Judith Butler nghĩ bạn đang làm quá.
Điều đầu tiên tôi làm khi đọc cuốn sách mới của Judith Butler, “Who’s Afraid of Gender? – Ai sợ giới?”, là tra từ “phantasm -ảo tưởng”, xuất hiện 41 lần chỉ trong phần giới thiệu. (Nó có nghĩa là ảo ảnh; “ảo tưởng về giới tính” – phantasm of gender,”, một mối đe dọa bắt nguồn từ nỗi sợ hãi và tưởng tượng.)
Điều thứ hai tôi làm là cười khúc khích về tiêu đề, bởi vì câu trả lời cho câu hỏi ai sợ giới là… à chắc là tôi? Ngay cả đối với một người đã viết về giới và vị nữ trong hơn một thập kỷ và từng đảm nhận chức danh “biên tập viên về giới” của tờ báo này, thì việc nói về giới ngày nay có thể cảm thấy rất căng thẳng, bị chính trị hóa, bị cuốn vào một cuộc khẩu chiến tranh luận , ngay cả một cuộc trò chuyện thông thường là không thể.
Có lẽ tôi là độc giả điên cuồng với các cuốn sách của Butler, trong đó, theo nhà triết học bí truyền khét tiếng này thì các ngôi sao nhạc pop khiến cho mọi người khủng hoảng về “Giới”, theo như an ninh quốc gia ở Nga thì xem “giới” là mối đe dọa trên khắp thế giới hiện đại ; đến nền văn minh – theo Vatican; đến gia đình truyền thống Mỹ; theo một số người bảo thủ – họ chống đối “Giới” vì muốn bảo vệ trẻ em khỏi nạn ấu dâm và grooming ( hành vi thao túng và lạm dụng tình dục). Nói một cách ngắn gọn, “Giới” nắm giữ sức mạnh dường như khiến mọi người phát điên vì sợ hãi.
Tác phẩm mới nhất của Butler xuất hiện hơn ba thập kỷ sau cuốn sách đầu tiên và nổi tiếng nhất của Butler “Gender Trouble – Rắc rối giới”, đưa ý tưởng “giới như một màn trình diễn” trở thành xu hướng phổ biến. Hóa ra, Butler – người đã viết 15 cuốn sách kể từ đó – không bao giờ có ý định quay lại chủ đề này, ngay cả khi một cuộc chiến văn hóa nổ ra. Nhưng sau đó vấn đề chính trị đã trở thành vấn đề cá nhân: Butler đã bị tấn công thể xác vào năm 2017 khi đang phát biểu ở Brazil và bị đốt hình nộm bởi những người biểu tình hét lên, “Đem hệ tư tưởng của mày hãy xuống địa ngục đi”.
Bạn có bao giờ lường trước được một thế giới nơi mà tư tưởng của bạn sẽ được phổ biến rộng rãi và cũng đầy thách thức không?
Khi tôi viết Gender Trouble,” tôi là một giảng viên. Tôi đang dạy năm lớp, cố gắng viết cuốn sách này mà tôi nghĩ sẽ không có ai đọc. Tuy nhiên, tôi biết tôi không chỉ nói cho chính mình; có những người khác là những người ủng hộ vị nữ mạnh mẽ nhưng cũng là người đồng tính nữ hoặc đồng tính nam hoặc đang cố gắng tìm hiểu giới theo những cách không phải lúc nào cũng được chào đón. Nhưng ngày nay, những người sợ ý tưởng của tôi lại là những người không đọc tôi. Nói cách khác, tôi không nghĩ họ sợ ý tưởng của tôi. Họ đã nghĩ ra một thứ khác – một kiểu tưởng tượng về những gì tôi tin tưởng hoặc tôi là ai.
Và tất nhiên, không chỉ quan điểm của tôi đang bị biếm họa, mà rộng hơn là về giới – nghiên cứu về giới, các chính sách tập trung vào giới, phân biệt giới tính, giới và chăm sóc sức khỏe, bất cứ thứ gì có “giới” trong đó đều là một loại viễn cảnh đáng sợ, ở mức ít nhất là đối với một số người.
Vậy… ai sợ giới?
Thật buồn cười, tôi có một người bạn, một nhà lý thuyếtgia kỳ quặc. Tôi cho anh ấy biết tên cuốn sách và anh ấy nói: “Mọi người! Ai cũng đều sợ giới!”
Điều rõ ràng đối với tôi là có một loạt những tưởng tượng kỳ lạ về giới là gì – nó có sức tàn phá như thế nào và nó đáng sợ đến mức nào – như một số thế lực đang lan truyền: Viktor Orban, Vladimir Putin, Giorgia Meloni, Rishi Sunak, Jair Bolsonaro, Javier Milei, và tất nhiên là Ron DeSantis, Donald Trump cùng rất nhiều phụ huynh và cộng đồng ở các bang như Oklahoma, Texas và Wyoming, những người đang tìm cách thông qua luật cấm giảng dạy về giới hoặc đề cập đến giới trong sách.
Rõ ràng là những người đó rất sợ giới tính. Họ truyền cho nỗi sợ đó sức mạnh mà tôi thực sự không nghĩ là nó có. Nhưng những nhà hoạt động vị nữ cũng tự gọi mình là “phê phán giới”, hoặc những người loại trừ người chuyển giới, hoặc những người có quan điểm rõ ràng chống lại nền chính trị chuyển giới.
Bạn có thể mô tả điều gì đã thôi thúc bạn quay lại chủ đề này không?
Tôi sắp tới Brazil để dự một hội nghị về tương lai của nền dân chủ. Và tôi đã được thông báo trước rằng có những kiến nghị chống lại việc tôi lên tiếng, và họ quyết định tập trung vào chỉ trích tôi vì tôi là “giáo hoàng”, nữ giáo hoàng, về giới. Tôi không chắc làm thế nào tôi bị phân biệt, nhưng rõ ràng là tôi đã bị vậy. Tôi đến địa điểm sớm và có thể nghe thấy tiếng đám đông bên ngoài. Họ đã tạo ra một hình ảnh quái dị về tôi với những chiếc sừng, mà tôi cho là mang tính chất bài Do Thái một cách công khai – với đôi mắt đỏ và vẻ ngoài như ma quỷ – với bộ bikini trên người. Nhưng mà, tại sao lại mặc bikini?
Nhưng dù thế nào đi nữa, tôi đã bị đốt cháy trong hình nộm. Và điều đó làm tôi hoảng sợ. Và sau đó, khi tôi và đối tác rời đi, tại sân bay, chúng tôi bị tấn công: Một người phụ nữ nào đó cầm một chiếc xe đẩy lớn lao vào tôi và cô ấy la hét về nạn ấu dâm. Tôi không thể hiểu tại sao.
Đúng vậy, và bạn đã cảm ơn người thanh niên đã lao mình vào giữa bạn và kẻ tấn công để nhận đòn. Vậy đây có phải là lần đầu tiên bạn nghe đến hiệp hội “ấu dâm” không?
Tôi vừa thuyết trình về triết học Do Thái, và có người ở phía sau đã nói: “Bỏ tay ra khỏi con cái chúng tôi!” Lúc đó tôi nghĩ: Hả? Sau này tôi nhận ra rằng cách thức hoạt động của phong trào tư tưởng chống giới là nói: Nếu bạn phá bỏ điều cấm kỵ đối với đồng tính luyến ái, nếu bạn cho phép hôn nhân đồng tính nam và đồng tính nữ, nếu bạn cho phép xác định lại giới, thì bạn đã phủ nhận quy luật tự nhiên của giới tính, thứ giữ cho quy luật đạo đức được nguyên vẹn – có nghĩa đó là chiếc hộp Pandora; chỉ cần nói về “giới” thì toàn bộ sự đồi trụy sẽ xuất hiện.
Khi tôi đang chuẩn bị phỏng vấn bạn, tôi nhận được một tin tức về hiệp ước “Đừng nói về đồng tính” ở Florida, trong đó nói rằng các trường học không thể dạy về L.G.B.T.Q. từ mẫu giáo đến lớp 8, nhưng nêu rõ rằng thảo luận thì được. Bạn viết rằng ngôn ngữ này “ngầm được coi là những những kẻ truyền giáo và quấy rối tình dục”, tất cả những điều này chỉ để cố gắng ngăn chặn ngôn ngữ về LGBTQ được giảng dạy.
Việc giảng dạy về giới, lý thuyết phê phán chủng tộc, hoặc thậm chí nghiên cứu về sắc tộc, thường được mô tả là các hình thức “truyền giáo”. Vì vậy, chẳng hạn, người phụ nữ đã buộc tội tôi ủng hộ nạn ấu dâm, gợi ý rằng công việc hoặc việc giảng dạy của tôi sẽ là một nỗ lực nhằm “dụ dỗ” hoặc “lạm dụng tình dục”.
Theo kinh nghiệm giảng dạy của tôi, mọi người luôn tranh cãi với nhau. Có quá nhiều xung đột. Thật hỗn loạn. Có rất nhiều điều đang diễn ra – nhưng chắc chắn không hề có cái gì gọi là truyền giáo.
Thế còn sự biến dạng của ngôn ngữ bên phía cánh tả thì sao?
Phiên bản chính trị ủng hộ vị nữ, đồng tính, chuyển giới của tôi không phải về chính sách. Tôi không muốn chúng ta trở thành cảnh sát. Tôi sợ cảnh sát. Nhưng tôi nghĩ nhiều người cảm thấy thế giới đang mất kiểm soát, và nơi họ có thể kiểm soát phần nào đó chính là ngôn ngữ. Và có vẻ như lúc đó diễn ngôn đạo đức xuất hiện: “Hãy gọi tôi như thế này”. “Sử dụng thuật ngữ này”. “Chúng tôi đồng ý sử dụng ngôn ngữ này.”
Điều tôi thích nhất ở những gì người trẻ đang làm – và theo tôi, không chỉ người trẻ mà tất cả mọi người bây giờ – là sự trải nghiệm. Tôi thích trải nghiệm. Hãy nghĩ ra ngôn ngữ mới. Hãy trải nghiệm. Hãy xem ngôn ngữ nào khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn về cuộc sống của mình. Nhưng tôi nghĩ chúng ta cần có lòng trắc ẩn hơn một chút cho quá trình điều chỉnh.
Vào thời điểm tôi viết “Gender Trouble”, tôi đã kêu gọi một thế giới trong đó chúng ta có thể nghĩ về việc giới đang được sinh sôi nảy nở vượt ra ngoài phạm vi nhị phân thông thường giữa nam và nữ. Nó sẽ trông như thế nào? Nó sẽ như thế nao? Vì vậy, khi mọi người bắt đầu nói về việc “phi nhị phân”, tôi nghĩ, à, tôi chính là như vậy. Tôi đang cố gắng chiếm giữ không gian đó giữa các khái niệm đã tồn tại (nam – nữ).
Bạn vẫn tin rằng giới là “trình diễn”?
Sau khi “Gender Trouble” được xuất bản, đã có một số người trong cộng đồng chuyển giới gặp vấn đề với nó. Và tôi thấy rằng cách tiếp cận của tôi, cái được gọi là “tiếp cận queer” – có phần mỉa mai đối với các bản sắc. Và đối với một số người, điều đó không ổn. Họ cần những bản sắc của mình, họ cần những bản sắc đó đúng, và đối với họ giới không được cấu trúc thành hay gọi là trình diễn. Không phải ai cũng muốn hiểu về sự vận động. Và tôi nghĩ bây giờ tôi nên nói thêm về điều đó.
Nhưng đồng thời, đối với tôi, tính trình diễn này đang thể hiện chúng ta là ai, cả sự hình thành xã hội của chúng ta và những gì chúng ta đã làm với sự hình thành xã hội đó. Ý tôi là, những cử chỉ cơ thể của tôi: Tôi không hề nghĩ ra chúng một cách tự nhiên – và lịch sử người Do Thái đã nghiên cứu về vấn đề này. Cơ thể tôi đang ở bên trong một cái gì đó, được xây dựng về mặt văn hóa, xã hội. Đồng thời tôi cũng tìm được con đường riêng cho mình trong sự hình thành văn hóa, xã hội. Và tôi luôn tranh cãi rằng cả hai chúng tôi đều được hình thành và chúng tôi tự hình thành, và đó là một nghịch lý sống động.
Ngày nay bạn xác định giới tính như thế nào?
Ôi trời ơi. Tôi cho rằng tôi đã sửa lại lý thuyết của mình về giới- nhưng đó không phải là mục đích của cuốn sách này. Tôi nhấn mạnh rằng “bản sắc giới” không phải là toàn bộ mọi thứ về giới: Nó chỉ là một thứ trong rất nhiều thứ thôi. Giới cũng là một khuôn khổ – một khuôn khổ rất quan trọng – trong luật pháp, chính trị, để suy nghĩ về việc sự bất bình đẳng được hình thành như thế nào trên thế giới.
Đây là cuốn sách đầu tiên của bạn với báo chí phi học thuật. Đó có phải là một quyết định có sáng suốt?
Ồ, vâng. Tôi muốn tiếp cận với mọi người.
Thật buồn cười vì nhiều ý tưởng của bạn đã đến được với mọi người, mặc dù chỉ ở dạng âm thanh thời đại internet. Ví dụ, tôi đang nghĩ đến những chiếc áo phông “giới là một trở ngại” hoặc “Judith Butler giải thích với chú mèo”. Tôi chợt nhận ra rằng rất nhiều người tuyên bố đã đọc bạn nhưng thực ra họ vừa đọc chú thích trên Instagram về bạn.
Chà, tôi không trách họ vì đã không đọc cuốn sách đó. Thật là khó khăn. Và một số câu nói của họ thực sự không thể tha thứ được. Hy vọng rằng tôi đã không trách họ trong “Who’s Afraid of Gender?”
Tôi cảm thấy mình tiếp xúc nhiều hơn với những người đang có sự hiểu biết linh hoạt và vận hành ở cấp độ toàn cầu hơn trước đây. Và điều đó làm tôi hài lòng.
Mèo Mju kêu meo meo