ABC về Chủ nghĩa Cộng sản (Chương I)

Chương I – Nền tảng của xã hội tư sản

§ 6. Nền kinh tế hàng hóa

Nếu ta nghiên cứu về cách mà đời sống kinh tế hoạt động dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, ta sẽ thấy rằng đặc điểm cơ bản của nó là sản xuất hàng hóa. Người đọc có thể hỏi: ‘Chà, điều này thì có gì đáng lưu ý?’. Điểm đáng lưu ý là hàng hóa không chỉ đơn giản là sản phẩm mà còn là thứ được sản xuất ra để cung cấp cho thị trường.

Một sản phẩm được tạo ra cho chính người sản xuất, được tạo ra cho chính họ sử dụng không phải là hàng hóa. Khi một bác nông dân gieo lúa mạch đen, thu hoạch khi đến vụ, đập rồi xay thành ngũ cốc và làm bánh cho chính mình ăn, cái bánh mì này chắc chắn không phải là hàng hóa; nó chỉ đơn giản là bánh mì. Nó chỉ trở thành một hàng hóa khi nó được mua và bán; tức là khi nào nó được sản xuất cho người mua, cho thị trường. Ai mua được thì người ấy sở hữu.

Dưới hệ thống tư bản chủ nghĩa, mọi sản phẩm được sản xuất ra là để cung cấp cho thị trường do đó tất cả chúng đều trở thành hàng hoá. Trong hoàn cảnh bình thường mỗi nhà máy hoặc công xưởng chỉ sản xuất một sản phẩm cụ thể, hay hiểu đơn giản, người sản xuất không sản xuất cho chính mình sử dụng. Khi một người thợ làm quan tài trong xưởng của anh ta, hoàn toàn rõ ràng là anh ta không làm ra chúng để cho bản thân và gia đình dùng mà là cho thị trường. Lại nữa, trong trường hợp của một nhà sản xuất dầu thầu dầu, cũng rõ ràng không kém rằng ngay cả khi có bị rối loạn tiêu hóa triền miên ông ấy cũng sẽ không thể sử dụng cho riêng mình nhiều hơn một tỷ lệ khá nhỏ số dầu thầu dầu mà nhà máy của ông làm ra. Dưới chủ nghĩa tư bản, điều tương tự cũng có thể áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào mà bạn muốn xem xét.

Những chiếc khuy áo được làm ra trong một nhà máy sản xuất khuy áo; nhưng hàng triệu cái khuy này không được sản xuất ra để chúng có thể được may vào chiếc áo ghi lê của nhà sản xuất; chúng được rao bán. Mọi thứ được sản xuất dưới hệ thống tư bản đều được sản xuất cho thị trường. Đổ ra thị trường là găng tay và xúc xích; sách và xi đánh giày; máy móc và rượu whisky; bánh mì, ủng và những chiếc vòng tay bé nhỏ – nói dễ hiểu là mọi thứ được tạo ra.

Nền kinh tế hàng hoá nhất thiết phải bao hàm sở hữu tư nhân. Người nghệ nhân độc lập sản xuất hàng hóa trong xưởng của anh ta với công cụ của anh ta; chủ nhà máy hoặc chủ công xưởng sở hữu nhà máy hoặc xưởng cùng với tất cả những tòa nhà, máy móc, v.v… Hiện nay, ở bất cứ nơi nào tồn tại quyền sở hữu tư nhân và sản xuất hàng hóa, đều có sự tranh giành người mua hay cạnh tranh giữa những người bán. Ngay cả trong những ngày trước khi có chủ nhà máy, chủ xưởng và các nhà đại tư bản, khi chỉ có các nghệ nhân độc lập, các nghệ nhân này vẫn phải đấu tranh với nhau để giành được người mua. Kẻ mạnh nhất và thâu tóm được nhiều nhất trong số họ, người có công cụ tốt nhất và thông minh nhất, đặc biệt là người biết chi tiền, luôn là kẻ đứng đầu, thu hút được đơn hàng và đè bẹp đối thủ của mình. Do đó, hệ thống sở hữu nhỏ và nền kinh tế hàng hóa dựa trên nó, chứa đựng mầm mống cho sở hữu quy mô lớn và bao hàm trong nó sự tàn lụi của nhiều người.

VÌ VẬY, CHÚNG TÔI NHẬN THẤY RẰNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HỆ THỐNG TƯ BẢN LÀ NỀN KINH TẾ HÀNG HOÁ, TỨC LÀ, MỘT NỀN KINH TẾ SẢN XUẤT CHO THỊ TRƯỜNG

§ 7. Sự sở hữu độc quyền về tư liệu sản xuất của giai cấp các nhà tư bản

Chỉ mỗi sự tồn tại đơn thuần của nền kinh tế hàng hoá là không đủ để tạo nên chủ nghĩa tư bản. Nền kinh tế hàng hoá có thể tồn tại kể cả khi không có các nhà tư bản. Ví dụ như nền kinh tế mà trong đó các nhà sản xuất duy nhất là những thợ thủ công độc lập. Họ sản xuất cho thị trường, họ bán sản phẩm của họ. Vậy nên những sản phẩm này chắc chắn là hàng hóa, và toàn bộ quá trình sản xuất là quá trình sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, đây không phải là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà nó chỉ là sản xuất hàng hóa giản đơn. Để có thể biến nền kinh tế hàng hoá giản đơn thành nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, thì nền kinh tế này phải đạt hai điều kiện. Một mặt, tư liệu sản xuất (công cụ, máy móc, nhà cửa, đất đai, v.v.) phải trở thành tài sản riêng của một số ít nhà tư bản giàu có. Mặt kia, hầu hết các thợ thủ công và nông dân độc lập phải mất đi công ăn việc làm và phải trở thành những người làm công ăn lương.

Chúng ta đã thấy rằng một nền kinh tế hàng hóa giản đơn chứa trong mình những mầm mống dẫn đến sự bần cùng hóa một số người và sự giàu lên của những người khác. Và đây chính là điều đã xảy ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Hầu hết các thợ thủ công độc lập và các tiểu chủ đã sạt nghiệp. Những kẻ bần cùng nhất cuối cùng buộc phải bán đi công cụ lao động của họ. Địa vị của họ từ “ông chủ” đã tụt xuống chỉ còn là “thường dân”, đôi tay của mình là công cụ duy nhất họ sở hữu. Mặt khác, những người giàu hơn thì tiếp tục trở nên giàu có hơn. Họ sửa sang cho xưởng của mình lớn hơn, lắp thêm máy móc mới, bắt đầu thuê thêm nhân công, và trở thành chủ xưởng.

Sau đó, tất cả những yếu tố cần thiết cho sản xuất dần dần rơi vào tay những kẻ giàu có này: nhà xưởng, máy móc, nguyên liệu thô, nhà kho và cửa hàng, nhà ở, xưởng, mỏ, đường sắt, tàu hơi nước, đất đai… Những yếu tố này được gọi là tư liệu sản xuất. Tất cả những tư liệu sản xuất này đã trở thành tài sản mà chỉ giai cấp các nhà tư bản sở hữu. Nói theo cách khác, những tư liệu này đã trở thành ‘độc quyền’ của giai cấp các nhà tư bản.

MỘT NHÓM NHỎ NGƯỜI GIÀU SỞ HỮU MỌI THỨ; CÒN SỐ ĐÔNG NGƯỜI NGHÈO KHÔNG CÓ GÌ NGOÀI BÀN TAY LAO ĐỘNG CỦA HỌ. SỰ ĐỘC QUYỀN VỀ TƯ LIỆU SẢN XUẤT CỦA GIAI CẤP TƯ BẢN LÀ ĐẶC ĐIỂM CHỦ ĐẠO THỨ HAI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN. 

§8. Lao động làm thuê

Vô vàn người, những người không có chút tài sản (hay tư liệu sản xuất) nào trong tay đã trở thành lao động làm thuê cho nhà tư bản. Những nông dân và thợ thủ công bị bần cùng hóa này không làm vậy thì còn có thể làm gì khác chăng? Họ chỉ có thể hoặc làm tá điền cho các chủ đất, hoặc là di cư tới thành thị và tìm việc làm tại các nhà máy hay xưởng thủ công. Họ không còn đường lui nào khác, và đó chính là nguồn gốc hình thành của chế độ lao động làm thuê, tức là đặc trưng thứ ba của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa

Vậy lao động làm thuê là như thế nào? Trong buổi bình minh của loài người khi mới chỉ có nông nô hoặc nô lệ, họ bị coi như những tài sản có thể mua bán được. Những người nô lệ bằng xương bằng thịt ấy được chủ nhân họ xem như là tài sản cá nhân vậy. Chủ nhân họ, vì thế, cũng có thể đánh nô lệ của mình tới chết trong khi còn tỉnh táo cứ như thể khi hắn say thì hắn đập phá làm hỏng bàn ghế. Nô lệ khi đó chỉ đơn giản là thứ đồ vật bị chiếm hữu. Ở đế quốc La Mã xưa, tài sản của giới địa chủ, tất cả những thứ cần thiết cho sản xuất, được chia làm mấy loại như sau: “vật vô tri” (công cụ lao động thông thường), “vật biết kêu và rống” (tức là các loài gia súc như cừu, bò sữa, bò lấy thịt, vân vân) và “vật biết nói” (nô lệ). Cuốc thuổng, bò hay là cả nô lệ với chủ nô cũng chỉ như là công cụ lao động hay vật dụng trong nhà, nói cách khác, tức là những thứ có thể mua bán, vứt bỏ hay thậm chí phá hủy theo ý mình.

Tuy nhiên, người làm công (trong kinh tế tư bản chủ nghĩa) thì không thể đem mua bán như vậy được. Những gì có thể mua và bán được là sức lao động của anh ta; không phải đàn ông hay đàn bà, mà là khả năng lao động. Người lao động trong trường hợp này có tự do cá nhân; anh ta không thể bị chủ ném vào chuồng, hay đem bán cho hàng xóm, hoặc đem đổi lấy một con chó săn, mặc dù đây là điều hoàn toàn có thể dưới chế độ nông nô. Người lao động chỉ có thể được thuê mà thôi. Bề ngoài thì nhà tư bản và người lao động có vẻ là bình đẳng với nhau. “Đừng làm việc nếu như anh không muốn; chúng tôi không hề ép buộc”, chủ nhà máy nói với chúng ta như vậy. Và người chủ lao động thực sự đã tuyên bố rằng ông ta đã tạo công ăn việc làm để nuôi sống công nhân của mình.

As a matter of fact, however, the conditions are far from being the same for wage earner and capitalist. The workers are enchained by hunger. Hunger compels them to hire themselves out, that is, to sell their labour power. There is no other solution for the worker; he has no choice. With his hands alone he cannot produce ‘his’ product. Just try without tools and machinery to found steel, to weave, to build railway carriages. Under capitalism, the very land is all in private hands; there remains no spot unowned where an enterprise can be carried on. The freedom of the worker to sell his labour power, the freedom of the capitalist to buy it, the ‘equality’ of the capitalist and the wage earner – all these are but hunger’s chain which compels the labourer to work for the capitalist.

Tuy nhiên, trên thực tế, các điều kiện không giống nhau đối với người làm công ăn lương và nhà tư bản. Người lao động bị cái đói dằn vặt. Cơn đói buộc họ phải đi làm thuê, hay nói cách khác, là phải đem bán sức lao động của mình. Người lao động không còn sinh kế nào khác bởi anh ta đâu có lựa chọn. Chỉ với hai bàn tay thì anh ta không thể làm ra bất kỳ sản phẩm nào cả. Chỉ có cố sức mà không có công cụ và máy móc thì làm thế nào để sản xuất ra thép, dệt vải hay xây đường tàu. Dưới nền kinh tế tư bản, mọi đất đai đều là sở hữu tư nhân; không có một nơi nào mà các doanh nghiệp có thể kinh doanh trên đó lại bị bỏ trống cả. Quyền tự do bán sức lao động của người lao động, quyền tự do mua sức lao động của nhà tư bản, quyền “bình đẳng” giữa người lao động và chủ anh ta – tất cả những thứ này chỉ là sợi dây đói khát buộc người lao động phải làm việc cho nhà tư bản.

Theo cách hiểu này, bản chất của lao động làm thuê chính là sự mua bán sức lao động, hay là sự chuyển hóa từ sức lao động thành hàng hóa. Trong một nền kinh tế hàng hóa giản đơn như đã giới thiệu ở §6, sữa, bánh mì, quần áo, ủng bốt mới là những thứ xuất hiện trên thị trường chứ không phải sức lao động. Người sở hữu những hàng hóa như vậy, tức là một thợ thủ công bình thường chẳng hạn, chỉ sở hữu thêm một căn nhà nhỏ và các công cụ lao động là cùng. Anh ta làm việc cho chính mình, tự điều hành xưởng của mình, tự đem sức lao động của mình để thực hiện nó.

Tuy nhiên tình hình rất khác trong xã hội tư bản. Người lao động giờ đây không còn sở hữu bất cứ tư liệu sản xuất nào; anh ta không thể dùng sức lao động của mình để tự kinh doanh; anh ta chỉ có thể tự cứu mình khỏi cái đói bằng cách bán sức lao động cho nhà tư bản. Cùng với những “thị trường” thông thường nơi người ta bán bông gòn, phô-mát và máy móc, giờ ta còn biết đến cả thị trường lao động nơi người lao động, hay nói cách khác là tầng lớp vô sản, bán sức lao động của họ.

VẬY TA CÓ THỂ THẤY Ở ĐÂY LÀ: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NỀN KINH TẾ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VÀ NỀN KINH TẾ HÀNG HOÁ LÀ Ở CHỖ TRONG NỀN KINH TẾ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA, SỨC LAO ĐỘNG TRỞ THÀNH MỘT LOẠI HÀNG HOÁ. DO ĐÓ, ĐẶC TRƯNG THỨ BA CỦA CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHÍNH LÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA LAO ĐỘNG LÀM THUÊ.

§ 9. Điều kiện sản xuất trong chủ nghĩa tư bản

Như vậy, hệ thống tư bản chủ nghĩa có 3 đặc trưng là: sản xuất cho thị trường (sản xuất hàng hoá), sự độc quyền về tư liệu sản xuất trong tay giai cấp tư sản và, lao động làm thuê (tức là lao động được hình thành dựa trên cơ sở của việc bán sức lao động). 

Tất cả những đặc trưng này đi liền với câu hỏi ‘Quan hệ chung giữa người với người trong sản xuất và phân phối là gì?’. Khi ta nói ‘sản xuất hàng hoá’ hoặc ‘sản xuất cho thị trường’ thì các cụm từ này có nghĩa là gì? Chúng có nghĩa là các cá nhân làm việc cho những người khác, nhưng mỗi người sản xuất cho thị trường của riêng anh ta, không hề biết trước được ai sẽ mua sản phẩm của mình. Ta giả sử có một thợ thủ công tên John và một nông dân tên George. John là một thợ thủ công làm giày đang mang giày ra chợ và bán cho George, với số tiền mà George trả thì anh ta lại đem đi mua bánh mì từ George. Khi John ra chợ anh ta không hề biết là mình sẽ gặp George ở đó và cả George cũng không thể biết sẽ gặp được John, cả hai chỉ đơn giản là đi chợ. Khi John mua bánh mì và George mua giày thì kết quả hoá ra là George đã làm việc cho John và John cũng làm việc cho George dù, sự thật không quá hiển nhiên như vậy. Sự hỗn loạn của thị trường đã che giấu đi cái bản chất là thực ra mỗi người đều làm việc cho những người khác, nhưng họ làm vậy một cách không có tổ chức và độc lập với nhau, không hề biết mình cần thiết thế nào với những người khác. Hệ quả là trong nền sản xuất hàng hoá, các cá nhân đứng trong những mối quan hệ nhất định với nhau, và điều chúng ta quan tâm ở đây là những mối quan hệ tương hỗ này.

Tương tự như vậy, khi ta nói ‘sự độc quyền về tư liệu sản xuất’ hay ‘lao động làm thuê’ thì thực ra là ta đang nói về quan hệ giữa các cá nhân. Thực sự thì ‘độc quyền’ biểu thị cho điều gì? Nó có nghĩa là con người làm việc dưới điều kiện như những người lao động với tư liệu sản xuất thuộc về tay kẻ khác; nó có nghĩa là người công nhân phải phục tùng chủ sở hữu tư liệu sản xuất, tức là các nhà tư sản. Tóm lại, ở đây ta cũng quan tâm đến câu hỏi ‘Mối quan hệ giữa người với người khi sản xuất hàng hoá là gì?’. Mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất được gọi bởi thuật ngữ quan hệ sản xuất.

Dễ thấy ngay rằng không phải lúc nào quan hệ sản xuất cũng giống nhau. Từ thời nguyên thuỷ khi con người sống trong những bộ tộc nhỏ, họ cùng nhau làm việc theo tinh thần bằng hữu (săn bắn, đánh cá, hái lượm) và cùng nhau chia đều mọi thứ. Đó là một loại quan hệ sản xuất. Vào thời kỳ nô lệ, quan hệ sản xuất lại là một kiểu khác. Dưới thời chủ nghĩa tư bản ta lại có một kiểu quan hệ thứ ba. Như vậy có nhiều loại quan hệ sản xuất khác nhau, chúng ta gọi những loại quan hệ sản xuất này là các hình thái kinh tế – xã hội hoặc phương thức sản xuất.

‘QUAN HỆ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA’, CÒN GỌI LÀ ‘HÌNH THÁI XÃ HỘI TƯ BẢN CHỦ NGHĨA’ HOẶC ‘PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA’ LÀ CÁC THUẬT NGỮ DIỄN ĐẠT MỐI QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI VỚI NGƯỜI TRONG NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA ĐƯỢC ĐẶC TRƯNG BỞI SỰ SỞ HỮU ĐỘC QUYỀN VỀ TƯ LIỆU SẢN XUẤT TRONG TAY MỘT NHÓM NHỎ CÁC NHÀ TƯ SẢN CŨNG NHƯ ĐƯỢC ĐẶC TRƯNG BỞI LAO ĐỘNG LÀM THUÊ ĐỐI VỚI GIAI CẤP CÔNG NHÂN.

§ 10. Sự bóc lột sức lao động

Câu hỏi đặt ra bây giờ là vì lý do gì mà các nhà tư bản lại thuê công nhân? Mọi người đều biết rằng lý do không phải vì chủ xí nghiệp muốn nuôi những công nhân đang đói mà vì muốn bòn rút lợi ích từ họ. Vì lợi nhuận, chủ xí nghiệp xây dựng nhà xưởng của mình; vì lợi nhuận, anh ta lôi kéo công nhân; vì lợi nhuận, anh ta luôn chú ý đến nơi nào anh ta bán hàng hoá được giá cao hơn. Lợi nhuận là động cơ trong mọi toan tính của anh ta. Hơn nữa, ở đây, chúng ta còn thấy một đặc điểm rất thú vị của xã hội tư bản. Xã hội không tự sản xuất ra những thứ cần thiết và hữu ích cho nó; thay vì thế, giai cấp tư bản buộc công nhân sản xuất ra những thứ được trả giá cao hơn, những thứ mà từ đó nhà tư bản thu được lợi nhuận lớn nhất. Ví dụ, rượu whisky là một chất rất có hại, và các loại đồ uống có cồn nói chung được sản xuất chỉ phục vụ cho các mục đích kỹ thuật và trong y tế. Nhưng trên khắp thế giới, các nhà tư bản sản xuất rượu bằng tất cả nguồn lực của họ. Tại sao? Bởi vì việc cung ứng rượu cho ma men thì sẽ vô cùng có lãi.

Lợi nhuận được tạo ra như thế nào? Bây giờ chúng ta phải làm cho rõ. Chúng ta hãy xem xét câu hỏi một cách chi tiết. Nhà tư bản nhận được lợi nhuận dưới dạng tiền khi anh ta bán đi hàng hóa đã được sản xuất trong nhà máy của mình. Anh ta nhận được bao nhiêu tiền cho hàng hóa của mình? Điều đó phụ thuộc vào giá cả. Câu hỏi tiếp theo là, Giá được xác định như thế nào, hay tại sao một mặt hàng lại có giá cao và một mặt hàng khác lại có giá thấp? Có thể hiểu đơn giản rằng nếu, trong bất kỳ ngành sản xuất nào, máy móc mới được giới thiệu và lao động được áp dụng một cách thuận lợi (hoặc, nói cách khác, là rất năng suất), thì giá của hàng hóa đó sẽ giảm xuống. Mặt khác, nếu việc sản xuất gặp khó khăn, nếu số lượng hàng hóa được sản xuất ra ít, nếu áp dụng lao động không thành công hoặc tương đối kém hiệu quả, thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên.1

Nếu xã hội tính trung bình phải tiêu tốn nhiều lao động để sản xuất bất kỳ vật phẩm nào, thì giá của vật phẩm đó sẽ cao; nếu tính trung bình ít lao động cần được sử dụng thì giá vật phẩm xuống thấp. Giả sử hiệu suất sản xuất trung bình (có nghĩa là, khi máy móc và công cụ được sử dụng không phải là tốt nhất cũng không phải là tệ nhất), thì lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất một hàng hoá được gọi là giá trị của hàng hoá đó. Chúng ta thấy được rằng giá cả phụ thuộc vào giá trị. Trên thực tế, giá cả đôi khi cao hơn giá trị và đôi khi thấp hơn, nhưng để cho đơn giản hơn, ở đây chúng ta có thể cho rằng chúng là một và giống nhau.

Bây giờ chúng ta phải nhớ lại những gì chúng ta đã nói về việc thuê lao động làm công ăn lương. Việc thuê một lao động là việc mua bán một loại hàng hóa đặc biệt, tên của nó là ‘sức lao động’. Ngay khi sức lao động trở thành hàng hóa, thì những gì áp dụng cho các hàng hóa khác sẽ áp dụng cho sức lao động. Khi nhà tư bản thuê người lao động, nhà tư bản trả cho người lao động ngang giá sức lao động của anh ta (hay nói một cách đơn giản là giá trị sức lao động của anh ta). Giá trị này được xác định bởi cái gì? Chúng ta đã thấy rằng giá trị của tất cả các hàng hóa được xác định bởi lượng lao động sử dụng để sản xuất ra chúng. Điều tương tự cũng áp dụng cho sức lao động.

Tuy nhiên, chúng ta có ý gì khi nhắc đến sản xuất sức lao động? Sức lao động không thực sự được sản xuất trong một nhà máy, như vải, xi giày, hoặc máy móc. Vậy chúng ta giải thích nó như thế nào? Chúng ta chỉ cần nhìn vào cuộc sống hiện đại dưới chủ nghĩa tư bản để hiểu những gì chúng ta quan tâm. Giả sử công nhân vừa hoàn thành công việc trong ngày. Họ mệt mỏi, tất cả sinh lực của họ đã bị sử dụng hết, họ không thể làm việc nữa. Sức lao động của họ thực sự đã cạn kiệt. Cần những gì để khôi phục nó? Thức ăn, nghỉ ngơi, giấc ngủ, sức khỏe và sức mạnh sẽ được phục hồi. Sau đó sẽ xuất hiện lại năng lực làm việc; sau đó, một lần nữa, họ sẽ có lại sức lao động. Điều này có nghĩa là thức ăn, quần áo và chỗ ở – nói cách khác là những nhu yếu phẩm mà người lao động tiêu thụ – ảnh hưởng đến việc sản xuất sức lao động của anh ta. Các yếu tố bổ sung khác cũng phải được xem xét, chẳng hạn như chi phí đào tạo khi cần công nhân lành nghề, v.v.

Mọi thứ mà giai cấp công nhân tiêu thụ để khôi phục lại sức lao động của đều có giá trị. Vì lý do này, giá trị của các sản phẩm tiêu dùng và cả chi phí đào tạo tạo thành giá trị sức lao động. Hàng hóa khác nhau có giá trị khác nhau. Tương tự như vậy, mỗi loại sức lao động đều có giá trị đặc biệt của nó. Sức lao động của thợ sắp chữ có một giá trị, sức lao động của người lao động phổ thông có giá trị khác..

Bây giờ chúng ta hãy quay trở lại nhà máy. Nhà tư bản mua nguyên liệu, nhiên liệu, máy móc, dầu mỡ và các nhu yếu phẩm khác; sau đó anh ta mua sức lao động, ‘mượn tay họ’. Anh ấy trả tiền mặt cho mọi thứ. Công việc sản xuất bắt đầu. Người lao động làm việc, guồng quay xoay, nhiên liệu bị đốt cháy, dầu mỡ được sử dụng, các công trình nhà xưởng bị hao mòn, tiêu hao sức lao động. Kết quả là, nhà máy đã sản xuất ra một hàng hóa mới. Hàng hóa này, giống như tất cả các loại hàng hóa, đều có giá trị. Giá trị này là gì? Trước hết, hàng hoá đã chứa trong mình giá trị của tư liệu sản xuất đã được sử dụng và được chuyển hóa vào nó – nguyên liệu thô, nhiên liệu tiêu thụ, các bộ phận bị hao mòn của máy móc, v.v. Tất cả điều này bây giờ đã được chuyển thành giá trị của hàng hóa. Tiếp đó, sức lao động của người lao động đã được chuyển thành hàng hóa. Nếu số lượng công nhân là 30 người, và nếu trong quá trình sản xuất hàng hóa, mỗi người làm việc trong 30 giờ, thì tổng số giờ làm việc sẽ được tiêu hết là 900. Do đó, toàn bộ giá trị của sản phẩm sẽ bao gồm giá trị của các nguyên vật liệu được sử dụng (chúng ta hãy giả định rằng giá trị của những nguyên liệu này tương đương với 600 giờ), cùng với giá trị mới mà người lao động đã thêm vào bằng sức lao động của họ, cụ thể là 900 giờ. Do đó, tổng số là 600 + 900 = 1500 giờ làm việc.

Nhưng nhà tư bản định giá hàng hóa này bao nhiêu? Đối với nguyên liệu thô, ông ta đã thanh toán đầy đủ; nghĩa là ông ta đã trả một khoản tiền tương ứng với giá trị của 600 giờ làm việc. Nhưng ông ta phải trả giá bao nhiêu cho sức lao động? ông ta trả toàn bộ 900 giờ? Đây là chìa khóa cho câu đố. Theo giả thuyết của chúng ta, ông ta đã trả đủ giá trị sức lao động cho những ngày làm việc. Nếu 30 công nhân làm việc 30 giờ, ba ngày cho 10 giờ mỗi ngày, chủ nhà máy sẽ trả cho họ bất cứ khoản tiền nào cần thiết để họ phục hồi sức lao động trong những ngày đó. Số tiền này sẽ là bao nhiêu? Câu trả lời rất đơn giản; nó sẽ nhỏ hơn 900 một cách đáng kể. Tại sao? Bởi vì số lượng lao động cần thiết để phục hồi sức lao động của tôi là một chuyện, trong khi số lượng lao động mà tôi có thể tiêu hao lại là một chuyện khác. Tôi có thể làm việc 10 giờ một ngày. Để cung cấp đủ lương thực, quần áo, v.v., nhu cầu hàng ngày của tôi là một lượng hàng hóa mà giá trị của chúng bằng 5 giờ. Tức là tôi có thể làm nhiều việc hơn lượng công việc cần thiết để phục hồi sức lao động của tôi. Trong ví dụ của chúng tôi, lượng hàng hóa mà những người lao động tiêu thụ, hãy giả định là, tồn tại dưới dạng thức ăn, quần áo, v.v., trong ba ngày, các hàng hóa có giá trị bằng 450 giờ làm việc; nhưng họ cung cấp 900 giờ lao động. Còn lại cho nhà tư bản 450 giờ; những điều này tạo thành lợi nhuận của ông ta. Trên thực tế, hàng hóa đã tiêu tốn của nhà tư bản, như chúng ta đã thấy, là 600 + 450 = 1050 giờ; nhưng anh ta bán nó với giá trị là 600 + 900 = 1500 giờ; 450 giờ là giá trị thặng dư do sức lao động tạo ra. Kết quả là trong một nửa thời gian làm việc của họ (cụ thể là 5 giờ trong một ngày làm việc mười-giờ), người lao động đang làm việc để tích góp lại những gì họ đã sử dụng hết cho bản thân; nhưng trong nửa ngày còn lại họ làm việc hoàn toàn cho nhà tư bản.

Bây giờ chúng ta hãy xem xét toàn thể xã hội. Những gì chủ sở hữu nhà máy hoặc cá nhân công nhân làm được được chúng tôi quan tâm không đáng kể. Điều khiến chúng ta quan tâm là cấu trúc của bộ máy khổng lồ mang tên xã hội tư bản. Giai cấp tư bản thuê giai cấp công nhân, giai cấp này chiếm số lượng rất lớn. Trong hàng triệu nhà máy, trong các hầm mỏ và mỏ đá, trong rừng và đồng ruộng, hàng trăm triệu công nhân lao động như kiến. Tư bản trả cho họ tiền công, giá trị sức lao động của họ, nhờ đó họ không ngừng tái tạo sức lao động này để phục vụ tư bản. Bằng sức lao động của mình, giai cấp công nhân không chỉ trả công cho mình mà còn tạo ra thu nhập cho các giai cấp trên, tạo ra giá trị thặng dư. Thông qua hàng ngàn con đường, giá trị thặng dư này chảy vào túi của giai cấp chủ. Một phần thuộc về chính nhà tư bản, dưới hình thức lợi nhuận của doanh nhân; một phần thuộc về chủ đất; dưới hình thức thuế, một phần đi vào kho tài sản của Nhà nước tư bản; các phần khác được các thương gia, thương nhân và chủ cửa hàng thu được; được chi cho các nhà thờ và cho nhà thổ, các diễn viên hỗ trợ tư bản, nghệ sĩ, người viết chữ tư sản, v.v. Nhờ giá trị thặng dư, tất cả những kẻ ăn bám được nuôi sống bởi hệ thống tư bản chủ nghĩa.

Tuy nhiên, một phần giá trị thặng dư lại được các nhà tư bản sử dụng lại. Họ thêm nó vào tư bản của họ, và tư bản phát triển. Họ mở rộng doanh nghiệp của họ. Họ thu hút nhiều công nhân hơn. Họ lắp đặt máy móc tốt hơn. Số lượng công nhân được tăng lên sẽ tạo ra giá trị thặng dư lớn hơn cho họ. Các xí nghiệp tư bản ngày càng lớn mạnh. Do đó, tại mỗi chu kỳ của thời gian, tư bản chuyển động về phía trước, tạo ra giá trị thặng dư. Bóp ép giá trị thặng dư ra khỏi giai cấp công nhân, bóc lột công nhân, tư bản không ngừng tăng lên về quy mô.

§ 11. Tư Bản

Bây giờ chúng ta đã thấy rõ tư bản là gì. Trước hết, nó là một giá trị xác định: nó có thể ở dạng tiền tệ; nó có thể ở dạng máy móc, nguyên liệu thô hoặc nhà xưởng; nó có thể ở dạng thành phẩm. Nhưng nó là một loại giá trị phục vụ cho việc sản xuất giá trị mới, cho việc sản xuất giá trị thặng dư. MÀ SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ. SẢN XUẤT TƯ BẢN CHÍNH LÀ SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ.

Trong xã hội tư bản, máy móc và nhà xưởng tồn tại dưới hình thái là tư bản. Nhưng có phải máy móc và công trình luôn ở hình thái tư bản không? Chắc chắn là không. Nếu toàn bộ xã hội là một liên minh hợp tác xã tự sản xuất mọi thứ cho chính nó, thì máy móc hay nguyên liệu thô đều không phải là tư bản, vì chúng sẽ không phải là cách thức tạo ra lợi nhuận cho một nhóm thiểu số người giàu. Có nghĩa là, máy móc, chẳng hạn, chỉ trở thành tư bản khi nó là tài sản riêng của giai cấp tư bản, khi nó phục vụ cho mục đích bóc lột sức lao động của người làm công ăn lương, khi nó phục vụ cho việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Hình thức của giá trị ở đây không quan trọng. Giá trị có thể ở dạng tiền vàng hoặc tiền giấy mà nhà tư bản mua tư liệu sản xuất và sức lao động. Nó có thể ở dạng máy móc mà người lao động làm việc; hoặc từ các nguyên liệu thô mà họ tạo ra hàng hóa; hoặc của các thành phẩm sau đó sẽ được bán. Tuy nhiên, nếu giá trị này phục vụ cho việc sản xuất ra giá trị thặng dư thì, nó là tư bản.

Như một quy luật, tư bản liên tục gánh vác các khía cạnh mới. Chúng ta hãy nghiên cứu cách thức mà các phép biến đổi này diễn ra.

I. Nhà tư bản chưa mua được sức lao động hoặc tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, ông ta hăm hở thu hút công nhân, mua sắm máy móc, thu gom nguyên liệu thô với chất lượng tốt nhất, để có đủ nguồn cung cấp than, v.v. Như vậy, ông ta không có gì ngoại trừ tiền bạc. Ở đây chúng ta có tư bản ở dạng tiền tệ của nó.

II. Với nguồn cung tiền này, nhà tư bản phải tìm đường ra thị trường – tất nhiên không phải trưc tiếp ông ta, vì ông ta có điện thoại, điện báo và hàng trăm người đầy tớ. Ở đây diễn ra việc mua tư liệu sản xuất và sức lao động. Nhà tư bản quay trở lại nhà máy không phải với tiền mà với công nhân, máy móc, nguyên liệu và nhiên liệu. Những thứ này bây giờ không còn là hàng hóa nữa. Chúng đã không còn là hàng hóa; chúng không phải để bán. Tiền đã được chuyển thành tư liệu sản xuất và sức lao động. Vỏ bọc tiền tệ đã được bỏ sang một bên; tư bản đã mang hình thái là tư bản công nghiệp.

Bây giờ công việc bắt đầu. Máy móc được khởi động, guồng quay đã xoay, đòn bẩy di chuyển qua lại, người công nhân ướt đẫm mồ hôi, máy móc bị hao mòn, nguyên vật liệu bị sử dụng hết, sức lao động bị hao tổn.

III. Sau đó, tất cả nguyên liệu thô, sự hao mòn của máy móc, sức lao động, đều trải qua quá trình chuyển hóa dần dần thành các khối hàng hóa. Do đó, tư bản gánh vác một lớp vỏ mới; hiện thân nhà máy của nó biến mất, và nó ở dạng lượng hàng hóa. Chúng tôi có tư bản ở dạng hàng hóa của nó. Nhưng bây giờ, khi quá trình sản xuất đã hoàn tất, tư bản không chỉ đơn thuần là thay đổi lớp vỏ nữa. Giá trị của nó đã tăng lên, vì trong quá trình sản xuất, giá trị thặng dư được thêm vào

IV. Trong sản xuất, mục đích của nhà tư bản không phải là cung cấp hàng hoá để cho riêng mình sử dụng mà là sản xuất hàng hoá để bán cho thị trường. Thứ đã được cất giữ trong kho của ông ta, phải được bán đi. Lúc đầu nhà tư bản đi đến thị trường với tư cách là người mua. Bây giờ, anh ta đến đó với tư cách là một người bán. Lúc đầu, anh ta có tiền trong tay và anh ta muốn mua hàng hóa (tư liệu sản xuất). Bây giờ anh ấy có hàng hóa trong tay và anh ấy muốn kiếm tiền. Khi những hàng hóa này được bán, vốn sẽ chuyển từ dạng hàng hóa trở lại dạng tiền tệ của nó. Nhưng lượng tiền mà nhà tư bản nhận được khác với lượng mà anh ta phải bỏ ra ban đầu, vì nó lớn hơn với một khoản bằng giá trị thặng dư.

Tuy nhiên, điều này không kết thúc sự luân chuyển của tư bản. Tư bản được mở rộng lại vận động một lần nữa và thu được một lượng giá trị thặng dư còn lớn hơn. Giá trị thặng dư này một phần được bổ sung vào tư bản, và bắt đầu một chu kỳ mới. Tư bản luân chuyển như một quả bóng tuyết, và ở mỗi chu kỳ, ở đó lượng giá trị thặng dư còn lớn hơn. Kết quả của việc này là Sản xuất tư bản chủ nghĩa không ngừng mở rộng.

Do đó, tư bản hút giữ giá trị thặng dư ra khỏi giai cấp công nhân và mở rộng sự thống trị của nó ở mọi nơi. Những đặc trưng này của nó giải thích cho sự phát triển mau chóng của nó. Sự bóc lột của giai cấp này bởi giai cấp khác đã diễn ra trong thời kỳ trước đó. Ví dụ, chúng ta hãy xem xét trường hợp một địa chủ khi chế độ nông nô thịnh hành, hoặc một chủ nô trong thời cổ điển Hy Lạp. Họ sống dựa vào nông nô và nô lệ của họ. Nhưng tất cả những gì mà người lao động sản xuất được, chủ đất và chủ nô đều ăn, uống, và mặc chúng – hoặc là chính họ, hoặc khác là tôi tớ của họ và vô số kẻ ăn bám. Vào thời điểm đó, sản xuất hàng hóa còn rất ít. Không có thị trường. Nếu chủ đất hoặc chủ nô buộc nông nô hoặc nô lệ của mình sản xuất một lượng lớn bánh mì, thịt, cá, v.v., thì tất cả những thứ này sẽ đều thối rữa. Sản xuất bị hạn chế để đáp ứng nhu cầu thú vật của chủ đất và gia đình của ông ta. Nó rất khác dưới chủ nghĩa tư bản. Bây giờ sản xuất diễn ra, không phải để thỏa mãn nhu cầu trước mắt, mà vì lợi nhuận. Dưới chủ nghĩa tư bản, hàng hóa được sản xuất để bán, vì lợi ích, vì sự tích lũy lợi nhuận. Lợi nhuận càng lớn càng tốt. Do đó, giai cấp tư bản săn lùng lợi nhuận điên cuồng. Lòng tham này không có giới hạn. Nó là mấu chốt, động cơ chính của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

§ 12. Nhà nước tư bản

Như ta đã thấy, xã hội tư bản chủ nghĩa được xây dựng dựa trên sự bóc lột lao động. Một nhóm thiểu số sở hữu tất cả còn đạ số người lao động lại chẳng có gì. Nhà tư bản ra lệnh. Người lao động tuân theo. Nhà tư bản bóc lột. Người lao động bị bóc lột. Bản chất thật sự của xã hội tư bản chủ nghĩa có thể được bộc lộ qua sự bóc lột vô nhân tính và ngày càng gia tăng này.

Sản xuất tư bản trên thực tế là công cụ cho việc bòn rút giá trị thặng dư”

Tại sao công cụ này có thể được vận dụng trong thời gian dài như vậy? Bởi đâu mà người lao động lại có thể dung thứ một trạng thái đầy rẫy bất cập như vậy?

Câu hỏi này không dễ mà trả lời ngay. Nhìn chung, có hai lý do cho điều này: Đầu tiên, bởi vì giai cấp tư sản được tổ chức tốt và rất quyền lực; thứ nữa, bởi vì bọn tư sản thường kiểm soát được đầu óc của giai cấp công nhân.

Phương tiện đáng tin cậy nhất mà bọn tư sản sở hữu cho mục đích trên là Nhà nước. Trong tất cả các quốc gia Tư bản, Nhà nước gần như là một liên minh của giới chủ. Hãy lấy một vài quốc gia làm ví dụ: Anh Quốc, Hoa Kỳ, Pháp hay Nhật Bản. Ở bất cứ đâu, chúng ta đều có thể tìm được những vị bộ trưởng, ngài quan chức cấp cao, nghị sĩ,… họ hoặc là những nhà tư bản, chủ đất, chủ nhà máy, tài phiệt, hoặc là những nô bộc trung thành, được trả lương hậu hĩnh bởi chủ tư bản như luật sư, giám đốc ngân hàng, giáo sư, sĩ quan, tổng giám mục và giám mục. Những kẻ trở thành nô bộc cho nhà tư bản không phải vì nỗi sợ mà bởi sự can tâm tình nguyện.

Liên minh của những kẻ có quan hệ cá nhân thân thuộc với tư sản, một liên minh bao trùm khắp đất nước và nắm giữ mọi thứ trong tầm tay, được biết đến với tên gọi “Nhà nước”. Tổ chức này của giai cấp tư sản có hai mục đích chính. Đầu tiên và quan trọng nhất ở đây là chặn đứng và đè bẹp các phong trào đấu tranh của công nhân, để đảm bảo quá trình khai thác thặng dư từ giai cấp công nhân được diễn ra trơn tru, để cải thiện sức sản xuất của chủ nghĩa tư bản.

Mục đích thứ hai là để cạnh tranh với các tổ chức tương tự (có thể nói là các nhà nước Tư bản khác), để dành được thị phần thặng dư lớn hơn. Vì thế, các Nhà nước tư bản là một liên minh giới chủ, được lập ra để bảo đảm quá trình bóc lột. Lợi nhuận tư bản và không gì ngoài lợi nhuận tư bản – đây chính là ngôi sao chỉ lối cho mọi hoạt động của băng cướp này. 

Bên cạnh những quan điểm trên về Nhà nước tư bản, những ý kiến sau cũng nên được bàn luận. 

Có ý kiến cho rằng, Nhà nước tư bản được vận hành hoàn toàn dựa trên lợi nhuận tư bản. Tuy vậy, bàn về điểm này. Ở tất cả các quốc gia tư bản đều có các điều khoản cấm hoặc giới hạn lao động trẻ em, giới hạn thời gian làm việc. Ví dụ ở Đức, dưới thời William II đã cung cấp hệ thống bảo hiểm Nhà nước khá tốt cho người lao động. Ở Anh, ngài bộ trưởng tư bản điển hình Lloyd George đã đệ trình Đạo luật Bảo hiểm và Đạo luật Lương hưu Tuổi già.

Ở những xứ tư bản, bệnh viện, trạm y tế, viện điều dưỡng được xây cho người lao động; họ làm đường sắt và nhờ đó mọi người có thể đều có thể đi đây đi đó, không phân biệt giàu nghèo; hệ thống nước đã trở thành tiêu chuẩn đô thị  và còn nhiều điều nữa. Những công trình này phục vụ cho mục đích công cộng.

Với luận điểm này, nhiều người có thể cho rằng, kể cả ở những quốc gia tư bản, Nhà nước vẫn không chỉ vận hành dựa trên lợi ích của giới chủ, mà nó vẫn quan tâm tới lợi ích người lao động. Hơn nữa, Nhà nước còn trừng phạt những chủ xưởng phạm luật.

Nhưng những lập luận trên đều là ngụy biện vì những lý do sau. Việc chính quyền tư sản đôi lúc thông qua những điều luật và quy định có lợi cho giai cấp công nhân là hoàn toàn chính xác. Tuy vậy, chúng chỉ được thông qua nếu đảm bảo được lợi ích giới chủ. Như đường sắt chẳng hạn. Nhờ chúng mà người lao động đi đó đi đây được, và chúng có lợi với người lao động.

Nhưng đường sắt không được xây dựng vì lợi ích người lao động. Thương nhân và chủ xí nghiệp cần đường sắt để chuyển hàng, để chuyển quân, để chở công nhân, .v.v. Tư bản cần đường sắt và làm đường sắt dựa trên lợi ích của riêng họ. Đường sắt cũng hữu ích với người lao động nhưng đó không phải lý do mà giới tư bản xây dựng chúng.

Lại nữa, ta hãy lấy việc vệ sinh phố xá và hãy thêm cả ví dụ về bệnh viện nữa. Trong những trường hợp này, giới chủ quan tâm về khu vực của giai cấp công nhân cũng như những người khác. Rõ ràng là so với khu của giới chủ ở trung tâm thành phố, ta thấy rằng trong các khu ổ chuột của người lao động, sự bẩn thỉu, nhơ nhuốc của sự nghèo khó, bệnh tật, v.v. Nhưng dù sao thì rõ ràng là Nhà tư bản thực sự đã làm một số việc có ích.

Tại sao vậy? Bởi bệnh tật và dịch dã đôi khi lan khắp thành phố, và điều đó có thể xảy đến với cả người giàu nữa. Vì vậy, trong trường hợp này, Nhà nước tư bản và những cơ sở vật chất của họ chỉ đơn giản để phục vụ cho giới chủ.

Thêm một ví dụ nữa. Trong suốt thế kỉ XIX, công nhân Pháp biết đã học được từ giới tư bản việc kiểm soát sinh đẻ. Bằng những biện pháp nhân tạo, họ có thể quyết định không sinh con hoặc sinh không quá hai con. Người ta quá nghèo nên không thể duy trì một gia đình quá lớn. Điều này khiến cho dân số Pháp gần như không đổi. Trong bối cảnh chiến tranh, Giới tư bản Pháp thiếu quân. Một khẩu hiệu được đưa ra: Tổ quốc đang suy thoái! Bọn Đức đang sinh đẻ nhiều hơn chúng ta! Chúng sẽ có nhiều quân hơn!

Ngày càng ít người và được động viên phù hợp với tiêu chuẩn, họ thấp hơn, có lồng ngực bé và yếu hơn. Và giờ đây, giới chủ “chìa bàn tay tương trợ”; họ bắt đầu chú tâm vào việc cải thiện tiêu chuẩn sống cho giai cấp công nhân để người lao động có thể sản xuất thêm nhiều trẻ em. Không nghi ngờ gì, nếu bạn giết gà mái, bạn sẽ không thể có được nhiều trứng.

Trong tất cả các tình huống trên, giới chủ tư bản chắc chắn đã làm những điều có lợi cho người lao động, nhưng chỉ vì lợi ích của họ. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống, các chính sách có ích với người lao động chỉ được đưa ra bởi Nhà nước tư bản chính bởi từ áp lực của giai cấp công nhân. Hầu hết luật lao động được xây dựng theo cách đó – do lo sợ các mối đe dọa từ người lao động. Ở Anh, giới hạn giờ làm hợp pháp đầu tiên (tới 10 giờ) chỉ được đưa ra khi người lao động phản đối. Ở Nga, chính quyền Nga hoàng thông qua luật lao động đầu tiên chỉ bởi những cuộc đình công và bạo loạn báo động từ người lao động. Trong những trường hợp này, Nhà nước – vốn bao gồm nhiều kẻ thù của giai cấp lao động, Nhà nước – vốn chỉ là một tổ chức kinh tế, sẽ phải tính toán thiệt hại, với tôn chỉ rằng: “Thà bỏ một hôm nay còn hơn để mất gấp đôi vào ngày mai, và thà nhượng bộ hơn là liều mạng”. Giới chủ nhượng bộ với yêu cầu của người lao động về cuộc đình công và bồi thường sẽ không mất chiếc ghế chủ xưởng, Nhà nước tư bản trong bất kì tình huống nào cũng không mất đi đặc tính tư bản khi nhượng bộ với người lao động. 

Nhà nước tư bản không chỉ là tổ chức lớn và quyền lực nhất trong các tổ chức tư bản; nó cũng là tổ chức phức tạp nhất vì nhiều bộ phận, xúc tu Nhà nước vươn ra bám quấn lấy mọi người. Mục đích tối thượng của nó là để bảo vệ, củng cố và mở rộng sự bóc lột giai cấp. Để chống lại giai cấp lao động, Nhà nước có thể triển khai các biện pháp theo hai cách, bạo lực hoặc sự khuất phục tinh thần. Đây là những công cụ quan trọng nhất của Nhà nước tư bản. 

Giữa các hình thức bạo lực, đầu tiên phải kể tới quân đội, cảnh sát, hệ thống nhà tù và toà án. Tiếp theo đó là các cơ quan phụ trợ như gián điệp, những kẻ khiêu khích ngầm, tay trong, sát thủ,… 

Quân đội của Nhà nước tư bản được tổ chức theo một phong cách đặc biệt. Đứng đầu là hàng ngũ các sĩ quan, một nhóm “những người đeo cầu vai”, họ được tuyển mộ từ hàng ngũ của những địa chủ quý tộc, những nhà tư bản giàu có, và một phần được đào tạo chuyên nghiệp. Đó là những kẻ thù sâu sắc nhất của giai cấp vô sản.

Chúng đã được đưa tới những cơ sở giáo dục đặc biệt ngay từ thời thơ bé (ở Nga là các trường thiếu sinh quân và trường nghề) nơi chúng được dạy cách đánh người, cách giữ gìn phẩm giá của bộ đồng phục, tuân phục tuyệt đối trước những sĩ quan cấp cao hơn và trở thành quân tốt thí.’ Những thành viên ưu tú nhất của các gia tộc quyền thế, giàu có và cao quý khi gia nhập vào quân đội hoặc hải quân, trở thành tướng quân hoặc đô đốc, sĩ quan cấp cao, đeo huy chương và ruy băng.

Chẳng sĩ quan nào có xuất thân nghèo khó. Họ nắm giữ một lượng binh sĩ khổng lồ. Những người lính này nằm hoàn toàn dưới sự chi phối trong môi trường quân đội và không bao giờ thắc mắc  rằng họ chiến đấu vì điều gì, mà chỉ biết nín lặng tuân phục. Những đội quân này chủ yếu chỉ để kiềm chế người lao động.

Ở Nga, Nga hoàng liên tục dùng quân đội để đàn áp người lao động và nông dân. Dưới triều Alexander II, trước cuộc giải phóng địa chủ, tầng lớp nông dân tăng mạnh và đều bị đàn áp bởi quân đội. năm 1905, quân đội nổ súng vào người lao động trong khởi nghĩa Moscow; chúng tiến hành những chiến dịch khủng bố ở các tỉnh Baltic, Caucasus, và Siberia; từ năm 1906 – 1908, quân đội đàn áp cuộc khởi nghĩa nông dân và bảo vệ tài sản của địa chủ. Trong suốt cuộc chiến, quân đội nổ súng vào công nhân tại Ivanovo-Voznesensk, Kostroma, và nhiều nơi khác. Bọn sĩ quan rất tàn nhẫn. Ở các nước khác cũng vậy. Ở Đức, quân đội của Nhà nước tư bản cũng được sử dụng để đàn áp người lao động.  Cuộc nổi dậy bởi hải quân đầu tiên đã bị đàn áp bởi quân đội. Những cuộc nổi dậy của công nhân ở Berlin, Hamburg, Munich, trên toàn nước Đức, đã bị nghiền nát bởi quân đội.

Ở Pháp, quân đội thường xuyên đàn áp các cuộc đình công; gần đây, chúng nổ súng vào công nhân và rất nhiều binh lính cách mạng Nga, trong thời gian gần đây, quân đội đã đập nát cuộc nổi dậy của công nhân Ireland, những người fellahin Ai Cập, Ấn Độ; Ở nước Anh, binh lính đã tấn công những cuộc diễu hành lớn của công nhân.

Ở Thuỵ Sĩ, trong mỗi cuộc đình công, các đơn vị sử dụng súng máy được huy động và dân quân được triệu hồi đủ loại; tuy vậy; cho tới giờ, dân quân vẫn chưa bắn vào giai cấp vô sản. Ở Hoa Kỳ, quân đội thường đốt phá những khu định cư của người lao động và san phẳng những ngôi nhà (như trong cuộc đình công Colorado). Quân đội tư bản cùng nhau bóp nát sự vùng dậy của giai cấp công nhân trên khắp thế giới như ở Nga, Hungary, bán đảo Balkan, Đức,..

Cảnh sát và hiến binh. Bên cạnh quân đội thường trực, Nhà nước tư bản có một đội quân lưu manh, và đặc biệt là lính đào tạo, chuyên được sử dụng cho mục đích đàn áp công nhân. Trên thực tế, những lực lượng này, có chức năng chống trộm và “bảo vệ người và tài sản công dân”; nhưng cũng là lực lượng tiến hành các vụ bắt bớ, buộc tội và trừng phạt những người lao động bất bình.

Ở Nga, cảnh sát là lực lượng trung thành của địa chủ và Nga hoàng. Ở tất cả các quốc gia tư bản, đặc biệt ác ôn là bọn cảnh sát mật và hiến binh. Ở Nga, lực lượng cảnh sát mật hay “cảnh sát chính trị” được gọi là ‘ohrana’ (bộ phận bảo vệ). Một lượng lớn thám tử, tay trong, gián điệp,… hợp tác với cảnh sát chính chuyên.

Thú vị hơn, trong mối quan hệ này là các biện pháp của mật vụ Hoa Kỳ. Chúng liên kết với mạng lưới các văn phòng thám tử tư và bán chính thức. Cuộc phiêu lưu khét tiếng của Nat Pinkerton rõ ràng là một chiến dịch chống lại giai cấp công nhân. Bọn thám tử đặt bẫy các lãnh đạo công nhân, chúng xúi giục họ giết chủ tư sản, và những việc kiểu như vậy. Chúng cũng tuyển một lượng lớn tay trong (được biết tới ở Hoa Kỳ là ‘scabs’), và những đám lính lưu manh thủ tiêu người biểu tình khi có cơ hội. Những tay sát thủ được thuê bởi nhà nước ‘dân chủ’ Hoa Kỳ hoàn toàn không có định nghĩa về sự ác độc.

Cơ quan luật pháp là công cụ tự vệ cho giai cấp tư sản ở các quốc gia tư bản. Trên tất cả, nó được dùng để giải quyết những người xâm phạm quyền tài sản tư bản hoặc can thiệp vào hệ thống tư bản. Công lý tư sản đã ném Liebknecht vào ngục tù, nhưng xử trắng án cho kẻ sát hại ông. Ngục tù tư bản giải quyết vấn đề và làm việc khá hiệu quả hệt như những kẻ tay đao phủ của Nhà nước tư bản. Mũi dao không phải hướng vào người giàu mà là chống lại người nghèo.

Đó là bộ máy Nhà nước tư bản, những cơ quan thể chế là nhân tố chính trong sự đàn áp trực tiếp và dã man tầng lớp lao động.

Trong số những phương thức kiểm soát tinh thần trong tay Nhà nước tư bản, phải kể đến ba công cụ điển hình: Trường công , nhà thờ công giáo và báo chí Nhà nước hoặc được Nhà nước ủng hộ.

Bọn tư sản biết rằng chúng không thể kiểm soát quần chúng lao động chỉ bằng vũ lực. Điều cần thiết là đầu óc công nhân phải bị bao bọc trong một thứ như thể mạng nhện. Nhà nước Tư sản coi người lao động như đám gia súc, những con vật phải tuân thủ lao động nhưng chúng không được phép cắn.

Và như thế, chúng khó có thể bị xử lý hay loại bỏ hoàn toàn khi chúng muốn cắn trả, mà chúng phải được thuần hoá, như thú hoang được thuần hoá bởi kẻ thuần thú. Tương tư, Nhà nước tư bản duy trì đám chuyên gia chỉ để thuần dưỡng và khuất phục giai cấp vô sản; chúng dùng những giáo viên, giáo sư tư sản, giáo sĩ, nhà báo và tác giả tư bản. Tại trường học tư bản, những chuyên gia này dạy trẻ em tuân phục hệ thống tư bản và kinh miệt, căm ghét những kẻ “nổi loạn”.

.

Bọn trẻ bị nhồi nhét đủ những thứ hoang đường về cách mạng và phong trào cách mạng. Những hoàng đế, những ông vua và tài phiệt công nghiệp – những kẻ bóc lột – được vinh danh. Trong nhà thờ, bọn giáo sĩ được nhà nước trả lương, thao thao bất tuyệt rằng quyền lực đều tới từ Chúa. Ngày qua ngày, những tờ báo tư bản ra rả những lời dối trá trong khi đó những tờ báo của giai cấp công nhân hầu hết bị bóp nghẹt bởi Nhà nước tư bản. Dưới những điều kiện như vậy, liệu người lao động có thể tự kéo bản thân mình ra khỏi vũng lầy? Một tên cướp đế quốc từ Đức đã viết: “Ta không chỉ cần bàn chân của binh lính, ta cần cả trí óc và trái tim của họ.” Cũng bằng cách tương tư, Nhà nước tư bản mưu toan giáo dục công nhân để họ có thể giống như những con vật nuôi, sẵn sàng làm việc như trâu như ngựa với miếng bánh khiêm tốn.

Bằng cách này, hệ thống tư bản đảm bảo sự phát triển của chính nó. Guồng máy bóc lột cứ vậy vận hành. Giá trị thặng dư tiếp tục bị bòn rút từ giai cấp công nhân. Nhà nước tư bản trông nom cho quá trình này, đảm bảo rằng sẽ không có cuộc nổi dậy nào của nô lệ làm công ăn lương có thể xảy ra.

§ 13. Mâu thuẫn cơ bản/ tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản

Giờ chúng ta sẽ xem xét liệu tư bản và xã hội tư sản có đang được hình thành một cách hợp lý hay không. Một thứ sẽ hoạt động trơn tru và hợp lý nếu các thành tố tạo nên nó cũng thỏa mãn điều kiện đó. Chúng ta có thể hình dung cấu tạo của chiếc đồng hồ chẳng hạn: chiếc đồng hồ chỉ chạy bình thường nếu như mọi bánh răng bên trong ăn khớp với nhau mà thôi.

Giờ chúng ta xem xét xã hội tư bản chủ nghĩa. Ta dễ thấy rằng xã hội tư bản chủ nghĩa sở hữu cấu trúc nội tại kém ổn định hơn nhiều so với cái bề ngoài mà ta đang thoáng nhìn qua. Không những thế, cấu trúc đó còn cho thấy những mâu thuẫn và thiếu sót trầm trọng. Trước tiên, dưới nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa không được tổ chức ổn định với tình trạng sản xuất hàng hóa tự do tràn lan. Điều này có nghĩa rằng mọi nhà sản xuất và doanh nghiệp tư bản sản xuất hàng hóa mà không phụ thuộc lẫn nhau. Thay vì để thị trường ước lượng một lượng hàng hóa vừa đủ cho mỗi loại để tiêu dùng, chủ nhà máy chỉ đơn thuần sản xuất ra lượng hàng hóa sẽ đem lại cho họ nhiều lợi nhuận nhất và giúp họ đánh bại đối thủ cạnh tranh. Hậu quả kéo theo là hàng hóa được sản xuất bị dư thừa – tất nhiên là chúng ta đang nói về thời điểm trước hai cuộc Chiến tranh Thế giới. Vì lí do đó, họ không thể bán hết được hàng. Người lao động lại càng không thể mua chúng vì họ không có đủ tiền, và thế là một cuộc khủng hoảng nổ ra. Các nhà máy đóng cừa, công nhân thành người vô gia cư. Chưa kể, sự vô tổ chức trong (kiểm soát lượng) sản xuất hàng hóa đòi hỏi nhà sản xuất phải biết giành giật thị trường; mỗi nhà sản xuất lại muốn giành về tay mình khách hàng từ đối thủ của họ để kiểm soát thị trường. Sự cạnh tranh này xuất hiện dưới nhiều hình thức: nó bắt đầu bằng sự cạnh tranh giữa hai chủ nhà máy, và nó kết thúc bằng chiến tranh thế giới, nơi mà các cường quốc tư bản đấu đá nhau để giành được thị trường toàn cầu. Điều này đã cho thấy rằng những thành phần kinh tế trong xã hội tư bản không chỉ gây trở ngại lẫn nhau, mà còn mâu thuẫn trực tiếp với nhau nữa.

Vì lẽ đó, lý do thứ nhất cho sự bất cân xứng trong xã hội tư bản là ở sự “vô chính phủ” trong sản xuất hàng hóa, điều sẽ dẫn tới khủng hoảng, sự triệt tiêu lẫn nhau và chiến tranh.

Lý do thứ hai cho sự bất cân xứng trong xã hội tư bản nằm ở sự phân tầng xã hội của chúng. Về phương diện này, ta thấy xã hội tư bản không chỉ là một mà là hai xã hội (khác nhau); một bên là các nhà tư bản, còn bên kia là tầng lớp công nhân và nông dân nghèo. Giữa hai giai cấp này là sự thù địch (mâu thuẫn) kéo dài và không thể điều hòa được; đây là điều mà chúng ta gọi là đấu tranh giai cấp. Tại đây, ta cũng thấy rằng những thành tố làm nên xã hội tư bản không những liên kết lỏng lẻo với nhau, mà còn thường xuyên nằm trong trạng thái thù địch nhau.

Vậy chủ nghĩa tư bản có sụp đổ hay không? Câu trả lời còn phụ thuộc vào nhiều khía cạnh. Nếu chúng ta tìm hiểu về sự thành hình của chủ nghĩa tư bản, nếu ta xem xét những sự thay đổi theo thời gian của nó, và nếu ta lại thấy rằng sự bất cân xứng trong lòng nó đang bớt dần, thì chúng ta hoàn toàn có thể trông chờ vào tương lai lâu dài. Tuy nhiên, nếu ta lại thấy rằng qua thời gian, mâu thuẫn giữa các bánh răng của cỗ máy tư bản ngày càng dữ dội hơn, nếu ta lại thấy lỗ hổng của hệ thống này đang dần trở thành cái hố sâu hoắm, thì đã đến lúc phải nói lời yên nghỉ cuối cùng.

Vậy là tới đây, chúng ta đã được tìm hiểu về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.


Mục lục

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận