Tại sao khủng hoảng eo biển Đài Loan lại nóng lên trong thời gian gần đây?

Các cuộc thảo luận về xung đột quân sự có thể xảy ra giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản về vấn đề Đài Loan đã gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây. Chính quyền Biden đang nối tiếp Trump trong chính sách đối đầu cứng rắn với Trung Quốc về vấn đề eo biển Đài Loan, và theo đuôi nó không xa phía sau là Nhật Bản. Về phía Trung Quốc, nó cũng đang nhanh chóng mở rộng các hoạt động quân sự của mình xung quanh eo biển Đài Loan. Sinh mệnh của người dân Đài Loan và toàn bộ khu vực được coi như một con tốt trong trò chơi của các cường quốc. Tại sao cuộc khủng hoảng lại nóng lên vào lúc này? Nó sẽ gây ra những hậu quả gì? Và đâu là lối thoát?

Nguồn gốc của khủng hoảng eo biển Đài Loan

Vấn đề eo biển Đài Loan vừa nhạy cảm lại vừa phức tạp, và để hiểu được trước hết cần phải phác hoạ lại bối cảnh.

Vấn đề eo biển Đài Loan nảy sinh sau thắng lợi của cách mạng Trung Quốc vào năm 1949 và Đài Loan là những gì duy nhất còn sót lại của chế độ phản động Quốc dân Đảng. Vị thế của nó rất mong manh, quyền kiểm soát Đài Loan mới chỉ được Quốc dân Đảng tiếp quản từ tay người Nhật sau năm 1945, và liền ngay sau đó, năm 1947, nó đã phải đối mặt với một cuộc nổi dậy của quần chúng Đài Loan nhằm chống lại sự cai trị của nó, bị dập tắt bằng sự đàn áp, khủng bố tàn bạo. Chế độ độc tài của Tưởng đã không thể đứng vững ở Đài Loan nếu không có sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ. 

Nhằm ngăn chặn sự lan rộng của phong trào cách mạng ở Đông Á, đế quốc Mỹ đã tích cực ủng hộ cả về quân sự và kinh tế cho Tưởng trong cuộc đối đầu với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới vừa thành lập, tiếp tục duy trì địa vị trước đây của nó như là đại diện “duy nhất” cho Trung Quốc trong Liên Hiệp Quốc.

Tuy nhiên, vào những năm 1970, trong thời kỳ chia rẽ đối đầu Trung – Xô, để giúp cho Trung Quốc rảnh tay và thiết lập cơ sở cho tình hữu nghị, Hoa Kỳ đã bắt đầu có những động thái nhượng bộ về vấn đề Đài Loan, từng bước chấm dứt quan hệ chính thức với chính phủ Quốc dân đảng và công nhận, ít nhất là trên giấy tờ, Đài Loan là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Tất nhiên, Hoa Kỳ vẫn duy trì quan hệ với Đài Loan thông qua Đạo luật về quan hệ với Đài Loan, được thông qua vào năm 1979. Đạo luật này là nhằm duy trì ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở Đài Loan, đảm bảo rằng một chính phủ độc lập với Bắc Kinh vẫn tiếp tục tồn tại trên hòn đảo và mua vũ khí từ nó.

Trong những thập kỷ sau đó, Đài Loan liên tục nằm ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc, nhưng một số thay đổi lớn cũng đã diễn ra. Thông qua đấu tranh của quần chúng, Đài Loan đã chuyển từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ tư sản. Và Quốc dân đảng từ chỗ là kẻ thù lịch sử giờ đây đã trở thành đồng minh đáng tin cậy của Bắc Kinh trên hòn đảo, đối nghịch với Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) hiện đang cầm quyền.

Với nguồn gốc từ phong trào dân tộc chủ nghĩa của Đài Loan, DPP bị Bắc Kinh coi như là một mối đe dọa thường trực cho sự ly khai và không sẵn sàng đàm phán với nó. Cây gậy đã được sử dụng, “thống nhất Đài Loan bằng vũ lực” là lời đe dọa thường trực mà Bắc Kinh đưa ra với chính phủ DPP, thậm chí gần đây nó còn điều máy bay chiến đấu xâm phạm không phận của Đài Loan nhằm phô diễn khả năng chiến đấu của mình. Thật trớ trêu, khi căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng trong những năm gần đây, DPP đã trở thành kênh chính mà qua đó chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ duy trì ảnh hưởng ở Đài Loan.

Biden và chủ nghĩa đế quốc Mỹ

Trước đây, trong khi vẫn duy trì ảnh hưởng của mình ở Đài Loan thông qua Đạo luật về quan hệ với Đài Loan, Hoa Kỳ sẽ né tránh những tương tác chính thức với chính phủ Đài Loan. Điều này là để tránh một cuộc đối đầu trực diện với Trung Quốc. Nhưng những ngày đó đã kết thúc khi Donald Trump lên nắm quyền vào năm 2016, tổng thống mới đắc cử của Hoa Kỳ đã đón nhận lời chúc mừng từ chủ tịch DPP Tsai Ing-wen, một cử chỉ ngoại giao chỉ dành cho các quốc gia có quan hệ chính thức với Hoa Kỳ. Sau khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bắt đầu, hàng loạt trao đổi ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Đài Loan đã bắt đầu được tiến hành.

Trump chắc chắn đã phá vỡ trật tự hiện tại của tư bản toàn cầu nhưng ông ấy không phải là nguyên nhân của sự hỗn loạn này, nói đúng hơn ông ấy chính là biểu hiện của những mâu thuẫn bên trong hệ thống tư bản toàn cầu. Do đó sự thay thế ông chủ của nhà Trắng cũng không làm thay đổi vấn đề. Hầu hết những chính sách đối nội cũng như đối ngoại được thực hiện trong 4 năm dưới thời Trump đã được Biden tiếp tục. Điều đó đồng nghĩa với sự nóng lên trong hàng loạt vấn đề nhạy cảm ở Đông Á, bao gồm cả Đài Loan.

Philip Davidson, tư lệnh tối cao của Hải quân Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong phiên điều trần trước quốc hội ngày 9 tháng 3 đã tuyên bố rằng trong sáu năm tới Trung Quốc có thể sẽ xâm lược Đài Loan(*). Vài tuần sau, một sĩ quan cấp cao khác là Tướng John Aquilino cũng công khai nhắc lại quan điểm này. Sau khi “hồi chuông báo động” được gióng lên bởi các đô đốc, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ban hành hướng dẫn mới trong đó khuyến khích một cách rõ ràng “các phiên làm việc giữa quan chức Đài Loan và Hoa Kỳ.”

Kể từ đó, một phái đoàn từ Hoa Kỳ, do cựu Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Dodd dẫn đầu, đã có chuyến thăm cấp cao tới Đài Loan, và ở đây Dodd đã nhấn mạnh về “mối quan hệ cá nhân thân thiết với Biden”. Hàm ý ở đây là ông ta đang thay mặt Biden để  gặp Tổng thống Tsai Ing-wen và một số quan chức, chính trị gia Đài Loan.

Thậm chí Hoa Kỳ đã buộc Thủ tướng Nhật Bản là Yoshihide Suga phải ra một tuyên bố đề cập cụ thể đến Đài Loan tại hội nghị thượng đỉnh chung. Mặc dù bản thân tuyên bố là mơ hồ nhưng điều này là chưa có tiền lệ kể từ năm 1969, một hành động như vậy có hàm ý như một lời hứa rằng Nhật Bản sẽ ít nhiều tham gia cùng với Hoa Kỳ ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm tấn công Đài Loan. Ngày 26/4, chính phủ Anh cũng công khai điều một tàu sân bay tới Nhật Bản, chuẩn bị tham gia cuộc tập trận chung có sự tham gia của Hoa Kỳ.

Trong nhiều năm Đài Loan đã bị Hoa Kỳ xem như vô hình trong bất kỳ dịp lễ chính thức nào, nhưng giờ đây nó đang được hết sức ôm ấp, vỗ về. Sự thật đằng sau đó là Hoa Kỳ đã không còn là lực lượng quân sự hùng mạnh nhất ở châu Á. Dẫu rằng còn một khoảng cách khá xa để Trung Quốc có thể lật đổ quyền bá chủ của Hoa Kỳ trên thế giới, nhưng ở “sân sau” của họ điều này đã ở trong tầm tay.

Điều này đã gây ra hoảng loạn trong các cố vấn cho đế quốc phương Tây. Tờ Economist gần đây đã đăng một bài xã luận gọi Đài Loan là “nơi nguy hiểm nhất trên thế giới”, ủng hộ họ với những sự thật sau:

“Hải quân Trung Quốc đã hạ thủy 90 tàu lớn và tàu ngầm chỉ trong 5 năm qua, nhiều gấp 4 đến 5 lần Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương. Trung Quốc chế tạo hơn 100 máy bay chiến đấu tiên tiến mỗi năm; nước này đã triển khai vũ khí không gian và có các tên lửa chính xác có thể tấn công nên nội địa Đài Loan, các tàu hải quân của Hoa Kỳ và các căn cứ của Hoa Kỳ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam. Trong một trò chơi chiến tranh mô phỏng cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan, Hoa Kỳ đã bắt đầu thua cuộc.”

Một loạt động thái của Biden là nhằm cố gắng thiết lập lại vị thế thống trị của Hoa Kỳ ở châu Á.

Đài Loan có một tầm quan trọng kinh tế nhất định đối với Hoa Kỳ — ví dụ, với tư cách là nhà sản xuất vi mạch hàng đầu trên thế giới — nhưng đây không phải là vấn đề cơ bản. Nó sẽ vẫn từ bỏ ảnh hưởng của mình đối với Đài Loan nếu điều đó là cần thiết. Vấn đề là Đài Loan đã trở thành phép thử trong cuộc đối đầu giữa hai cường quốc đế quốc.

Đúng là một số quy tắc ngoại giao trong quá khứ đã bị xé bỏ do nhu cầu, nhưng Hoa Kỳ cũng không cam kết một cách tuyệt đối trong nỗ lực bảo vệ Đài Loan khỏi các mối đe dọa từ Trung Quốc. Thái độ mơ hồ này không phải ngẫu nhiên mà có. Hoa Kỳ thực sự không thể gây chiến với Trung Quốc. Nếu một cuộc chiến nổ ra ở Đài Loan, Trung Quốc sẽ làm tất cả mọi thứ  để giành chiến thắng, nhưng Hoa Kỳ có thể làm vậy? Thái độ mập mờ của nó là một lối thoát hiểm để Hoa Kỳ tránh phải đối mặt với tình huống này.

Việc không có cam kết rõ ràng để bảo vệ Đài Loan cũng là một cách để Hoa Kỳ ép buộc Đài Loan mua thêm vũ khí từ nó. Trong những năm qua, doanh số bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan liên tục tăng. Chỉ trong năm 2020, Đài Loan đã mua 5 tỷ dollar vũ khí từ Hoa Kỳ, ấy thế mà nó vẫn còn chê chi tiêu quốc phòng của Đài Loan là quá thấp! Tuy vậy, ngay cả người Mỹ cũng không thực sự tự tin rằng dù không có sự can thiệp trực tiếp của quân đội Hoa Kỳ, Đài Loan vẫn có thể ngăn chặn cuộc xâm lược của Trung Quốc. Viện Cato, viện nghiên cứu cuồng tín của chủ nghĩa đế quốc, cũng phải thừa nhận điều này. Vậy nên, “sự hỗ trợ” mà Hoa Kỳ dành cho Đài Loan thực sự là một trò lừa công quỹ của Đài Loan.

Yoshihide Suga và Nhật Bản: Những kẻ vẫy đuôi đầy háo hức của Hoa Kỳ

Đứng bên cạnh Biden với dáng vẻ dũng mãnh là Yoshihide Suga, thủ tướng Nhật Bản. Tuy nhiên, ông ấy cũng không mặn mà cho lắm với việc đối đầu với Trung Quốc về vấn đề eo biển Đài Loan. Như tờ Financial Times đã tiết lộ, Nhật Bản chỉ bị dụ dỗ để đưa ra một tuyên bố chung đề cập đến Đài Loan sau sự thuyết phục điên cuồng từ Hoa Kỳ. Ngay sau khi tuyên bố chung Mỹ-Nhật được đưa ra, Yoshihide Suga đã làm rõ tại một phiên họp Quốc hội rằng khi đề cập đến vấn đề Đài Loan, Nhật Bản ”không hề cho rằng đó là sự can thiệp về quân sự”.

Vội vàng rạch ròi về sự tham gia của Nhật Bản phản ánh một thực tế đơn giản: nước này đã không còn là đối thủ quân sự của Trung Quốc. Một ước tính cho thấy Nhật Bản cần phải tăng chi tiêu quốc phòng từ 1% GDP lên 2%, tức là chi thêm 100 tỷ USD mỗi năm để có thể chống lại Trung Quốc một cách hiệu quả về quân sự. Đây là một khoản mà họ khó có thể chi trả được. Sau khi trải qua thời kỳ suy thoái kinh tế lớn nhất trong lịch sử vào năm ngoái, tỷ lệ nợ trên GDP của Nhật Bản là cao nhất trong số tất cả các nước công nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, Nhật Bản đang trải qua làn sóng thứ tư của đợt bùng phát virus corona.

Tất nhiên, Nhật Bản sẽ không chỉ đơn giản là đoạn tuyệt với Hoa Kỳ trong cuộc cạnh tranh tổng thể với Trung Quốc. Nó vẫn là một trong những quốc gia tư sản hùng mạnh nhất thế giới, nơi đóng đô của không ít tập đoàn đa quốc gia đang có lợi ích cạnh tranh với Trung Quốc trên thị trường thế giới. Giữa các nhà tư bản Nhật Bản và phương Tây là sự gắn bó sâu sắc về lợi ích.

Một số vấn đề trong nước cũng khiến Yoshihide Suga phải cân nhắc. Chính phủ của ông đang đứng trước bờ vực của khủng hoảng sau những sai lầm trong cách xử lý dịch bệnh, những điều đã dẫn đến hậu quả thảm khốc. Cá nhân Suga cũng gặp phải sự phẫn nộ từ xã hội bởi bê bối tham nhũng của con trai. Sự bất mãn của người dân Nhật Bản đối với chính phủ cầm quyền được thể hiện qua một loạt thất bại gần đây của Đảng Dân chủ trong các cuộc bầu cử phụ ở địa phương, điều này không chỉ đe dọa tham vọng tái cử của Yoshihide Suga mà còn đe dọa vị trí thống trị của Đảng Dân chủ Tự do trong Chính trường Nhật Bản.

Trước bối cảnh đó, một sự khích động tình cảm chống Trung Quốc trong người dân Nhật Bản có thể chuyển hướng chú ý của họ khỏi những thất bại của chính phủ. Tuy nhiên, cuộc xung đột quân sự công khai giữa Nhật Bản và Trung Quốc cuối cùng sẽ vấp phải sự phản đối nghiêm túc từ người dân Nhật Bản. Mặc dù sẽ tiếp tục bắt tay với Hoa Kỳ trong công cuộc đối phó với Trung Quốc, nhưng Nhật Bản chỉ có thể làm như vậy trong một phạm vi ngày càng hạn chế.

Trung Quốc: Một con hổ giấy

Mặc cho các động thái gần đây của Hoa Kỳ và Nhật Bản chỉ như trò đùa, việc lấy lại Đài Loan, được ghi trong Hiến pháp như là “một phần lãnh thổ thiêng liêng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” không phải việc đơn giản với Trung Quốc.

Mặc dù cách tiếp cận vấn đề Đài Loan có thiên về chiều hương quân sự, Trung Quốc còn có những cân nhắc chính trị sâu sắc hơn đằng sau những hành động như vậy. Luận điệu dân tộc chủ nghĩa về sự “thống nhất Đài Loan” là một phần trong tuyên truyền cho chủ nghĩa sô vanh dân tộc ngày càng gia tăng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP). Kể từ sau khi phục hồi chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc, không khí của cuộc đấu tranh đang ngày càng gia tăng, do vậy mà CCP cần khuyến khích chủ nghĩa sô vanh quốc gia để cản trở sự phát triển của ý thức giai cấp. Bất chấp điều này, công nhân và thanh niên Trung Quốc đang ngày càng đặt câu hỏi về chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc. Trước tình hình đó, CCP không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường chủ nghĩa dân tộc và nhiều lần đưa máy bay chiến đấu vào không phận Đài Loan.

CCP sẽ không dễ dàng để kiểm soát thứ chủ nghĩa dân tộc Sô vanh mà nó đang nuôi dưỡng. Nếu cuộc phiêu lưu ở Đài Loan không được đi đến cùng, điều này có nguy cơ làm tổn hại nghiêm trọng đến tính chính danh của CCP trong mắt người dân. Nhưng nếu theo đến cùng, sự can thiệp của Hoa Kỳ vẫn còn là một ẩn số lớn mà nó phải cân nhắc.

Nhưng ngay cả khi đổ bộ thành công lên Đài Loan vẫn còn những thách thức khác mà CCP phải đối mặt, quần chúng Đài Loan sẽ chỉ đơn giản chấp nhận sự cai trị của nó? Với sự gia tăng xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và sự phát triển theo hướng tồi tệ của chủ nghĩa sô vanh quốc gia ở Trung Quốc, những điều này đang có tác động sâu sắc đến chính trị Đài Loan. Người dân Đài Loan ngày càng chán ghét ý tưởng về sự thống nhất đất nước với Trung Quốc, sự ủng hộ cho ý tưởng này đã liên tục suy giảm trong hàng thập kỷ. Thêm nữa, hầu hết nam giới trưởng thành ở Đài Loan đã qua huấn luyện quân sự, có nghĩa là việc chiếm đóng Đài Loan sẽ là một thời kỳ kéo dài của tình trạng hỗn loạn và nổi dậy cách mạng do quần chúng khởi xướng ở Đài Loan. Điều này không chỉ khiến CCP phải trả giá đắt mà còn làm gia tăng bất ổn chính trị ngay bên trong Trung Quốc.

Đây là lý do tại sao khi những người cánh hữu trên Internet ở Trung Quốc bắt đầu kêu gọi chính phủ xâm lược Đài Loan lúc mà Hoa Kỳ đang bị dịch bệnh nuốt chửng vào năm ngoái, một phương tiện truyền thông chính thức đã buộc phải gửi một thông điệp để ngăn chặn ngọn lửa, thừa nhận là thời điểm chưa chín muồi.

Đài Loan đứng ở đâu?

Trong cuộc đối đầu ở Đông Á này, nhân dân Đài Loan đang bị kẹt ở giữa và bị các cường quốc đơn giản sử dụng như những con bài để mặc cả. Trong cuộc xung đột giữa chủ nghĩa đế quốc này, không một bên nào có thể mang lại lợi ích gì cho nhân dân lao động Đài Loan nói riêng và trong khu vực nói chung. Con đường duy nhất để giai cấp công nhân có thể kiểm soát tình hình là bằng cách lật đổ hệ thống hiện có thông qua một cuộc cách mạng vượt ra khỏi ranh giới quốc gia.

Xung đột ngày càng gay gắt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã làm cho nền chính trị của Đài Loan bị biến dạng, DPP bày ra trước mặt người dân Đài Loan chỉ 2 lựa chọn: Hoặc chấp nhận sự cai trị của Trung Quốc hoặc “tự do và độc lập”, điều mà trên thực tế có nghĩa là Đài Loan phải phục tùng đế quốc Mỹ.

Tất nhiên, việc quần chúng Đài Loan từ chối thống nhất với Trung Quốc trên cơ sở của chủ nghĩa tư bản là hoàn toàn hợp lý. CCP đã sử dụng chủ nghĩa sô vanh để đè bẹp giai cấp công nhân Trung Quốc, giống như chế độ độc tài Quốc dân đảng đã từng làm với quần chúng ở Đài Loan. Sau nhiều thập kỷ đấu tranh, quần chúng Đài Loan đã đấu tranh cho một số quyền dân chủ, tại sao họ lại phải khuất phục trước một chế độ đàn áp các quyền dân chủ và văn hóa của giai cấp công nhân?

Mặt khác, hiện trạng ở Đài Loan có nghĩa là giai cấp công nhân Đài Loan đã khuất phục trước giai cấp tư sản và chủ nghĩa đế quốc Mỹ. DPP tư sản, thực hiện các chính sách chống công nhân do chính phủ Quốc dân đảng trước đây lên kế hoạch, tự quảng bá mình là lựa chọn duy nhất cho người dân Đài Loan, và bảo vệ Đài Loan khỏi bị Trung Quốc thôn tính bằng cách xích lại gần Hoa Kỳ. Họ sẽ tiếp tục kích động tình cảm và nỗi sợ hãi dân tộc chủ nghĩa để có thể tiếp tục hy sinh lợi ích của người lao động cho ý chí của giai cấp thống trị.

Người lao động và thanh niên ở Đài Loan không thể tin tưởng bất cứ ai ngoài chính họ. Họ phải lật đổ giai cấp tư sản và các đảng phái chính trị của chúng, nắm quyền quản lý xã hội trong tay của họ. Một Đài Loan tự do chỉ có thể đạt được thông qua việc thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân lãnh đạo, thoát khỏi gông cùm của chủ nghĩa đế quốc dưới mọi hình thức. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Đài Loan sẽ trở thành ngọn hải đăng cho quần chúng trong toàn bộ khu vực, bao gồm cả chính Trung Quốc. Chỉ khi công nhân từ tất cả các nước châu Á đoàn kết lật đổ chủ nghĩa tư bản và thành lập Liên đoàn xã hội chủ nghĩa Đông Á trong tình huynh đệ thì mới có thể xua tan màn sương chiến tranh bao trùm khắp khu vực trong nhiều năm.

Spark, ngày 4 Tháng 5 Năm 2021

Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
gate io
1 năm trước

I have read your article carefully and I agree with you very much. This has provided a great help for my thesis writing, and I will seriously improve it. However, I don’t know much about a certain place. Can you help me?