TAYLOR SWIFT ĐÃ DẠY TÔI ĐIỀU GÌ VỀ CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT – GIÁO SƯ JASON READ
TAYLOR SWIFT ĐÃ DẠY TÔI ĐIỀU GÌ VỀ CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT – GIÁO SƯ JASON READ
Cách đây nhiều năm, tôi nhớ đã đọc được bài tiểu luận nhỏ “Mọi người đều muốn trở thành một kẻ phát xít” của Félix Guattari. Vào thời điểm đó, tiêu đề này có vẻ thông minh hơn những gì đã được tiên đoán trước về chủ nghĩa phát xít. (Cần lưu ý rằng chủ nghĩa phát xít và cuộc chạm trán với chủ nghĩa phát xít trong một ngóc ngách của cuộc sống, là không thể thiếu đối với lý thuyết của Deleuze và Guattari, vượt xa sự tham chiếu đến Reich(2)). Bây giờ chúng ta đang sống trong một mối quan hệ khác với chủ nghĩa phát xít, thế nên vấn đề do Guattari đặt ra (và Deleuze) về sự ham muốn dường như ngày càng cấp bách và cần thiết hơn.
Một trong những vấn đề khi sử dụng từ “chủ nghĩa phát xít” ngày nay, đặc biệt là ở Mỹ, trước đó chúng ta đã quen với hình ảnh của chủ nghĩa phát xít trong thế chiến thứ hai, nên thật khó hình dung việc nhà nước kiểm soát và sự phẫn nộ của mọi người nhắm vào M&Ms, Barbie và Taylor Swift là “chủ nghĩa phát xít”. Làm sao chủ nghĩa phát xít có thể tầm thường và nhỏ mọn như vậy? Đây có thể được hiểu là vấn đề của Trump, mặc dù cuối cùng nó không chỉ giới hạn ở Trump. Có rất nhiều chuyên gia và mọi người vô cùng tức giận về việc tuyển chọn các diễn viên cho một số bộ phim nổi tiếng gần đây, cũng như một vài thước phim trong các trận đấu bóng đá bị cắt để chiếu cảnh Taylor Swift ăn mừng trên những chiếc ghế đắt tiền. Vũ trụ tin tức của Fox News mở rộng và tập trung vào việc tìm kiếm những kẻ phản diện ở khắp mọi nơi, trong mọi thư viện hoặc nhóm siêu anh hùng đa dạng. Với những vấn đề “nhỏ nhặt” hiện tại, thật khó để thuyết phục tầng lớp học giả về một nhà nước độc tài và sự phát xít ở dạng mới. Trước đây tôi đã lập luận rằng hiểu Trump, hay chủ nghĩa Trump, có nghĩa là suy nghĩ lại mối quan hệ giữa cái cụ thể và phổ quát, tưởng tượng và thực tế.(3) Hoặc, như Angela Mitropoulis lập luận, câu hỏi về chủ nghĩa phát xít hiện nay nên là: Nó trông như thế nào trong chủ nghĩa tư bản đương đại, nó đã có bộ dáng mới sau thời post-Fordist – bỏ qua nhượng quyền và ít thiên về dây chuyền lắp ráp như thế nào? Như cô ấy nói, “Sự kết hợp giữa huyền thoại chủ nghĩa dân tộc và quá trình lao động của ngành công nghiệp giải trí sẽ có ý nghĩa gì đối với nền chính trị và kỹ thuật của chủ nghĩa phát xít?”(4)
Chính vì lý do này (trong số những lý do khác) mà Chủ nghĩa phát xít muộn (Late Fascism ) của Alberto Toscano là một cuốn sách quan trọng. Như ông lập luận, chủ nghĩa phát xít phải được hiểu như một loại giấy phép, như là một sự biện minh cho bạo lực và giận dữ, và một niềm vui với sự biện minh đó. Chúng ta phải từ bỏ hình ảnh hoạt hình về chủ nghĩa phát xít, trong quá khứ là sự thống trị tập trung và phổ quát, một sự thống trị không đồng đều, và ta cho rằng nếu hình ảnh đấy không xuất hiện thì nó không phải là chủ nghĩa phát xít. Chủ nghĩa phát xít là cuộc đàn áp người thiểu số, đi đôi với việc nó cho phép đàn áp những người khác. Chủ nghĩa phát xít là sự giải phóng cho những kẻ phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính và kỳ thị người đồng tính, phân biệt những người cuối cùng được nói và hành động theo mong muốn của mình. Như Toscano lập luận:
Chúng ta cần tập trung vào tiềm năng của chủ nghĩa phát xít ở trạng thái chống nhà nước, đó là những khoản đầu tư vào việc “tự nhiên hóa” bạo lực, cùng với việc chủ nghĩa phát xít đã thúc đẩy và thảo luận về các quan niệm sở hữu, phân biệt chủng tộc trong khuôn khổ tự do. Ở đây, chúng ta cần phê phán không chỉ thực tế là chủ nghĩa tân tự do hoạt động thông qua một nhà nước chủng tộc, như các nhà học giả đã bắt đầu nhận ra và trình bày chi tiết, mà còn phải phê phán việc nó được định hình bởi một sự tưởng tượng về phân biệt chủng tộc và văn minh, mục đích phân định xem chủng tộc nào có khả năng tự do thị trường. Chúng ta cũng phải chú ý đến thực tế là việc chủ nghĩa phát xít lôi kéo người dân phản nhà nước hiện hành, có thể thu hút và khiến người dân gắn bó, hoặc là lôi kéo mọi người thông qua sự trung gian của chủng tộc, kêu gọi người dân đi theo chủ nghĩa dân túy (5).
Toscano nhấn mạnh đến chủng tộc trong đoạn văn này, nhưng có thể hiếu nó như là áp dụng cho chủ nghĩa phân biệt giới tính, kỳ thị người đồng tính, v.v.—để thực thi và duy trì bất kỳ hệ thống phân cấp cũ nào. Toscano trích dẫn Maria Antonietta Macciocchi: “Bạn không thể nói về chủ nghĩa phát xít trừ khi bạn cũng sẵn sàng thảo luận về chế độ phụ hệ.”(6) Quyền sở hữu bao gồm gia đình, được xem như tài sản sở hữu đầu tiên và quan trọng nhất.(7) Tại thời điểm này, chủ nghĩa phát xít nghe có vẻ không quá khác biệt so với chủ nghĩa bảo thủ cổ điển, đặc biệt nếu bạn coi định nghĩa của chủ nghĩa đó như sau: “Chủ nghĩa bảo thủ chỉ bao gồm đúng một mệnh đề, nói một cách hóm hỉnh: Phải có những nhóm người mà luật pháp bảo vệ nhưng không ràng buộc, bên cạnh đó là những người mà luật pháp ràng buộc nhưng không bảo vệ.”(8) Tuy nhiên, điều Toscano nhấn mạnh là niềm vui tính dục đi kèm với điều này. Đó không chỉ là vấn đề ai tham gia và ai không, ai được bảo vệ và ai không, mà là niềm vui mà người ta nhận được từ sự phân biệt và loại trừ đó, một niềm vui được mở rộng và gần như được đại diện cho quần chúng. Trong khi các hệ thống phân cấp bảo thủ và sự bất đối xứng được thông qua và tiến hành bởi các thể chế thiêng liêng của nhà nước và tòa án, thì các đại biểu phát xít lại xuống đường và tiến hành các cuộc đấu tranh đường phố ảo trên mạng xã hội. Như Toscano lập luận, so sánh nhận xét của Foucault về chính trị tình dục của chủ nghĩa phát xít vào những năm 70 với phân tích của Guattari:
Đối với Foucault, sự khêu gợi hóa quyền lực (thu hút mọi người chú ý đến quyền lực) dưới Chủ nghĩa Phát Xít, nó bị quy định bởi logic ủy quyền, đại diện và phân quyền cho những gì còn tồn tại về hình thức và nội dung, một loại quyền lực theo chiều dọc, loại trừ và giết người. (tồn đọng của chủ nghĩa phát xít trong quá khứ). Chủ nghĩa phát xít không chỉ là sự thờ ơ của người lãnh đạo đối với quần chúng đông đảo theo ông ta; nó cũng là, nói theo một cách kém ngoạn mục hơn nhưng có lẽ mang tính hệ quả hơn, là sự tái tạo lại logic dàn xếp của chủ quyền nhỏ mọn, tái tạo lại sự “tự do hóa” và “tư nhân hóa” có điều kiện cao nhưng rất thực tế đối với sự độc quyền của bạo lực… (chủ nghĩa phát xít sẽ thỏa mãn cái tôi về “tự do” và “tư nhân” của con người hiện đại, nhằm mục đích kiểm soát họ, kiếm soát quyền lực và thu hút người dân đi theo.) Cái nhìn sâu sắc của Foucault về “khêu gợi”, tôi cho rằng, một quyền lực dựa trên việc đại diện cho bạo lực là một khuôn khổ phù hợp để phân tích cả chủ nghĩa phát xít cổ điển và chủ nghĩa phát xít muộn, không như tuyên bố cường điệu của Guattari rằng “quần chúng đã đầu tư một bản năng chết tập thể lớn vào… cỗ máy phát xít” – điều đó đã bỏ lỡ tính chất của việc “chuyển giao quyền lực” cho một “nhóm quần chúng cụ thể” mà Foucault chẩn đoán là rất quan trọng đối với mong muốn của chủ nghĩa phát xít.(9)
Tôi nghĩ rằng phân tích của Toscano đã chọn ra một chủ đề quan trọng xuyên suốt các cuộc thảo luận về chủ nghĩa phát xít từ Benjamin đến Foucault (và hơn thế nữa). Như Benjamin viết trong “Tác phẩm nghệ thuật trong thời đại tái tạo cơ học” (The Work of Art in the Age of Mechanical Reproduction”):
Quá trình vô sản hóa ngày càng tăng của con người hiện đại và sự định hình quần chúng là hai mặt của cùng một quá trình. Chủ nghĩa phát xít cố gắng tổ chức quần chúng vô sản và định hình họ mà không hề ảnh hưởng đến cơ cấu tài sản mà quần chúng cố gắng loại bỏ (tàn dư phát xít cổ điển). Chủ nghĩa phát xít nhìn thấy sự cứu rỗi của mình khi trao cho quần chúng này không phải quyền của họ mà thay vào đó là cơ hội để thể hiện bản thân. Quần chúng có quyền thay đổi quan hệ tài sản; Chủ nghĩa phát xít tìm cách cho họ một sự biểu đạt trong khi bảo vệ tài sản. Kết quả hợp lý của Chủ nghĩa phát xít là việc đưa mỹ học vào đời sống chính trị (10).
Ngày nay chúng ta có thể nói rằng quyền biểu đạt bao gồm việc trao quyền và niềm vui khi thực hiện quyền đó. Trong một xã hội tư bản, trong đó những điều kiện tồn tại vật chất phải thuộc về giai cấp tư bản, điều duy nhất họ có thể trao đến quần chúng là quyền lực và niềm vui thống trị người khác. Tiền lương thực tế tiếp tục giảm, nhưng chủ nghĩa phát xít đưa ra mức lương cho người da trắng, nam tính, nữ tính, v.v., tư bản phát xít mở rộng không phải là về sự kiểm soát vật chất đối với sự tồn tại của một con người, mà là sự đầu tư vào việc trao đặc quyền danh tính cho một con người.
Tất cả những điều đó đưa tôi đến với Taylor Swift. Tôi đã xem với sự thích thú và đôi chút kinh hoàng khi Fox News lo lắng về việc Swift tham dự các trận bóng đá và thưởng thức các trận đấu. Thật khó mà không nghĩ đến “Câu lạc bộ những người đàn ông ghét phụ nữ,”(11) nhưng tôi nghĩ đó là một ví dụ thú vị về loại chủ nghĩa phát xít vi mô đã duy trì và tạo ra xu hướng hướng tới chủ nghĩa phát xít vĩ mô. Có ba điều đáng lưu ý về vấn đề này:
Đầu tiên, hầu hết các thuyết âm mưu về Swift không dựa trên những việc cô ấy đã thực sự làm mà dựa trên những gì cô ấy có thể làm — ủng hộ Biden, vận động cho Biden và có thể khiến các fan hâm mộ bình chọn cho Biden? Hoặc khiến cho Trump suy yếu? v.v. Tôi nghĩ điều này phải được coi là một sự đột biến của thuyết âm mưu từ tác động thực tế của một hành động hoặc sự kiện. Ví dụ như việc Covid làm suy yếu nhiệm kỳ tổng thống của Trump và người ta có thể tưởng tượng được thực tế về sau. Một trong những điểm bất đối xứng của quyền lực đương thời là nó coi những ảo tưởng hoặc nỗi sợ hãi, hoang tưởng của một nhóm người thiểu số là có căn cứ hơn so với điều kiện thực tế và sự thống trị của một nhóm khác.
Thứ hai, và biện chứng hơn một chút, nỗi sợ hãi của Swift đối với phe cánh hữu rằng chính trị đã hoàn toàn bị khuất phục bởi hình thức người hâm mộ ở một mức độ lớn. Đối thủ thực sự của Trump về trái tim và khối óc, chưa kể đến những cuộc biểu tình rầm rộ, không phải là Biden mà là Swift. Cuối cùng – và điều này thực sự xứng đáng có một bài tiểu luận riêng – mọi người phẫn nộ về việc Swift tham gia các trận đấu bóng đá đã khiến tôi nhớ đến lý thuyết khinh thường phụ nữ của Kate Manne, mà cốt lõi của nó là về việc bắt phụ nữ phải ở đúng vị trí của họ.(12) Tôi có thể tưởng tượng rằng nhiều người đàn ông, những người tức giận khi nhìn thấy Swift tại các trận đấu này, sẽ không phản đối những nữ cổ động khác được lên hình. Việc nhìn thấy phụ nữ trong một trận bóng đá không phải là điều khiến những người đàn ông này tức giận, mà là việc nhìn thấy một người phụ nữ lạc lõng – một người đang tận hưởng bản thân và không làm gì cho những người đàn ông này thấy vui.
Tôi từng theo một đường lối duy vật khá thô tục khi nói đến chủ nghĩa phát xít. Chúng ta sẽ đập tan sức hấp dẫn của chủ nghĩa phát xít bằng cách trao cho mọi người – tức là công nhân – quyền kiểm soát thực sự đối với công việc, cuộc sống và điều kiện của họ. Tôi nghĩ đó đơn giản chỉ là vấn đề sức mạnh. Tuy nhiên, nếu chỉ nghĩa về khía cạnh sức mạnh, thì chúng ta đã bỏ qua những thú vui mà chủ nghĩa phát xít trên các phương tiện truyền thông đại chúng ngày nay mang lại và mở rộng cho rất nhiều người. Thật khó để tưởng tượng một nền chính trị có thể chống lại điều này, chống lại sự ảnh hưởng, trí tưởng tượng và ham muốn. Nền kinh tế tân tự do và chính trị vi mô của sự ham muốn dường như không giống những di tích lý thuyết nữa, mà phải hiểu nó như là điều kiện cần thiết để suy nghĩ về mạng lưới đan xen của ham muốn và sự phẫn nộ, những điều đã tạo nên sự giao thoa giữa văn hóa, truyền thông và chính trị. Tôi nghĩ một trong những vấn đề cấp bách nhất hiện nay là nhận ra rằng nền chính trị rác rưởi của sự bất bình đẳng về văn hóa đại chúng, cần được coi như là sự kiểm soát cảm xúc của chủ nghĩa phát xít, mặc dù bề ngoài nó từ chối gọi bản thân là “phát xít”.
Chú thích:
(1) In Guattari, Chaosophy: Texts and Interviews 1972–1977 (Semiotext(e), 2008)
(2) Xem Jason Read, “Reading Deleuze and Guattari as Marxist/Spinozists: On Guillaume Sibertin-Blanc’s State and Politics,” Unemployed Negativity (blog), July 6, 2016
(3) “Dialectic of the Donald: Or, Not Trump Again,” Unemployed Negativity, May 6, 2017
(4) “Fascism, from Fordism to Trumpism,” sometim3s (blog), December 17, 2015
(5) Late Fascism (Verso, 2023), 68. See also Richard A. Lee and Jason Read, “Episode 86: Fascism (with Alberto Toscano),” March 3, 2023, in Hotel Bar Sessions, podcast
(6) 144.
(7) Xem “Return to Doppelgängerland: Naomi Klein’s Mirror World,” Unemployed Negativity, September 24, 2023
(8) Frank Wilhoit, quoted in Henry Grabar, “The Pithiest Critique of Modern Conservatism Keeps Getting Credited to the Wrong Man,” Slate, June 3, 2022
(9) 141–42.
(10) In Illuminations, ed. Hannah Arendt, trans. Harry Zohn (Schocken Books, 1969)
(11) Xem https://www.youtube.com/watch?v=0OTYdizres8.
(12) Down Girl: The Logic of Misogyny (Oxford University Press, 2018).
Nguồn bài viết: https://www.e-flux.com/notes/590427/everybody-gets-to-be-a-fascist-or-what-taylor-swift-taught-me-about-fascism
Mèo Mju kêu meo meo