Đảo chính ở Niger: Sự thay đổi kiến ​​tạo ở châu Phi

Từng được coi là một pháo đài quan trọng cho sự ổn định ở châu Phi, đảo chính quân sự ở Niger phản ánh một bước ngoặt quan trọng ở khu vực Sahel, châu Phi.

Trải dài từ Guinea ở phía tây đến Sudan ở phía đông, chuỗi thất bại trong cái gọi là “vành đai đảo chính” khiến cho đế quốc phương tây và các đồng minh địa phương của nó rơi vào tình trạng hoảng loạn, họ đang điên cuồng tìm kiếm các biện pháp nhằm duy trì lợi ích của bản thân. Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) do Nigeria đứng đầu và được phương Tây hậu thuẫn đã ngay lập tức tuyên bố trừng phạt nặng nề Niger, thậm chí đe dọa can thiệp quân sự nếu Bazoum không được khôi phục quyền lực, hạn chót là cuối tuần trước.  Trong nỗ lực gây áp lực hơn nữa, Nigeria cũng đã cắt nguồn cung cấp điện cho Niger, chiếm tới 70% năng lượng của đất nước này.

Trong khi đó, Emanuelle Macron, tổng thống Pháp, cảnh báo đầy giận dữ rằng ông ta sẽ “không tha thứ cho bất kỳ cuộc tấn công nào chống lại nước Pháp và lợi ích của nó”, đồng thời tuyên bố sẽ hành động “ngay lập tức và không khoan nhượng” đối với bất kỳ trường hợp nào như vậy. 

Không khó để hiểu, nếu chế độ đảo chính được thiết lập vững chắc thì kẻ chịu thiệt nhất là lãnh chúa thuộc địa cũ của nó là nước Pháp, quốc gia vẫn thiết lập sự kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế của Niger, ngay cả sau khi nước này giành được độc lập chính thức vào năm 1960. 1.500 quân Pháp hiện vẫn đóng ở đây. Tuy nhiên cho đến nay, phản ứng của Pháp và EU chỉ giới hạn ở việc ngừng viện trợ tài chính và sơ tán công dân châu Âu. Ngoại trưởng Pháp cũng đã bác bỏ mọi ý định can thiệp quân sự.

Những điều này đến lượt lại kích động chính phủ Mali và Burkina Faso tuyên bố, “sự can thiệp quân sự chống lại Niger sẽ tương đương với một lời tuyên chiến” chống lại họ, Guinea thì ủng hộ cuộc đảo chính và từ chối thực hiện các lệnh trừng phạt. Các chính phủ hiện tại ở Mali và Burkina Faso cũng được thiết lập sau các cuộc đảo chính gần đây, họ trong khi sử dụng luận điệu chống chủ nghĩa thực dân vốn gây được tiếng vang mạnh mẽ khắp châu Phi, cũng đồng thời quay sang tìm kiếm sự ủng hộ từ Nga. Dường như có hai khối đối đầu nhau đang dần xuất hiện đã xuất hiện trong khu vực, đe dọa mở rộng hơn nữa xung đột và bất ổn, một mặt trận mới, quan trọng trong cuộc đụng độ giữa chủ nghĩa đế quốc phương Tây và Nga.


Đạo đức giả của đế quốc

Các cuộc biểu tình và những than thở trên các phương tiện truyền thông phương Tây dưới danh nghĩa ‘dân chủ’ ở Châu Phi chỉ là rỗng tuếch. Trên thực tế, chính hàng thế kỷ bóc lột và can thiệp của chủ nghĩa đế quốc vào khu vực đã chuẩn bị nền tảng cho cuộc khủng hoảng hiện nay. 

Kể từ khi Niger trở thành thuộc địa của Pháp vào năm 1922, nước này luôn ở trong tình trạng nghèo đói cùng cực và phụ thuộc về kinh tế. Hơn 41% sống dưới chuẩn nghèo tuyệt đối của Ngân hàng Thế giới là 2,25 đô la một ngày. Theo Chỉ số chuyển đổi Bertelsmann, chỉ 11% dân số được tiếp cận với điều kiện vệ sinh cơ bản.

Đại đa số người dân Niger sống một cuộc sống cực kỳ bấp bênh, dựa trên chăn nuôi du mục và nông nghiệp tự cung tự cấp ở nông thôn, hoặc làm việc trong ‘khu vực phi chính thức’ không rõ ràng ở các thị trấn. Chế độ nô lệ vẫn có thể được tìm thấy ở nhiều vùng của đất nước, với 7% dân số là lao động bị cưỡng bức.

Mặt khác, Niger là nhà sản xuất uranium lớn thứ bảy trên thế giới, vàng và dầu mỏ cũng là thế mạnh xuất khẩu của nó. Tuy nhiên, như mọi khi với các quốc gia bị trị, không một xu nào của sự giàu có này đến tay người dân trong nước. Phần lớn các mỏ uranium của Niger được sở hữu và kiểm soát bởi các tập đoàn nước ngoài, một ông lớn trong đó là Orano của Pháp. ‘Viện trợ quốc tế’ cho phát triển lên tới gần 2 tỷ dollar mỗi năm nhưng đã bị nuốt chửng bởi bộ máy quan liêu nhà nước cồng kềnh và tham nhũng ở thủ đô, nhờ vậy một tầng lớp tinh hoa phụ thuộc cai trị đất nước vì lợi ích của những người trả lương đã được thiết lập một cách hiệu quả.

Bất ổn

Tình trạng nghèo đói cùng cực của quần chúng càng trở nên nghiêm trọng bởi sa mạc hóa ngày càng gia tăng, hậu quả của biến đổi khí hậu, và tai họa của thổ phỉ Hồi giáo, một con quái vật sinh ra và được nuôi dưỡng bởi sự can thiệp của chủ nghĩa đế quốc ở Trung Đông và Bắc Phi. Sự can thiệp của NATO vào Libya vào năm 2011, được thúc đẩy trên hết bởi Pháp – dĩ nhiên trên danh nghĩa bảo vệ nền ‘dân chủ’ – đã kéo đất nước này vào tình trạng man rợ, đặc trưng bởi các cuộc đụng độ giữa các lãnh chúa đối địch và thị trường nô lệ trên bờ biển Địa Trung Hải.

Nhưng sự bất ổn do chủ nghĩa đế quốc phương Tây gây ra không chỉ dừng lại ở đó. Sự sụp đổ của nhà nước Libya đã trực tiếp bơm vũ khí và máy bay chiến đấu qua Sahara vào khu vực Sahel. Khủng bố Hồi giáo Boko Haram đã thiết lập được sự hiện diện thường trực ở Đông Bắc Nigeria, trong khi các nhóm liên kết với ISIS và al-Qaeda đã tràn qua Mali, Burkina Faso và Niger.

Vào năm 2013, chính phủ Xã hội của Francois Hollande đã gửi 1.700 quân Pháp đến Mali theo lời mời của chính phủ Mali, được thành lập trong một cuộc đảo chính một năm trước đó. Trong những năm tiếp theo, lực lượng này trở thành lực lượng chiếm đóng thường trực với quân số khoảng 3.000 người, hoạt động cùng với lực lượng Mỹ trải khắp năm quốc gia.

Bất chấp điều này, chủ nghĩa đế quốc phương Tây chẳng những không dập tắt được mối đe dọa khủng bố mà còn làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Phỏng vấn trên tờ Kinh tế, một cựu chiến binh Hồi giáo đã nói rằng, tình trạng nghèo đói và bất ổn trong khu vực đã tạo ra mảnh đất tuyển dụng màu mỡ cho các nhóm Hồi giáo, những nhóm cung cấp cho những thanh niên nghèo khổ “tiền, phụ nữ, thịt và xe máy ”. Trong khi đó, quân đội Pháp và Mỹ chỉ lo bảo vệ lợi ích đế quốc của bọn họ.

Quần chúng tức giận

Sự phẫn nộ sâu sắc đã và đang gia tăng đều đặn trên toàn bộ khu vực, không chỉ do sự can thiệp của Pháp đã không thể đánh bại quân nổi dậy Hồi giáo mà còn do lòng căm thù sâu sắc đối với chủ nghĩa thực dân, thể hiện qua sự hiện diện của quân đội Pháp. Các cuộc biểu tình đã được báo cáo trên khắp khu vực, kêu gọi các lực lượng Pháp rời đi và thường gợi nhớ ký ức về cuộc đấu tranh giành độc lập trong quá khứ. Ví dụ, ở Chad năm ngoái, những người biểu tình đã hô vang, “Tự do cho Chad, Pháp hãy ra đi!”

Những cuộc biểu tình này thường bị đàn áp bởi các chế độ được vũ trang và tài trợ bởi phương Tây. Ví dụ, ở Niger, nơi từng được nhà ngoại giao trưởng của EU, Josep Borrell, ca ngợi là “thiên đường của sự ổn định”, chính phủ ‘dân chủ’, đã nhiều lần sử dụng vũ lực để trấn áp bất kỳ cuộc biểu tình chống Pháp nào. Nhưng như Marx đã giải thích từ lâu, khi các cơ quan vũ trang liên tục được dựa vào để đảm bảo ‘trật tự’, điều gì sẽ ngăn cản họ cuối cùng quyết định rằng họ nên tự mình cai trị xã hội?

Trong bối cảnh này, tình trạng hỗn loạn hàng loạt, bất ổn chính trị và đảo chính là không thể tránh khỏi và là hậu quả trực tiếp của nỗ lực của chủ nghĩa đế quốc Pháp để củng cố vị thế ở Sahel. Đầu tiên là Mali, sau đó là Guinea và Burkina Faso, từng trải qua một số cuộc đảo chính kể từ năm 2020. 

Trong trường hợp không có một ban lãnh đạo cách mạng có thể hướng tâm trạng tức giận và căm thù ngày càng tăng đối với chủ nghĩa đế quốc phương Tây vào cuộc đấu tranh cách mạng, các nhà lãnh đạo quân sự đã hành động trên đầu quần chúng dưới danh nghĩa giữ gìn ‘chủ quyền’ và ‘trật tự’, dựa vào tâm trạng này để nâng cao mình lên vị trí nắm quyền. 

Ở Mali, Burkina Faso, và bây giờ là Niger, các cuộc đảo chính đã được đáp lại bằng các cuộc biểu tình ủng hộ từ quần chúng, với hàng nghìn khẩu hiệu chống Pháp. Đầu tiên là Mali và sau đó là Burkina Faso, quân đội Pháp đã bị đuổi khỏi lãnh thổ. Mali thậm chí đã loại bỏ tiếng Pháp như là một trong những ngôn ngữ chính thức của mình. 

Đại úy Ibrahim Traore, lãnh đạo chính phủ lâm thời của Burkina Faso, đã củng cố bản thân bằng nỗ lực tưởng nhớ Thomas Sankara, nhà lãnh đạo kiệt xuất của cuộc đấu tranh chống thực dân ở đất nước ông. Thủ tướng của ông, Apollinaire Joachim Kyélem de Tambèla, là một ‘người theo chủ nghĩa Sankar’ nổi tiếng, và tất cả các nghị sĩ đã đồng ý giảm 50% lương.

Chắc chắn, không có chế độ nào trong số này đoạn tuyệt với chủ nghĩa tư bản và tước đoạt các công ty đa quốc gia đang tiếp tục khai thác khu vực. Nhưng bất chấp điều này, luận điệu chống chủ nghĩa đế quốc được các chế độ này áp dụng đang phù hợp với tâm trạng cách mạng chung tồn tại trong các tầng lớp lớn quần chúng châu Phi và lòng căm thù sâu sắc của họ đối với chủ nghĩa đế quốc phương Tây.


Nga

Một yếu tố mới và cực kỳ quan trọng trong phương trình là ‘sự lựa chọn thay thế’ do Nga đặt ra, nước đang bước vào khoảng trống mà phương Tây để lại ở các vùng của Châu Phi. Ở Mali, Burkina Faso và Niger, mỗi chính phủ đảo chính đã kết hợp những luận điệu chống chủ nghĩa thực dân với những tuyên bố trung thành với Nga. Người biểu tình ủng hộ đảo chính thường vẫy cờ Nga. Thực tế này có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự thay đổi trong các mối quan hệ thế giới đang tăng tốc kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine năm ngoái.

Sự suy giảm tương đối của chủ nghĩa đế quốc Mỹ và châu Âu đặc biệt rõ ràng trên lục địa châu Phi. Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi, trong khi Nga đang từng bước thực hiện chiến lược thiết lập các điểm hỗ trợ ở một loạt quốc gia, đặc biệt là những quốc gia chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa đế quốc Pháp.

Mức đầu tư kinh tế của Nga vào châu Phi vẫn còn thấp so với Trung Quốc, nhưng sự hỗ trợ của Nga dưới hình thức vũ khí và máy bay chiến đấu từ công ty Wagner đã giúp nước này có được một số đồng minh quan trọng. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, nước này đã là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho khu vực châu Phi cận Sahara.

Tại Cộng hòa Trung Phi, công ty lính đánh thuê Wagner của Nga đã được sử dụng để hỗ trợ chế độ đương nhiệm. Đổi lại, nó đã sở hữu một số mỏ vàng, đáng kể nhất là tại Ndassima cũng như kiểm soát các hợp đồng khai thác gỗ. Wagner hiện đã được chính phủ Malian chính thức mời hỗ trợ nước này trong cuộc chiến chống khủng bố. 

Mới từ âm mưu đảo chính thất bại ở Nga, người đứng đầu Wagner, Yevgeny Prigozhin, đã ca ngợi cuộc đảo chính ở Niger, gọi đó là “không gì khác hơn là cuộc đấu tranh của người dân Niger với thực dân của họ.” Anh ấy cũng cung cấp các dịch vụ chống khủng bố thông qua Wagner, mặc dù các dịch vụ đó có chi phí rất cao.

Chính phủ Putin cũng duy trì mối quan hệ thân thiện với Hemedti, người đứng đầu lực lượng dân quân RSF hiện đang chống lại chính phủ chính thức ở Sudan, cho phép Wagner vận chuyển vàng ra khỏi các sân bay ở các khu vực do RSF kiểm soát, tránh được các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Cuộc chiến tranh ở Ukraine và sự đáp trả của đế quốc Mỹ là một bước ngoặt quan trọng. Nỗ lực của Mỹ và NATO nhằm cô lập Nga khỏi phần còn lại của thế giới đã phản tác dụng. Thay vì lôi kéo châu Phi xung quanh Mỹ và châu Âu để lên án Nga, Mỹ đã gây ra một sự thay đổi mạnh mẽ trên lục địa.

Đến lượt chủ nghĩa đế quốc Nga đã xoay trục để khai thác tình hình này với khả năng tốt nhất của nó. Putin đã thể hiện một cách cay độc về bằng cấp ‘chống thực dân’ mới được tìm thấy của mình. Trong một bài phát biểu vào tháng 9 năm 2022, ông ta đã liên kết cuộc chiến ở Ukraine với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân phương Tây, nêu bật vai trò của nó trong “việc buôn bán nô lệ, nạn diệt chủng các bộ lạc da đỏ ở Mỹ, cướp bóc ở Ấn Độ, ở Châu Phi…” 

Tại hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi gần đây ở Mátxcơva, diễn ra khi cuộc đảo chính ở Niger nổ ra, ông ta đã trích dẫn lời của Nelson Mandela và liệt kê một số nhân vật nổi tiếng trong cuộc đấu tranh giải phóng châu Phi chống lại chủ nghĩa đế quốc, trong đó có Thủ tướng Congo Patrice Lumumba, người đã bị sát hại với sự tham gia của Bỉ và Mỹ.

Các phương tiện truyền thông phương Tây đã nhanh chóng bác bỏ hội nghị thượng đỉnh do thực tế là có ít quốc gia tham dự hơn so với lần trước vào năm 2019, nhưng điều này cố tình che khuất sự thật rằng 19 nguyên thủ quốc gia châu Phi đã tham dự bất chấp áp lực nặng nề của phương Tây, đưa ra những bài phát biểu rõ ràng lên án phương Tây và ca ngợi nước Nga.

Putin hẳn đã phải cố nén cười khi các nhà lãnh đạo châu Phi ca ngợi cuộc Cách mạng Bolshevik năm 1917 và so sánh chế độ của ông với Liên Xô, bỏ qua việc ngay từ đầu cuộc xâm lược Ukraine, ông ra đã than phiền rằng việc thành lập Ukraine là lỗi của Lenin và những người Bolshevik, và nói về cuộc binh biến của Prigozhin như “một đòn tương tự đã giáng xuống nước Nga vào năm 1917”.

Ngoài những lời hoa mỹ, Putin còn đề nghị cung cấp súng, ngũ cốc giá rẻ và xóa nợ cho các quốc gia châu Phi đang phải vật lộn với giá cả và lãi suất tăng cao. Trong một diễn biến quan trọng, người đứng đầu lực lượng vũ trang Nga, Tướng Shoigu, tuần này tuyên bố rằng “Bộ Quốc phòng Nga sẵn sàng giúp cải thiện khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang Algeria”.


Điều đó có nghĩa là gì?

Cuộc đảo chính ở Niger là một thất bại nhục nhã của chủ nghĩa đế quốc Pháp và là một đòn giáng mạnh vào phương Tây ở châu Phi. Niger được coi là ‘quân domino cuối cùng’, sau khi Pháp buộc phải chuyển quân từ Mali và Burkina Faso vào nước này. Bây giờ chỉ còn Chad vẫn là một cơ sở hỗ trợ, nhưng không có nghĩa rõ ràng rằng nó sẽ vẫn như vậy khi xem xét đến các cuộc biểu tình chống Pháp ngày càng tăng diễn ra ở đó và cuộc chiến ở Sudan ở phía đông đất nước.

Việc mất Niger không chỉ đe dọa khả năng tiếp cận vàng và uranium của châu Âu trong khu vực; nó sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng cho việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nigeria đến Algeria, vốn đã bắt đầu vào năm ngoái, đe dọa hơn nữa đến an ninh năng lượng của EU. 

Hơn nữa, Pháp và EU đang dựa vào các chế độ như của Niger để cố gắng ngăn chặn dòng người di cư châu Phi cận Sahara vào châu Âu. Không có gì ngạc nhiên khi phương Tây và các đồng minh của họ đang gây áp lực nhiều nhất có thể để khôi phục chính phủ trước đó.

Tuy nhiên, khả năng hành động của họ là vô cùng hạn chế do tâm lý chống thực dân mãnh liệt trong khu vực và giải pháp thay thế do Nga đưa ra. Như một nhà phân tích từ nhóm chuyên gia tư vấn Crisis Group đã nói: “Các nước phương Tây phải thực sự dễ dãi và cố gắng tìm cách hợp tác với các nước này chỉ vì mục đích không đẩy họ sang phía bên kia – đó là Nga”.

Điều này có ý nghĩa không chỉ đối với châu Phi mà còn đối với cuộc khủng hoảng toàn cầu của chủ nghĩa tư bản. Mọi biểu hiện về sự phấn đấu của quần chúng châu Phi để giành tự do khỏi hàng thế kỷ áp bức của phương Tây nên được mọi công nhân trên hành tinh coi trọng và chúng ta không nên rơi nước mắt cho sự giả tạo tham nhũng của ‘nền dân chủ’ do phương Tây hậu thuẫn.

Ngoài Sahel và lục địa châu Phi, sự thay đổi này đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa đế quốc phương Tây và sự phân chia thế giới thành nhiều cường quốc cạnh tranh, hay ‘đa cực’ như người ta thường gọi.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc và Nga trên vũ đài thế giới đã được một số nhà lãnh đạo châu Phi và một số bộ phận cánh tả hoan nghênh, như một phương tiện để chống lại chủ nghĩa đế quốc phương Tây và đảm bảo nền độc lập thực sự cũng như phát triển kinh tế cho các quốc gia nghèo và bị bóc lột trên Trái đất. Theo quan điểm như vậy, Nga đang tiến hành một cuộc đấu tranh tiến bộ để hỗ trợ các phong trào giải phóng ở châu Phi và do đó cần được hỗ trợ và bảo vệ. Như Traore đã nói trong cuộc gặp với Putin để thúc giục hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn với Nga, “Chúng tôi muốn một thế giới đa cực, và chúng tôi ủng hộ chủ quyền”.

Do vậy, đây là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu đối với cuộc đấu tranh cách mạng không chỉ ở châu Phi mà trên toàn thế giới. Do đó, nó đòi hỏi một câu trả lời nghiêm túc. Bản chất nước Nga ngày nay có giống Liên Xô? Câu trả lời duy nhất có thể đưa ra cho câu hỏi này là: hoàn toàn không. 

Liên Xô, bất chấp mọi tội ác và hạn chế của chủ nghĩa Stalin, là một nhà nước công nhân biến dạng, dựa trên nền kinh tế kế hoạch hóa, quốc hữu hóa. Nhà nước của Putin là một chế độ tư bản triệt để, cuối cùng bảo vệ lợi ích của các nhà tài phiệt tỷ phú, những người đã kiếm bộn tiền bằng cách cướp bóc trên cái xác của Liên Xô và cướp bóc của tầng lớp lao động Nga. Lợi ích của nó ở châu Phi hoàn toàn mang bản chất đế quốc: tiếp cận nguyên liệu thô, nguồn năng lượng, thị trường, lĩnh vực đầu tư và phạm vi ảnh hưởng.

Giống như phương Tây che đậy sự thống trị của mình bằng những cụm từ hoa mỹ về ‘dân chủ’, ‘phát triển’, ‘pháp quyền’, v.v., Nga đã chọn cách thể hiện tham vọng của mình dưới dạng ‘chống chủ nghĩa thực dân’ và ‘chủ quyền’. Nhưng cả Nga và Trung Quốc đều không có ý định cho phép nguồn tài nguyên thiên nhiên rộng lớn của châu Phi chuyển trực tiếp vào tay công nhân và nông dân châu Phi.

Mong muốn sâu xa của quần chúng châu Phi, đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc phương Tây là triệt để tiến bộ và sẽ là động lực của cách mạng châu Phi. Nhưng để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh này, họ chỉ có thể dựa vào sức mạnh của mình và sự ủng hộ của giai cấp công nhân thế giới; không phải trên lòng trung thành của các cường quốc đế quốc đối thủ. 

Chỉ có một phong trào độc lập và mang tính quốc tế của giai cấp công nhân mới có thể phá bỏ các quốc gia phản động áp đặt lên người dân châu Phi, đưa sự giàu có của lục địa trực tiếp vào tay toàn xã hội và hoạch định nền kinh tế một cách dân chủ vì lợi ích của tất cả mọi người. Ở Châu Phi và trên toàn thế giới, sự lựa chọn rất rõ ràng: Chủ nghĩa xã hội hoặc chủ nghĩa man rợ.


Josh Holroyd, IMT,

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận