ĐỪNG CƯỜI NỮA: Max Horkheimer và Theodor Adorno về Tiếng cười, Hạnh phúc giả tạo và Ngành công nghiệp văn hóa
Khi người ta nghĩ về các triết gia, người ta không nghĩ về sự hài hước. Những triết gia thường được thể hiện như một người già dặn, khắc khổ, nội tâm và nghiêm túc. Chúng ta cũng thấy điều tương tự trong thần học và tôn giáo phương Tây. Chắc chắn, sự điên rồ được cho là đối lập với sự khôn ngoan và tiếng cười của sự điên rồ được cho là phi tôn giáo. Tuy nhiên, trong thời kỳ hiện đại, các nhà tư tưởng như Friedrich Nietzsche và Henri Bergson đã tìm thấy cái gì đó khẩn cấp và hiện đại trong tiếng cười. Nietzsche đón nhận tiếng cười và sử dụng lời châm biếm trong suốt tác phẩm của mình để đảo ngược các khái niệm và thực tiễn đáng trân trọng; Bergson gợi ý rằng bản chất hài hước có mối liên hệ với cái mà ông gọi là “sự tiến hóa sáng tạo”. Đối với Bergson, tiếng cười cho phép xã hội trở nên tốt đẹp hơn và sống tốt hơn. Nhưng Theodor Adorno và Max Horkheimer, trong chương nổi tiếng của họ trong sách “Phép biện chứng của sự khai sáng”, chương “Công nghiệp văn hóa”, lại nhìn thấy tiếng cười (cụ thể là ở các bộ phim hoặc phim hoạt hình) trong một ánh sáng rất tiêu cực. Đối với họ, suy nghĩ dường như bắt đầu khi một người ngừng cười.
Sử dụng một cụm từ do Walter Benjamin đặt ra, họ cho chúng ta biết rằng việc “tái tạo cơ học” vẻ đẹp bằng phim ảnh và nhiếp ảnh “không còn chỗ cho những gì đã từng là thiết yếu của vẻ đẹp”. Và “chiến thắng trước sắc đẹp” này được “tôn vinh bởi sự hài hước” (140). Mọi trò đùa, mặc dù nó có thể không có vẻ đẹp như mục tiêu của nó, nhưng đều tàn bạo và đen tối. Mọi trò đùa là một “sự tước đoạt” mà “gọi ra” “Schadenfreud.”
Họ tiếp tục nói với chúng tôi rằng, thực sự, không có lý do gì khiến bất cứ ai ở thế giới phương Tây phải cười: “có tiếng cười” bởi vì “không có gì để cười.” Trên thực tế, tiếng cười chỉ xảy ra khi “nỗi sợ hãi nào đó qua đi”. Đối với họ, tiếng cười sẽ luôn là tiếng cười khi đánh thức ra được những gì là tuyệt nhất đối với họ. Đó còn là sự “thoát khỏi” hoặc “giải thoát” khỏi “nguy hiểm vật chất hoặc khỏi sự kìm kẹp của logic”. Nói cách khác, tiếng cười cũng cho thấy sự không có khả năng đối mặt với thế giới và suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc. Đó là một sự chạy trốn khỏi thế giới và các vấn đề của nó.
Nhưng, quan trọng nhất, Horkheimer và Adorno khẳng định rằng sự hài hước là “tiếng vang của quyền lực như một thứ gì đó không thể tránh khỏi” và nó phá hủy cái mà Adorno, ở nơi khác, gọi là “lời hứa hạnh phúc”. Nếu một người cười, về cơ bản người ta đang chấp nhận sự thật rằng không có gì có thể thay đổi và cốt lõi của nó, đối với họ, họ luôn hoài nghi:
Tiếng cười chính là việc chúng ta tắm trong thuốc men để an thần [ sau những khốn khổ trong cuộc sống]. Ngành công nghiệp giải trí không bao giờ thất bại trong việc quy định tiếng cười. Nó làm cho tiếng cười trở thành công cụ của kẻ lừa đảo thực hành trên hạnh phúc.
Một người hay cười không thực sự hạnh phúc. Đối với họ, “những khoảnh khắc hạnh phúc là không có tiếng cười.” Để minh họa, họ cho rằng thơ của những nhà thơ vĩ đại nhất (theo quan điểm của họ) hiện đại, Charles Baudelaire và Friedrich Holderlin, không có sự hài hước (141). Họ hiểu được hạnh phúc thực sự, văn hóa hiện đại (“xã hội giả tạo”). Hơn nữa, mặc dù bài luận của Henri Bergson về tiếng cười khẳng định tiếng cười theo cách mà nhiều nhà tư tưởng cho là hợp lý, Horkheimer và Adorno cho rằng lập luận của nó đã sai hoàn toàn. Thay vì nâng tầm con người, sự hài hước mở ra cánh cổng cho sự man rợ. Ngược lại, khán giả đang cười là một “nhại lại tình người”.
Trong xã hội giả dối, tiếng cười là một căn bệnh đã tấn công hạnh phúc và đang cuốn nó vào cái tổng thể vô giá trị của nó. Cuộc sống được tạo ra theo Bergson là trong tiếng cười phá vỡ rào cản, còn đối với Adorno và Hokheimer thì đó thực sự là một cuộc sống man rợ, sự tự khẳng định được chuẩn bị sẵn sàng để ngăn con người thoát khỏi sự giải phóng bất kỳ lúc nào họ có cơ hội. Khán giả cười như vậy là một hành động nhại lại tình người. (141)
Và “sự hòa hợp” mà Bergson áp dụng giữa những khán giả đang cười không phải là sự hòa hợp của nhân loại là một “bức tranh biếm họa về tình đoàn kết”. Có lẽ dựa trên khái niệm của Baudelaire về “tiếng cười satan”, Horkheimer và Adorno lập luận rằng điều “quái đản” nhất về “tiếng cười giả tạo” này là nó mang tính “hòa giải” trong khi trên thực tế, nó dựa trên “chi phí của mọi người” [ bỏ tiền để mua tiếng cười]. Horkheimer và Adorno nói rằng loại thú vị duy nhất là “khắc khổ”.
Nói cách khác, nếu một người muốn thực sự hạnh phúc, người đó phải ngừng cười.
Nếu đúng như vậy, việc xem các phim hoạt hình ban đầu của Horkheimer và Adorno gợi ý rằng khi người xem / người xem phê bình xem chúng, anh ta sẽ không cười vì anh ta tìm thấy ý tưởng trong đó, tìm thấy bản thân mình trong đó; cụ thể là, ý tưởng rằng mặc dù một nhân vật hoạt hình có thể được “công nghệ hóa” thì nó vẫn có “cuộc sống thứ hai” và mang lại cho người xem hy vọng rằng “công lý đã được thực hiện” và sẽ được thực hiện. Đặc biệt, những phim hoạt hình này mang đến cho khán giả cái mà Adorno gọi là “lời hứa hạnh phúc”. Tuy nhiên, cuối những năm 1930 và đầu những năm 1940 khi họ viết cuốn sách thì không.
Phim hoạt hình đã từng là biểu tượng của giả tưởng trái ngược với chủ nghĩa duy lý. Họ đảm bảo rằng công lý đã được thực hiện đối với những sinh vật và đồ vật mà họ đã bị nhiễm điện hóa, bằng cách mang lại cho các mẫu vật bị giết chết một cuộc sống thứ hai. Tất cả những gì hoạt hình làm ngày nay là xác nhận sự chiến thắng của lý trí công nghệ so với sự thật. (138)
Trong phim Vịt Donald và nhiều phim hoạt hình khác, chỉ có một bài học mà tất cả các hành vi bạo lực đối với các nhân vật đều thể hiện: “sự phá vỡ sự phản kháng của cá nhân”, đó là “điều kiện sống trong xã hội này.” Theo họ, bằng cách nhìn thấy điều này và cười vào điều này, khán giả học được cách “tự chịu hình phạt của mình”. Và điều này không có gì đáng cười cả.[ Những người lao động trong xã hội này đều bị tha hóa và bóc lột, họ tìm đến phim hoạt hình để giải trí , tuy nhiên những nhân vật trong phim hoạt hình đều là đại diện cho bản thân của mỗi người trong xã hội dưới thời công nghiệp văn hóa, và những nhân vật hoạt hình đó bị mất tính phản kháng, chẳng khác gì những người lao động bản thân họ, nên cười vào những người này chính là cười vào bản thân mình –N.D]
Đọc “ngành văn hóa” của cả hai ông và “phê bình” tiếng cười của hai ông là điều bắt buộc để ta ngừng cười. Horkheimer và Adorno thấy phim hoạt hình không có gì vui và sẽ chỉ khẳng định phim hoạt hình (và có lẽ là hài) phải hứa hẹn một thế giới tốt đẹp hơn thế giới mà chúng ta đang sống hiện nay. Họ, như Adorno nói ở nơi khác theo cách của Samuel Beckett, quan tâm hơn đến tiếng cười khi cười. [ Chứ không phải những nỗi bất hạnh dẫn mình đến tiếng cười – N.D] Horkheimer và Adorno cười nhạo và tin rằng, khi làm như vậy, họ đang trên con đường dẫn đến hạnh phúc thực sự. Và điều này cho thấy rằng, trong thế giới truyền thông và sự hài hước vô tận này, họ luôn không hài lòng và không thấy có gì đáng cười. Người ta tự hỏi Horkheimer và Adorno sẽ nói gì về facebook hoặc mạng xã hội liên tục chia sẻ sự hài hước.
Người ta tự hỏi liệu họ có thích Schlemiel không và ít nhất, họ có mỉm cười không. Đối với Adorno và Horkheimer, tất cả phụ thuộc vào việc liệu sự hài hước của Schlemiel có nâng cao “lời hứa về hạnh phúc” và hy vọng về một thế giới khác nhiều so với thế giới này hay không. Bất chấp điều đó, khán giả Yiddish và hàng nghìn độc giả thích cười nhưng, không giống như Horkheimer và Adorno, họ không thấy sự mâu thuẫn nào giữa tiếng cười và lời hứa về một thế giới mới. Đối với Sholem Aleichem, điều răn không phải là ngừng cười mà phải cười nhiều hơn (nhưng theo cách hy vọng có thể phá vỡ mọi bóng tối của thế giới). Phương tiện của tiếng cười như vậy là Schlemiel.
Schlemiel : Là loại giải trí của người Yiddish nói về những người ngu ngốc, bất hạnh hay gây tiếng cười. Câu kết của tác giả có ý nghĩa rằng những người thích thể loại Schlemiel như vậy chẳng khác gì Schlemiel – ý chỉ những người ngu ngốc, bất hạnh.
Người viết: Menachem Feuer
Người dịch: Sally Mju
Mèo Mju kêu meo meo