Chủ nghĩa xã hội tương lai sẽ trông như thế nào?

Chủ nghĩa xã hội tương lai sẽ trông như thế nào?

Sam Gindin | Jacobin

Các xã viên Hợp tác xã Mondragón bỏ phiếu về chính sách doanh nghiệp được đề xuất 2013-2016.

Khoảng bốn thập kỷ trước, khi Thatcher ngạo mạn khẳng định “không có lựa chọn thay thế nào”, một phe cánh tả tự tin có thể đã đảo ngược tuyên bố đó bằng cách nói thêm “vâng, thực sự không có lựa chọn thay thế thực sự nào – dưới chủ nghĩa tư bản”. Nhưng phe cánh tả như vậy không tồn tại. Cánh tả cấp tiến quá nhỏ để tạo nên bất kỳ cơn sóng nào, và các đảng dân chủ xã hội sau đó đã rút lui khỏi việc ủng hộ chủ nghĩa xã hội như là một hệ thống thay thế. Trong nhiều thập kỷ qua, các bước hướng tới sự chuyển đổi xã hội theo hướng bình đẳng và dân chủ triệt để – bất chấp sự ra đời của một “chủ nghĩa chống tư bản” mơ hồ – đã tiếp tục lùi xa.

Trong hai nhiệm vụ trọng tâm mà việc xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi – 1 là thuyết phục một bộ phận dân chúng hoài nghi rằng một xã hội dựa trên quyền sở hữu công đối với các phương tiện sản xuất, phân phối và truyền thông trên thực tế có thể hoạt động và 2 là hành động để chấm dứt chế độ tư bản chủ nghĩa – thì trọng tâm chính của những cam kết ủng hộ chủ nghĩa xã hội thường tập trung vào việc đánh bại chủ nghĩa tư bản về phương diện chính trị. Xã hội ở cuối cầu vồng thực sự trông như thế nào, với một số ngoại lệ đáng chú ý, thường chỉ nhận được sự chú ý hời hợt. Nhưng khi mà chủ nghĩa xã hội vẫn đang bị gạt bên lề thì sự ung dung khẳng định tính thực tiễn của chủ nghĩa xã hội sẽ không còn tác dụng. Việc thuyết phục mọi người tham gia vào một cuộc đấu tranh phức tạp và kéo dài, nhằm đưa đến những phương thức sản xuất, sinh sống và quan hệ mới đòi hỏi một sự cam kết sâu sắc hơn nhiều với sự thực tiễn của chủ nghĩa xã hội.

Đối với những người theo chủ nghĩa xã hội, việc thiết lập niềm tin của quần chúng vào tính khả thi của một xã hội xã hội chủ nghĩa hiện là một thách thức sống còn. Nếu không có niềm tin mới và không có cơ sở khoa học vào khả năng đạt được mục tiêu, thì gần như không thể tưởng tượng được việc hồi sinh và duy trì dự án xã hội chủ nghĩa được. Điều này, cần nhấn mạnh, không phải là vấn đề của chứng minh rằng chủ nghĩa xã hội là có thể (không thể xác minh tương lai) cũng như đặt ra một kế hoạch chi tiết kỹ lưỡng (như với việc dự đoán chủ nghĩa tư bản trước khi nó xuất hiện, những chi tiết như vậy không thể biết được), mà là trình bày một khuôn sườn, giúp góp phần cho thấy sự hợp lý của chủ nghĩa xã hội.

Khi hy vọng “vang bên tai chúng ta”

Lời khiển trách của Marx đối với những người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng và “lâu đài viễn tưởng” đã vượt ra ngoài sự căng thẳng giữa mơ ước và thực hiện, mặc dù tất nhiên nó cũng nói lên điều đó. X Để nhấn mạnh rằng tầm nhìn của một người và các hành động tương ứng cần phải được đặt trên cơ sở phân tích xã hội và xác định tác nhân xã hội, Marx và Engels đã giới thiệu những gì có thể coi là sự trình bày ban đầu của chủ nghĩa duy vật lịch sử. X Họ lập luận rằng nếu không có lăng kính lịch sử, những người theo chủ nghĩa không tưởng đồng thời bị tụt hậu và chưa sớm vượt lên trước lịch sử: tụt hậu trong việc bỏ lỡ tầm quan trọng của một diễn viên cách mạng mới nổi, giai cấp vô sản; vội vàng chạy đua với việc tiếp thu bản thân bằng cách mô tả chi tiết một thế giới xa xôi mà sau đó chỉ có thể được tưởng tượng bằng những thuật ngữ chung chung và trừu tượng nhất.

Mâu thuẫn ngầm trong xã hội chủ nghĩa

Vào những dịp khi những người theo chủ nghĩa Mác đề cập đến bản chất của một xã hội xã hội chủ nghĩa trong tương lai, họ thường tránh đặt vấn đề về những khó khăn trong tương lai. Họ làm điều này để thuyết phục những người đa nghi rằng những khó khăn liên quan đến việc xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa đã bị phóng đại quá mức. Tuy nhiên, người lao động hiểu rõ từ kinh nghiệm của họ về chủ nghĩa tư bản rằng việc xây dựng một xã hội mới sẽ không hề đơn giản. Việc thu hút những người mà chúng ta mong đợi sẽ dẫn đầu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cách đánh lạc hướng họ về những khó khăn là hành vi khinh thường, và đơn giản là tự hại. Thay vào đó, điều cần thiết là trình bày trung thực về những rủi ro, chi phí và tình thế tiến thoái lưỡng nan mà dự án xây dựng xã hội chủ nghĩa sẽ phải đối mặt, bên cạnh những ví dụ và những dấu hiệu đầy hứa hẹn về cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

Khó khăn cơ bản của chủ nghĩa xã hội nằm ở chỗ: xã hội hoá tư liệu sản xuất kiểu gì? Người lao động có thể điều hành nơi làm việc của họ không? Nếu tài sản công được tổ chức thông qua nhà nước, thì sự kiểm soát của công nhân nằm ở đâu? Nếu tài sản xã hội được chia cho các tập thể công nhân, làm thế nào để lợi ích cụ thể của mỗi tập thể ăn khớp với lợi ích xã hội? Và những tập thể bị phân mảnh này có thể chống lại quyền lực tập trung không? Nói theo cách khác: quyền lực tập trung đi kèm với kế hoạch toàn diện có thể dân chủ hóa được không?

Những tình huống khó xử như vậy – mâu thuẫn có thể đúng hơn – không thể giải quyết được bằng cách kêu gọi sự phát triển hơn nữa của lực lượng sản xuất kế thừa từ chủ nghĩa tư bản, cho dù điều đó liên quan đến “sự kết thúc của sự khan hiếm” hay sự bùng nổ của sức mạnh máy tính, trí tuệ nhân tạo và big data đi chăng nữa. Chúng cũng không thể được giải quyết thông qua kỳ vọng rằng kinh nghiệm của “thực tiễn cách mạng” trong quá trình chấm dứt chủ nghĩa tư bản sẽ mang lại một mức độ ý thức xã hội chủ nghĩa có khả năng giải quyết những câu hỏi như vậy một cách tương tự. Và cũng không thể tránh đưa ra câu hỏi về việc tập trung quyền lực khi áp dụng kế hoạch hoá tập trung bằng cách khẳng định — trên cơ sở một sự kết hợp nào đó giữa việc chấm dứt tình trạng khan hiếm, ý thức xã hội cao hơn và một sự dân chủ hoá trên lý thuyết — rằng “sự tàn lụi của nhà nước” sẽ tới.

Sự khan hiếm – việc đưa ra lựa chọn giữa các cách sử dụng thời gian lao động và nguồn lực thay thế – khó có thể kết thúc, bởi vì nhu cầu, ngay cả khi chuyển thành nhu cầu tập thể/xã hội chủ nghĩa, có bản chất linh hoạt: chúng có thể tiếp tục phát triển. Hãy nghĩ đến việc tăng chất lượng chăm sóc sức khỏe, giáo dục, chăm sóc người già, và việc mở rộng nghệ thuật và không gian văn hóa – tất cả đều đòi hỏi thời gian lao động và cả những cải vật chất bổ sung. Điều này có nghĩa là chúng yêu cầu sự lựa chọn.

Hơn nữa, việc tính toán mức độ khan hiếm đặc biệt không thể bỏ qua thời gian rảnh rỗi, với thời gian rảnh rỗi đại diện cho “lãnh địa của tự do”. Ngay cả khi chúng ta đã sản xuất đủ những gì chúng ta muốn, miễn là một phần lao động đó không hoàn toàn tự nguyện thì sự khan hiếm thực sự về thời gian lao động hoặc hàng hóa/dịch vụ sẽ vẫn còn tồn tại. Người lao động thậm chí có thể thích công việc của họ và coi chúng là phương tiện giúp họ thể hiện sự sáng tạo và sự hài lòng, nhưng – ngoại trừ trường hợp họ không muốn về sớm thường xuyên – thì ta cần phải có thêm một số động lực để bù đắp cho sự hy sinh trong việc cung cấp những giờ lao động đó. Động lực đó là thước đo sự dai dẳng của khan hiếm hiệu quả. Và một khi sự khan hiếm được thừa nhận là khuôn khổ cố hữu và cơ bản là lâu dài trong quá trình tái cấu trúc xã hội, câu hỏi về việc đưa ra động lực một cách có hệ thống trở nên tối quan trọng. Đây không chỉ là vấn đề thúc đẩy làm việc đủ số giờ, mà còn ảnh hưởng đến cường độ và chất lượng của nó, và ảnh hưởng đến nơi mà công việc đó được tận dụng tốt nhất (nghĩa là xác định sự phân công lao động tổng thể của xã hội).

Đối với sức mạnh cứu thế của máy tính, vai trò của nó trong kiểm soát hàng tồn kho và giao hàng đúng lúc, cũng như tiềm năng ngoạn mục của dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo chắc chắn sẽ giúp đỡ [1] trong việc giải các bài toán quy hoạch cụ thể. Có lẽ thậm chí quan trọng hơn là khả năng [2] điều chỉnh lại sức mạnh máy tính để nó có thể cung cấp thông tin phi tập trung, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các quyết định của tập thể công nhân, cũng như là liên kết các tập thể với những nơi làm việc khác. Tuy nhiên, không thể dựa vào máy tính để giải quyết các vấn đề tổng thể của kế hoạch hóa xã hội chủ nghĩa. Điều này vượt ra ngoài sự tranh cãi về việc liệu những đột phá trong tương lai về sức mạnh tính toán có thể đối phó với lượng dữ liệu khổng lồ liên quan đến các tương tác và thay đổi đồng thời của một xã hội hay không. Điều quan trọng là chất lượng thông tin đầu ra của máy tính phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng và tính đầy đủ của thông tin đầu vào. Nói theo cách khác, nếu đầu vào là rác thì đầu ra không thể là vàng được. Đây là điều mà siêu máy tính cũng không thể giải quyết được.

Đây không phải là vấn đề thứ yếu. Một vấn đề  thường gặp [3] trong chương trình kế hoạch hoá kiểu Xô-viết là việc cả quản lý và công nhân đều giấu giếm thông tin chính xác một cách có hệ thống. Do sản lượng trong năm hiện tại sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu của năm tiếp theo, và mục tiêu thấp hơn thường cho phép có được những lợi ích một cách dễ hơn, nên các nơi làm việc đã âm mưu che giấu tiềm năng sản xuất thực tế. Friedrich Hayek, nhà kinh tế-triết học và người bảo thủ cố hữu, đã chỉ ra những động cơ như vậy để củng cố lập luận của ông rằng chủ nghĩa xã hội đơn giản là không có cấu trúc thích hợp để tạo ra thông tin, kiến thức và tiềm năng không thể thiếu cho sự vận hành của một xã hội phức tạp. Và ngay cả khi điều này đã được cải thiện và một kế hoạch nhất quán được thiết lập, thì kế hoạch đó không nhất thiết sẽ được thực hiện. Trong chủ nghĩa tư bản, tính kỷ luật khiến mọi người tuân theo các quy tắc tuy có nhiều vấn đề nhưng đã được tích hợp vào quá trình thu thập, phổ biến và áp dụng thông tin. Dưới chủ nghĩa xã hội, uỷ ban kế hoạch hoá có thể, với danh nghĩa hoàn thành kế hoạch, bắt ban quản lý hoặc hội đồng lao động phải hành động theo một số chỉ thị nhất định – nhưng nếu họ không làm theo thì sao?

Mức độ ý thức cao hơn dường như là một câu trả lời rõ ràng ở đây. Điều này có nghĩa rằng tác động tới ý thức của việc tham gia đánh bại chủ nghĩa tư bản chắc chắn sẽ là trọng tâm của việc xây dựng xã hội mới. Việc thoát khỏi sự cam chịu  do chủ nghĩa tư bản gây ra, và việc khám phá những năng lực mới của cá nhân và tập thể rõ ràng là không thể thiếu trong việc thúc đẩy việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng nếu không có các cơ chế khuyến khích thích hợp và các cấu trúc có liên quan giúp tiếp cận thông tin chính xác, tâm lý bùng cháy của những nhà cách mạng sẽ không thể được duy trì đủ mạnh để từ đó củng cố một xã hội xã hội chủ nghĩa được.

Vấn đề đầu tiên là về thế hệ. Khi thời gian trôi qua, sẽ có ít người được trải nghiệm tinh thần sôi nổi của cuộc cách mạng. Sau đó, có một thực tế là các kỹ năng được phát triển trong quá trình vận động chính trị để lật đổ một xã hội không nhất thiết phù hợp với tình cảm dân chủ và kỹ năng quản trị cần thiết để xây dựng một xã hội mới. Hơn nữa, ngay cả trong số những người tham gia ban đầu của cuộc cách mạng, ý thức cao độ của thời điểm cách mạng không thể đơn giản được phóng chiếu vào thế giới bình thường để đáp ứng nhu cầu hàng ngày được. Khi những công nhân này trở thành những nhà quản lý mới của xã hội, không thể cho rằng những vấn đề về quan liêu và tư lợi chắc chắn sẽ trở thành những vấn đề của ngày hôm qua.

Christian Rakovsky, một người tham gia Cách mạng Nga và sau đó là một nhà bất đồng chính kiến bị lưu đày nội bộ dưới thời Stalin, đã miêu tả sự ăn mòn tinh thần cách mạng này [4]. “Tâm lý của những người được giao nhiều nhiệm vụ chỉ đạo trong quản lý và kinh tế của nhà nước đã thay đổi không chỉ về mặt khách quan mà cả về mặt chủ quan, không chỉ về vật chất mà cả về mặt đạo đức, họ không còn là một một phần của chính tầng lớp lao động đó.” Ông lập luận rằng điều này là đúng mặc dù giám đốc nhà máy là “một người cộng sản, mặc dù có nguồn gốc vô sản, mặc dù thực tế rằng ông ta là một công nhân nhà máy cách đây vài năm”. Ông kết luận, với một chút chán nản, rằng “Tôi không phóng đại khi nói rằng chiến binh của năm 1917 sẽ khó nhận ra chính mình vào năm 1928.” Mặc dù điều này phản ánh những hoàn cảnh đặc biệt của kinh nghiệm Nga, nhưng sẽ là một sai lầm nếu bỏ qua khả năng suy thoái mà tất cả các cuộc cách mạng phải đối mặt.

Điều quan trọng, ngay cả với giả định hào hùng rằng ý thức xã hội chủ nghĩa phổ quát đã đạt được, câu hỏi vẫn là làm thế nào các cá nhân hoặc hợp tác xã, bị giới hạn bởi các địa điểm bị phân mảnh của chính họ, tìm ra điều đúng đắn cần làm là gì. Bản thân các cấp độ ý thức xã hội chủ nghĩa cao nhất cũng không thể giải đáp được tình thế tiến thoái lưỡng nan này. Khẳng định rằng công nhân sẽ đưa ra quyết định là một chuyện, nhưng chẳng hạn, làm thế nào để công nhân trong một nhà máy thiết bị cân nhắc xem có nên tăng cường sử dụng nhôm thay vì để nhôm đó cho các mục đích xã hội có giá trị hơn ở nơi khác không? Hoặc trong việc quyết định cách phân bổ “thặng dư” cuối năm của họ, nên tái đầu tư bao nhiêu vào công ty của chính họ so với các công ty khác? Hoặc nếu một nhóm công nhân muốn đổi một phần thu nhập để lấy số giờ làm việc ngắn hơn, thì làm thế nào họ có thể đo lường và so sánh lợi ích mang lại cho bản thân so với thiệt hại về sản phẩm hoặc dịch vụ cho xã hội?

Hayek lập luận rằng một phần lớn các kiến thức đó là kiến thức “ngầm” hoặc tiềm ẩn — kiến thức không chính thức về sở thích của người tiêu dùng và tiềm năng sản xuất thường không được đánh giá rõ ràng ngay cả bởi các tác nhân xã hội có liên quan trực tiếp. Nó chỉ xuất hiện thông qua các phản ứng đối với các hạn chế về hệ thống, sự khuyến khích và cơ hội, chẳng hạn như, theo cách nói của Hayek, các lựa chọn cá nhân được thực hiện thông qua thị trường, cũng như là áp lực để tối đa hóa lợi nhuận. Điều này bao gồm “kiến thức được khám phá” — thông tin chỉ được tiết lộ thông qua quá trình cạnh tranh giữa các công ty. Nhờ quá trình này, hàng hóa thay thế, máy móc, dịch vụ hoặc hình thức tổ chức công việc tốt hơn sẽ được quyết định. Hayek tuyên bố, sức mạnh của chủ nghĩa tư bản là nó mang lại những tri thức tiềm ẩn, được nội tâm hóa như vậy lên bề mặt trong khi chủ nghĩa xã hội, bất kể nó hy vọng lập kế hoạch đến mức nào, không thể tiếp cận hoặc phát triển một cách hiệu quả các tri thức mà việc lập kế hoạch thành công sẽ dựa vào.

Đối với tất cả những thành kiến về ý thức hệ và giai cấp vốn có của nó, không thể bỏ qua phê bình này. Lập luận của Hayek không thể bị lật ngược lại bằng cách cho rằng các nhà tư bản cũng thực hiện kế hoạch hoá. Bên cạnh thực tế là quy mô tổ chức một xã hội toàn diện theo cách phi thị trường có mức độ khác với việc tổ chức một công ty, hoặc tập đoàn, việc giải quyết các tính toán nội bộ của một công ty dưới chủ nghĩa tư bản có một lợi thế mà kế hoạch hóa xã hội chủ nghĩa tập trung sẽ không có: họ có giá thị trường bên ngoài và các tiêu chuẩn định hướng thị trường để đo lường chính mình. Về cơ bản, việc kế hoạch hoá trong các công ty dựa vào các cấu trúc mang lại cho ban quản lý sự linh hoạt và quyền hạn trong việc phân bổ và sử dụng lao động. Để lập kế hoạch dựa trên sự kiểm soát của người lao động, cần có một lực lượng sản xuất hoàn toàn mới, tức khả năng quản lý và điều phối nơi làm việc một cách dân chủ.

Những kỳ vọng về sự sung túc đầy đủ hoặc gần như đầy đủ, cùng với ý thức xã hội hoàn hảo hoặc gần như hoàn hảo, có một hệ quả nữa: chúng hàm ý sự suy giảm đáng kể, nếu không muốn nói là kết thúc, của các xung đột xã hội thực chất và do đó loại bỏ tất cả các nhu cầu về “tác động bên ngoài”. Sự lụi tàn của nhà nước cũng bắt nguồn từ cách chúng ta hiểu bản chất của nhà nước. Nếu các nhà nước chỉ còn là các thể chế áp bức, thì dân chủ hóa nhà nước theo định nghĩa sẽ mang lại [5] sự lụi tàn của nhà nước (“nhà nước hoàn toàn dân chủ” trở thành một nghịch lý). Mặt khác, nếu nhà nước được coi là một tập hợp các thể chế chuyên biệt không chỉ hòa giải các khác biệt xã hội và giám sát kỷ luật tư pháp mà còn giám sát việc thay thế quyền bá chủ của giai cấp và thị trường cạnh tranh bằng việc kế hoạch hóa dân chủ nền kinh tế, thì nhà nước có khả năng sẽ có một vài trò lớn hơn trong chủ nghĩa xã hội.

Đây không phải là vấn đề về mặt ngữ nghĩa. Các suy tư về sự biến mất của nhà nước có xu hướng bỏ qua toàn bộ các vấn đề như: độ hiệu quả của nhà nước; cân bằng quyền lực nhà nước với sự tham gia nhiều hơn từ bên dưới; làm thế nào để bắt đầu những trải nghiệm và học tập không dựa quá nhiều vào phương pháp ban đầu là giới thiệu chủ nghĩa xã hội, mà thay vào đó tạo thành một triết lý thực hành liên tục, có chức năng  nuôi dưỡng giáo dục, ý thức, và văn hóa xã hội chủ nghĩa [6]. Việc chấp nhận sự tồn tại của nhà nước sẽ giúp chuyển trọng tâm cuộc bàn luận sang việc chuyển đổi nhà nước tư bản được kế thừa thành một nhà nước dân chủ, xã hội chủ nghĩa, có chức năng làm trung tâm của việc suy nghĩ lại một cách sáng tạo về tất cả các thể chế. Ngay cả khi quá trình dân chủ hóa bao gồm việc phi tập trung hoá một số chức năng của nhà nước, thì việc thúc đẩy chủ nghĩa xã hội hậu cách mạng cũng có thể bao gồm (như chúng ta sẽ thấy) nhu cầu tăng một số vai trò khác của nhà nước.

Nói tóm lại, việc xây dựng dựa trên các lực lượng sản xuất kế thừa từ chủ nghĩa tư bản và ý thức được phát triển trong quá trình chuyển đổi sang chủ nghĩa xã hội là một chuyện, nhưng đặt những hy vọng thổi phồng xã hội chủ nghĩa vào chúng – coi chủ nghĩa tư bản là tác nhân biện chứng của chủ nghĩa xã hội lại là một chuyện khác. Mức độ mà các thành tựu quản lý và sản xuất của chủ nghĩa tư bản có thể được sao chép, điều chỉnh và áp dụng bởi những người không chuyên trong một hình thức dân chủ và xã hội hóa là một câu hỏi cần được đặt ra, chứ không phải là phỏng đoán một cách máy móc. Bây giờ chúng ta chuyển sang cụ thể hóa thách thức này.

Chủ nghĩa xã hội và thị trường

Trọng tâm của việc công hữu hoá tư liệu sản xuất là mâu thuẫn giữa quy hoạch và thị trường. Trong phần này, chúng tôi nhấn mạnh rằng bài viết này sẽ không cho là kế hoạch hoá và thị trường là hai khái niệm mâu thuẫn với nhau. Thay vào đó, điều  bài viết này làm là khám phá các cơ chế thể chế sáng tạo, có khả năng cấu trúc lại vị trí của việc lập kế hoạch kết hợp với thị trường. Marx đã lập luận một cách đúng đắn rằng việc ca ngợi bản chất tự nguyện và hiệu quả của thị trường, mà không tính đến các mối quan hệ xã hội cơ bản mà chúng gắn liền, sẽ gây nên sự tôn sùng thị trường. Nhưng thị trường cũng được tôn sùng khi chúng bị khước từ hoàn toàn và được coi là có một cuộc sống riêng, tách rời khỏi những mối quan hệ cơ bản đó. Vị trí của thị trường dưới chủ nghĩa xã hội là vấn đề vừa mang tính nguyên tắc, vừa mang tính thực tiễn — và giải quyết vấn đề này yêu cầu phải có cách tiếp cận sáng tạo tới những mâu thuẫn giữa hai vấn đề này. Một số thị trường sẽ bị loại bỏ dưới chủ nghĩa xã hội, một số được hoan nghênh và một số được chấp nhận một cách miễn cưỡng nhưng với những hạn chế về xu hướng phản xã hội của chúng.

Việc bác bỏ thị trường để nhường quyền quyết định cho các nhà hoạch định trung ương đi ngược lại thực tế rằng, như nhà hoạch định trung tâm Liên Xô Yakov Kronrod lưu ý trong những năm 1970 [7], đời sống kinh tế và xã hội đơn giản là quá đa dạng, quá năng động và quá khó đoán để có thể được lên kế hoạch hoàn toàn từ trên xuống. Không có năng lực lập kế hoạch nào có thể dự đoán đầy đủ những thay đổi liên tục xảy ra giữa các nhóm địa phương bán tự trị – thứ mà chính chủ nghĩa xã hội khuyến khích thành lập. Việc kế hoạch hoá cũng gây khó khăn cho những nhà hoạch định trong việc phản ứng mà không có độ trễ rõ rệt và gây gián đoạn, do nhiều thay đổi nói trên có hậu quả ảnh hưởng rõ rệt tới nơi làm việc và cộng đồng. Do đó, việc đặt quá nhiều gánh nặng lên kế hoạch tập trung có thể phản tác dụng; các kế hoạch hoạt động tốt nhất nếu chúng tập trung vào một số lượng hạn chế các biến số chính, và không ôm đồm quá nhiều thông tin.

Hơn nữa, bàn tay nặng nề của “hệ thống phân bổ hành chính rộng lớn và phức tạp” mang đến mối đe dọa, như được minh họa ở Liên Xô trước đây, về lợi ích nhóm giữa những người nắm giữ các đỉnh cao chỉ huy của nền kinh tế – các nhà hoạch định trung ương, người đứng đầu các bộ, người quản lý nơi làm việc – thành cái mà Kronrad gọi là “đầu sỏ xã hội”. Khi chế độ đầu sỏ đó thúc đẩy việc tuân thủ các kế hoạch cứng nhắc của mình, nó cũng làm gia tăng chủ nghĩa độc đoán và quan liêu hóa (Kronrod không phải là người duy nhất đưa ra lập luận này, nhưng ông đặc biệt kiên quyết với nó). Nếu việc áp dụng biện pháp nặng tay được nới lỏng bằng cách thiết lập các “thông số” phải được đáp ứng, thì điều này đồng nghĩa với việc áo dụng biện pháp thưởng cho việc tuân thủ và hình phạt cho việc thực hiện kém. Những biện pháp thưởng như vậy mang lại những vấn đề giống như thị trường nhưng dưới một hình thức khác, một vấn đề thậm chí có thể không bao gồm một số lợi thế của thị trường chính thức.

Albert và Hahnel cũng chống thị trường nhưng phản đối việc kế hoạch hoá trung ương. Mô hình sáng tạo và tỉ mỉ của họ dựa trên các đại diện được bầu từ các cộng tác xã gặp gỡ các đại diện từ các nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng bị ảnh hưởng. Cộng đồng phải ở đó vì cộng đồng có quyền lợi trong các quyết định tiêu dùng, cũng như là vì tác động của những quyết định đó đối với đường xá, giao thông, nhà ở, điều kiện môi trường, v.v. Tổng thể, tất cả các bên sẽ cùng nhau phát triển các kế hoạch mà mọi bên đều đồng ý, và vì các kế hoạch rất có thể sẽ không phù hợp ngay lập tức với các điều kiện cung và cầu rộng lớn hơn trong nền kinh tế, một quá trình lặp đi lặp lại của các cuộc họp lặp đi lặp lại để tiến gần hơn đến sự cân bằng, cuối cùng có thể thu hẹp khoảng cách.

Điều này có thể phát huy hiệu quả trong một số trường hợp cụ thể và có lẽ sẽ trở nên quan trọng hơn theo thời gian khi các bên học được những lối tắt, những đổi mới về máy tính đẩy nhanh quá trình họp, và các mối quan hệ xã hội được xây dựng. Nhưng như một giải pháp chung, nó đơn giản là không khả thi. Bối cảnh khan hiếm, nhiều lợi ích khác nhau và không có trọng tài bên ngoài dưới bất kỳ hình thức nào có khả năng dẫn đến xung đột không hồi kết hơn là sự đồng thuận thoải mái của cả hai bên. Do sự phụ thuộc lẫn nhau giữa sản xuất và tiêu dùng, cùng với hậu quả của vô số quyết định được đưa ra và sửa đổi trong cùng một lúc, và từng hậu quả này có thể dẫn tới hiệu ứng domino, một quá trình như vậy khó có thể tránh khỏi cảnh các cuộc họp diễn ra liên tục.

Thị trường sẽ là yếu tố cần thiết dưới chủ nghĩa xã hội. Nhưng một số loại thị trường nhất định phải được từ chối một cách dứt khoát. Điều này đặc biệt đúng đối với thị trường lao động. Lập luận ủng hộ điều này là như sau. Việc lên kế hoạch – khả năng hình dung những gì sắp được xây dựng – là một đặc trưng của của con người: “Điều phân biệt kiến trúc sư tồi nhất với những con ong giỏi nhất là kiến trúc sư xây dựng cấu trúc của mình trong trí tưởng tượng trước khi dựng nó lên trong thực tế.” [8]. Một lời chỉ trích cốt lõi chống lại chủ nghĩa tư bản là việc hàng hóa hóa sức lao động đã cướp đi năng lực lên kế hoạch của người lao động. Các nhà tư bản lập kế hoạch, các quốc gia tư bản lập kế hoạch và người lao động với tư cách là người tiêu dùng cũng lập kế hoạch. Tuy nhiên, khi bán sức lao động của mình để sống, người lao động với tư cách là nhà sản xuất đã từ bỏ năng lực lập kế hoạch và tiềm năng sáng tạo của chính mình. Tội lỗi nguyên thủy này của chủ nghĩa tư bản là nền tảng cho sự suy thoái chính trị và xã hội rộng nói chung của giai cấp công nhân dưới chủ nghĩa tư bản.

Tuy nhiên, câu hỏi về tái phân bổ lao động vẫn còn và, nếu người lao động có quyền chấp nhận hoặc từ chối nơi làm việc, thì điều này ngụ ý rằng một loại thị trường lao động vẫn tồn tại. Nhưng đây sẽ là một thị trường lao động thuộc loại rất đặc biệt, hạn chế và không mang tính chất hàng hoá. Dựa trên nhu cầu thu hút lao động vào các ngành hoặc khu vực mới, ban kế hoạch trung ương sẽ đặt ra mức lương cao hơn (hoặc nhà ở và tiện nghi xã hội thuận lợi hơn), điều chỉnh chúng khi cần thiết nếu lực lượng lao động thiếu hụt. Trong khuôn khổ tiền lương do ban kế hoạch trung ương đặt ra, các hội đồng ngành cũng có thể tăng lương để phân bổ người lao động xuyên suốt các nơi làm việc hoặc vào những nơi mới. Tuy nhiên, người lao động không thể bị sa thải cũng như mất việc chỉ vì nơi làm việc đóng cửa, và nếu có sự thiếu hụt chung về nhu cầu so với nguồn cung, một giải pháp là kích thích nhu cầu hoặc giảm thời gian làm việc, thay vì thành lập một đội quân lao động dự bị để kỷ luật người lao động.

Bên cạnh việc giới hạn thị trường lao động, thị trường vốn cũng phải bị cấm. Các lựa chọn về nơi đầu tư là những lựa chọn có liên quan đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta, và nó định hình các mục tiêu và lựa chọn trong tương lai. Các chỉ số kinh tế có thể được đưa vào để đưa ra các quyết định như vậy, nhưng lý do cơ bản chung cho các chỉ số như vậy — khả năng so sánh các lựa chọn thay thế dựa trên một bộ tiêu chí kinh tế tiền tệ hẹp — gặp khó khăn, do sự phức tạp của việc xác định những gì cần đánh giá. Dù vậy, tín dụng sẽ tồn tại dưới chủ nghĩa xã hội dưới dạng cung cấp tín dụng cho người tiêu dùng, quỹ cho cá nhân hoặc công ty nhỏ khởi nghiệp, hoặc hợp tác xã khi giải quyết khoảng cách giữa mua và bán. Tuy nhiên, thị trường tài chính dựa trên việc tạo ra các hàng hóa tài chính sẽ có không có chỗ dưới chủ nghĩa xã hội.

Mặt khác, liệu ai có thể hình dung một chủ nghĩa xã hội mà không có thị trường của các quán cà phê và tiệm bánh, nhà hàng nhỏ và đủ loại quán rượu, cửa hàng quần áo, cửa hàng thủ công và cửa hàng âm nhạc? Nếu các điều kiện cơ bản của sự bình đẳng được thiết lập sao cho những thị trường này tồn tại do sở thích cá nhân, chứ không phải là sự biểu hiện quyền lực, thì không có lý do gì để không chào đón chúng. Tuy nhiên, khi chuyển sang bàn luận về các hoạt động thương mại của hợp tác xã, vai trò của thị trường sẽ có ý nghĩa lớn nhất và gây tranh cãi nhất.

Để giải quyết những tình huống khó xử liên quan đến các hợp tác xã hoạt động thông qua thị trường, ta phải bắt đầu bằng một bản phác thảo nhanh về hợp tác xã dưới chủ nghĩa xã hội. Ngoài việc tự kinh doanh và tham gia một hợp tác xã cung cấp dịch vụ địa phương, công nhân thường kiểm soát nhưng không sở hữu nơi làm việc của họ. Nơi làm việc là tài sản xã hội; quyền sở hữu nằm ở các cơ quan nhà nước thành phố, khu vực hoặc quốc gia. Người lao động không nắm giữ cổ phiếu có thể bán được hoặc chuyển cho gia đình của họ – lợi nhuận tư nhân đến từ đầu tư không tồn tại dưới chủ nghĩa xã hội. Mặc dù những người lao động cá nhân có thể rời bỏ công việc của họ và tìm việc ở nơi khác, hợp tác xã thì không thể quyết định đóng cửa nơi làm việc của họ vì nó không phải là tài sản của họ để đóng cửa. Nếu nhu cầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất giảm dần, các hợp tác xã sẽ được dịch chuyển sang các hoạt động khác.

Công nhân không làm việc cho “người khác”, mà tổ chức sức lao động của họ một cách tập thể với phần thặng dư sau thuế được chia cho nhau. Thu nhập sẽ không dựa trên việc nhận “thành quả lao động (cá nhân) của chính bạn” vì công việc là hoạt động tập thể, không phải hoạt động cá nhân. Những người làm việc được trả lương cho lao động của họ, dựa trên số giờ làm việc, cường độ hoặc mức độ khó chịu của công việc. Tất cả mọi người, dù có việc làm hay không, đều nhận được một mức lương xã hội — các dịch vụ tập thể miễn phí hoặc gần như miễn phí phổ biến được phân phối theo nhu cầu (ví dụ: y tế, giáo dục, chăm sóc trẻ em, giao thông vận tải) cũng như nhà ở và văn hóa được trợ cấp. Những người không thuộc lực lượng lao động được trả lương trợ cấp tiêu dùng được đặt ở mức cho phép họ sống một cách tử tế, và việc phân phối thặng dư sau thuế của mỗi hợp tác xã sẽ được phân phối dưới dạng các dịch vụ tập thể bổ sung và/hoặc tiền thưởng cá nhân. (Việc làm sẽ mang lại mức lương cao hơn, nhưng tùy thuộc vào các điều kiện và chính trị thời hậu cách mạng, mức lương xã hội cộng với thu nhập đủ sống sẽ khiến việc tự kinh doanh hoặc làm việc trong một hợp tác xã nhỏ trở thành một lựa chọn thiết thực.)

Trong trường hợp không có thu nhập từ tư bản, và với mức lương xã hội có ảnh hưởng lớn so với tiêu dùng cá nhân, thì sự chênh lệch về điều kiện sống của người lao động sẽ nằm trong một phạm vi tương đối hẹp và bình đẳng. (Theo những giả định hợp lý, giá trị của tiền lương xã hội – chăm sóc sức khỏe miễn phí, giáo dục, phương tiện đi lại, chăm sóc trẻ em, nhà ở và văn hóa được trợ cấp – ít nhất sẽ cao gấp ba lần giá trị tiêu dùng cá nhân.) Trong bối cảnh này, sẽ có những lo ngại rằng giá cả sẽ phản ánh chi phí xã hội như tác động môi trường, nhưng ngoài chúng ra, có rất ít lý do khiến các nhà xã hội chủ nghĩa lo lắng về việc người lao động sử dụng thu nhập cá nhân của họ để chọn hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà họ thích hơn. Tương tự như vậy với sự tồn tại của tín dụng. Khi những nhu cầu cơ bản về cơ bản là miễn phí, nhà ở được trợ cấp và lương hưu đầy đủ khi nghỉ hưu, áp lực tiết kiệm hoặc vay mượn phần lớn sẽ bị giới hạn ở các sở thích khác nhau trong từng quãng đời của một người (ví dụ: tiết kiệm cho một chuyến du lịch khi nghỉ hưu hoặc muốn có một thiết bị ngay bây giờ). Như vậy, các công đoàn tín dụng tại nơi làm việc hoặc cộng đồng, hoặc  một ngân hàng tiết kiệm quốc gia có thể, với các điều kiện và lãi suất được giám sát trên toàn quốc, làm trung gian cho các luồng tín dụng giữa người cho vay và người đi vay mà không có mối đe dọa nào đối với các lý tưởng xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, trong khi kỷ luật thị trường được áp đặt dưới chủ nghĩa tư bản sẽ không còn tồn tại, các hợp tác xã nhìn chung vẫn sẽ hoạt động trong bối cảnh mua đầu vào và bán hàng hóa và dịch vụ của họ hoặc, nếu sản phẩm cuối cùng không có giá thị trường, đạt được các mục tiêu đầu ra có thể đo lường được. Do đó, việc khuyến khích hành động theo những cách phù hợp về mặt xã hội (chẳng hạn như hoạt động hiệu quả) vẫn cần thiết. Điều này sẽ xuất hiện dưới dạng một phần thặng dư do hợp tác xã tạo ra sẽ được chuyển đến các thành viên dưới dạng hàng hóa tập thể (nhà ở, thể thao, văn hóa) hoặc thu nhập cho tiêu dùng cá nhân. Điều này mang lại một cơ chế cho phép đưa chi phí cơ hội vào quá trình ra quyết định, chẳng hạn như đầu vào có giá trị như thế nào nếu được sử dụng ở nơi khác và những người khác coi sản phẩm cuối cùng có giá trị đến mức nào.

Tuy nhiên, điều này cũng tái hiện mặt tiêu cực của thị trường: khuyến khích thường bao hàm sự cạnh tranh, nghĩa là sự tồn tại của kẻ thắng người thua và do đó dẫn đến kết quả không bình đẳng. Hơn nữa, nếu những nơi làm việc kiếm được thặng dư lớn hơn chọn đầu tư nhiều hơn, lợi thế cạnh tranh của họ sẽ được tái tạo. Đặc biệt, các áp lực bên ngoài để tối đa hóa thặng dư kiếm được, hoặc đánh bại các mục tiêu do bạn kế hoạch đề ra sẽ ảnh hưởng đến nội bộ các cấu trúc và mối quan hệ trong tập thể, làm suy yếu ý nghĩa thực chất của “sự kiểm soát của người lao động”. Chẳng hạn, việc nhấn mạnh vào việc đạt được thặng dư lớn sẽ có xu hướng ủng hộ việc tái tạo những cách phân công lao động cũ, nhưng “hiệu quả hơn” và chấp nhận hệ thống phân cấp nơi làm việc. Điều này dẫn đến việc hạ cấp các ưu tiên khác: tốc độ làm việc, sức khỏe và an toàn, hợp tác đoàn kết, và khả năng tham gia dân chủ.

Mặc dù việc chấm dứt sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sẽ giải quyết vấn đề liên quan đến [9] quan hệ giữa các giai cấp nằm sau thị trường (tức không còn ông chủ) [10], những gì còn lại là bên trong, tức xung đột giai cấp giữa hợp tác xã, được kết nối với nhau thông qua thị trường cạnh tranh. Ở mức cực đoan, tính cạnh tranh được khuyến khích có thể trở thành cửa sau dẫn đến áp lực giống như áp lực thị trường được đặt lên người lao động để tuân thủ các tiêu chuẩn cạnh tranh. Trong phần tiếp theo, chúng ta chuyển sang xem liệu việc sử dụng thị trường có thể, thông qua những đổi mới về thể chế, được điều chỉnh để hạn chế những lực đẩy tiêu cực như vậy của thị trường hay không.

Hội đồng ngành

Mặc dù lập kế hoạch và kiểm soát công nhân là nền tảng của chủ nghĩa xã hội, nhưng việc lập kế hoạch quá tham vọng (trường hợp của Liên Xô) và nơi làm việc quá tự chủ (trường hợp của Nam Tư) đều thất bại với tư cách là mô hình của chủ nghĩa xã hội. Những cải cách vừa phải đối với những mô hình đó, dù là tưởng tượng hay thực tế, cũng không đủ. Khi việc kế hoạch hoá toàn diện không hiệu quả, và sự phân cấp cho các tập thể nơi làm việc dẫn đến các cấu trúc quá phân tán về mặt kinh tế để xác định lợi ích xã hội, và quá phân tán về mặt chính trị để ảnh hưởng đến kế hoạch, thách thức là: những biến đổi nào trong chính phủ, kế hoạch, nơi làm việc, và các mối quan hệ giữa họ có thể giải quyết tình trạng khó khăn này?

Đơn vị vận hành của cả chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội là nơi làm việc. Dưới chủ nghĩa tư bản, đây là một phần của các đơn vị tư bản cạnh tranh, các cấu trúc chính mang lại tên gọi cho chủ nghĩa này. Với việc chủ nghĩa xã hội loại trừ các đơn vị tư nhân tự mở rộng như vậy, nó sẽ được thay thế bởi các hợp tác xã gắn liền với các “ngành” được cấu thành một cách thực dụng, được xác định một cách lỏng lẻo dựa trên các thuật ngữ công nghệ, đầu ra, dịch vụ chung hoặc đơn giản là lịch sử. Trên thực tế, những “ngành” này là những đơn vị quan trọng nhất của kế hoạch kinh tế và thường được đặt dưới sự kiểm soát của các bộ hoặc sở của nhà nước như Khai thác mỏ, Máy móc, Chăm sóc sức khỏe, Giáo dục hoặc Dịch vụ Vận tải. Các bộ đầy quyền lực này củng cố quyền lực tập trung của nhà nước và hội đồng kế hoạch trung tâm của nó. Cho dù thiết lập thể chế này có cố gắng ưu tiên nhu cầu của người lao động hay không, thì nó cũng không mang lại sự kiểm soát của người lao động mà những người theo chủ nghĩa xã hội ủng hộ. Việc bổ sung các quyền chính trị (minh bạch, tự do báo chí, tự do lập hội, bầu cử có tranh chấp) chắc chắn sẽ là điều tích cực; thậm chí có thể lập luận rằng các thể chế tự do sẽ phát triển tốt nhất trên mảnh đất bình đẳng của chủ nghĩa xã hội. Nhưng cũng như trong chủ nghĩa tư bản, các quyền tự do tự do như vậy quá mỏng manh để kiểm soát quyền lực kinh tế tập trung. Các hợp tác xã thì quá rời rạc để lấp đầy khoảng trống mà hệ thống kế hoạch hoá để lại. Hơn nữa, các chỉ thị từ cấp trên hoặc áp lực thị trường cạnh tranh sẽ hạn chế đáng kể sự kiểm soát thực chất của người lao động, thậm chí ở ngay trong chính các tập thể.

Một sự đổi mới triệt để mà điều này khơi ra là sự chuyển giao quyền hạn và năng lực lập kế hoạch của các bộ ngành ra khỏi nhà nước và giao chúng cho xã hội dân sự. Các bộ trước đây sau đó sẽ được tổ chức lại thành “các hội đồng ngành” – cơ cấu được hiến pháp phê chuẩn nhưng đứng ngoài chính phủ, và được điều hành bởi các đại diện của người lao động được bầu từ các nơi làm việc trong ngành tương ứng. Ban kế hoạch trung ương sẽ vẫn phân bổ kinh phí cho từng ngành theo các ưu tiên quốc gia, nhưng việc củng cố quyền lực tại nơi làm việc ở các cấp ngành sẽ có hai tác động vô cùng lớn. Đầu tiên, không giống như các cải cách tự do hoặc áp lực từ những nơi làm việc bị phân mảnh, sự thay đổi như vậy trong cán cân quyền lực giữa nhà nước và người lao động (kế hoạch và hợp tác xã) mang lại tiềm năng để người lao động sửa đổi, nếu không muốn nói là hạn chế, quyền lực mà giới tinh hoa xã hội có được nhờ ảnh hưởng vật chất của họ lên bộ máy lập kế hoạch, từ việc thu thập thông tin cho đến thực hiện kế hoạch, cũng như các đặc quyền mà họ giành được cho mình. Thứ hai, các hội đồng ngành sẽ có năng lực và thẩm quyền từ nơi làm việc dưới phạm vi quyền hạn của họ, để giải quyết “vấn đề thị trường” theo cách phù hợp hơn với chủ nghĩa xã hội.

Chìa khóa ở đây là sự cân bằng giữa các biện pháp khuyến khích (thường làm gia tăng bất bình đẳng) và xu hướng bình đẳng hóa trong đầu tư. Như đã lưu ý trước đó, thặng dư kiếm được của mỗi hợp tác xã có thể được sử dụng để tăng tiêu dùng chung hoặc cá nhân, nhưng những thặng dư đó không thể được dùng để tái đầu tư. Các ưu tiên trên toàn quốc được thiết lập ở cấp kế hoạch trung tâm thông qua các quy trình và áp lực dân chủ (sẽ nói thêm về điều này sau) và những ưu tiên này được chuyển thành phân bổ đầu tư theo ngành. Sau đó, các hội đồng ngành sẽ phân phối quỹ để đầu tư giữa các tập thể nơi làm việc mà họ giám sát. Nhưng không giống như các quyết định dựa trên thị trường, các tiêu chí quan trọng là không ưu tiên quá mức những nơi làm việc hiệu quả nhất, do điều này giúp tạo ra sự chênh lệch lâu dài và ngày càng tăng giữa các nơi làm việc. Thay vào đó, chiến lược đầu tư dựa vào việc đưa năng suất hàng hóa hoặc dịch vụ của các HTX yếu hơn đến gần hơn với những HTX hoạt động tốt nhất (cũng như các tiêu chí xã hội khác như thu hút những người mới tham gia vào lực lượng lao động và hỗ trợ phát triển ở một số cộng đồng hoặc khu vực nhất định).

Sự cân bằng các điều kiện trong toàn ngành chắc chắn sẽ dẫn đến sự phản đối từ một số nơi làm việc. Điều quan trọng là nó sẽ được hỗ trợ bởi kế hoạch trung tâm và các điều kiện đi kèm với phân bổ đầu tư từ trung tâm tới các ngành. Sự căng thẳng giữa nhu cầu được khuyến khích và việc cam kết với lý tưởng bình đẳng sẽ phản ánh thực tế chính xác hơn. Nó sẽ được quy định bởi mức độ mà các lý tưởng xã hội chủ nghĩa đã thấm nhuần vào các GTX và hội đồng ngành, cũng như là lợi ích cá nhân của các nơi làm việc chống lại cạnh tranh gay gắt. Nhưng điều này sẽ được cân bằng bởi những lo ngại liên tục về hiệu quả và tăng trưởng. Theo thời gian, trong phạm vi định hướng tư tưởng được củng cố và các tiêu chuẩn vật chất tăng lên, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự bình đẳng.

Đặc biệt, việc thu hẹp khoảng cách hiệu suất giữa các HTX sẽ được củng cố bằng cách tập trung đáng kể vào nghiên cứu và phát triển (mặc dù một số chỉ áp dụng cho ngành cụ thể) và chia sẻ kiến thức trong toàn ngành, thay vì coi đó là tài sản riêng và nguồn đặc quyền. Đồng thời, các hội nghị sản xuất theo ngành thường xuyên sẽ diễn ra để chia sẻ các cải tiến, việc trao đổi giữa các nơi làm việc sẽ được tạo điều kiện để các HTX học hỏi các phương pháp hay nhất và các nhóm “người sửa lỗi”, bao gồm cả kỹ sư và công nhân, sẽ được gọi để khắc phục sự cố cụ thể và tắc nghẽn tại nơi làm việc và giữa các nhà cung cấp.

Do đó, điều phân biệt nơi làm việc xã hội chủ nghĩa với nơi làm việc tư bản chủ nghĩa không chỉ là không có chủ sở hữu tư nhân và những người quản lý được ủy quyền, mà là người lao động không sống dưới sự đe dọa là phải cạnh tranh hoặc chết. Không có mối đe dọa mất việc làm và sa thải ở khắp mọi nơi, mức phúc lợi phổ quát cao khiến mọi người ít phụ thuộc hơn vào thu nhập kiếm được. Hơn nữa, các hội đồng ngành còn có khả năng điều chỉnh sự chênh lệch giữa các nơi làm việc. Chỉ trong bối cảnh như vậy, khi áp lực cạnh tranh để tuân thủ các tiêu chuẩn tối đa hóa thặng dư được giảm bớt, thì quyền tự chủ và kiểm soát của người lao động mới có ý nghĩa thực chất thay vì chỉ mang ý nghĩa hình thức.

Không có việc người sử dụng lao động thúc đẩy người lao động phải tối đa hóa thặng dư và/hoặc giảm chi phí. Ngoài ra, với áp lực thị trường buộc người lao động phải tự kỉ luật bản thân được nới lỏng đáng kể, việc kiểm soát hàng ngày của người lao động và việc giải trừ hàng hóa có thể thực sự được cắt nghĩa một cách cụ thể. Bên trong nơi làm việc được tái sinh này, các quyền cơ bản không biến mất khi người lao động bước chân vào nơi làm việc. Sự phân công lao động cứng nhắc, bao gồm cả sự cứng nhắc do lao động xây dựng để tự vệ, trở thành một lĩnh vực thử nghiệm và hợp tác rộng mở. Hệ thống phân cấp có thể được san phẳng — không phải bằng cách loại bỏ tầm quan trọng của những người có kỹ năng đặc biệt mà bằng cách tích hợp họ với tư cách là những người cố vấn, cam kết dân chủ hóa kiến thức và làm cho các vấn đề phức tạp trở nên dễ hiểu. Với việc người lao động được cung cấp thời gian, thông tin và kỹ năng để tham gia thường vào việc lập kế hoạch sản xuất và giải quyết các vấn đề, cuối cùng có thể hình dung ra sự xóa nhòa của sự tách biệt lịch sử giữa lao động trí óc và lao động chân tay.

Văn hóa về quyền và trách nhiệm có thể xuất hiện trong bối cảnh này, đặc biệt là sự tự tin mới của những người coi mình không chỉ là “người lao động đơn thuần”. Hơn cả, sự tự tin này không thể chỉ giới hạn ở nơi làm việc. Nó sẽ chảy vào cộng đồng địa phương và hơn thế nữa, nâng cao kỳ vọng dân chủ của tất cả các thể chế, đặc biệt là nhà nước xã hội chủ nghĩa. Cơ quan xã hội mới này của giai cấp công nhân, được củng cố về mặt vật chất bởi quyền lực của các hội đồng ngành do công nhân lãnh đạo trong việc tác động và thực hiện kế hoạch quốc gia, bổ sung một sự soát còn thiếu đối với các nhà hoạch định trung tâm và thiết lập nền tảng cho các sáng kiến quyết đoán từ bên dưới. Trong thế giới không có vốn hoặc thị trường lao động này, với những hạn chế chặt chẽ về thể chế và các biện pháp đối phó chống lại việc đưa sức lao động vào kỷ luật cạnh tranh, có thể lập luận một cách đáng tin cậy rằng việc biến lao động thành hàng hoá sẽ bị loại bỏ một cách hiệu quả.

Kế hoạch hoá theo từng lớp

Việc giới thiệu các hội đồng ngành do người lao động bầu chọn như những thể chế mới đầy quyền lực bên ngoài nhà nước cho thấy chúng ta đang định hình lại cách nghĩ về kế hoạch hóa xã hội chủ nghĩa. Tranh luận về “kế hoạch” và “phi tập trung hoá” không phải là điều quá hữu ích. Việc phi tập trung hoá liên quan đến việc thành lập các hội đồng ngành cũng bao gồm việc hợp nhất hoặc tập trung hóa nơi làm việc thành các ngành. Và, như chúng ta sẽ thấy, mặc dù có một mức độ chia sẻ quyền lực giữa kế hoạch trung tâm với các cấu trúc khác, điều này không nhất thiết có nghĩa là nó mất đi hiệu quả với tư cách là một cơ quan lập kế hoạch. Do đó, việc xem xét một hệ thống dựa trên “các lớp lập kế hoạch” sẽ hữu ích hơn. Tất nhiên, các lớp phụ thuộc lẫn nhau này bao gồm ban kế hoạch trung ương và các hội đồng ngành. Chúng cũng bao gồm thị trường như một hình thức lập kế hoạch gián tiếp và, với vai trò quan trọng của các hội đồng ngành trong việc hạn chế chủ nghĩa độc đoán thị trường, việc lập kế hoạch cũng mở rộng đến các mối quan hệ nội bộ tại nơi làm việc. Và chúng bao gồm một yếu tố không gian, bổ sung cho sự nhấn mạnh của ngành.

Sự lo lắng về kế hoạch hoá các điều kiện vật chất của cuộc sống, và sự thật rằng rất nhiều tương tác xã hội xảy ra thông qua công việc (các tương tác này sẽ càng nhiều hơn nếu người lao động tham gia chặt chẽ vào việc lập kế hoạch cho công việc đó) tạo ra một hệ quả đặc biệt trong các lớp kế hoạch hóa nền kinh tế . Nhưng tầm quan trọng của xã hội và văn hóa, của đô thị và mối quan hệ của nó với vùng ngoại ô và nông thôn, đòi hỏi một lớp quy hoạch theo chiều không gian. Việc phi tập trung hoá này có thể thấy ở Liên Xô cũ, thông qua sự phân cấp khu vực. Việc phân quyền cho khu vực và tiểu vùng, giống như sự phân quyền của các bộ cho các ngành do công nhân kiểm soát, sẽ cho phép trung tâm vốn đang bị quá tải khả năng tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng nhất của riêng mình, và đưa quy hoạch đến gần hơn với những người bị ảnh hưởng nhiều nhất và biết rõ điều kiện địa phương nhất. Trong quá trình thực hiện, nó sẽ giúp làm tăng số nguời có khả năng tích cực tham gia vào việc lập kế hoạch.

Sự khác biệt giữa khía cạnh sản xuất và không gian/tiêu dùng của kế hoạch hoá có thể sẽ gây ra những căng thẳng mới, không chỉ giữa các nhóm thể chế khác nhau mà ngay cả trong các cá nhân vì những cá nhân này luôn là công nhân, người tiêu dùng và những người tham gia vào đời sống cộng đồng. Một số các căng thẳng này có thể được giảm bớt bằng cách yêu cầu sự tham gia các đại diện cộng đồng trong các cơ chế lập kế hoạch ngành và nơi làm việc. Trong lĩnh vực dịch vụ nói riêng, việc phân quyền sở hữu bệnh viện, trường học, tiện ích, phân phối năng lượng, giao thông vận tải, nhà ở và thông tin liên lạc sẽ mở ra một khả năng khác. Trong những trường hợp này, việc thành lập các “hội đồng cộng đồng” địa phương có thể tạo điều kiện giải quyết những căng thẳng hàng ngày giữa các khía cạnh khác nhau của cuộc sống người dân. Khi chủ nghĩa xã hội trưởng thành và năng suất ngày càng được thể hiện trong việc giảm giờ làm việc và tăng thời gian rảnh rỗi, vai trò của các hội đồng như vậy — với sự nhấn mạnh của họ vào việc suy nghĩ lại cảnh quan đường phố và kiến trúc thành phố, mở rộng việc cung cấp các dịch vụ hàng ngày, phát triển cộng đồng, khuyến khích nghệ thuật và mở rộng văn hóa — được kỳ vọng là sẽ đạt được vị trí nổi bật tương đối so với các yêu cầu được hình thành một cách hạn hẹp hơn về tổ chức kinh tế.

Những biến đổi như vậy trong mối quan hệ giữa kế hoạch trung tâm và phần còn lại của nền kinh tế/xã hội sẽ mang lại cả sự hỗ trợ và kiểm tra lẫn nhau giữa các lớp lập kế hoạch xuyên khắp các HTX, hội đồng ngành, hội đồng khu vực, thị trường và hội đồng kế hoạch trung ương. Thêm vào đó là vai trò của các cơ chế chính trị để thiết lập các mục tiêu quốc gia: các cuộc tranh luận đang diễn ra ở tất cả các cấp, vận động hành lang và đàm phán giữa các cấp, và các cuộc bầu cử có tranh chấp xoay quanh định hướng tương lai hy vọng sẽ mang lại sự tham gia phổ biến rộng rãi nhất.

Sự phân cấp quyền lực và tăng cường không gian tham gia này sẽ là một biện pháp kiểm soát mạnh mẽ đối với “các đầu sỏ xã hội” mà Kronrod và những người khác rất muốn hạn chế, nhưng nó không nhất thiết có nghĩa là làm suy yếu tầm quan trọng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Theo tinh thần phê phán của Kronrod về việc lập kế hoạch quá mức, điều này có thể khiến việc lập kế hoạch vừa ít xâm phạm hơn, và lại vừa hiệu quả hơn. Và chính sự phân tán quyền lực làm cho tầm quan trọng của một cơ quan điều phối thậm chí còn quan trọng hơn. Trên thực tế, ngay cả khi hội đồng kế hoạch nhận thấy một số chức năng của mình được chuyển sang nơi khác, điều này có thể dẫn đến việc hội đồng quản trị phải đảm nhận một số chức năng mới như giám sát và điều tiết thị trường, đưa ra các cơ chế mới để tạo doanh thu trong thị trường mở rộng, và chuyển đổi chương trình giáo dục để kết hợp phát triển các năng lực phổ biến cần thiết cho sự bùng nổ của sự tham gia dân chủ tích cực vào việc lập kế hoạch. Cũng có khả năng xảy ra trường hợp là, vì ban kế hoạch trung ương sẽ vẫn kiểm soát việc phân bổ nguồn lực đầu tư cho các hội đồng ngành và khu vực, ban kế hoạch sẽ có thể tận dụng các năng lực hành chính hiện có bên ngoài nhà nước để giúp thực hiện các kế hoạch trung tâm.

Phản ánh các ưu tiên được thiết lập một cách dân chủ, một danh sách các vai trò của ban kế hoạch trung ương được cải cách có thể bao gồm những điều sau:

  1. Đảm bảo toàn dụng lao động, tiếp cận phổ cập các nhu yếu phẩm và thu nhập đủ sống.
  2. Thiết lập mối quan hệ giữa tiêu dùng hiện tại và tương lai thông qua xác định tỷ trọng GDP được phân bổ cho đầu tư và tăng trưởng.
  3. Phân bổ đầu tư cho các ngành và khu vực, rồi để các ngành và khu vực tái phân bổ chúng trong phạm vi quyền hạn tương ứng của mình.
  4. Tạo doanh thu cho các hoạt động của mình.
  5. Hạn chế các trở ngại đối với các mục tiêu đoàn kết và bình đẳng của xã hội, không chỉ giữa các cá nhân/hộ gia đình mà còn giữa các tập thể, ngành và khu vực nơi làm việc.
  6. Sự phát triển không ngừng, thông qua các tổ chức giáo dục và tại nơi làm việc, các kỹ năng chức năng phổ biến và năng lực dân chủ và văn hóa.
  7. Điều chỉnh tốc độ việc xoá bỏ dần chủ nghĩa tiêu dùng thông qua phân phối chi tiêu giữa tiêu dùng tập thể và cá nhân.
  8. Điều chỉnh sự đánh đổi giữa sản xuất và nhàn rỗi bằng cách điều chỉnh tỷ lệ số giờ làm thêm năng suất nhất so với số giờ làm ít nhất nhưng vẫn đủ hiệu quả.
  9. Việc thực thi sự tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn môi trường, với quyền sở hữu và định giá tài nguyên của nhà nước, cũng như phân bổ đầu tư, là rất quan trọng ở đây.
  10. Điều này có nghĩa là sẽ phải điều chỉnh mối quan hệ trong một thế giới có thể sẽ vẫn chủ yếu đi theo một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. (Quan hệ quốc tế đặt ra nhiều vấn đề không được đề cập ở đây, từ quan hệ phức tạp với các nước tư bản chủ nghĩa, quan hệ đoàn kết với Nam bán cầu đến đàm phán các quan hệ có kế hoạch với các nước xã hội chủ nghĩa khác.)

Chủ nghĩa xã hội có thể hiệu quả như chủ nghĩa tư bản không?

Không ai bày tỏ lòng tôn kính kinh tế đối với chủ nghĩa tư bản nhiều hơn các tác giả của Tuyên ngôn cộng sản, những người khen nức nở rằng chủ nghĩa tư bản “đã hoàn thành những điều kỳ diệu vượt xa các kim tự tháp Ai Cập, cống dẫn nước của người La Mã và các thánh đường kiểu Gothic.” Tuy nhiên, không hề coi điều này là đại diện cho đỉnh cao của lịch sử, Marx và Engels đã cho rằng điều này nói lên một khả năng mới và rộng lớn hơn: chủ nghĩa tư bản là “chủ nghĩa đầu tiên cho thấy hoạt động của con người có thể mang lại điều gì”. Nhiệm vụ là phát huy tiềm năng này bằng cách xã hội hóa và tổ chức lại lực lượng sản xuất một cách rõ ràng.

Ngược lại, đối với Hayek và người cố vấn trước đó của ông là von Mises, chủ nghĩa tư bản là đỉnh cao mục đích luận của xã hội, là điểm kết thúc lịch sử của xu hướng trao đổi hàng hóa của loài người. Hayek coi đó là một sự thật rằng nếu không có tài sản tư nhân và không có thị trường lao động và vốn, sẽ không có cách nào tiếp cận tri thức tiềm ẩn của dân chúng, và nếu không có quyền truy cập rộng rãi vào thông tin như vậy, bất kỳ nền kinh tế nào cũng sẽ bị lung lay, trôi dạt và lãng phí tài năng và tài nguyên Von Mises, sau khi ông lập luận rằng chủ nghĩa xã hội về cơ bản là không thể bị gạt sang một bên, đã chuyển sự tập trung của mình vào sự thiên tài của chủ nghĩa tư bản về tinh thần khởi nghiệp và tính hiệu quả năng động và đổi mới liên tục mà nó mang lại

Bất chấp tuyên bố của Hayek, trên thực tế, chủ nghĩa tư bản đã ngăn chặn việc chia sẻ thông tin một cách có hệ thống. Một hệ quả tất yếu của tài sản tư nhân và tối đa hóa lợi nhuận là thông tin là một tài sản cạnh tranh, và người khác không được phép biết đến nó Mặt khác, đối với chủ nghĩa xã hội, việc tích cực chia sẻ thông tin là điều cần thiết cho hoạt động của nó, là điều được thể chế hóa trong trách nhiệm của các hội đồng ngành. Hơn nữa, chủ nghĩa cá nhân thiển cận trong lập trường của Hayek đã bỏ qua, như Hilary Wainwright đã lập luận rất mạnh mẽ, sự khôn ngoan đến từ đối thoại tập thể không chính thức, thường xảy ra bên ngoài thị trường trong các cuộc thảo luận và tranh luận giữa các nhóm và phong trào giải quyết công việc và cộng đồng của họ.

Quan trọng nhất, khuôn khổ của Hayek đã có thành kiến giai cấp trịch thượng — ông chỉ quan tâm đến kiến thức nằm trong tầng lớp kinh doanh Tri thức của người lao động, phần lớn dân số và những người có kinh nghiệm trực tiếp nhất trong quy trình làm việc, không được ông ta quan tâm. Ông không chú ý đến khả năng rằng người lao động dưới chủ nghĩa tư bản thường có lý do chính đáng để giấu tri thức của họ, không tiết lộ chúng cho người sử dụng lao động, vì việc tiết lộ có thể không giúp ích gì cho điều kiện của họ và thậm chí có thể có hậu quả tiêu cực (ví dụ, sự thắt chặt của các tiêu chuẩn làm việc). Ngược lại, mục đích cơ bản của chủ nghĩa xã hội là giải phóng và phát triển hơn nữa các tiềm năng sáng tạo của nhân dân lao động và điều đó bao gồm việc chia sẻ thông tin một cách tối đa.

Những người theo von Mises cũng đã loại bỏ khả năng khởi nghiệp có thể diễn ra trong nhiều môi trường thể chế khác nhau. Tuy nhiên, ngay cả dưới chủ nghĩa tư bản, lịch sử của những đột phá công nghệ không chỉ là một loạt các nhà tư tưởng cô lập đột nhiên nhìn thấy bóng đèn vụt sáng trên đầu họ. Như Mariana Mazzucato đã cho thấy trong nghiên cứu chi tiết [11] của bà về những đổi mới quan trọng nhất của Mỹ, nhà nước trên thực tế “sẵn sàng chấp nhận những rủi ro mà các doanh nghiệp thường tránh” và “đã chứng tỏ khả năng biến đổi, tạo ra những thị trường và lĩnh vực hoàn toàn mới, bao gồm internet, công nghệ nano, công nghệ sinh học, và năng lượng sạch.”

Điều này không có nghĩa là một nhà nước xã hội chủ nghĩa chắc chắn sẽ đổi mới như nhà nước Mỹ, mà là lòng tham không nhất thiết phải là động lực duy nhất của sự đổi mới. Sự sáng tạo cũng có thể đến từ các nhà khoa học và kỹ sư quan tâm đến xã hội, được cung cấp các nguồn lực và cơ hội để đáp ứng nhu cầu của xã hội, cũng như từ sự hợp tác lẫn nhau trong các hợp tác xã và sự tương tác của các ủy ban tại nơi làm việc với các nhà cung cấp và khách hàng của họ. Thậm chí quan trọng hơn, chủ nghĩa xã hội có thể giới thiệu một tinh thần khởi nghiệp xã hội hưng thịnh và rộng lớn hơn, tập trung vào những đổi mới trong cách chúng ta sống và quản lý bản thân ở mọi cấp độ xã hội.

Sau đây là một quan sát thực nghiệm. Trong ba thập kỷ qua, sản lượng trên mỗi công nhân của Hoa Kỳ đã tăng khoảng 2% mỗi năm (chậm hơn so với nhiều thập kỷ trước). Dưới hơn một nửa trong số đó được Cục Lao động Hoa Kỳ quy cho “tăng vốn sâu” (đầu tư nhiều hơn) và khoảng 0,8% cho năng suất đa yếu tố (được định nghĩa đại khái là sự gia tăng sản lượng sau khi tác động của nhiều lao động và đầu vào vốn đã được tính đến); Phần còn lại được tính bằng những thay đổi trong cái gọi là “chất lượng lao động”.  Không có lý do gì để mong đợi chủ nghĩa xã hội tụt hậu so với chủ nghĩa tư bản trong việc đào sâu vốn, trong khi các tập đoàn vẫn còn đang ngồi trên đám tiền mặt không được đầu tư và khi việc phân phối lại triệt để thu nhập hiện tại sẽ có khả năng để lại nguồn lực khổng lồ cho tái đầu tư. Và nếu có, chủ nghĩa xã hội sẽ được kỳ vọng sẽ nâng cao sự tăng trưởng của chất lượng lao động vì nó ưu tiên phát triển các kỹ năng và năng lực phổ biến. Giả sử, để tranh luận, rằng chủ nghĩa xã hội sánh vai được với chủ nghĩa tư bản về tỷ lệ đầu tư và chất lượng lao động, nhưng chỉ có thể đáp ứng một nửa tiêu chuẩn năng suất đa yếu tố của chủ nghĩa tư bản (0,4 phần trăm so với 0,8 phần trăm). Điều này có nghĩa là mức tăng trưởng của chủ nghĩa xã hội trung bình sẽ rơi vào khoảng 1,6% thay vì 2% đối với chủ nghĩa tư bản.

Trong một môi trường tư bản cạnh tranh, các công ty có năng suất thấp hơn có nguy cơ bị đuổi khỏi hoạt động kinh doanh. Nhưng trong bối cảnh xã hội chủ nghĩa, năng suất tụt hậu có nghĩa là tăng trưởng chậm hơn nhưng không nhất thiết là thảm họa. Trong khi tốc độ tăng trưởng tư bản chủ nghĩa (2%) sẽ tạo ra mức tăng kép 17% trong tám năm trong ví dụ này, xã hội xã hội chủ nghĩa sẽ mất mười năm để đạt được điều đó – hầu như không phải là một sự khác biệt dứt khoát so với tham vọng xã hội lớn hơn nhiều của chủ nghĩa xã hội. Khoảng cách sẽ còn nhỏ hơn nếu chúng ta tính tới việc tăng năng suất tiềm năng của người lao động hợp tác khi khắc phục các vấn đề, và tới cả ý nghĩa của việc cải thiện năng suất thông qua sự phân tán kiến thức hiện có một cách có hệ thống, điều có thể được áp dụng một khi rào cản của sở hữu tư nhân được gỡ bỏ.

Các nhà kinh tế ngày càng thừa nhận một số vấn đề trong việc tôn vinh thị trường; các vấn đề đã quá rõ ràng để bỏ qua. Sự nhượng bộ quan trọng là thị trường không xử lý tốt “ngoại tác”, ám chỉ đến các trao đổi ảnh hưởng tiêu cực đến những người không tham gia trao đổi. Phản ứng của các nhà kinh tế đối với những “ngoại tác” như vậy là đề xuất những sửa đổi về thuế và trợ cấp sao cho tổng chi phí thực tế liên quan đến những ngoại tác này được tích hợp. Điểm vướng mắc trong vấn đề này là các ngoại ứng ở đây bao gồm những thứ như môi trường và tác động của thị trường đối với sự bất bình đẳng, năng lực của người dân và nền dân chủ thực chất – ngoại ứng ở đây chính là bản chất của cuộc sống. Điều này đã nổi lên phổ biến nhất trong trường hợp khủng hoảng môi trường, với những thách thức mà nó đặt lên với văn hóa tiêu dùng và việc biến tự nhiên thành hàng hóa. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của kế hoạch hoá để giải quyết các mối đe dọa môi trường.

Vấn đề ở đây không phải là, như Marx dường như đã làm trong lời tựa cho cuốn sách Phê bình kinh tế chính trị, rằng với việc các quan hệ xã hội tư bản chủ nghĩa đã trở thành “xiềng xích” đối với lực lượng sản xuất, thì sự biến đổi trong các quan hệ xã hội sẽ cho phép chủ nghĩa xã hội tiếp tục phát triển lực lượng sản xuất và vượt qua chủ nghĩa tư bản ngay cả trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản. Điều này có thể đúng hoặc không, nhưng nó không thuyết phục và cũng không cần thiết. Bằng trực giác, sẽ hơi quá khi khẳng định rằng một hệ thống xã hội với nhiều mục tiêu, trong đó sự phát triển của lực lượng sản xuất chỉ là một, sẽ vượt qua một xã hội chỉ tập trung vào duy nhất mục tiêu đó. Sự cân bằng khuyến khích – bình đẳng làm nổi bật sự đánh đổi đó. Và nếu chúng ta chấp nhận rằng con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội sẽ bao gồm những hy sinh và lựa chọn trên suốt chặng đường, kể cả trong quá trình xây dựng con đường đó, thì việc lôi kéo mọi người đến với sự nghiệp xã hội chủ nghĩa và giúp họ tiếp tục tin vào nó sẽ phải dựa trên mong muốn của họ về một điều gì đó khác biệt thay vì hứa hẹn đáng nghi về việc chủ nghĩa xã hội không chỉ mang lại nhiều công lý hơn, dân chủ hơn, kiểm soát nơi làm việc nhiều hơn, mà còn mà còn tăng trưởng cao hơn.

Vấn đề là khái niệm “hiệu quả” là vấn đề gây tranh cãi. Đối với tư bản, thất nghiệp là một vũ khí giai cấp có chức năng thực thi kỷ luật lên giai cấp công nhân; đối với những người theo chủ nghĩa xã hội, nó thể hiện một sự lãng phí rõ ràng. Đẩy nhanh tốc độ làm việc là một điểm cộng cho hiệu quả của công ty, nhưng là một điểm trừ đối với người lao động. Thời gian dành cho các cuộc thảo luận dân chủ là một chi phí không mang lại giá trị gia tăng cho chủ lao động, nhưng lại là một ưu tiên của những người theo chủ nghĩa xã hội. Giảm giờ làm việc cho những người lao động toàn thời gian, đối với những người chủ doanh nghiệp, là một chiếc hộp Pandora không được phép mở; đối với người lao động đó là lý do cơ bản để nâng cao năng suất. Điều biện minh cho chủ nghĩa xã hội đòi hỏi không phải là so sánh nó với chủ nghĩa tư bản, mà là liệu một xã hội được thiết kế để đáp ứng các tiềm năng đầy đủ và đa dạng của tất cả cư dân của nó, theo cách riêng, cũng có thể hiệu quả trong việc điều phối các hoạt động của nó: thúc đẩy sự phát triển của công nghệ, sản phẩm mới và các hình thức tổ chức/quản trị dân chủ; và giải phóng khả năng lao động để có thể được áp dụng cho các hoạt động sáng tạo khác của con người.

Chủ nghĩa xã hội như một quá trình

Hệ thống các lớp lập kế hoạch riêng biệt nhưng chồng chéo được nêu ra ở đây sẽ liên quan đến nhiều cơ chế lập kế hoạch: hành chính trực tiếp, tham vấn, đàm phán lặp đi lặp lại, quyết định thông qua các cơ quan được ủy quyền, hợp tác trực tiếp, thị trường với nhiều mức độ tự do khác nhau. Và không giống như sự tao nhã của cái gọi là trạng thái cân bằng thị trường, cũng như của các thuật toán và mô hình máy tính của các kế hoạch trung tâm tưởng tượng, điều này chắc chắn sẽ đi kèm với một thứ mà những người bảo vệ kế hoạch chính thống không thích – một mức độ “lộn xộn” đáng kể.

Ví dụ, một nơi làm việc có thể thuộc nhiều ngành khác nhau. Ranh giới giữa các ngành thường mờ nhạt và không ổn định, bị ảnh hưởng bởi những thay đổi công nghệ và các ưu tiên xã hội. Trong tất cả các tầng lớp kế hoạch hoá, không chỉ có một mà có thể có nhiều cơ chế lập kế hoạch. Sự cân bằng giữa tập trung hóa và phi tập trung hóa sẽ linh hoạt. Việc cho phép sự linh hoạt mà người lao động và các cơ quan khu vực, với kiến thức cụ thể về địa điểm cần có để liên tục thực hiện các điều chỉnh không theo quy hoạch, có thể vừa tích cực vừa gây rối (các nhà lập kế hoạch cũng sẽ cần một mức độ linh hoạt nhất định). Mối quan hệ giữa các nơi làm việc và cộng đồng cũng có thể liên quan đến xung đột lợi ích — xung đột xuất hiện ngay cả trong cùng một hộ gia đình và cá nhân. Xu hướng quan liêu hóa và các biểu hiện của lợi ích cá nhân sẽ không hoàn toàn biến mất. Việc tương tác với nền kinh tế toàn cầu sẽ không chắc chắn và khả quan nhất sẽ chỉ mang tính chất bán kế hoạch. Ưu tiên xã hội chủ nghĩa trong việc nhấn mạnh hàng hóa tập thể miễn phí có thể bị thách thức một cách dân chủ từ bên dưới (và bên trên).

Mức độ lộn xộn này phần nào phản ánh thực tế của bất kỳ tổ chức xã hội phức tạp nào, điều này là hiển nhiên khi chúng ta rời xa sự ngăn nắp trên giấy tờ của thị trường và các kế hoạch tập trung. Nhưng có một cái gì đó quan trọng hơn ở đây. Sự hỗn loạn bên trong chủ nghĩa xã hội cũng là một biểu hiện của những khát vọng lớn hơn và đa dạng hơn của nó: nó từ chối thu hẹp mọi thứ thành những chỉ số đơn giản (như những chỉ số lợi nhuận và khả năng cạnh tranh); nhấn mạnh vào việc phát triển đầy đủ các năng lực của con người để xây dựng, sáng tạo và tận hưởng; cam kết tạo ra một nền dân chủ chân chính nhất. Tất cả điều này có thể tạo ra một mớ hỗn độn khó hiểu. Tuy nhiên, ta nên đánh giá nó như một biểu hiện của thực tế rằng, như William Morris đã viết trong bài phê bình chủ nghĩa xã hội không tưởng của Bellamy [12], “sự đa dạng của cuộc sống là mục tiêu của Chủ nghĩa Cộng sản chân chính, cũng như sự bình đẳng về điều kiện, và sự kết hợp của hai điều này sẽ mang lại tự do thực sự.”

Điều cơ bản ở đây là bản chất quá trình của chủ nghĩa xã hội. Wlodzimierz Brus, khi cân nhắc kinh nghiệm chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, cảnh báo [13] rằng “xã hội hóa tư liệu sản xuất là một quá trình, và không phải là sự kiện diễn ra một lần” và rằng nó có thể không có xu hướng “đi theo một hướng cụ thể… [và] thậm chí có thể bị thụt lùi.” Ở một mức độ nào đó, việc nhấn mạnh vào “quy trình” này có vẻ tầm thường – không phải mọi thứ đều là quy trình sao? Nhưng nhấn mạnh vào điều này là một lời nhắc nhở về quy mô và tham vọng của những gì chúng ta đang cố giải quyết, cùng với tất cả những điều mơ hồ khi thực hiện một điều chưa từng đạt được thành công trước đây. Không chỉ là chủ nghĩa xã hội chắc chắn sẽ phải đối mặt với đủ loại khó khăn trong những ngày đầu hậu cách mạng và những thiếu sót có thể tiếp tục trong một thời kỳ quá độ kéo dài. Sự thật là việc xây dựng chủ nghĩa xã hội phải được hiểu là vĩnh viễn sẽ nằm trong một trạng thái không chắc chắn. Khác xa với việc đưa con người đến cõi niết bàn, những gì chủ nghĩa xã hội mang lại là, sau khi loại bỏ các rào cản tư bản chủ nghĩa để  làm cho cuộc sống tốt hơn và giàu có hơn về mặt chất lượng, nhân loại có thể bắt đầu “tạo nên lịch sử của chính [nó] một cách có ý thức hơn.” [14]

Những bước khởi đầu đó sẽ phụ thuộc vào một loạt các tình huống khó lường trước xảy ra trong quá trình chuyển đổi sang xã hội chủ nghĩa: Quá trình chuyển đổi lên chủ nghĩa xã hội (bao gồm đình công đầu tư và rút vốn) có sức hủy hoại như thế nào đối với tư bản? Giai cấp tư bản đã bị đánh bại một cách dứt khoát như thế nào? Giai cấp công nhân lên nắm quyền đã phát triển như thế nào — chẳng hạn, giai cấp này lên nắm quyền sau một cuộc đấu tranh dài hay sau sự sụp đổ đột ngột của hệ thống? Phân phối nhà ở không đồng đều như thế nào giữa người lao động và việc này sẽ được giải quyết như thế nào? Bối cảnh quốc tế thuận lợi hay bất lợi như thế nào? Và có lẽ đáng lo ngại nhất, quy mô của cuộc khủng hoảng môi trường sẽ được kế thừa như thế nào?

Những tình huống khó lường trước này sẽ tiếp tục ngay cả sau khi các cơ sở quyền lực cũ đã được giải quyết một cách hiệu quả. Một phần là vì do sự khác biệt giữa các cá nhân sẽ tồn tại do sự khác biệt về tuổi tác và giới tính, sở thích cá nhân trái ngược nhau, ảnh hưởng của các chức năng xã hội riêng biệt. Sẽ có những người tranh luận về việc khuyến khích nhiều hơn, và đảo ngược sự tăng trưởng của hàng hóa tập thể miễn phí so với tiêu dùng cá nhân. Sẽ có những lời kêu gọi phục hồi ảnh hưởng của những người có chuyên môn chống lại sự thống trị dân chủ của những người “không biết nhiều”. Một khu vực sẽ được ưu tiên hơn so với khu vực khác, v.v. Và tất cả những điều này sẽ xảy ra trong một bối cảnh mà con đường tốt nhất phía trước đơn giản là không được biết một cách rõ ràng. “Nghệ thuật lập kế hoạch xã hội chủ nghĩa,” Trotsky cho rằng, “không từ trên trời rơi xuống, cũng như không rơi vào tay sau khi đã chinh phục quyền lực.” [15] Nó chỉ có thể được phát hiện và làm chủ “thông qua đấu tranh, từng bước một, không phải bởi một vài người mà bởi hàng triệu người, như một bộ phận cấu thành của nền kinh tế và văn hóa mới.”

Sự nhạy cảm kiên nhẫn đó phải được truyền vào tất cả các cuộc thảo luận về các nền tảng của chủ nghĩa xã hội, nhưng tính dân chủ của nó không nên được dùng để phủ nhận tầm quan trọng của sự lãnh đạo. Trước những yếu tố bất ngờ, không hoàn hảo, lộn xộn và mong manh của chủ nghĩa xã hội, vai trò lãnh đạo sẽ đặc biệt quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia dân chủ sáng tạo nhất. Sự lãnh đạo đó không thể xuất phát từ sự kết hợp giữa đảng cách mạng và nhà nước; chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa độc đảng là hai yếu tố không tương thích với nhau. Nhưng nền chính trị đảng phái sẽ tranh giành quyền lãnh đạo, và vai trò hậu cách mạng của đảng cách mạng sẽ rất quan trọng. Chỉ riêng nền dân chủ sẽ không đảm bảo rằng chủ nghĩa xã hội sẽ không bị đình trệ hoặc đảo ngược. Sự phát triển của nó sẽ tiếp tục phụ thuộc [16] vào vai trò của một đảng hoặc các đảng – đương chức hay đã mãn nhiệm – những người cam kết thực hiện các mục tiêu tham vọng nhất về phát triển, bình đẳng và dân chủ.

Kết luận

Bài tiểu luận này đã nhấn mạnh rằng việc định hình chủ nghĩa xã hội và làm thế nào chúng ta có thể đối phó với những tình huống khó xử của nó là điều không thể thiếu để đưa mọi người đến với chủ nghĩa xã hội. Điều này giúp chúng ta phải đi vào chi tiết tới mức nào vào hoạt động của chủ nghĩa xã hội sẽ còn phụ thuộc, bởi vì các vấn đề cụ thể mà các xã hội xã hội chủ nghĩa sẽ phải đối mặt không thể tách rời khỏi cuộc cách mạng đã khai sinh ra chúng, và bởi vì chúng ta chỉ có thể biết rất nhiều về cách thức của chủ nghĩa xã hội thông qua việc xây dựng nó. Tất cả những gì chúng ta có thể khẳng định là chủ nghĩa xã hội là điều cần thiết để hướng tới việc đáp ứng các nhu cầu và tiềm năng của cá nhân và tập thể của loài người, và việc trở thành một nhà xã hội chủ nghĩa có nghĩa  [17] là sống cuộc sống của chúng ta như thể chủ nghĩa xã hội không chỉ cần thiết mà còn có thể.

Tất nhiên, điều hấp dẫn là mặc dù hi vọng cho tương lai có thể duy trì động lực của những người đã cam kết đấu tranh, nhưng đối với đại đa số, điều đó là không đủ tốt; họ cần nhiều hơn. Những gì đã được đặt ra trong tiểu luận này là một tập hợp các thể chế và các mối quan hệ xã hội — một khuôn khổ – điều đó nâng cao uy tín của chủ nghĩa xã hội. Các yếu tố của khuôn khổ đó có thể được tóm tắt trong các chủ đề sau.

  • Hợp tác xã: Việc cho phép công nhân kiểm soát nơi làm việc của họ là nền tảng của chủ nghĩa xã hội. Nhưng sự kiểm soát rời rạc như vậy đặt ra câu hỏi là: làm thế nào để lợi ích cụ thể của người lao động có thể được điều hòa với lợi ích xã hội và làm thế nào để duy trì quyền tự chủ của người lao động trước các chỉ thị từ cấp trên. Để giải quyết vấn đề này, ta cần thị trường.
  • Thị trường: Dự án xã hội chủ nghĩa hoan nghênh các thị trường sinh ra chỉ để đáp ứng các lựa chọn cá nhân. Tuy nhiên, thị trường lao động và thị trường vốn, vốn làm suy yếu các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa cơ bản, phải bị cấm. Các thị trường thương mại, nơi các hợp tác xã tham gia mua bán, là nhu cầu thiết thực, nhưng vì chúng cũng mang lại sự cạnh tranh nên chúng đe dọa các mục tiêu bình đẳng.
  • Hội đồng ngành: Việc chuyển đổi các bộ nhà nước thành các hội đồng công nhân ngành, được cấu thành bởi các đại biểu từ mỗi hợp tác xã trong ngành, phục vụ hai mục đích quan trọng. Nó mang lại một sự thay đổi lớn trong cán cân quyền lực giữa người lao động và nhà nước (giữa tập thể người lao động và kế hoạch trung ương) và nó cung cấp cho các hội đồng ngành khả năng và thẩm quyền để điều tiết thị trường, nhằm thu hẹp khoảng cách năng suất giữa các nơi làm việc.
  • Chuyển giao quyền lực theo không gian: Việc phân cấp quy hoạch theo khu vực làm nổi bật tầm quan trọng của việc tái cấu trúc đô thị, dịch vụ địa phương, cộng đồng và văn hóa. Nó đưa việc lập kế hoạch đến gần hơn với những người bị ảnh hưởng và tăng lên số lượng người tham gia vào quá trình lập kế hoạch. Và khi chủ nghĩa xã hội thực hiện lời hứa giảm thời gian làm việc, thì tầm quan trọng của quy hoạch cộng đồng-không gian sẽ tăng lên so với ưu tiên trước đó, tức giải quyết các tình huống khó xử hơn trong việc tổ chức sản xuất.
  • Các lớp lập kế hoạch: Việc bảo vệ quyền tự chủ của các hợp tác xã và vai trò lớn hơn của các ngành, khu vực và thị trường cho thấy sự chuyển đổi từ sự phân chia kế hoạch-thị trường đơn giản sang một mô hình dựa trên “các lớp kế hoạch”. Trong việc giảm quyền lực tập trung của các nhà hoạch định, phổ biến rộng rãi các năng lực lập kế hoạch và đưa ra sự kiểm tra lẫn nhau giữa các tầng lớp khác nhau, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được làm sâu sắc hơn rất nhiều.
  • Ban Kế hoạch Trung ương: Trong khi việc chuyển sang các lớp kế hoạch làm suy yếu quyền lực của đầu sỏ xã hội, nó không nhất thiết làm suy yếu năng lực của ban kế hoạch trung ương (BKH). Không còn quá tải, BKH có thể trở nên hiệu quả hơn; năng lực của từng ngành và khu vực có thể trở thành phương tiện hữu ích để thực hiện các kế hoạch quan trọng của trung tâm; và khi BKH từ bỏ một số chức năng, những chức năng khác thậm chí có thể trở nên quan trọng hơn và những chức năng mới có thể trở nên cần thiết.
  • Sự chuyển đổi của Nhà nước: Nhà nước không hợp nhất với đảng cách mạng, nhưng nó cũng không tàn lụi. Thay vào đó, nó được chuyển đổi về phương diện lập kế hoạch và giám sát, sự dân chủ hóa của việc kế hoạch hoá, mối quan hệ với các tầng khác nhau của kế hoạch, và các năng lực mới mà nhà nước phải khuyến khích, bao gồm cả sự chuyên môn và quyết tâm mà nhà nước phải phát triển trong đội ngũ công chức.
  • Quyền tự do chính trị: Các quyền tự do chính trị tự do, bao gồm các cuộc bầu cử có tranh chấp liên quan đến các đảng chính trị – việc có thể ảnh hưởng đến tốc độ và hướng thay đổi, là một khía cạnh cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
  • Sự “lộn xộn” của chủ nghĩa xã hội: Chống lại các quan niệm về khả năng toàn năng của chủ nghĩa xã hội để hoạch định những gì sắp xảy ra, nó có thể là một hình thức tổ chức xã hội đặc biệt “lộn xộn”. Điều này không nên được coi là một lời nói tục tĩu; đúng hơn, nó xuất phát từ mọi thứ đáng khen về chủ nghĩa xã hội: tính ngẫu nhiên của nó như một quá trình thử nghiệm, khám phá, học tập cởi mở; các mục tiêu dân chủ và bình đẳng đầy tham vọng nhất; sự cởi mở để tham gia một cách sáng tạo vào “sự đa dạng của cuộc sống”.

Nguồn

[1]        L. Phillips and M. Rozworski, “The People’s Republic of Walmart,” Verso. https://www.versobooks.com/en-gb/products/636-the-people-s-republic-of-walmart (accessed Jun. 07, 2023).

[2]        E. Medina, “Cybernetic Revolutionaries,” MIT Press, Jan. 10, 2014. https://mitpress.mit.edu/9780262525961/cybernetic-revolutionaries/ (accessed Jun. 07, 2023).

[3]        M. A. Lebowitz, The Contradictions of “Real Socialism”: The Conductor and the Conducted. Monthly Review, 2012. Accessed: Jun. 07, 2023. [Online]. Available: https://monthlyreview.org/product/contradictions_of_real_socialism/

[4]        C. Rakovsky, “‘Professional Dangers’ of Power (August 1928),” Aug. 1928. https://www.marxists.org/archive/rakovsky/1928/08/prodanger.htm (accessed Jun. 07, 2023).

[5]        E. Mandel, “Marxist theory of the state (1969),” Oct. 1969. https://www.marxists.org/archive/mandel/1969/xx/state.htm (accessed Jun. 07, 2023).

[6]        P. Auerbach, Socialist Optimism. London: Palgrave Macmillan UK, 2016. doi: 10.1007/978-1-137-56396-5.

[7]        D. Mandel, Democracy, Plan, and Market: Yakov Kronrod’s Political Economy of Socialism. ibidem Press, 2017, p. 140 Pages.

[8]        K. Marx, B. Fowkes, and D. Fernbach, Capital: a critique of political economy. in v. 1: Penguin classics. London ; New York, N.Y: Penguin Books in association with New Left Review, 1981.

[9]        D. McNally, Against the Market. Verso, 1993. Accessed: Jun. 07, 2023. [Online]. Available: https://www.versobooks.com/en-gb/products/1432-against-the-market

[10]      E. Mandel, “The Myth of Market Socialism,” New Left Rev, no. I/169, pp. 108–120, Jun. 1988.

[11]      M. Mazzucato, The Entrepreneurial State: Debunking Public vs. Private Sector Myths, 1st edition. London ; New York: Anthem Press, 2013.

[12]      W. Morris, “‘Looking Backward,’” Commonweal, vol. 5, no. 180, pp. 194–195, Jun. 1889.

[13]      W. Brus, The Economics and Politics of Socialism: Collected Essays, 1st edition. Routledge, 2013.

[14]      F. Engels, Socialism: Utopian and Scientific, 3rd edition. New York: Pathfinder Press, 2008.

[15]      L. Trotsky, “The Soviet Economy in Danger,” Oct. 1932. https://www.marxists.org/archive/trotsky/1932/10/sovecon.htm (accessed Jun. 07, 2023).

[16]      L. Panitch, S. Gindin, and S. Maher, The Socialist Challenge Today: Syriza, Corbyn, Sanders, Revised, Updated, Expanded edition. Haymarket Books, 2020.

[17]      D. Bensaïd, “On a Recent Book by John Holloway,” Historical Materialism, vol. 13, no. 4, 2005, Accessed: Jun. 07, 2023. [Online]. Available: https://www.marxists.org/archive/bensaid/2005/xx/holloway.htm

Nguồn: https://jacobin.com/2019/03/sam-gindin-socialist-planning-models

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận