Dân số già hay hệ thống đã lão hóa?

Theo dự đoán, cho đến cuối thế kỷ này, dân số toàn cầu sẽ suy giảm lần đầu tiên kể từ Cái chết đen. Khắp mọi châu lục, khi quy mô gia đình thu hẹp lại dưới áp lực to lớn từ cuộc sống lao động, tiếng bước chân của trẻ sơ sinh đang được thay thế dần bằng tiếng gậy chống. Phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động và dân số trong độ tuổi nghỉ hưu ngày càng tăng, giai cấp thống trị tỏ ra lo lắng về cái mà họ gọi là “quá độ nhân khẩu học” (demographic transition).

Đức Thánh Cha Phanxicô ca thán về mùa đông nhân khẩu học; trong khi các quan chức Đảng Cộng sản tuyệt vọng trước sự thu hẹp về dân số của Trung Quốc. Còn thống đốc Ngân hàng Anh ca thán rằng nền kinh tế Anh sẽ bị nghiền nát giữa những cối xay của năng suất thấp và dân số già. Những kế hoạch đang được vạch ra để bắt người lao động phải trả giá cho cuộc khủng hoảng này, từ khi nằm nôi cho đến lúc xuống mồ.

Nhưng những lo ngại về dân số giảm và già đi chỉ là hình ảnh phản chiếu của chính những lo lắng về tình trạng dân số quá đông. Cả hai đều bắt nguồn từ một xã hội đặt lợi nhuận lên trên hết và do đó không thể khai thác tiềm năng sản xuất to lớn của ngành công nghiệp hiện đại, điều cho phép mọi người làm việc ít hơn, nghỉ hưu sớm hơn và có gia đình mà mình mong muốn.



Vì sao quá trình quá độ này lại xảy đến? Có hai xu hướng đang diễn ra. Một mặt, từ nửa sau của thế kỷ 20 tuổi thọ trung bình đã tăng vọt. Và theo dự đoán, đến năm 2050, trên hành tinh sẽ có 1,5 tỷ người ở trong độ tuổi nghỉ hưu. Trong OECD, số người trên 85 tuổi sẽ tăng gấp ba lần. Đồng thời, quy mô gia đình đang giảm dần. Năm 1965, trung bình một phụ nữ trên hành tinh có 5 đứa con. Ngày nay là 2,3. Khi con số này giảm xuống dưới 2,1, dân số sẽ giảm ở những nơi không được hỗ trợ bởi sự di cư. Điều này hiện đang xảy ra ở 15 quốc gia lớn nhất tính theo GDP.

Những tiến bộ trong kiểm soát sinh đẻ và sự tham gia của đông đảo phụ nữ vào lực lượng lao động, mang lại cho họ mức độ độc lập kinh tế cao hơn, đã góp phần làm giảm tỷ lệ sinh. Tuy nhiên, số lượng trẻ em đã giảm xuống thấp hơn nhiều so với mong muốn của nhiều bậc cha mẹ tương lai.

Số liệu do OECD (Tổ chức hợp tác & phát triển) công bố đã chứng minh điều này. Theo nghiên cứu của họ, một người trưởng thành trung bình mong muốn có 2,3 đứa con nhưng chỉ có 1,6. Chỉ có 2% người trưởng thành mong muốn không có con, nhưng con số này thực tế lại gấp năm lần. Trên toàn bộ OECD, không có một quốc gia nào mà người lớn có được số lượng trẻ em như họ mong muốn.

Khoảng cách này là kết quả trực tiếp của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Gia đình lao động bị đè bẹp bởi giá thuê nhà tăng vọt, thời gian làm việc kéo dài và dịch vụ chăm sóc trẻ em không đầy đủ. Dưới áp lực to lớn như vậy, đối với hầu hết các bậc cha mẹ đang đi làm, đơn giản là không có đủ thời gian giữa giờ làm việc và giấc ngủ để hoàn thành công việc nhà mà việc nuôi dạy con cái đòi hỏi, trong khi chi phí chăm sóc trẻ em, giáo dục và quản lý việc nhà ngày càng vượt quá khả năng chi trả.

Cho đến nay, trên toàn thế giới phụ nữ dành khoảng 5 giờ mỗi ngày cho công việc gia đình, nhà càng đông con thì gánh càng nặng. Việc chăm sóc trẻ em không được xã hội hóa đầy đủ hoặc không tồn tại khá thường xuyên đặt cái trách nhiệm nuôi dạy con cái lên vai các bà mẹ hoặc đại gia đình.

Ở Mỹ, chi phí trung bình cho việc nuôi một đứa trẻ từ sơ sinh đến 18 tuổi là 300.000 USD. Nếu đứa trẻ đó muốn vào đại học thì phải thêm 100.000 USD nữa. Nhưng Mỹ không phải là một ngoại lệ. Ở Hà Lan, chi phí chăm sóc trẻ em cao gấp rưỡi mức lương trung bình.

Vì lý do này,  64%  người Mỹ sinh ít con hơn là họ mong muốn cho rằng chi phí là yếu tố quyết định. Một cuộc khảo sát với những phụ nữ Anh từng phá thai cho thấy 60% nói rằng những lo lắng về tài chính đã khiến họ bỏ thai.

Không có thời gian cho nghỉ ngơi ở nơi làm việc k. Trong mắt các nhà tư bản, những bà mẹ tương lai bị coi là những người lao động kém năng suất. Họ thường xuyên bị kỳ thị, với một nửa số phụ nữ cho biết họ bị phân biệt đối xử do mang thai. Khi một người phụ nữ báo tin vui cho sếp rằng cô ấy đang mang thai, sếp của cô ấy đã đáp: “Sẽ dễ dàng hơn cho sự nghiệp tương lai của bạn nếu bạn chỉ mang theo một chiếc móc áo.”

Chừng nào nơi làm việc còn hoạt động vì lợi nhuận thì các bà mẹ sẽ bị giằng xé giữa sự nghiệp và con cái. Họ bị buộc phải làm việc bán thời gian và linh hoạt trong khi thường xuyên bị bỏ qua trong sự thăng tiến. Vào thời điểm đứa con đầu lòng của họ được 5 tuổi, người mẹ ở phương Tây trung bình được hưởng mức lương thấp hơn 40%.

Lương thấp hơn và chi phí tăng cao có nghĩa là việc có con, nếu khả thi, sẽ giống như một sợi dây ràng buộc người mẹ với công việc gia đình và sự phụ thuộc kinh tế vào người chồng. Chừng nào điều này còn xảy ra thì sự bình đẳng thực sự cho phụ nữ là không thể đạt được.

Không có giải pháp dưới chủ nghĩa tư bản

Tỷ lệ sinh thấp hiện nay là sản phẩm của sự mâu thuẫn giữa nhu cầu của gia đình và nhu cầu của nhà tư bản. Cha mẹ cần một nơi làm việc thuận tiện, dịch vụ chăm sóc trẻ chất lượng cao và giá cả phải chăng, cũng như các nguồn lực cần thiết để nuôi dạy con cái trong những điều kiện xứng đáng với con người. Tuy nhiên, nhà tư bản sẽ luôn điều hành nơi làm việc của họ vì lợi nhuận và các nguồn lực cần thiết để nuôi dạy con cái, dưới hình thức chăm sóc trẻ em, nhà rộng rãi hoặc giáo dục đàng hoàng cuối cùng đều phải xuất phát từ lợi nhuận của họ.

Lo ngại tỷ lệ sinh thấp đồng nghĩa với việc nguồn cung lao động mới sẽ cạn kiệt, một số chính phủ đã cố gắng khắc phục mâu thuẫn này thông qua một loạt chính sách “ủng hộ sinh sản”. Nhưng những nỗ lực nhằm thay đổi tỷ lệ sinh này đã thất bại thảm hại.

Ở Trung Quốc, Đảng cộng sản lo ngại về tình trạng dân số già đến mức đã bãi bỏ chính sách một con và hiện đang khuyến khích các gia đình sinh đến ba con. Mặc dù vậy, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên hiện nay đã cao đến mức chính phủ từ chối công bố dữ liệu.

Ở Hàn Quốc, vấn đề nghiêm trọng đến mức ngay cả khoản chi 250 tỷ USD cho trợ cấp chăm sóc trẻ em cũng không thể thúc đẩy tỷ lệ sinh thấp kỷ lục là 0,78 trẻ em trên một phụ nữ. Trước thất bại này, tổng thống Yoon Suk Yeol đã chuyển sang tấn công “chủ nghĩa nữ quyền” như thể nó là vấn đề. Và trên thực tế, đây phần lớn chính là mục đích của các chính sách “ủng hộ gia đình” của các chính phủ tư bản trên khắp thế giới: Khơi dậy một cuộc chiến văn hóa.

Ví dụ, ở Ý, nơi tỷ lệ sinh chỉ 1,4 bất chấp nỗ lực của Meloni để kêu gọi người Ý sinh thêm con. Đảng của bà ta đã liên kết vấn đề mức sinh thấp với vấn đề nhập cư, khơi dậy sự cuồng tín bằng cách tuyên bố người Ý sẽ bị thay thế bởi người nước ngoài trừ khi tỷ lệ sinh tăng.

Nhưng giai cấp tư bản Ý cần những công nhân rẻ tiền và có khả năng bị bóc lột cao. Và cũng giống như cuộc nói chuyện của Meloni về việc di cư hoàn toàn mang tính mị dân, tất cả những cuộc nói chuyện của cô ấy về việc “ủng hộ gia đình” cũng vậy. Cả chính phủ của bà ta lẫn giai cấp thống trị đều không có ý định trả tiền cho chăm sóc trẻ em miễn phí, nghỉ thai sản tốt hơn hay bất kỳ biện pháp nào khác nhằm cải thiện cho điều kiện của phụ nữ thuộc tầng lớp lao động.

Thắt lưng buộc bụng hàng chục năm

Các chính phủ trên khắp thế giới hiểu rằng dưới chủ nghĩa tư bản, cuộc khủng hoảng gia đình là không thể vượt qua được. Tầng lớp nào sẽ trả tiền để hỗ trợ dân số già ngày càng tăng? Không phải các nhà tư bản, những người đang cắt giảm dịch vụ chăm sóc sức khỏe và lương hưu ở khắp mọi nơi, khiến những người lao động lớn tuổi phải làm việc chăm chỉ hơn, lâu hơn và ít hơn.

Trong một nghiên cứu có tên “Lão hóa toàn cầu năm 2023: Đồng hồ tích tắc”, cơ quan xếp hạng tín dụng toàn cầu Standard & Poor (S&P) đã chúc mừng các chính phủ phương Tây về nỗ lực thực hiện các cuộc tấn công này. Tuổi nghỉ hưu đã được nâng lên, chế độ lương hưu được điều chỉnh và tỷ lệ đóng góp tăng lên. Tuy nhiên, S&P nhanh chóng chỉ ra rằng còn nhiều việc phải làm để ngăn chặn ngân sách nhà nước phình to khi những người lao động già đi đòi hỏi lương hưu và chăm sóc sức khỏe.

Họ dự đoán rằng, trừ khi cắt giảm sâu trung bình tới 10% GDP đối với các nước đế quốc (con số này là 18% đối với các nước cựu thuộc địa), nợ chính phủ sẽ tăng vọt, khiến lãi suất tăng vọt khi xếp hạng tín dụng của chính phủ trên diện rộng giảm xuống mức “quan ngại”.

Bằng cách này hay cách khác, các nhà tư bản sẽ buộc công nhân phải trả tiền. Và điều trớ trêu là, khi gây áp lực lên những người lao động đã có gia đình và những người đang cân nhắc việc lập gia đình để chi trả cho nhu cầu của dân số đang già đi, giai cấp thống trị sẽ khiến việc lập gia đình ngay từ đầu trở nên không bền vững hơn bao giờ hết. Logic của chủ nghĩa tư bản đang tạo ra một vòng luẩn quẩn.

Quy mô của các cuộc tấn công được yêu cầu là rất lớn. Trong bối cảnh đó, thập kỷ thắt lưng buộc bụng được thực hiện một cách tàn nhẫn bởi Đảng Bảo thủ ở Anh chỉ giải quyết được một nửa những gì S&P cho rằng sắp xảy ra.

Các công nhân sẽ không chấp nhận việc phủ phục như vậy. Tại các trường đại học ở Anh, các giảng viên đã đình công liên tục trong hơn 5 năm để chống lại các cuộc cải cách ngược về lương hưu. Ở Pháp, các cuộc đình công và bạo loạn hàng loạt là mệnh lệnh xảy ra vào ngày Macron tuyên bố ý định tăng tuổi hưởng lương hưu nhà nước, thậm chí còn vượt mặt quốc hội để thông qua cuộc phản cải cách của mình. Cuộc đấu tranh không chỉ giới hạn ở lương hưu. Công nhân từ London đến Madrid đang đấu tranh chống lại các cuộc tấn công không ngừng vào sức khỏe và chăm sóc xã hội.

Không phải khủng hoảng nhân khẩu học mà là khủng hoảng tư bản

Giả định cơ bản của báo cáo S&P là nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm chạp. Trên cơ sở tư bản chủ nghĩa, đó là điều tốt nhất có thể hy vọng được. Các nhà tư bản đã chứng minh rằng họ không thể giải phóng dù chỉ một phần tiềm năng công nghệ to lớn mà thế giới có trong tay. Nhưng một nền kinh tế toàn cầu được kế hoạch hóa hợp lý có thể khiến lực lượng sản xuất tăng vọt: giảm ngày làm việc trong khi nâng cao mức sống một cách đáng kể, đồng thời xã hội hóa và tự động hóa rất nhiều công việc nội trợ nặng nhọc vốn đổ dồn vào phụ nữ một cách không cân xứng.

Năm 1930, nhà kinh tế học tư sản John Maynard Keynes dự đoán rằng đến năm 2030, tuần làm việc sẽ chỉ còn 15 giờ, còn các nhà kinh tế tư sản ngày nay nói rằng cuộc đời lao động sẽ kéo dài nửa thế kỷ. Những điều kỳ diệu về công nghệ tồn tại ngày nay là điều mà các thế hệ ngày trước từng coi gần như là phép màu, vậy mà các gia đình ngày nay lại vẫn phải vật lộn để nuôi dạy hai đứa con trong một ngôi nhà có quy mô vừa phải. Trong khi lương hưu, chăm sóc sức khỏe và tất cả những cải cách trong quá khứ đều bị tấn công dữ dội với tuyên bố rằng không làm thì không có ăn, hàng trăm triệu công nhân vẫn bị đẩy vào cảnh mòn mỏi trong tình trạng thất nghiệp.

Chừng nào nền kinh tế vẫn nằm trong tay tư nhân và được thúc đẩy bởi tình trạng hỗn loạn của thị trường, các gia đình sẽ bị siết chặt cho đến khi tiếng pip dài ngân lên kết thúc đời họ. Họ sẽ luôn bị giằng xé giữa áp lực công việc và việc nuôi dạy con cái. Kết quả sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân khẩu học. Không thể khai thác được lực lượng sản xuất to lớn, các nhà tư bản sẽ đảm bảo rằng người công nhân sẽ lao động chăm chỉ hơn và lâu hơn với chi phí thấp hơn, khi dịch vụ chăm sóc sức khỏe, lương hưu và hàng nghìn cuộc cải cách khác bị tàn sát để làm bão hòa vốn.

Đây không phải là vấn đề về nhân khẩu học mà là vấn đề về sự suy tàn của chủ nghĩa tư bản. Chỉ có kế hoạch dân chủ của toàn bộ nền kinh tế trên quy mô thế giới mới có thể cắt đứt nút thắt Gordian này.

Không phải dân số già đi mà là hệ thống.


Thomas Soud, Cách mạng XHCN, tháng 12 năm 2023

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận