độ độc tài đối với giai cấp công nhân. Bởi thiếu lý thuyết và chủ nghĩa duy vật, phân tích lịch sử, Bakunin thực sự đã không hiểu được cơ sở vật chất của nhà nước mà ông căm ghét rất nhiều. Ông chỉ đơn giản bảo đảm một thực tế là trong phần lớn lịch sử loài người đã tồn tại sự áp bức của nhà nước và rút ra kết luận đơn giản rằng nó cũng có thể tồn tại một lần nữa trong tương lai, mà chẳng hiểu tại sao. Lý thuyết của ông không giải thích chủ nghĩa Stalin. Một cách tương tự, tôi có thể chứng kiến ​​cơn giông bão và hy vọng nó sẽ quay trở lại trong tương lai, mà không có ý tưởng nhỏ nhất về những gì đã gây ra cơn bão. Một chiếc đồng hồ chết vẫn điểm “đúng” hai lần một ngày, nhưng nó không thể được sử dụng để báo giờ.

Bakunin từng nói rằng, “miễn là quyền lực chính trị còn tồn tại, sẽ luôn có kẻ thống trị và người bị trị, những ông chủ và nô lệ, những kẻ bóc lột và người bị bóc lột”. Còn chúng tôi nói rằng “miễn là còn tồn tại những kẻ bóc lột và người bị bóc lột, những ông chủ và nô lệ, sẽ vẫn luôn có quyền lực chính trị, kẻ cai trị và người bị trị.”

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận