Thời kỳ đầu của Đảng Cộng sản Indonesia (PKI): 1914-1926
Lời tựa
Tài liệu này là nhằm hồi tưởng lại một thời kỳ của Đảng Cộng sản Indonesia, từ thuở đầu thành lập cho tới cuộc nổi dậy thiếu chuẩn bị vào năm 1926. Nó chứa đựng trong nó những bài học quan trọng cho việc xây dựng một tổ chức chính trị Marxist ngày nay. Hàng ngàn nhà hoạt động đã tham gia tổ chức công nhân, nông dân, người nghèo đô thị và sinh viên sẽ tìm thấy ở đây, trong phân tích lịch sử này một sự hiểu biết thấu đáo hơn về chiến lược cho chủ nghĩa xã hội ở Indonesia và các công cụ cần thiết để đạt được mục tiêu này. Chúng ta không chỉ cần học hỏi từ những thành tựu to lớn của thời đại mà còn cả từ những điểm yếu chí tử của PKI tại thời điểm đó. Thế hệ thanh niên mới ở Indonesia sẽ tìm thấy ở đây một số hướng dẫn rất quan trọng để xây dựng một tổ chức xã hội chủ nghĩa và phong trào Marxist.
Bối cảnh lịch sử
Quần đảo Indonesia đã bị chinh phục bởi Hà Lan từ năm 1596 tới 1903. Indonesia ngày nay có dân số trên 200 triệu người, là quốc gia đông dân thứ 4 trên thế giới, với nhiều hòn đảo rải rác với nhiều nhóm dân tộc. Java là hòn đảo quan trọng nhất trong số đó, nơi chứa tới 75% dân số. Thủ đô Jakarta (được biết đến trong thời kỳ thuộc địa với cái tên Batavia), trung tâm công nghiệp lâu đời nhất Surabaya, trung tâm truyền thống của chính trị cấp tiến Semarang, và một số thành phố quan trọng khác đều nằm ở đây.
Đất nước đã, và vẫn còn là một nước chủ yếu nông nghiệp. Lúa được trồng làm cây lương thực chính. Trong khi quá trình thực dân hóa của Hà Lan đã dẫn đến việc thành lập hàng loạt đồn điền, được sở hữu bởi đại tư bản, để sản xuất ra các loại cây trồng phục vụ xuất khẩu (đường, cà phê, chè, cacao, thuốc lá, cao su, v.v…). Tới nữa là dầu mỏ, được khai thác bởi Royal Dutch Shell (thường được biết đến nhiều hơn với tên Shell), một liên doanh của tư bản Hà Lan và Anh.
Indonesia là thuộc địa quan trọng nhất của Hà Lan và việc sở hữu nó đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhà nước Hà Lan hiện đại. Buôn bán hàng hóa ở Indonesia đã góp một phần lớn vào tài sản của tầng lớp tư bản Hà Lan và nhiều ngành công nghiệp truyền thống của Hà Lan (ví dụ như sản xuất xì gà, sôcôla, v.v.) được dựa trên việc chế biến hàng nhập khẩu từ Đông Ấn.
Làm thế nào mà Hà Lan, với dân số chỉ bằng 10% với Indonesia, vẫn duy trì được một chế độ cai trị ổn định trong suốt ba thế kỷ? Nguyên do cơ bản, tất nhiên, là sự phát triển cao hơn nhiều của lực lượng sản xuất ở Hà Lan, với sự phát triển tương ứng của nhà nước và các phương tiện kiểm soát chính trị và quân sự. Ngoài ra sự cai trị của Hà Lan ở Indonesia còn phụ thuộc vào sự vắng bóng sự thống nhất giữa các dân tộc trên đảo. Chính quyền Hà Lan đã thực hành một hệ thống cai trị gián tiếp tinh vi, liên kết bộ máy hành chính của họ với tầng lớp quý tộc bản địa Hồi giáo. Các “nhiếp chính” bản địa đã cùng điều hành các khu hành chính với những “người anh em” người Hà Lan của họ, những công sứ phụ tá.
Các trường hành chính và y tế được người Hà Lan thành lập để đào tạo con trai của giới quý tộc nhỏ bé hơn và lôi kéo họ vào chính quyền thuộc địa. Tuy nhiên, từ những ngôi trường này nhiều nhà lãnh đạo cấp tiến và dân tộc chủ nghĩa trẻ đã trưởng thành.
Quần chúng nông dân phải chịu hậu quả của sự thống trị của thực dân theo nhiều cách, trước hết và trên hết dưới hình thức thuế. Gánh nặng thuế, trớ trêu thay, trở nên nặng nề hơn khi chính sách “đạo đức” (tự do) được chính quyền thực dân áp dụng vào đầu thế kỷ mang đến sự mở rộng cơ sở hạ tầng và do đó, chi tiêu của nhà nước. Việc canh tác hoa màu được thực thi bởi nông dân là một gánh nặng khác (về sau đã bị bãi bỏ) giúp phá hủy sự độc lập của nông dân. Tương tự như vậy, người nông dân bắt buộc phải để ra từ một phần ba đến một nửa đất sẵn có của họ để cho thuê làm chỗ trồng mía đường. Bị thúc ép bởi nhu cầu trả tiền thuế và các khoản nợ nông dân ngày càng mất đất, lún sâu vào nghèo đói và buộc phải phụ thuộc vào hệ thống tư bản.
Ở các thị trấn, giai cấp tiểu tư sản bản địa rất yếu, chủ yếu bao gồm thương nhân (trong đó nhiều là người gốc Hoa) và một ít là chuyên gia. Với sự phát triển công nghiệp vẫn còn manh nha, giai cấp công nhân có tỷ lệ rất nhỏ, mạnh nhất là trong các ngành dịch vụ công cộng và giao thông thuộc sở hữu tư nhân (đường sắt và xe điện).
Chính trị đối lập gần như vắng bóng trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, nó cho phép Hà Lan cung cấp một tự do tương đối trong lối gia trưởng, mặc dù tự do báo chí, tổ chức, v.v., chỉ tồn tại nhờ sự ban ơn. Khi cuộc đấu tranh bắt đầu được thiết lập giữa nông dân, tầng lớp trung lưu và công nhân, những quyền tự do này đã nhanh chóng bị thu hồi. Nghèo đói cùng cực và sự đàn áp chính trị, được che đậy một cách mỏng manh bởi một chút khoan dung tự do, là thực trạng chung của quần chúng Indonesia trong những năm đầu thế kỷ. Nạn mù chữ gần như phổ biến và bệnh tật lan tràn. Phần lớn mọi người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tôn giáo (Hồi giáo) và văn hóa truyền thống. Chế độ phong kiến tiền thực dân được lý tưởng hóa rộng rãi. Trong khi chủ nghĩa tư bản và kinh nghiệm về cuộc đấu tranh giai cấp đã bắt đầu thay đổi cách nhìn của giới trẻ và người lao động nói riêng. Giáo dục hiện đại đã giáo dục cho một bộ phận của tầng lớp trung lưu biết đặt nghi vấn về sự cai trị của Hà Lan.
Cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904-05 với thất bại đầu tiên của một cường quốc châu u trước một quốc gia châu Á đã có ảnh hưởng quan trọng đến bầu không khí chính trị trên khắp phương Đông. Ở Indonesia, nó đã ảnh hưởng đặc biệt đến tâm trạng của giới trí thức trẻ. Sau đó là Chiến tranh thế giới thứ nhất, kéo theo tình trạng thiếu hụt, bất an, lạm phát và tăng cường thêm sự đau khổ cho quần chúng, từ đó đã tạo ra làn sóng bất ổn và tinh thần đấu tranh trong nông dân và công nhân. Sự ra đời của phong trào dân tộc hiện đại cũng như PKI đã bắt đầu từ đây.
Tầm quan trọng của PKI
PKI được xây dựng trong cao trào của làn sóng đấu tranh quần chúng nhằm chống lại sự cai trị của Hà Lan. Đầu những năm 1920, với sự tan rã của giới lãnh đạo trung lưu hiện có, PKI nổi lên như một tổ chức hàng đầu trong cuộc đấu tranh cả dân tộc và giai cấp. Tuy nhiên, sự yếu kém của giới lãnh đạo PKI và sự gia tăng của họ thành chủ nghĩa cực tả, đã dẫn đến thất bại thảm hại cho PKI vào những năm 1923-26. Chính điều này đã tạo điều kiện cho sự tái xuất của một lãnh đạo dân tộc trung lưu để dẫn đầu cuộc đấu tranh giành độc lập vào những năm 1940.
Do đó mà khởi đầu của PKI đã mở ra một khả năng độc đáo là xây dựng một lãnh đạo Marxist đại chúng để thực hiện cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xã hội dọc theo đường lối của cuộc cách mạng thường trực. Điều này cũng có thể có nghĩa là việc thành lập một nước cộng hòa Xô Viết giữa những biến động cách mạng những năm 1940, điều hẳn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình cách mạng ở Trung Quốc, Ấn Độ và quốc tế. Thay vì thế, bởi những sai lầm của giới lãnh đạo và đặc biệt, là sự thất bại trong việc phát triển thành một hàng ngũ cán bộ Bolshevik, nó đã sửa soạn cho sự xuất hiện của một chế độ tư sản- Bonapartist. Sự thoái hóa của Quốc tế cộng sản là một yếu tố bổ sung trong quá trình này. Sau năm 1926, chủ nghĩa Stalin đã mang đến một rào cản rất lớn, không thể vượt qua được để sửa chữa những lỗi lầm trong quá khứ và định hướng lại PKI dọc theo các dòng Bolshevik. Tuy nhiên, mặc cho những thời cơ đã bị bỏ lỡ, sự phát triển ban đầu của PKI là rất đáng chú ý và có lẽ có ý nghĩa hơn bất kỳ nước thuộc địa nào khác, không ngoại trừ cả Trung Quốc. Đó là Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập ở châu Á ngoài chính Liên Xô, và những phương thức tiên phong ở đó – đặc biệt là “khối bên trong” phong trào dân tộc – cung cấp một tiền lệ cho chiến lược của Đảng cộng sản Trung Quốc.
Cần lưu ý rằng, ở Trung Quốc cả giai cấp công nhân và giai cấp tư sản dân tộc đều phát triển hơn nhiều so với ở Indonesia. Ở đây, chính sự thối nát của chính sách “xâm nhập” của chủ nghĩa Stalin, biến nó thành đối nghịch với chính nó, chứ không phải chính sách của nó, đã dẫn đến sự hủy diệt của Đảng cộng sản Trung Quốc vào cuối những năm 1920.
Nhờ truyền thống cộng sản được tạo ra ở Indonesia trước đó nó đã có thể làm nên một sự trỗi dậy mới, một PKI dựa trên cơ sở đại chúng vào những năm 1940 như là một tổ chức truyền thống của giai cấp công nhân và đông đảo nông dân. Nhưng những dấu vết cuối cùng của chủ nghĩa Marx giờ đây đã bị xóa khỏi các chính sách của nó (đặc biệt là sự phát triển trước năm 1920 của chính đảng này đã bị xóa khỏi lịch sử chính thức của nó), đường lối này đã dọn đường cho chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa phiêu lưu, lên đến đỉnh điểm trong vụ thảm sát hàng triệu người cộng sản Indonesia sau cuộc đảo chính của Suharto năm 1965.
Tất cả các kết luận cơ bản được rút ra bởi chủ nghĩa Marx về bản chất và các vấn đề của cuộc cách mạng thuộc địa được xác nhận, trên một quy mô khổng lồ, bởi lịch sử của cuộc đấu tranh ở Indonesia. Thành công và thất bại của PKI, với tư cách là nhân tố vật chất trong quá trình, là bài học phong phú cho chúng ta ngày nay khi chúng ta phải đối mặt với các nhiệm vụ trong thế giới thuộc địa cũ.
Sự khởi đầu của PKI
Trước năm 1914, không có dấu hiệu nào cho thấy ở Indonesia chỉ trong vòng vài năm nữa sẽ có một đảng cộng sản dựa trên cơ sở đại chúng, và hơn nữa là đảng đầu tiên ra đời ở thế giới thuộc địa. Giai cấp công nhân không có tổ chức chính trị còn công đoàn chỉ có một vài cái yếu kém. Phong trào “dân tộc chủ nghĩa” vẫn còn ở giai đoạn sơ khai; trên thực tế, biểu ngữ của chủ nghĩa dân tộc còn chưa được nêu ra trong quần chúng và phong trào ban đầu bị chi phối bởi các nhà lãnh đạo trung lưu, bảo thủ, những người dựa trên sự ảnh hưởng của họ về tôn giáo. Một hố sâu ngăn cách đã tách những nhà lãnh đạo này khỏi những điều kiện khắc nghiệt của quần chúng. Không có gì rõ ràng, không có tiềm năng cho một cánh tả Bolshevik bắt đầu phát triển ở giai đoạn này.
Tổ chức đầu tiên được thành lập, bởi giới trẻ thuộc tầng lớp thượng lưu, vào năm 1908, Budi Utomo (Nỗ lực cao quý), dựa trên các quan niệm lý tưởng hóa về tương trợ lẫn nhau và không có bất kỳ chương trình chính trị có ý thức nào. “Đảng Ấn”, dựa trên những người u lai Á có đặc quyền tương đối, là kẻ đầu tiên cất cao yêu sách đòi độc lập cho Indonesia nhưng họ lại không có mối liên hệ nào với quần chúng Indonesia. Năm 1913, nó đã bị cấm vì lời kêu gọi độc lập, và hầu hết các thành viên của nó đã tập hợp lại trong “Hội Insulinde”.
Phong trào đầu tiên dựa trên quần chúng đã không tập trung vào chủ nghĩa dân tộc hay bất kỳ chương trình chính trị nào mà là tôn giáo. Khoảng 90% người dân Indonesia theo đạo Hồi, và Hồi giáo là một trụ cột chính của xã hội truyền thống mà người Hà Lan đã không thể nào kết hợp được vào trong hệ thống cai trị gián tiếp của họ. Do đó mà đạo Hồi nổi bật lên như là một trung tâm phản đối sự cai trị của nước ngoài, mặc dù lúc đầu, sự đối lập này là phôi thai và chưa định hình hài.
Sự tổ chức bắt đầu với việc thành lập một tổ chức thương nhân Hồi giáo vào năm 1911 và cho đến năm 1913, dưới sự lãnh đạo của Tjokroaminoto, đã loại bỏ từ “thương nhân” ra khỏi tên của nó thành Sarekat Islam (SI, Hiệp hội Hồi giáo), để xây dựng một sự ủng hộ quần chúng. Mặc dù không nâng cao biểu ngữ đấu tranh dân tộc, SI chắc chắn đã gánh trên vai vai trò của một phong trào dân tộc.
SI không có chương trình chính trị nào ngoại trừ “phục vụ cho lợi ích của người Hồi giáo”, và tổ chức thì vô cùng mơ hồ. Tuy nhiên, thành viên của nó đã sớm tăng lên một cách ngoạn mục, lên tới hàng trăm ngàn vào năm 1916, tập trung ngày càng nhiều ở các thị trấn. Điều này phản ánh một cách sinh động sự kiếm tìm của quần chúng lao động một phương tiện đấu tranh để chống lại các điều kiện sống ngày càng tồi tệ. SI đã hoàn toàn thất bại hoàn toàn trong việc đáp ứng nhu cầu này; tuy nhiên, miễn là không có sự thay thế nào, nó vẫn là trung tâm của hành động đại chúng và vẫn như vậy trong suốt thời kỳ, sự trỗi dậy của PKI đã không làm suy giảm sự phát triển của nó.
Điều gì đã dẫn đến sự gia tăng, trong chỉ vài năm và ở một đất nước cực kỳ lạc hậu, một Đảng cộng sản với đông đảo quần chúng đi theo, thứ đã làm thay đổi hoàn toàn bối cảnh chính trị? Không có gì phải nghi ngờ là vai trò chủ chốt của Henk Sneevliet, một nhà lãnh đạo cánh tả của liên minh đường sắt Hà Lan và cũng là một nhà cánh tả xã hội chủ nghĩa, người đã bị buộc phải chuyển đến Indonesia vào năm 1913 sau khi bị bộ máy quan liêu cải cách đưa vào danh sách đen. Hiệu quả công việc của Sneevliet, kết quả của nó không quá nhiều là nhờ phẩm chất lãnh đạo cá nhân của ông hay mức độ mà ông đã tiếp thu những bài học tổng quát về chủ nghĩa Marx và tổ chức giai cấp công nhân, mà là dưới hình thức những điều được thể hiện bởi phần tiên tiến của Phong trào lao động Tây u cùng thời. Công việc của Sneevliet phục vụ như một chất xúc tác, kết hợp những ý tưởng và phương pháp này với phong trào đang lên của nhân dân lao động Indonesia. Nếu bất cứ điều gì có thể minh họa cho tiềm năng của chủ nghĩa Marx, thì đó là sự tăng trưởng ngoạn mục của PKI và lòng nhiệt thành để nắm bắt những vũ khí chính trị bởi những chiến binh giỏi nhất của giai cấp công nhân Indonesia.
Tuy nhiên, sự đóng góp của Sneevliet bị hạn chế bởi hai điều – thứ nhất là thời gian quá ngắn ngủi mà ông cống hiến ở Indonesia (1913-18), và thứ hai, bởi những hạn chế quan trọng của xu hướng cách mạng trong chính Dân chủ – Xã hội chủ nghĩa. Trên hết, những hạn chế này đã được thể hiện trong một sự hiểu biết chưa đầy đủ (ngay cả trong số những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất như Luxemburg và Connolly) về nhiệm vụ xây dựng một đảng cách mạng dựa trên lý luận Marxist. Thời kỳ này là một trong những thời kỳ tăng trưởng tư bản ở các nước đế quốc, sự mở rộng của giai cấp công nhân và những điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng tổ chức giai cấp. Người lãnh đạo trên hết phải quan tâm tới sự phát triển của các tổ chức quần chúng, được dẫn dắt bởi phân tích tổng quát của chủ nghĩa Marx về đấu tranh giai cấp, như là một tiền đề cho cuộc đấu tranh trong tương lai cho quyền lực nhà nước. (Cánh hữu, tất nhiên, cũng tham gia xây dựng các tổ chức đoàn thể nhưng với một quan điểm hoàn toàn khác.)
Lenin, mặt khác, rút ra được kết luận từ tình hình ở Nga, nơi mà các nhiệm vụ được đặt ra rất gay gắt, lý giải sự cần thiết về một cán bộ cách mạng chuyên nghiệp trái ngược với các nhà tuyên truyền toàn thời gian của dân chủ xã hội và công đoàn. Nếu không có một cán bộ mạnh mẽ được đào tạo chuyên sâu về các ý tưởng và phương pháp của chủ nghĩa Marx, các đảng công nhân sẽ không thể gắn kết được với nhau trong thời kỳ thất bại nghiêm trọng, chứ đừng nói gì đến việc chuẩn bị cho việc giành quyền lực.
Do đó, nhiệm vụ “xây dựng đảng” thường được thừa nhận xuyên suốt quốc tế II, trái ngược với vị trí ngày nay; nhưng những gì liên quan đến điều này đã được hiểu khác nhau bởi các xu hướng khác nhau trong nó. Sneevliet mang những ý tưởng và phương pháp của cánh tả đến Indonesia, nhưng không phải là sự hiểu biết của Lênin về xây dựng cán bộ. Đóng góp nổi bật của ông nằm trong định hướng giai cấp nhất quán mà ông đưa vào cuộc đấu tranh ở Indonesia, liên kết cuộc đấu tranh dân tộc với cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân dọc theo đường lối được Trotsky giải thích một cách khoa học, nhưng đi đến những kết luận này một cách độc lập với Trotsky.
Thảo luận chính trị và giáo dục rõ ràng đã diễn ra trong phong trào Indonesia nhưng dường như đã được thực hiện theo cách mà chúng ta gọi là “thói quen”, mà không cần thiết phải đào tạo một cán bộ cách mạng như một điều kiện tiên quyết để phát triển quần chúng được thấu hiểu hoàn toàn. Với sự phát triển nói chung là mạnh mẽ của phong trào công nhân trên phạm vi quốc tế và với các điều kiện ban đầu về tính hợp pháp phổ biến ở Indonesia, cũng như nhu cầu về nền tảng lý thuyết vững chắc để có khả năng chịu đựng được những biến động thảm khốc đã chưa thể hiện được rõ ràng và khẩn cấp đến vậy, chỉ trong giai đoạn mà “sự chuyển biến mạnh mẽ với những thay đổi đột ngột” thì sau đó những nhu cầu này mới bắt đầu lộ rõ. Lãnh đạo công nhân và lãnh đạo nông dân sẽ dễ dàng biến thành lãnh đạo Đảng, trừ khi có sự trưởng thành về chính trị đủ để thực hiện các trách nhiệm liên quan, trừ khi chính Đảng có thể áp đặt sự lãnh đạo và kỷ luật cần thiết ở những thời điểm quan trọng.
Tăng trưởng về tổ chức, trong ngắn hạn, vượt xa tăng trưởng chính trị, do sự đánh giá thấp về tầm quan trọng của giáo dục chính trị. Sự yếu kém này nằm ở gốc rễ của xu hướng cực tả đáng quan ngại của PKI vào giữa những năm 1920. Nó cũng nằm ở gốc rễ, chúng ta có thể lưu ý, về sự suy thoái về chính trị của chính Sneevliet từ giữa những năm 1920 trở đi và sau đó là sự chia rẽ với Trotsky. Thiếu chuẩn bị về các quan điểm và phương pháp cho giai đoạn mới với thời kỳ khác biệt về chất của giai cấp công nhân thất bại và phải lội ngược dòng, của chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa phát xít, ông vẫn kiên trì theo các phương pháp của thời kỳ trước, tìm kiếm một khối lượng sẵn sàng theo đuổi những khẩu hiệu cách mạng. Với những bộ phận tích cực của giai cấp công nhân ngày càng chìm sâu vào sự thụ động và tuyệt vọng, những phương pháp này đã dẫn đến sự thích nghi với chủ nghĩa cơ hội và sự thoái hóa thành đường lối ôn hòa.
Dọc theo những dòng này, cả một thế hệ lãnh đạo công nhân chiến binh, những người đã đóng góp to lớn vào việc xây dựng phong trào và cho Quốc tế cộng sản trong những năm cách mạng của nó, đã chuyển qua thời kỳ lịch sử mới, không thể nhận ra yêu cầu của lịch sử với mình và không thể đóng góp thêm gì nữa.
Nói tóm lại, nếu như Sneevliet tuân theo một cách tiếp cận Leninist, tự nó, đã đủ trong một vài năm ngắn ngủi để xây dựng một lực lượng cán bộ đủ mạnh để tập hợp quần chúng và ngăn chặn thất bại trong những năm 1920. Nhưng ngay cả khi chỉ một tổ chức cán bộ nhỏ sống sót qua thời kỳ đó, và phát triển dựa trên sự hiểu biết tỉ mỉ về các sự kiện, sẽ có thể biến mình thành một tổ chức quần chúng vào những năm 1940 và hẳn đã thay đổi lịch sử cả Indonesia và thế giới. Đây là viễn cảnh thực tế mà do đó thời kỳ mới phát triển của PKI cần phải được xem xét.
1914-19: Xây dựng căn cứ quần chúng
Công việc của Sneevliet ở Indonesia, tức là đặt nền móng cho PKI, diễn ra theo ba hướng: hình thành hạt nhân xã hội chủ nghĩa (bắt đầu với người nước Hà Lan); xây dựng phong trào công đoàn; và can thiệp vào phong trào dân tộc.
Theo sáng kiến của Sneevliet, Hiệp hội Dân chủ Xã hội Ấn (ISDV) được thành lập năm 1914, ban đầu bao gồm 85 thành viên của hai đảng xã hội chủ nghĩa Hà Lan (Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội dựa trên quần chúng, về sau nằm dưới sự lãnh đạo của cải lương cánh tả, và một bộ phận nhỏ Đảng Dân chủ Xã hội, tiền thân của CP, đã tách ra khỏi SDAP trên một cơ sở bè phái vào năm 1909).
Ngay từ đầu, ISDV đã được kiểm soát bởi khuynh hướng cách mạng, họ đã đứng lên chiến đấu cho các vấn đề địa phương (ví dụ, vận động ủng hộ một nhà báo cấp tiến của Indonesia bị truy tố theo luật kiểm duyệt, và tổ chức các cuộc họp công khai chống lại sự chuẩn bị chiến tranh của chính quyền Hà Lan) và bao gồm cả vai trò của chính nó trong phong trào dân tộc. Ở giai đoạn này, tư cách thành viên của Insulinde được mở cho các thành viên châu u của ISDV. Giới lãnh đạo trung lưu của Insulinde và cả Sarekat Islam vẫn biết ơn về sự hỗ trợ ở nơi duy nhất mà họ có thể tìm thấy nó, chỉ có những người Xã hội mới cung cấp điều đó trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, chắc chắn, xung đột bắt đầu nảy sinh giữa lãnh đạo ISDV và lãnh đạo Insulinde, và cả trong chính ISDV. ISDV lập luận rằng cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Hà Lan phải được các nhà xã hội ủng hộ, và điều này liên quan đến cuộc đấu tranh chống lại chính hệ thống tư bản. Các nhà lãnh đạo trung lưu của Insulinde (giống như các nhà lãnh đạo SI sau này) đã thu mình lại theo bản năng và đưa ra một “lý thuyết hai giai đoạn” để tự vệ. Trong chính ISDV, các nhà cải cách đã tách ra vào năm 1916 và thành lập Đảng Dân chủ Xã hội Ấn (ISDP), nơi nó đã sớm nhận ra ra mối quan hệ tự nhiên của nó với các nhà lãnh đạo quốc gia trung lưu. ISDV, mặt khác, ngày càng giành được sự tôn trọng của các chiến binh giỏi nhất Indonesia vì sự dũng cảm của mình trong chính trị địa phương.
Nhiều câu hỏi khó đã được ISDV giải quyết trong giai đoạn thức tỉnh chính trị của quần chúng này. Vào năm 1915-18, chính quyền Hà Lan đã phản ứng với phong trào đang phát triển bằng cách thiết lập một ban cố vấn “Volksraad” với hy vọng kìm hãm lực lượng chiến binh này. ISDV – trong sự trái ngược với những người theo chủ nghĩa dân tộc và ISDP – đã tẩy chay cơ quan này (mặc dù đã tham gia vào các hội đồng thành phố) nhưng sau đó đã đảo ngược vị trí của mình khi rõ ràng rằng Volksraad có thể được sử dụng như một nền tảng để tuyên truyền cách mạng.
Sneevliet cũng chiếm một vị trí hàng đầu trong VSTP (liên minh nhân viên đường sắt và xe điện), sau đó là một tổ chức nhỏ với thành viên chủ yếu là người da trắng. Sneevliet đã khiến VSTP hướng về đông đảo công nhân Indonesia, đồng thời đặt ra việc củng cố cơ cấu tổ chức của mình, nhấn mạnh vào tổ chức chi nhánh phù hợp, tổ chức các hội nghị thường niên, tập hợp các hội viên, v.v. thành viên của liên minh đã tăng gấp đôi, với đại đa số là người Indonesia. Thành công của VSTP đã tạo nên uy tín cho các nhà xã hội và cho phép Sneevliet tuyển dụng các nhà hoạt động công nhân vào ISDV. Quan trọng nhất trong số này là người công nhân đường sắt trẻ tuổi Semaun, người mà vào năm 1916 (mới 17 tuổi) đã trở thành chủ tịch của liên đoàn Semarang của SI, và sau đó là một trong những người lãnh đạo chủ chốt của PKI.
Để phân biệt những diễn biến này với tình hình hiện nay ở các nước cựu thuộc địa, hai khía cạnh mâu thuẫn cần được ghi nhận – một mặt là, điểm yếu của chính giai cấp công nhân ở Indonesia; mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân trên phạm vi quốc tế và cùng với nó, uy tín không thể cưỡng lại của chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa xã hội. Tình cảnh của giai cấp công nhân ở Indonesia lúc đó chỉ có thể được so sánh với điều kiện ở các nước lạc hậu nhất hiện nay, trong khi cùng lúc đó nó đã phải đối mặt, không phải là một chế độ Bonapartist không vững chắc, mà là một cường quốc đế quốc phát triển.
Chủ nghĩa tự do Hà Lan không đủ rộng lượng để tha thứ cho cuộc đấu tranh của công nhân. Các cuộc đình công đã được đáp trả với sự sa thải hàng loạt, trục xuất các nhà hoạt động đến các hòn đảo xa xôi, và bất kỳ biện pháp nào khác cần thiết để đè bẹp phong trào. Trong giai đoạn này dường như có rất ít cuộc đình công thành công, và chắc chắn không có chuyện về những cuộc đấu tranh lớn có thể thành công. Đối mặt với những chủ nhân mạnh mẽ và phản động, có rất ít cơ hội cho sự cải thiện điều kiện của người công nhân thông qua đàm phán.
Tuy nhiên, phong trào công đoàn vẫn tồn tại và tiếp tục phát triển. Điều này chỉ có thể được giải thích, một mặt, bởi sức mạnh và khả năng phục hồi vốn có của giai cấp công nhân và bởi sự tăng trưởng về số lượng và kinh nghiệm; và mặt khác bởi thực tế là, xét toàn diện thì cuộc đấu tranh công đoàn không thể tách rời khỏi cuộc đấu tranh tổng thể, rộng lớn hơn của người dân Indonesia để chống lại những kẻ áp bức và bóc lột của họ, người Hà Lan.
Cùng lúc đó chủ nghĩa Marx, và phong trào lao động ở Hà Lan và quốc tế, đã có được một uy tín lớn trong mắt nhân dân thuộc địa, vượt xa mọi thứ có thể có ngày nay, sau hàng loạt sự phản bội của phe cải cách và Stalinist. Điều này đã thêm ý nghĩa cho phong trào lao động mới ra đời. Với phong trào dân tộc bản thân vẫn còn ở trong trứng nước, các nhà lãnh đạo công nhân và xã hội chủ nghĩa châu u đã có thể tranh luận về các vấn đề bình đẳng với các nhà lãnh đạo dân tộc.
Tuy nhiên, toàn bộ tình hình bị chi phối bởi sức nặng quá lớn của nông dân. Không có phong trào nào có thể hy vọng trở thành một lực lượng dân tộc có tầm quan trọng mà không đưa ra lời kêu gọi đúng đắn với nông dân. Quần chúng nông dân, vẫn kết hợp với truyền thống và tôn giáo, dường như thụ động khi đối mặt với áp bức, chân trời của họ được xác định bởi lợi ích và các vấn đề của cuộc sống nơi làng xã, không thể kỳ vọng tập hợp họ dưới một chương trình xã hội chủ nghĩa thứ phản ánh sự hiểu biết tiên tiến nhất của nhân loại. Hầu hết họ có thể nhận ra những khía cạnh của chương trình phản ánh ngay chính lợi ích của họ và đấu tranh để ủng hộ những nhu cầu đó. Nhưng sự ủng hộ như vậy cũng có thể lúc rời rạc, lúc bùng nổ và khi lại phân mảnh, điều đó tương đồng với bản chất của chính người nông dân, một giai cấp của những người sản xuất nhỏ không đồng nhất, bị cô lập, và về cơ bản là theo đuổi lợi ích cá nhân của riêng họ. Vì những lý do này, nông dân có thể bị lôi kéo không chỉ về phía giai cấp công nhân mà còn dễ bị ảnh hưởng bởi chính sách dân tộc mị dân, chính sách tôn giáo ngu dân hoặc các khuynh hướng khác xuất hiện để đề xuất giải pháp cho các vấn đề cụ thể trước mắt.
Một yếu tố quan trọng khác ở Indonesia, như trong thế giới thuộc địa nói chung, là tầng lớp trung lưu có học thức và có của, một lực lượng tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa ngay cả ở một quốc gia lạc hậu. Tầng lớp trung lưu cũng không chắc chắn có thể được tranh thủ bởi chương trình của công nhân ngay từ đầu mà bị đẩy vào hoạt động chính trị là trong nỗ lực để bảo đảm lợi ích của chính họ – lợi ích mang bản chất tư sản, mặc dù nó mâu thuẫn với chủ nghĩa đế quốc. Cuộc đấu tranh chung có thể diễn ra giữa giai cấp công nhân và tầng lớp trung lưu trong chừng mực cả hai phải đối mặt với kẻ thù đế quốc chung; nhưng mục đích và phương pháp của tầng lớp trung lưu về cơ bản khác với những người công nhân. Tầng lớp trung lưu, hoặc các bộ phận của nó, có thể bị lôi kéo bởi chương trình không tưởng và phản động của chính họ thay vì chương trình công nhân xã hội chủ nghĩa trong chừng mực mà họ thấy rằng không có sự thay thế thực tế nào; nhưng điều này có thể là một quá trình mâu thuẫn, kéo dài. Ban đầu, giới lãnh đạo của tầng lớp trung lưu sẽ phát triển tách biệt với phong trào công nhân và, bằng cách nói lên sự bất bình của tất cả những người bị áp bức, có thể xây dựng sự ủng hộ đại chúng. Là những người có học thức, tương đối giàu có, họ sẽ có xu hướng xa rời quần chúng; nhưng điều này, đồng thời, làm cho họ tự tin và rõ ràng hơn, và có thể cho họ quyền lực lớn hơn trong mắt nông dân và bộ phận công nhân lạc hậu.
Những yếu tố này và cả những vấn đề khác nữa giúp giải thích ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc trung lưu trong thế giới thuộc địa. Tuy nhiên, quan trọng nhất là mức độ mà các nhà lãnh đạo dân tộc có thể hội tụ những yêu cầu và tuyên truyền của họ xung quanh vấn đề trung tâm – thứ sẽ khiến toàn thể công nhân và nông dân ủng hộ toàn tâm toàn ý – đó là độc lập dân tộc. Điều quan trọng là phải nhớ rằng chỉ từ quan điểm của chủ nghĩa Marx và lý thuyết về cách mạng thường trực, các nhà lãnh đạo và công nhân mới có thể nhận ra vai trò lãnh đạo của chính họ trong cuộc đấu tranh này, thứ mà thoạt nhìn có vẻ “rộng” hơn cuộc đấu tranh cụ thể mà các công nhân thấy mình ở trong đó. Trong chừng mực mà các “chính trị gia” dân tộc xuất hiện với tư cách như là người lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập, thì chương trình của chủ nghĩa xã hội sẽ có xu hướng xuất hiện như một mục đích ngoài mục đích trung tâm, một cái gì đó có thể được hoãn lại hoặc hỗ trợ như một lý tưởng lâu dài.
Trong thực tế, những người xã hội chủ nghĩa chỉ có thể xây dựng sự ủng hộ đại chúng bằng cách chứng minh khả năng giải quyết các vấn đề trước mắt hiệu quả hơn những người theo chủ nghĩa dân tộc có thể, và bằng cách thiết lập sự đại diện của họ như là một đảng giải phóng dân tộc. Để làm như vậy, họ sẽ cần phải hành động trong một mặt trận thống nhất với những người theo chủ nghĩa dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, cho sự thống nhất trong hành động nhưng đồng thời vận động cho các ý tưởng và chương trình của riêng họ. Dọc theo những dòng này, Lênin và Quốc tế II đã lý giải chính sách của các đảng Cộng sản đối với “cách mạng dân tộc”.
Nhưng không có sự hợp tác thực tế nào có thể được phép làm lu mờ một thực tế rằng, trong kỷ nguyên của chủ nghĩa đế quốc, các vấn đề của các dân tộc thuộc địa chỉ có thể được giải quyết bởi giai cấp công nhân và sự chuyển đổi xã hội chủ nghĩa. Từ quan điểm khách quan, chủ nghĩa dân tộc đóng một vai trò tiến bộ chỉ trong chừng mực chống lại và làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc nhờ tập hợp được quần chúng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhưng về bản chất, chủ nghĩa dân tộc của tầng lớp trung lưu sẽ không ổn định và có khả năng biến thành thứ đối nghịch với chính nó khi xung đột cơ bản giữa xã hội tư sản và cách mạng vô sản xuất hiện. (Quá trình phân liệt giai cấp này đã được rút ra một cách hợp lý trong giai đoạn hậu chiến ở các quốc gia như Ấn Độ và Kenya, nơi mà các nhà lãnh đạo chống chủ nghĩa thực dân trung lưu đã tự biến mình thành chính thể tân thực dân phản động để đàn áp công nhân và nông dân.) Liên minh giữa giai cấp công nhân và tầng lớp trung lưu trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc là có thể chỉ bởi sự cần thiết của một mối tương quan tạm thời của các lực lượng mà trong đó phong trào cách mạng của công nhân sẽ cần phải đấu tranh để thiết lập quyền lãnh đạo của chính mình đối với cuộc đấu tranh như một toàn thể.
Như vậy, nói rộng ra, là các mối quan hệ xuất hiện thông qua sự định hướng của ISDV đối với Insulinde và quan trọng hơn là đối với SI. Liên đoàn Semarang của SI, đã được đồng nhất một cách rõ ràng với ISDV, đã nổi bật lên vào năm 1916 như là một phe đối lập cách mạng đối với lãnh đạo dân tộc, đưa ra các yêu cầu xã hội cụ thể, kêu gọi đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản và đưa ra lập trường kiên quyết hơn trong các vấn đề thực tế. Tư cách thành viên của liên đoàn Semarang đã tăng từ 1.700 vào năm 1915 lên 20.000 vào năm 1916, khiến nó trở thành một trong những bộ phận mạnh nhất của SI. Nỗ lực của giới lãnh đạo để đè bẹp “khuynh hướng Semarang” đã bị đánh bại. Do đó, họ chỉ có thể đánh bật gốc rễ của những ý tưởng xã hội chủ nghĩa bằng cách xé nát chính SI ra thành từng mảnh – điều mà cuối cùng họ đã phải dùng đến.
Mặc dù có tầm ảnh hưởng ngày càng lớn, ISDV, và sau đó là PKI, vẫn là một tổ chức tương đối nhỏ. Thành viên ISDV đã tăng từ 103 vào năm 1915 (trong đó chỉ có 3 người Indonesia) lên 330 vào năm 1919 (300 người Indonesia). Theo nghĩa này, đó là một đảng nòng cốt, một nhóm các nhà hoạt động và lãnh đạo với sự hỗ trợ đáng kể trong các công đoàn, ở thành phố cũng như làng quê. Định hướng giai cấp của ISDV đã được phản ánh rõ nhất ở vị trí mạnh mẽ của nó trong phong trào công đoàn. Liên đoàn công đoàn đầu tiên, được thành lập vào năm 1919, bao gồm 22 công đoàn với 72.000 thành viên đã bị chia rẽ trong lòng trung thành của nó giữa một bên là ISDV và bên kia là lãnh đạo dân tộc của SI. Tuy nhiên, trong một vài năm, sự lãnh đạo của SI đã bị phá vỡ trên tất cả ngoại trừ một số công đoàn cổ trắng.
Thẩm quyền của ISDV cũng được phản ánh trong sự hỗ trợ đông đảo cho nó trong chính SI. Tuy nhiên, cần lưu ý đến quy mô dân số khổng lồ của Indonesia, ngay cả khi có hàng chục nghìn người đi theo thì đây vẫn chưa phải là một khởi đầu, trong thực tế, một số căn cứ khu vực là cần thiết để hợp nhất được một phong trào dân tộc với hàng triệu người, xung quanh một cốt lõi vững chắc của cán bộ Marxist, trước khi mà vấn đề quyền lực có thể được đặt ra trong chương trình nghị sự.
Mặt khác, về tầm nhìn và lý thuyết, ISDV với tư cách là một tổ chức cốt lõi đã rất yếu. Việc Sneevliet bị trục xuất khỏi Indonesia năm 1918 đã để lại một khoảng trống không gì bù đắp nổi ở vị trí cao nhất của tổ chức. Không ai trong số các nhà lãnh đạo Hà Lan khác, cũng như các thành viên xuất sắc của Indonesia, những người đã nhanh chóng chiếm vị trí đứng đầu đảng, bất chấp phẩm chất ấn tượng của họ như là những chiến binh cách mạng, thực sự sở hữu một sự nắm bắt toàn diện về lý thuyết và thực hành Marxist để có thể cho phép họ lèo lái đảng một cách chính xác vượt qua những bước ngoặt và thay đổi đột ngột mà nó phải đối mặt.
Tiềm năng cách mạng rực rỡ của ISDV đã được minh họa rõ ràng nhất là vào năm 1917-18 khi nó ngay lập tức tăng cường sự ủng hộ đối với Cách mạng Nga và nhanh chóng rút ra được mối liên hệ với cách mạng châu u và ngay chính Indonesia. Học được bài học từ nước Nga, ISDV đã đi đầu trong việc tổ chức các binh sĩ và thủy thủ đóng quân tại Indonesia, họ đã tranh thủ được khoảng 3.000 người trong số các lực lượng vũ trang Hà Lan.
Vào cuối năm 1918, với Hà Lan đã bên bờ vực của cách mạng, chế độ thuộc địa nín thở; dường như một triển vọng thực sự cho một sự nắm bắt quyền lực bởi những người xã hội chủ nghĩa ở Hà Lan đã mở ra, và điều đó sẽ được theo sau bởi một cuộc cách mạng ở Indonesia. Tuy nhiên, đảng Dân chủ Xã hội Hà Lan đã thoái lui. Chế độ thuộc địa, sau những cải cách đầy hứa hẹn, đã có thể lấy lại vị thế của mình, và tình hình cách mạng đã thoái trào.
Những năm 1918-19 là những năm đầy biến động ở Indonesia với cuộc khủng hoảng kinh tế giáng xuống nhân dân lao động và sự kháng cự dữ dội nổ ra trong giai cấp nông dân. Những sự kiện này đã tạo lên nền tảng cho sự tăng trưởng hàng loạt của ISDV / PKI, cũng như làm sâu sắc thêm sự phản động của nhà nước, một quá trình mà trong trường hợp không có yếu tố chủ quan mạnh mẽ, sẽ quyết định sự phát triển của PKI trong vài năm tới.
1920-26: Trượt về phía thảm họa
Đầu những năm 1920 là thời kỳ thất bại nặng nề cho cuộc đấu tranh của công nhân ở Indonesia cũng như quốc tế. Các cuộc đình công lớn đã bị đánh bại, đỉnh điểm là sự thất bại của cuộc đình công đường sắt năm 1923, trong đó VSTP – đội tiền phong của phong trào công đoàn đã hứng một đòn chí mạng. Thời kỳ của chủ nghĩa tự do “đạo đức” đã chắc chắn kết thúc. Trong những năm này, các nhà lãnh đạo người Hà Lan cuối cùng của PKI đã bị trục xuất, tiếp theo là các nhà lãnh đạo chủ chốt của đảng Indonesia (đặc biệt là Semaun và Tan Malaka).
Indonesia quá xa xôi và khó tiếp cận để có thể nhận được sự can thiệp hiệu quả từ Quốc tế cộng sản (khi mà phương Đông quá xa để quan tâm, chỉ có thể tập trung vào tình hình quan trọng và thuận lợi hơn ở Trung Quốc). Càng ngày, sức mạnh tổ chức và động lực mạnh mẽ được xây dựng trong thời kỳ ISDV, kết hợp với sự hiểu biết chưa đầy đủ về chương trình giai cấp đã phản tác dụng, tạo ra một xu hướng cực đoan và chủ nghĩa bè phái giữa những tàn dư của lãnh đạo (liên tục biến động dưới những làn sóng mới của bắt giữ và trục xuất)
Cuộc tranh luận lớn về cuộc cách mạng thuộc địa tại Đại hội II của Quốc tế cộng sản đã không làm rõ một cách dứt khoát các vấn đề liên quan đến PKI, chủ yếu là do sự cô lập của nó với Quốc tế. Về vấn đề định hướng theo phong trào dân tộc, nhiều người trong giới lãnh đạo PKI cảm thấy rằng quan điểm của Lenin không thể được áp dụng triệt để ở Indonesia vì sự yếu kém của giai cấp tư sản dân tộc và do đó có thể ít nhiều bỏ qua. Mặt khác, PKI không hài lòng với thái độ của Quốc tế cộng sản đối với phong trào hiệp nhất người Hồi giáo mà SI có liên quan. Trong khi giữ gìn tình huynh đệ đối với công nhân và nông dân Hồi giáo, Quốc tế cộng sản kêu gọi đấu tranh chống chủ nghĩa hiệp nhất Hồi giáo, coi nó như là một công cụ của chủ nghĩa đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ và của địa chủ và giáo sĩ ở các nước Hồi giáo.
Đúng là Sarekat Islam đã ở trong sự mâu thuẫn về quan điểm này. Cánh hữu trung lưu ở một thời điểm nhất định đã công khai đứng về phía chủ nghĩa đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản. Quần chúng, mặt khác, tập hợp quanh SI vì coi nó như một phương tiện để đấu tranh. Với quan điểm dài hạn và cách tiếp cận cân bằng, với sự táo bạo trong đấu tranh kết hợp với sự giải thích nhẫn nại, sự đánh giá cẩn trọng về những giai đoạn của cuộc đấu tranh, thì hẳn đã hoàn toàn có thể phá vỡ những ảo tưởng với chủ nghĩa hiệp nhất Hồi giáo trong nông dân nói riêng.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo PKI lo ngại rằng trong ngắn hạn, vị trí của Quốc tế cộng sản sẽ bị kẻ thù của họ khai thác để cô lập họ khỏi quần chúng. Thay thế về chiến thuật trước tầm nhìn này, họ đã chiếm một vị trí phòng thủ và lạc lối khi khẳng định, hoàn toàn không chính xác, một “bản sắc” dựa trên kinh nghiệm chủ nghĩa giữa Hồi giáo và Chủ nghĩa Cộng sản. (Tương tự, nể sợ những thành công bề ngoài của Gandhi ở Ấn Độ, PKI cho tới năm 1924 vẫn bày tỏ sự ngưỡng mộ hoàn toàn đối với vị tông đồ tư sản của chủ nghĩa hòa bình này) Sự kết hợp không cân xứng và ấn tượng giữa chủ nghĩa bè phái và thỏa hiệp chính trị với khuynh hướng tư sản dân tộc tiếp tục góp phần kìm hãm sự nâng cao trình độ chính trị trong PKI. Nó cũng chứng minh mối quan hệ nguy hiểm và không thể tránh khỏi giữa chủ nghĩa cực tả và chủ nghĩa cơ hội, không nhất thiết là kết quả của bất kỳ sự cố ý nào, nhưng trong trường hợp của PKI, là do hậu quả của việc không thể phát triển một lãnh đạo Marxist với sự hiểu biết biện chứng về dòng chảy của những sự kiện.
Mặc dù có những điểm yếu, nhưng động lực và uy tín của PKI thuở đầu đã khiến nó xuất hiện vào giữa những năm 1920 với tư cách như là tổ chức hàng đầu trong phong trào quần chúng. Tuy nhiên, chính điểm mạnh của nó đã che giấu đi sự bấp bênh trên tổng thể, điều mà lãnh đạo của nó nói chung đã thất bại để nhận ra. Trong thực tế, một thời kỳ phản động khốc liệt đã đến, sau những thất bại của giai cấp công nhân quốc tế cũng như địa phương. Việc siết chặt các ốc vít ở Indonesia, nhằm mục đích đè bẹp một phong trào cách mạng mới chớm, ngay từ đầu đã đập tan các lãnh đạo SI “ôn hòa”. Trong bối cảnh đó, PKI, nhờ sức mạnh chính trị và tổ chức vượt trội, đã có thể tồn tại như một tổ chức quần chúng trong một vài năm nữa; nhưng vai trò hàng đầu của nó không phản ánh sự thật, đó là sự suy giảm trong cuộc đấu tranh chứ không phải là một sự chớm bùng nổ cách mạng.
Tuy nhiên, điều này đã không được nhận ra bởi những người lãnh đạo. Trong khi những người tiến bộ nhất trong số họ đã thảo luận về viễn cảnh của một cuộc chiến tranh Thái Bình Dương giữa Mỹ và Nhật, điều sẽ mở ra một tình huống cách mạng ở Indonesia, thì viễn cảnh này không bao giờ được cụ thể hóa qua chương trình chung của đảng, và cũng không có một hướng dẫn nào về chiến lược và chiến thuật. Có rất ít sự hiểu biết về sự cần thiết phải chuẩn bị cho cách mạng, hay cách mạng thực sự là một sự kết hợp trước tiên và quan trọng nhất là sự phát triển của những điều kiện khách quan. Nhiệm vụ của đảng đã được diễn giải theo cách duy ý chí. Cách mạng đã được nhận thức như là một cuộc nổi dậy chớp nhoáng. Từ năm 1924 trở đi, các bộ phận lãnh đạo được phát triển vội vàng đã bị thuyết phục rằng “thời gian không còn nhiều”, đã quyết tâm theo đuổi hướng đi này, với hy vọng rằng bằng cách làm gương họ sẽ kích hoạt một cuộc tổng nổi dậy.
Trong trường hợp mà những lời tiên tri của họ về cách mạng xảy ra, thì ở một mức độ nhất định, đó chỉ là tự ứng nghiệm, một quá trình phản ánh chính sự lạc hậu của đất nước. Giai cấp nông dân, và ngay cả giai cấp vô sản thiếu kinh nghiệm, rất không ổn định, có thể nhanh chóng chuyển sang hành động chiến binh, nhưng trong thất bại, cũng có thể nhanh chóng trở lại thái độ thờ ơ và mất tinh thần. Kích động cách mạng một cách nóng vội, dựa trên sự hiểu biết sai lầm và thiếu thực tế về các quan điểm, kết hợp những hứa hẹn không tưởng với những đe dọa chống lại các đối thủ, có thể tạo ra các cuộc đấu tranh cục bộ trong bối cảnh chung của sự thất bại. Những phương pháp như vậy, kết quả của sự nhiệt thành cách mạng quá mức và sự thiếu kiên nhẫn, là vô cùng nguy hiểm. Vào giữa những năm 1920, lần đầu tiên chính quyền có thể với các băng đảng phản cách mạng đánh bại những người theo PKI đã bị mất tinh thần ở một số khu vực. Mặt khác, tâm trạng cách mạng điên cuồng được tạo ra giữa các bộ phận và hàng ngũ của nó đã đóng vai trò thúc đẩy thêm khiến giới lãnh đạo “hành động”.
Kết quả cuối cùng là một lãnh đạo thiếu kinh nghiệm trở nên mất kiểm soát đối với phong trào của chính họ và ngày càng tin rằng giải pháp duy nhất là di chuyển nhanh hơn nữa. Nhưng, dục tốc thì bất đạt.
Hai khía cạnh của quá trình này có tầm quan trọng đặc biệt đối với chúng ta ngày hôm nay, cuộc đấu tranh giữa lãnh đạo PKI và SI; và sự can thiệp vào tình hình của các nhà lãnh đạo lưu vong và Quốc tế.
Vào những năm 1918-19, trong thời kỳ tăng cường đấu tranh quần chúng, khuynh hướng Semarang đã giành được những thắng lợi chính trị quan trọng trước SI cánh hữu. Đến năm 1921, cánh hữu đã quá tuyệt vọng để thực hiện một cuộc săn lùng phù thủy chống lại những người Cộng sản mặc dù đã có cảnh báo (điều này được chứng minh là đúng) rằng điều này đồng nghĩa với sự sụp đổ của SI. Ngay từ đầu, nó đã dẫn tới việc tách các nhánh SI thành các nhánh “SI đỏ” và “SI trắng”. Nhưng dù thế nào, càng về sau, nền tảng dựa trên tôn giáo của họ rõ ràng là đối lập với cuộc đấu tranh cho tiến bộ, điều khiến cho quần chúng chán nản và nó chẳng bao lâu cũng phải suy tàn. PKI đã đổi tên thành “Red SI” Sarekat Rakjat (“Hiệp hội của nhân dân”), ở đỉnh cao của nó có số thành viên vào khoảng 60.000 người.
Ở đây, một lần nữa, chính sách không nhất quán của PKI dẫn đến kết quả mâu thuẫn. Đối với tất cả ý định và mục đích, Sarekat Rakjat là một phần của đảng, nhưng vượt xa về thành viên chính thức, tràn ngập đảng với tâm trạng của chủ nghĩa dân túy cực đoan. Cùng với đó, trong khi ngăn chặn sự phát triển hiệu quả của một cán bộ cốt lõi, sự tham gia chặt chẽ của SR với đảng đã chứng tỏ một trở ngại để tranh thủ được sự ủng hộ rộng rãi hơn của hàng trăm nghìn và hàng triệu người chưa sẵn sàng tham gia PKI.
Quốc tế Cộng sản kêu gọi PKI tách SR ra khỏi đảng, điều hành nó dưới sự “lãnh đạo tài tình” của đảng chứ không phải dưới sự kiểm soát trực tiếp kiểu hành chính, và để đảm bảo rằng chương trình của nó thực sự phản ánh nguyện vọng của quần chúng hơn là chỉ lôi cuốn các yếu tố tiên tiến hơn. Sneevliet và các cựu lãnh đạo Hà Lan khác đã đi xa hơn, nhấn mạnh rằng việc thống nhất với SI cũ là cần thiết để giành chiến thắng trong quần chúng. Không phải cố gắng giải quyết vấn đề ở đây, đó là rõ ràng rằng có những vấn đề quan trọng trong chiến thuật làm việc theo công thức “giai cấp công nhân lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc” là khá phức tạp.
PKI không thể đưa vấn đề đi xa hơn nữa. Giới lãnh đạo dường như đã gặp khó khăn trong việc tách biệt một định hướng chiến thuật đối với phong trào dân tộc với nhượng bộ chính trị với chủ nghĩa dân tộc, và ý tưởng khai thác toàn bộ phong trào dân tộc hiện có cho chủ nghĩa Cộng sản. Độc lập chính trị khỏi xu hướng dân tộc, nó dường như theo sau, một “cuộc chiến tổng lực” với các nhà lãnh đạo dân tộc. Do đó, những tiềm năng của công việc xâm nhập, được kế thừa từ thời ISDV, và sau đó là chiến thuật thống nhất, không bao giờ được sử dụng đến cùng. Trong đa số quần chúng, chắc chắn có một mong muốn áp đảo về việc chấm dứt những cuộc cãi vã cay đắng giữa các nhà lãnh đạo của họ. Nhưng các nhà lãnh đạo PKI và SI đã không thể đồng thuận về hành động thống nhất mà không lập tức rời xa nhau một lần nữa trong sự tố cáo tức giận qua lại nhau. Điều này làm suy yếu cuộc đấu tranh quần chúng nói chung; và PKI, ngày càng bị phơi bày khi phong trào quần chúng suy giảm, ngày càng phải trả giá dưới hình thức của sự tấn công từ nhà nước.
Vai trò của giai cấp công nhân trong quá trình của những sự kiện này là gì? Trong những năm đầu thập niên 1920, PKI đã tranh thủ được một cách quyết định sự lãnh đạo với các hiệp hội cổ xanh. Họ đã tổ chức các bộ phận quan trọng của công nhân, chẳng hạn như bến tàu và thủy thủ (điều này được bắt đầu bởi các đại diện lưu vong của họ ở Hà Lan như một phần của nỗ lực duy trì liên lạc với Indonesia). Nhưng những tiến bộ này, một lần nữa, đã diễn ra trong bối cảnh thoái trào của toàn bộ phong trào, và không mang lại sự tăng trưởng lớn về tư cách thành viên. Sức nặng của giai cấp công nhân nhỏ bé không thể làm đối trọng với những áp lực, chủ yếu là từ các ngôi làng, đang đẩy sự lãnh đạo của đảng theo hướng phiêu lưu. Giai cấp công nhân vẫn còn quá non trẻ, và quá gần gũi với nông thôn, để phát triển một cốt lõi vững chắc, có ý thức giai cấp, có thể có lập trường độc lập. Giai cấp công nhân có xu hướng bị cuốn theo những tâm trạng tương tự đang quét qua toàn bộ quần chúng.
Quyết định của PKI vào tháng 12 năm 1924 để chuẩn bị cho cuộc nổi dậy đi kèm với quyết định tăng cường căn cứ vô sản của mình nhưng chỉ là để chuẩn bị một lực lượng kỷ luật hơn cho cuộc nổi dậy. Sự kiện này, như nó đã được tưởng tượng, nên được đi kèm với một cuộc đình công chung. Với tâm trạng chung là chiến binh trong số các nhà hoạt động, các cuộc đình công tự phát bắt đầu nổ ra nhưng bị đánh bại nặng nề. Những sự kiện này đã chứng minh, không chỉ giai cấp thống trị đã kiểm soát tình hình, mà cả lãnh đạo PKI cũng có rất ít quyền kiểm soát với ngay cả các công đoàn có văn phòng trong tòa nhà trụ sở riêng. Kết quả cuối cùng là sự đàn áp đã được thắt chặt hơn nữa và PKI được điều khiển một cách hiệu quả dưới lòng đất. Do đó, bất kỳ triển vọng nào của một cuộc tấn công thành thị và nông thôn có tổ chức đã được loại bỏ; nhưng điều này chỉ củng cố niềm tin cho yếu tố ủng hộ khởi nghĩa trong giới lãnh đạo, rằng “không có sự thay thế nào ngoại trừ đầu hàng hoặc nổi dậy”.
Các nhà lãnh đạo lưu vong, sở hữu một sự hiểu biết rõ ràng hơn về tình hình, đã không thể ảnh hưởng đến các vấn đề một cách quyết định. Semaun, có cơ sở tại Hà Lan, đã trở nên mâu thuẫn và tranh chấp về mặt tổ chức chống lại Sneevliet và các cựu lãnh đạo Hà Lan khác của PKI, đưa ra những cáo buộc về sự thống trị của Hà Lan và “câu hỏi dân tộc” chống lại những nỗ lực của họ liên quan đến công việc của PKI trong Hà Lan. Semaun cảnh báo chống lại một “cuộc nổi dậy” ở Indonesia; nhưng khi nó đến, ông ca ngợi đó như là một “cuộc nổi dậy to lớn” thứ sẽ lan rộng. Một vị trí rõ ràng hơn được giữ bởi Tan Malaka, đang ở Trung Quốc, người không chỉ cảnh báo kiên quyết chống lại sự nguy hiểm của chủ nghĩa cực tả, mà còn đấu tranh tích cực chống lại nó, đến mức giành được một bộ phận lãnh đạo bên trong theo quan điểm của mình và thành lập một khối chống lại phe nổi dậy. Trong năm 1926, người điều hành PKI đã được thuyết phục để theo dòng của Tan Malaka và Quốc tế cộng sản; nhưng giờ đây các sự kiện đã nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, và cuộc nổi dậy cuối cùng đã được phát động vào cuối năm 1926 bởi một nhúm những người ngoan cố. Chắc chắn nó đã bị nghiền nát.
Cho đến năm 1926, Quốc tế Cộng sản, bất chấp sự bắt đầu cuộc phản cách mạng chính trị ở Nga, vẫn kiên định không thay đổi vị trí chung của nó đối với Indonesia. Cho đến thời điểm của cuộc nổi dậy, nó tiếp tục cảnh báo chống lại chủ nghĩa phiêu lưu và tranh luận về sự cần thiết phải xây dựng một căn cứ quần chúng trong một phong trào giải phóng dân tộc rộng lớn. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, lợi ích vật chất của giới lãnh đạo Stalin bắt đầu chỉ ra một sự thay đổi tất nhiên. Trong cuộc đấu tranh chống phe đối lập cánh tả, những người theo chủ nghĩa Stalin đã cố gắng biện minh bằng mọi giá cho việc đầu hàng cơ hội của Cộng sản Trung Quốc trước lãnh đạo Quốc dân Đảng. Cuộc nổi dậy vô ích ở Indonesia đã trở thành một “bước nhảy vọt về chất” trong sự suy thoái chính trị của giới lãnh đạo Quốc tế cộng sản: từ việc lên án các kế hoạch cho một cuộc nổi dậy vội vã, giờ trở thành một sự lộn nhào xuống vị trí đối lập, sự ủng hộ thô bạo đối với “cuộc nội chiến mở” ở Indonesia, mà nó tuyên bố là đã lan rộng từ Trung Quốc!
Điều này đánh dấu sự khởi đầu của chủ nghĩa Stalinist chuyển sang chủ nghĩa cực tả trên phạm vi quốc tế. Để che đi dấu vết của sự phản bội cơ hội của họ, giờ họ bắt đầu phát minh ra những tình huống cực kỳ cách mạng ở khắp mọi nơi, ngoại trừ khi nó tồn tại. Một năm sau sự phản bội và thất bại của phong trào công nhân Thượng Hải, đến lượt Trung Quốc.
Đối với phong trào công nhân Indonesia, điều này đến lượt lại trả giá cho bất kỳ khả năng nào học được bài học và sửa chữa những sai lầm của thời kỳ trước trong khuôn khổ của Quốc tế cộng sản. Đồng thời, Indonesia gần như không thể tiếp cận được phe đối lập cánh tả. Việc Sneevliet từ bỏ phe đối lập cánh tả đã giáng một đòn nặng nề vào sự phát triển của Trotskyism ở Hà Lan và cắt đứt khả năng can thiệp của Marxist vào Indonesia bằng con đường này.
Sự thất bại của các nhà lãnh đạo Hồi giáo bởi Cộng sản, và sự thất bại của PKI sau đó đã để lại một khoảng trống chính trị. Khoảng trống này được lấp đầy bởi một thế hệ lãnh đạo trung lưu mới, những người dựa trên học thuyết tiểu thuyết về chủ nghĩa dân tộc thế tục trên một nền tảng cho sự đấu tranh thống nhất của người dân trên tất cả các đảo chống lại sự cai trị của Hà Lan. PKI đã tái xuất hiện trên đỉnh của các cuộc đấu tranh mới với tư cách là một tổ chức quần chúng lớn hơn trước. Tuy nhiên, bị cắt xén bởi các sự kiện trong những năm 1920 và 1930 mối liên hệ của nó với chủ nghĩa Mác cách mạng đã bị cắt đứt một cách hiệu quả.