Gayatri Spivak nói về Derrida, the subaltern* , cuộc sống và công việc của bà

Người dịch: Sally Mju

*Subaltern: người bị thống trị về tất cả mọi mặt, về kinh tế, chính trị, xã hội,.. những người bị ruồng bỏ, những người bị bóc lột, những người di cư, những người nghĩ mình tự do nhưng thật ra bị thống trị.

**Gayatri Spivak, được biết đến như là một trong những học giả quan trọng nhất sáng lập ra lý thuyết về hậu thuộc địa. Người có công đóng góp rất lớn cho nền học thuật xã hội và đã dịch rất nhiều sách về Giải mã cấu trúc của Derrida. Bà đã từng làm việc với chính Derrida để đưa ra những bản dịch tiếng Anh hoàn mỹ nhất.

Gayatri Spivak nói về Derrida, the subaltern1, cuộc sống và công việc của bà

Steve Paulson phỏng vấn học giả Gayatri Spivak cho tờ tạp chí Los Angeles Review of Books. Spivak là một Marxist-feminist và nghiên cứu hậu thuộc địa. Bà nói về cảm giác lần đầu tiên dịch cuốn sách Derrida’s Of Grammatology vào những năm 60 khi bà còn trẻ, và ngay sau khi nhập cư từ Ấn Độ. Và việc dịch ấn bản kỷ niệm 40 năm của cuốn sách này ngày nay. Spivak cực kỳ cởi mở nên toàn bộ cuộc phỏng vấn diễn ra sống động. Đồng thời những suy nghĩ của bà đặc biệt sâu sắc về ý nghĩa bên trong của tác phẩm và bên ngoài học thuật (cũng như việc bà nhận diện Derrida là một người Do Thái Algeria). Dưới đây là một đoạn trích của cuộc phỏng vấn qua  LARB.

Gayatri C. Spivak | The Department of English and Comparative Literature

STEVE PAULSON: Bà vừa ra mắt ấn bản kỷ niệm 40 năm Derrida’s Of Grammatology. Tại sao chúng ta lại cần một bản dịch chỉnh sửa của cuốn sách này?

GAYATRI CHAKRAVORTY SPIVAK: Khi tôi dịch cuốn này lần đầu tiên, tôi không hề biết Derrida là ai hay tư duy của ông ấy là gì. Thế nên, tôi đã cố gắng hết sức để giới thiệu và dịch Derrida, phần giới thiệu thực sự rất cuốn hút, tôi đã rất vui. Nhưng bây giờ, sau một đời làm việc với và thông qua Derrida, tôi có thể kể nhiều hơn với độc giả của tôi về nhà tư duy phi thường này, vì vậy trong cuốn sách mới ra này, tôi đã thêm một lời mở đầu. Hãy suy nghĩ công việc này như là một sự tri ân cho một cuộc đời nhiệt huyết hơn là một văn bản bổ sung mới.

Sự hiểu biết của bà về cuốn sách của Derrida có thay đổi trong bốn thập kỷ qua, kể từ lần đầu tiên bà dịch không?

Có chứ. Khi tôi bắt đầu dịch, tôi đã không nhận thấy cuốn sách này phê phán “Chủ nghĩa trọng tâm Châu Âu” như thế nào vì cụm từ này vào năm 1967 không quá phổ biến. Derrida là một người Do Thái gốc Algeria, sinh ra trước Thế chiến thứ hai, ông đã thực sự tiếp xúc với triết học phương Tây từ bên trong. Một người đàn ông tuyệt vời, ông đã nắm bắt được Chủ nghĩa trọng tâm Châu Âu từ rất sớm. Tôi không nghĩ rằng ngày xưa tôi đã hiểu được khía cạnh đó nhiều như bây giờ. Tôi cũng hiểu chủ đề xuyên suốt nó không chỉ là cách chúng ta nên đọc sách như thế nào mà còn là cách chúng ta nên sống thế nào, điều này ngày xưa tôi không hề biết. Và cũng may, lúc đó tôi học Hegel nên tôi có thể tạo ra một số mối liên kết với Derrida.

Vậy thì tại sao bà thấy cuốn sách này về cơ bản, là một phê phán đối với triết học phương Tây?

Nó không chỉ là ‘sự hủy diệt’ triết học phương Tây mà cuốn sách này còn là xây dựng. Mục đích của cuốn sách không phải tạo ra khoảng cách với triết học phương Tây mà là chỉ ra một mối liên kết quan trọng. Vì vậy, phải nói từ bên trong ra , đó là được gọi là sự giải cấu trúc – deconstruction. Thầy của tôi, Paul de Man đã từng nói với một nhà phê phán vĩ đại khác, Fredric Jameson, “Fred, ông chỉ có thể cấu trúc ra được những gì ông thích, bởi vì ông đang làm điều đó từ bên trong, với sự liên kết và xoay chuyển tình thế. Đó là một dạng phê phán.

Of Grammatology: Jacques Derrida, Gayatri Chakravorty Spivak: 9789390064496: Books - Amazon

Derrida đã cố gắng giải cấu trúc điều gì? Ông ấy cố gắng giải thích triết học phương Tây theo một luồng sáng mới như thế nào?

Ông tập trung vào sự thống trị không hề bị lung lây trong nhiều thế kỷ. Toàn bộ nhóm những người bị ruồng bỏ vì một loại diễn ngôn thống trị nhất định được thiết lập. (Tức là một tư tưởng diễn ngôn được thiết lập bắt mọi người tuân theo, và ruồng bỏ một số người không tuân theo, cũng như ngoài vòng diễn ngôn – N.D). Ông cũng phân tích một điều rất mạnh mẽ về sự truyền miệng của người châu Phi: họ có thể nhớ bảy thế hệ trong gia đình trở lại; nhưng chúng ta đã mất khả năng đó. Ở đó, “viết” diễn ra trên vật liệu tâm linh được gọi là “trí nhớ”. Derrida kết nối điều này với Freud. Vì vậy, ông ấy đang nói, hãy nhìn vào thực tế một cách cẩn thận. Việc “viết” hay “trí nhớ” đều đã được mã hóa để những người khác, ngay cả khi họ không có mặt, vẫn có thể hiểu những gì chúng ta đang nói. Ông cũng cho rằng truyền thống triết học đã luôn bị đàn áp theo cách này.

Lần đầu tiên bà bắt đầu dịch bản dịch  Ngữ pháp học vào cuối những năm 60. Bà là một học giả vô danh vào thời điểm đó, và Derrida phần lớn vẫn chưa được biết đến ở Mỹ. Đây là một cuốn sách mang tính lý thuyết cao, rất khó và vẫn khi đọc còn gặp rất nhiều khó khăn. Tại sao bà lại muốn dịch một dự án khó khăn như vậy?

Chà, tôi hoàn toàn không biết Derrida là ai. Lúc đó tôi 25 tuổi và là trợ lý giáo sư tại Đại học Iowa vào năm 1967, và tôi đang cố gắng giữ cho đầu óc mình minh mẫn. Nên, tôi sẽ đặt mua những cuốn sách từ danh mục bất thường mà tôi nên đọc, vậy nên tôi đã đặt mua cuốn sách đó .

Vậy là bà đọc nó bằng nguyên bản tiếng Pháp và sau đó nghĩ rằng có lẽ nên có một bản dịch tiếng Anh?

Không không. Tôi đã cố gắng đọc nó và nghĩ rằng nó là một cuốn sách phi thường. Đây là trước khi có internet, nên lúc đó không ai nói với tôi bất cứ điều gì về Derrida. Thầy của tôi đã không gặp Derrida khi tôi rời Cornell, vì vậy tôi thực sự không biết ông ta là ai. Thế nên, tôi nghĩ, “Chà, tôi là một phụ nữ trẻ người nước ngoài thông minh, và đây là một tác giả vô danh. Sẽ không có ai cho tôi hợp đồng dịch, vậy tại sao tôi không thử dịch ông?” Và tôi đã nghe trong một bữa tiệc cocktail rằng Nhà xuất bản Đại học Massachusetts đang dịch, vì vậy tôi đã viết cho họ một bức thư truy vấn rất ngây thơ vào cuối năm 1967 hoặc đầu năm 1968. Sau đó, họ nói với tôi rằng họ thấy bức thư truy vấn của tôi rất dũng cảm và ngọt ngào nên họ nghĩ rằng họ nên cho tôi một cơ hội. [Cười.] Nó thực sự nực cười, nhưng tôi đã được trao cơ hội dịch đó.

Một cuốn sách được bắt đầu đơn giản như vậy, mà giờ đây nó đã trở thành kinh điển.

Bạn biết đấy, tôi đã rất ngạc nhiên. Bạn phải đặt mình trở lại vị trí của tôi. Tiếng Anh và tiếng Pháp đều không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi và tôi chỉ rời Ấn Độ vào năm 1961. Lời giới thiệu của tôi là một lời giới thiệu khiêm tốn vì tôi thậm chí chưa từng học một khóa triết học nào.

Và đó là một phần giới thiệu rất dài. Phần giới thiệu của bạn về cuốn sách của Derrida gần như là một cuốn sách.

Đó là những gì tôi đã viết trong hợp đồng của mình vì tôi muốn viết một cuốn sách về Derrida. Vì vậy, tôi đã viết trong hợp đồng của mình, tôi sẽ không dịch nếu tôi không thể viết một đoạn giới thiệu dài chuyên khảo. Tôi đã ngoài 20 tuổi khi viết bức thư đó. Bây giờ nghĩ lại ngại quá.

Bà có tiếp xúc nhiều với chính Derrida khi làm việc dịch thuật không?

Không, tôi hoàn toàn không biết ông ta là ai. Tôi chỉ gặp ông vào năm 1971. Và tôi đã không nhận ra ông cho đến khi ông ta đến gần tôi và nói, bằng tiếng Pháp, “Je m’appelle Jacques Derrida,” và tôi gần muốn xỉu luôn.

Nhưng chắc là sau đó bà đã biết rõ về ông ấy?

Vâng, chúng tôi đã trở thành bạn bè. Chúng tôi là đồng minh. Bạn thấy đấy, một trong những điều ông ấy hiểu, có lẽ hơn cả tôi ở thời điểm đó, là ý nghĩa của việc cô gái châu Á thực sự không giỏi tiếng Pháp này, tung cuốn sách này ra thế giới theo cách riêng của cô ấy, cho đến nay thời phe đảng triết học của châu Âu dâng cao. Ông ấy và tôi thường đi ăn – và ông ấy là một người đàn ông hào hoa, một người Do Thái Sephardic đến từ Algeria – và mọi người thường hay nhầm ông ấy là người Ấn Độ, còn tôi là người Ấn Độ và dòng chữ văn hóa của tôi rất mạnh và đôi khi tôi mặc sari, vì vậy đó là một trò đùa và ông ấy thường sẽ nói, “Vâng, tôi là người Ấn Độ.” Ông hiểu vẻ đẹp hoàn cảnh của một người trẻ tuổi không phải là tiến sĩ người Pháp, cũng không phải là người nói tiếng Pháp bản địa hay nói tiếng Anh bản ngữ, và cô ta đã đưa ra bản dịch của ông ấy, không phải vì cô ấy tôn thờ ông, bởi vì cô ấy thậm chí còn không biết ông ta là ai. Cô ấy đang cung cấp bản dịch của ông cho phần còn lại của thế giới và ai cũng đều thích thú với nó. Ông thấy tình huống đó rất hấp dẫn ông.

Bà sinh ra ở Calcutta một vài năm trước Phân vùng của Ấn Độ và bà lớn lên trong một gia đình trí thức?

Đúng. Mẹ tôi kết hôn năm 14 tuổi, và anh trai tôi được sinh ra khi bà 15 tuổi. Cha tôi sinh ra ở một ngôi làng ở chân đồi của dãy Himalaya, nơi bây giờ là Bangladesh, trong một cộng đồng mà họ thậm chí còn không mặc quần áo cho đến khi họ được sáu hoặc bảy tuổi. Họ chỉ đeo một chiếc vòng kim loại ở giữa. Khi họ đi học, họ mặc áo dhotis. Vào mùa đông, họ ngồi bên đống lửa, quấn lấy vai. Vậy mà hai người này thực sự đều là trí thức, sau này sống trí thức và nuôi dạy con cái của họ làm nghề trí thức. Người cha ủng hộ nữ quyền, người mẹ ủng hộ nữ quyền. Đó là một sự giáo dục phi thường. Tôi nợ cha mẹ gần như tất cả mọi thứ.

Vách ngăn chia cắt đất nước thành Ấn Độ và Pakistan có ảnh hưởng nhiều đến gia đình bà không?

Bạn biết đấy, chúng tôi cũng nghĩ về nó như là Sự Độc lập. Sự độc lập được đánh dấu bằng nỗi kinh hoàng của Partition. Vì vậy, Partition là cái giá mà chúng tôi buộc phải trả. Chà, nó đánh dấu những người thân của tôi hơn cả gia đình trực hệ của tôi bởi vì thực tế cha tôi đã chạy khỏi Đông Bengal, bây giờ là Bangladesh. Khi cha tôi làm bài tốt trong kỳ thi tốt nghiệp trung học của mình, ông nội nói với cha, “À, vậy thì con có thể làm giám đốc bưu điện ở thị trấn trong quận,” và cha tôi có nhiều tham vọng hơn, vì vậy, ông đã chạy đến Calcutta vào năm 1917. Tôi sinh ra ở Calcutta. Nhưng cách mà Sự phân chia đã ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng tôi tất nhiên là những cuộc bạo động khủng khiếp do Vụ giết người ở Calcutta năm 1946 và nạn đói năm 1942 trở về sau. Những điều đó thực sự đã ảnh hưởng đến chúng tôi. Và khi những người tị nạn bắt đầu đến, mẹ tôi, lúc bấy giờ là một nhân viên xã hội, sẽ rời đi lúc năm giờ sáng và đến ga xe lửa để giúp người tị nạn phục hồi chức năng. Đây là một số điều đã đánh dấu tuổi thơ của tôi.

Bà cũng đã thấy cách người Hồi giáo bị coi là người ngoài.

Tất nhiên, điều đó hiện đang tăng lên ở Ấn Độ. Vào năm 1947, tôi còn quá nhỏ – tôi mới 5 tuổi – để cảm nhận sự khác biệt giữa người theo đạo Hindu và đạo Hồi vì tôi ở trong một gia đình rất theo đạo đại kết. Nhưng đó là tất cả xung quanh chúng tôi. Tôi đã chứng kiến các cuộc bạo động Hindu-Hồi giáo, rất bất thường bởi vì từ đó đến nay đã có một loại xung đột cùng tồn tại trong nhiều thế kỷ. Khi cuộc bạo loạn diễn ra, bắt đầu trong khu phố của chúng tôi, bạn sẽ nghe thấy Allahu akbar và sau đó là Hara hara Mahadeo và bạn biết rằng ai đó đang bị giết. Và bạn sẽ thấy đổ máu. Nhưng tôi còn quá trẻ và trong nhà tôi rất ít phân biệt đẳng cấp, tôn giáo hay bất cứ thứ gì. Và các sinh viên Hồi giáo của cha tôi rất ủng hộ, thậm chí đến gặp ông ấy trong trang phục như những người theo đạo Hindu và bảo ông ấy không được trả lời một cuộc điện thoại vào buổi tối. Bản thân cha tôi là một người bất bạo động. Mở cửa ngôi nhà nhỏ, ông đứng với những người đàn ông Hồi giáo trên sân thượng và phụ nữ và trẻ em trong nhà, nói: “Chừng nào tôi còn sống, sẽ không ai có thể chạm vào anh”. Chúng tôi không nghĩ đến sự khác biệt nhiều như vậy. Khi còn nhỏ, chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đều là những người giống nhau.

Bà đã nhận bằng đại học ở Ấn Độ vậy sau đó bà đã đến Mỹ như thế nào?

Tôi đã lấy bằng Đại học Calcutta, và lúc đó tôi đang tìm kiếm nguồn học Thạc sĩ. Tôi chỉ mới 18 tuổi và không có cha – ông mất khi tôi 13 tuổi – và tôi nhận ra mình sẽ không học được nhận học thạc sĩ vì tôi là biên tập viên của một tạp chí và tôi đã rất phê phán các trường đại học.  Vì vậy, tôi đã vay tiền và mang theo vé một chiều và $18 trong túi. Tôi không muốn đến Anh bởi vì tôi sẽ phải lấy bằng cử nhân thứ hai, chứ không phải thạc sĩ. Vì vậy, đây là lý do tại sao tôi đến Mỹ. Tôi đến Cornell vì tôi chỉ biết đến những cái tên Harvard, Yale, và Cornell và tôi nghĩ Harvard và Yale quá tốt đối với tôi.

Ngày nay bà được biết đến nhiều nhất với tư cách là một trong những người sáng lập ra các nghiên cứu về hậu thuộc địa. Có mối liên hệ nào giữa công việc này và công việc trước đó của bà về giải cấu trúc và dịch Derrida không?

Bạn biết đấy, tôi hoàn toàn không thuộc phe đảng lý thuyết của Pháp. Vì vậy, với tư cách là một người ngoài cuộc, tôi là người nhỏ nhất của một người định hướng xu hướng với giải cấu trúc. Nó đã trở nên nội bộ hóa đến mức tôi chắc chắn không tạo được kết nối. Nhưng công việc nghiên cứu thời hậu thuộc địa đã đến như một kiểu tự truyện đối với hầu hết những người di cư ở thành thị trung lưu – như Edward Said, nghĩ rằng “Tôi đã bị phương Đông hóa”. Năm 1981, khi được Viện Nghiên cứu Pháp Yale yêu cầu viết về chủ nghĩa nữ quyền của Pháp và Nghiên cứu phê phán giải cấu trúc, tôi đã tự hỏi mình, làm thế nào mà tôi trở thành người có thẩm quyền phê phán các tài liệu, văn bản Pháp? Vì vậy, tôi quay trở lại việc giải cấu trúc và nghĩ khác. Do đó, công việc của tôi cũng là sự tham gia vào giải cấu trúc, nó xem xét những gì bị loại trừ khi chúng tôi xây dựng hệ thống. Phần giải cấu trúc nói rằng cách tốt nhất để tiến hành là một sự tự phê phán mạnh mẽ. Và phần giải cấu trúc nói rằng bạn không nên buộc tội những gì bạn đang giải cấu trúc. Mà bạn phải hòa nhập vào nó. Hãy nhớ rằng sự liên kết là rất quan trọng. Vì mối liên kết sẽ giúp bạn xác định được thời điểm mà văn bản dạy bạn cách xoay chuyển nó và sử dụng nó. Vì vậy, điều này đã trở thành một phần trong cách xoay chuyển của tôi. Rõ ràng là có một mối liên hệ. Nhưng một điều tôi chưa bao giờ làm là áp dụng lý thuyết. Lý thuyết hóa là một thực hành. ( Ý của Spivak là sử dụng lý thuyết để suy nghĩ và đưa nó vào suy nghĩ và công việc của mình, chứ không áp dụng hay còn gọi là mang nó đến kết luận). Nó trở nên nội bộ hóa (kết luận hóa). Suy nghĩ của bạn sẽ thay đổi và điều đó thể hiện trong công việc của bạn. Thế nên, đó là những gì đã xảy ra.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận