Công Xã Paris vẫn là cột mốc cho những thay đổi cấp tiến.

Công Xã Paris vẫn là cột mốc cho những thay đổi cấp tiến.

Vào ngày này năm 1871, giai cấp công nhân Paris đã giành lấy quyền kiểm soát thủ đô và thành lập Công Xã. Mặc dù chỉ cầm quyền trong vòng hai tháng nhưng đây vẫn là chính phủ của những người lao động đầu tiên trên thế giới và là một ví dụ sinh động về kiểu xã hội mà chính người lao động có thể tạo ra, theo tầm nhìn của riêng họ về tự do và bình đẳng.

Tư sản Pháp luôn luôn thâu tóm tất cả mọi thứ. Kể từ cuộc cách mạng năm 1789, họ là những người duy nhất giàu lên trong thời kỳ thịnh vượng, trong khi giai cấp công nhân thường xuyên phải chịu gánh nặng của các cuộc khủng hoảng. Nhưng sự tuyên bố về nền Cộng Hòa thứ ba sẽ mở ra những chân trời mới và tạo cơ hội cho một sự thay đổi tất yếu. Napoléon III, bị đánh bại trong trận chiến tại Sedan, bị quân Phổ bắt làm tù binh vào ngày 4 tháng 9 năm 1870. Vào tháng 1 năm sau, sau bốn tháng vây hãm thủ đô Paris, Otto von Bismarck đã khiến người Pháp phải đầu hàng và áp đặt một cách khắc nghiệt các điều khoản trong hiệp định đình chiến tiếp theo.

Các cuộc bầu cử quốc gia đã được tổ chức và Adolphe Thiers được bổ nhiệm vào vị trí đứng đầu, nắm quyền hành pháp, với sự ủng hộ của đa số người theo chủ nghĩa Legitimist và Orleanist. Tuy nhiên, tại thủ đô, nơi mà sự bất mãn của dân chúng lớn hơn những nơi khác, các lực lượng cộng hòa và xã hội chủ nghĩa cấp tiến đã quét sạch bàn cờ chính này. Những viễn cảnh về một chính phủ cánh hữu của chế độ Thiers được dự đoán rằng sẽ để lại nguyên vẹn những bất công xã hội, tạo ra gánh nặng chiến tranh cho những người nghèo nhất và tìm cách giải giáp thành phố này, đã kích hoạt một cuộc cách mạng mới vào ngày 18 tháng 3. Thiers và quân đội của hắn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc dời trại quân đội đến Versailles.

Verso

Đấu tranh và Chính phủ

Để đảm bảo tính hợp pháp dân chủ, quân nổi dậy đã quyết định tổ chức bầu cử tự do ngay lập tức. Vào ngày 26 tháng 3, tuyệt đại đa số người dân Paris (190.000 phiếu so với 40.000) đã bỏ phiếu cho các ứng cử viên ủng hộ cuộc nổi dậy, và bảy mươi trong số 85 đại biểu được bầu, họ tuyên bố ủng hộ cuộc cách mạng. Mười lăm đại diện trong phái ôn hòa của parti des maires, một nhóm bao gồm những người đứng đầu trước đây của một số cơ quan nhất định, ngay lập tức từ chức và không tham gia vào hội đồng của Công Xã; tuy nhiên sau đó họ đã tham gia ngay bởi sự ủng hộ của trường phái Bốn Người Cấp Tiến

Sáu mươi sáu thành viên còn lại đại diện cho một loạt các vị trí và rất khó để phân biệt vì có đến hai đảng phái chính trị. Trong số họ có khoảng hai mươi người cộng hòa tân Jacobin (bao gồm cả Charles Delescluze và Félix Pyat nổi tiếng), một tá tín đồ của Auguste Blanqui, mười bảy thành viên của Hiệp hội Nam giới Công tác Quốc tế (cả hai đảng phái trong đó có một đảng đều là tín đồ của Pierre-Joseph Proudhon và ngoài ra còn một vài những người theo chủ nghĩa cộng đồng có liên hệ với Karl Marx, hai phe thường mâu thuẫn với nhau), và một vài người độc lập.

Hầu hết các lãnh đạo của Công Xã là công nhân hoặc đại diện được công nhận của giai cấp công nhân, và mười bốn người được ca ngợi là thuộc lực lượng Vệ binh Quốc Gia. Trên thực tế, chính ủy ban trung ương sau này đã tập trung quyền lực vào tay Công Xã – phần mở đầu cho một loạt bất đồng và xung đột kéo dài giữa hai cơ quan, cơ quan công nhân và Vệ Binh Quốc Gia.

Vào ngày 28 tháng 3, một số lượng lớn công dân đã tập trung tại khu vực lân cận của Hôtel de Ville để tham gia các lễ hội kỷ niệm thành lập một chế độ mới, lúc này đã chính thức lấy tên là Công xã Paris. Mặc dù nó tồn tại không quá bảy mươi hai ngày, nhưng đây là sự kiện chính trị quan trọng nhất trong lịch sử của phong trào công nhân thế kỷ 19, thắp sáng lại hy vọng cho những người dân kiệt quệ vì phải sống những tháng ngày gian khổ. Các ủy ban và các nhóm mọc lên ở các khu dân cư để hỗ trợ cho Công Xã, và ở mọi ngóc ngách của thành phố đều tổ chức các sáng kiến thể hiện tinh đoàn kết và lập kế hoạch xây dựng một thế giới mới. Montmartre đã được rửa tội cho “thành trì của tự do”.

Một trong những ý kiến phổ biến nhất là mong muốn được chia sẻ những điều tốt đẹp với những người khác. Các chiến binh như Louise Michel đã nêu gương cho tinh thần tự hạ thấp bản thân; Victor Hugo đã viết về cô ấy rằng cô ấy “đã làm những gì mà những linh hồn hoang dã vĩ đại đã làm. […] Cô ấy tôn vinh những kẻ bị giẫm đạp và áp bức. ” Nhưng thoạt đầu, không phải do sự thúc đẩy của một nhà lãnh đạo hay một số nhân vật có uy quyền đã mang lại sức sống cho Công xã; mà dấu ấn lớn nhất của nó chính là chiều kích tập thể rõ ràng của những người dân.

Sự chuyển đổi của quyền lực chính trị

Hai trong số các sắc lệnh khẩn cấp đầu tiên để ngăn chặn tình trạng nghèo đói khắp mọi nơi đó chính là bãi bỏ việc trả tiền thuê nhà (người ta nói rằng “tài sản nên được chia sẻ công bằng trong sự hy sinh”) và việc bán các mặt hàng có giá trị dưới 20 franc trong các tiệm cầm đồ. Chín ủy ban cộng đồng cũng được cho là sẽ thay thế đứng đầu các bộ phận cơ quan về chiến tranh, tài chính, an ninh, giáo dục, sinh hoạt, lao động và thương mại, quan hệ đối ngoại và dịch vụ công. Một lúc sau khi đưa ra các sắc lệnh, đã có một đại biểu được chỉ định đứng đầu mỗi bộ phận này.

Phụ nữ và nam giới đến với nhau một cách tự nguyện để theo đuổi một dự án chung là giải phóng. Chính phủ tự thân lúc này không được xem là một điều không tưởng. Và tự giải phóng được coi là nhiệm vụ thiết yếu.

Vào ngày 19 tháng 4, ba ngày sau cuộc bầu cử tiếp theo đã được tổ chức để lấp đầy 31 ghế gần như bị bỏ trống, ngay lập tức, Công xã đã thông qua một Tuyên bố cho Nhân dân Pháp có nội dung là “đảm bảo tuyệt đối về quyền tự do cá nhân, tự do lương tâm và tự do lao động”. Là “sự can thiệp thường xuyên của công dân vào các công việc chung.” Xung đột giữa Paris và Versailles, nó khẳng định, “không thể kết thúc bằng những thỏa hiệp ảo tưởng”; người dân có quyền và “nghĩa vụ chiến đấu và chiến thắng!”

Trong văn bản này là một sự tổng hợp hơi mơ hồ để tránh căng thẳng giữa các khuynh hướng chính trị khác nhau, tuy nhiên quan trọng hơn văn bản này là những hành động cụ thể mà qua đó các thành viên trong Công Xã đã đấu tranh cho một sự chuyển đổi hoàn toàn về quyền lực chính trị. Một loạt các cải cách không chỉ đề cập đến các phương thức mà còn đề cập đến bản chất của quản lý chính trị.

Công Xã quy định việc triệu tập các đại diện dân cử và kiểm soát hành động của họ bằng các biện pháp ràng buộc do Công Xã đề ra (mặc dù điều này không đủ để giải quyết vấn đề phức tạp về đại diện chính trị). Các cơ quan thẩm quyền và các cơ quan công quyền khác, cũng chịu sự kiểm soát hệt như vậy và có thể bị thu hồi các quyền quyết định, các cơ quan không được chỉ định một cách tùy tiện như trước đây, mà chỉ được phép ra quyết định sau một cuộc tranh cử hoặc một cuộc bầu cử mở.

Mục đích rõ ràng nhất cho điều này đó chính là ngăn không cho công chúng trở thành lãnh địa của các chính trị gia có sức ảnh hưởng lớn. Các quyết định chính sách không được giao cho một nhóm nhỏ các nhà chức năng, mà phải được thực hiện bởi người dân. Quân đội và lực lượng cảnh sát sẽ không còn là những thể chế tách rời khỏi cơ chế của xã hội. Sự tách biệt giữa nhà nước và nhà thờ cũng là một sự khác biệt.

Nhưng tầm nhìn về sự thay đổi chính trị còn sâu sắc hơn. Cần phải chuyển giao quyền lực vào tay nhân dân để giảm mạnh tình trạng quan liêu. Lĩnh vực xã hội nên được ưu tiên hơn lĩnh vực chính trị – như Henri de Saint-Simon đã duy trì – để chính trị không còn là một chức năng chuyên biệt nữa mà trở nên tích hợp dần vào hoạt động của xã hội dân sự. Do đó, cơ quan xã hội sẽ lấy lại các chức năng đã được chuyển giao cho nhà nước.

Để lật đổ hệ thống thống trị giai cấp hiện tại vẫn là không đủ; nhất quyết phải có một sự kết thúc cho các quy tắc giai cấp như vậy. Tất cả những điều này gộp lại sẽ hoàn thành một viễn cảnh của Công Xã về một nước cộng hòa như một liên minh của các hiệp hội tự do, mang tính dân chủ thực sự để thúc đẩy sự giải phóng của tất cả các thành phần giai cấp của nó. Nó sẽ được thêm vào thành chính phủ tự trị của các nhà sản xuất.

Ưu tiên cải cách xã hội

Công Xã cho rằng cải cách xã hội thậm chí còn quan trọng hơn thay đổi chính trị. Đó là lý do cho sự tồn tại của Công Xã, là thước đo của sự trung thành với các nguyên tắc sáng lập của mình và là yếu tố quan trọng phân biệt nó với các cuộc cách mạng trước đó vào năm 1789 và 1848. Công xã đã thông qua nhiều biện pháp với hàm ý giai cấp rõ ràng.

Thời hạn trả nợ đối với những ai vay mượn được hoãn lại ba năm mà không phải trả thêm bất kỳ khoản lãi suất nào. Các cuộc sơ tán vì dân không trả tiền thuê nhà đã bị bãi bỏ, và một nghị định cho phép trưng dụng chỗ ở trống cho những người không có mái che trên đầu. Công Xã đã lên kế hoạch rút ngắn ngày làm việc (từ mười giờ ban đầu xuống còn tám giờ dự kiến cho tương lai), những việc tồi tệ về áp dụng các khoản tiền phạt cố định đối với người lao động giản đơn là biện pháp cắt giảm lương đã bị cấm bởi các biện pháp trừng phạt đối với người chủ và mức lương tối thiểu cho mỗi vùng đã được Công Xã thiết lập ở một mức độ đáng nể.

Tăng thêm nhiều nguồn cung cấp thực phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Làm việc ban đêm tại các tiệm bánh mì đã bị cấm, và một số cửa hàng thịt ở thành phố đã được mở ra nhiều hơn. Công tác xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau đã được mở rộng cho các bộ phận dân cư yếu thế hơn – ví dụ, ngân hàng lương thực cho phụ nữ và trẻ em bị bỏ rơi – và các cuộc thảo luận đã được tổ chức về cách chấm dứt sự phân biệt đối xử giữa trẻ em hợp pháp và trẻ em ngoài giá thú.

Tất cả các thành viên trong Công Xã đều chân thành tin tưởng rằng giáo dục là một yếu tố cần thiết cho sự giải phóng cá nhân và bất kỳ thay đổi xã hội và chính trị nghiêm trọng nào. Việc đi học trở nên miễn phí và bắt buộc đối với cả trẻ em gái và trẻ em trai, việc giảng dạy lấy cảm hứng từ tôn giáo đã nhường chỗ cho việc giảng dạy thế tục theo đường lối hợp lý, khoa học. Các khoản tiền khác đã được gửi đặc biệt và các trang báo chí đã đưa ra nhiều lý lẽ thuyết phục cho việc đầu tư vào giáo dục nữ giới. Để trở thành một “dịch vụ công” thực sự, giáo dục phải tạo cơ hội bình đẳng cho “trẻ em ở cả hai giới”.

Hơn nữa, “sự phân biệt trên lý do chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo hoặc vị trí xã hội” nên bị bãi bỏ. Những sáng kiến ​​thực tế ban đầu đi kèm với những tiến bộ như vậy đã được đề cập trong mặt lý thuyết, và ở nhiều quận, hàng ngàn trẻ em thuộc tầng lớp lao động lần đầu tiên bước chân vào những ngôi trường cao sang và được nhận tài liệu học trong lớp miễn phí.

Công Xã cũng áp dụng các biện pháp mang tính chất xã hội chủ nghĩa. Nó quy định rằng các xưởng bị bỏ hoang do những người sử dụng lao động đã bỏ trốn khỏi thành phố, phải đảm bảo bồi thường cho người lao động khi họ trở về, và phải được giao cho các hiệp hội hợp tác của người lao động. Các nhà hát và bảo tàng – mở cửa miễn phí cho tất cả mọi người – được tập hợp lại và đặt dưới sự quản lý của Liên đoàn Nghệ sĩ, do họa sĩ và các chiến binh không ngơi nghỉ như Gustave Courbet chủ trì. Khoảng ba trăm nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà in thạch bản và họa sĩ (trong số đó có Édouard Manet) đã tham gia vào cơ quan này – một ví dụ được nêu lên trong việc thành lập “Liên đoàn nghệ sĩ” tập hợp các diễn viên và người từ thế giới nghệ thuật.

Trong một thành phố vẫn còn quay cuồng vì ảnh hưởng của Chiến tranh Pháp-Phổ, tất cả các hành động và điều khoản này đã được đưa ra trong khoản thời gian chỉ năm mươi bốn ngày. Công xã chỉ có thể thực hiện công việc của mình trong khoảng thời gian từ ngày 29 tháng 3 đến ngày 21 tháng 5, giữa cuộc kháng chiến anh dũng chống lại các cuộc tấn công của Versaillais cũng đòi hỏi sự tiêu tốn lớn về nhân lực và tài chính. Vì Công Xã đã không đặt ra những biện pháp cưỡng chế nhất định, nên nhiều nghị định của Công Xã không được áp dụng thống nhất trên địa bàn rộng lớn của thành phố. Tuy nhiên, họ đã thể hiện một nỗ lực đáng kể để định hình lại xã hội và chỉ ra con đường để có thể thay đổi nó.

Cuộc đấu tranh tập thể và cuộc đấu tranh của phụ nữ

Công xã đã thể hiện được rất nhiều thứ so với các hành động đã được hội đồng lập pháp của nó thông qua. Nó thậm chí còn tham vọng vẽ lại không gian đô thị. Tham vọng đó đã được thể hiện qua quyết định phá bỏ Cột Vendôme, được coi là một tượng đài cho sự man rợ và một biểu tượng đáng trách của chiến tranh, và tục hóa một số nơi thờ cúng bằng cách giao chúng cho cộng đồng sử dụng.

Amazon.com: Paris Commune 1871 Ncommunards Topple Napoleon IS Column In Place Vendome Paris 8 May 1871 Wood Engraving From A Contemporary French Newspaper Poster Print by (18 x 24): Posters & Prints

Chính nhờ sự tham gia đông đảo của quần chúng và tinh thần tương thân tương ái mà Công Xã vẫn tồn tại được lâu như vậy. Các câu lạc bộ cách mạng mọc lên ở hầu hết các quận đóng một vai trò đáng chú ý. Có ít nhất hai mươi tám người trong số họ, đại diện cho một trong những ví dụ hùng hồn nhất về việc huy động tự phát.

Những câu lạc bộ này được mở cửa vào mỗi buổi tối, họ tạo cơ hội cho người dân gặp gỡ sau giờ làm việc để tự do thảo luận về tình hình chính trị và xã hội, để kiểm tra những gì mà các đại diện được bầu của họ đã đạt được, và đề xuất những cách thay thế để giải quyết các vấn đề hàng ngày. Họ là những hiệp hội , ủng hộ việc hình thành và thể hiện chủ quyền phổ biến cũng như tạo ra không gian chân chính của tình chị em và tình anh em, nơi mọi người có thể hít thở bầu không khí say sưa và tự quyết định cũng như tự kiểm soát được số phận của chính mình.

Quỹ đạo giải phóng này không có chỗ cho sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia. Quyền công dân của Công Xã được mở rộng và trao cho cho tất cả những ai nỗ lực vì sự phát triển của nó, và người nước ngoài được hưởng các quyền xã hội như người Pháp. Nguyên tắc bình đẳng được thể hiện rõ qua vai trò nổi bật của ba nghìn người nước ngoài đang hoạt động trong Công xã. Leó Frankel, một thành viên Hungary của Hiệp hội những người Đàn ông Quốc tế, không chỉ được bầu vào hội đồng của Công Xã mà còn giữ chức “bộ trưởng” lao động – một trong những vị trí quan trọng của Công Xã. Tương tự, người Ba Lan Jarosław Dąbrowski và Walery Wróblewski là những vị tướng xuất sắc đứng đầu Lực lượng Vệ binh Quốc gia.

Mặc dù những người phụ nữ vẫn không có quyền bầu cử hoặc ngồi trong Hội đồng Công Xã, nhưng đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc phản biện trật tự xã hội. Trong nhiều trường hợp, họ đã vi phạm các chuẩn mực của xã hội tư sản và khẳng định một bản sắc mới đối lập với các giá trị của gia đình phụ hệ, vượt ra ngoài quyền riêng tư trong gia đình để tham gia vào các lĩnh vực công cộng.

Liên minh Bảo Vệ Phụ Nữ Paris và Liên Minh Chăm sóc Người Bị Thương, trở nên vững chắc là nhờ rất nhiều vào hoạt động không mệt mỏi của thành viên Quốc tế thứ nhất như Elisabeth Dmitrieff, bà đã tham gia tập trung vào việc xác định các trận chiến xã hội và đề ra chiến lược. Liên Minh Phụ nữ đã đạt được việc đóng cửa các nhà thổ được cấp phép, giành quyền bình đẳng cho giáo viên nữ và nam, đặt ra khẩu hiệu “trả công bình đẳng cho công việc như nhau”, yêu cầu quyền bình đẳng trong hôn nhân và sự công nhận của các công đoàn tự do, và thúc đẩy tạo lập các phòng làm việc riêng cho nữ trong liên đoàn lao động.

Khi tình hình quân sự trở nên tồi tệ vào giữa tháng 5, với Versaillais ở cổng Paris, những người phụ nữ đã cầm vũ khí và thành lập một tiểu đoàn của riêng họ. Nhiều người đã quyết tâm hy sinh đến hơi thở cuối cùng của mình để chống lại các chướng ngại vật đối với Công Xã. Những thứ tư sản tuyên truyền đã khiến họ phải hứng chịu những cuộc tấn công ác độc nhất, chúng đã gọi họ là những kẻ phá bĩnh và cáo buộc họ đã khiến thành phố bốc cháy trong các trận chiến trên đường phố.

Tập trung hay phân quyền?

Nền dân chủ thực sự mà các Công Xã tìm cách thiết lập là một dự án đầy tham vọng và khó khăn. Chủ quyền phổ biến đòi hỏi sự tham gia của số lượng lớn nhất có thể của công dân. Từ cuối tháng Ba trở đi, Paris chứng kiến sự mọc lên như nấm của các ủy ban trung ương, các tiểu ban địa phương, các câu lạc bộ cách mạng và tiểu đoàn binh lính, vây quanh tổ chức Hội đồng Công Xã và Ủy ban Vệ binh Quốc gia vốn đã phức tạp.

Sau này các cơ quan đã giữ quyền kiểm soát quân sự,và thường hoạt động như một lực lượng thực sự chống lại hội đồng. Mặc dù sự tham gia trực tiếp của người dân là một bảo đảm quan trọng cho nền dân chủ, nhưng việc nhiều cơ quan có thẩm quyền cùng tham gia đã khiến quá trình ra quyết định trở nên đặc biệt khó khăn và có nghĩa là việc thực hiện các nghị định là một việc khó khăn.

Mối quan hệ giữa cơ quan trung ương và các cơ quan địa phương có vấn đề đã dẫn đến một số tình huống hỗn loạn, có lúc tê liệt. Sự cân bằng mong manh bị phá vỡ hoàn toàn khi phải đối mặt với tình trạng chiến tranh khẩn cấp, tình trạng vô kỷ luật trong Vệ binh Quốc gia và sự quản lý kém hiệu quả ngày càng tăng của chính phủ. Đối mặt với hoàn cảnh này, Jules Miot đề xuất giải pháp đó là thành lập một Ủy ban An toàn Công cộng gồm 5 người, theo mô hình độc tài của Maximilien Robespierre vào năm 1793.

Và giải pháp này đã được thông qua vào ngày 1 tháng 5, với đa số từ bốn mươi lăm đến hai mươi ba người. Đó được chứng minh là một sai lầm nghiêm trọng, đánh dấu cho sự kết thúc cho một cuộc thử nghiệm chính trị mới lạ và chia cắt Công Xã thành hai khối đối lập.

Nhóm đầu tiên trong số này được tạo thành từ những người theo phái tân Jacobins và những người theo chủ nghĩa Blanquists, nghiêng về sự tập trung quyền lực và cuối cùng họ xem lĩnh vực chính trị phải chiếm ưu thế hơn so với khía cạnh xã hội. Nhóm thứ hai, bao gồm đa số thành viên của Hiệp hội những người Đàn ông Quốc tế, xem lĩnh vực xã hội quan trọng hơn lĩnh vực chính trị. Họ nghĩ rằng sự phân chia quyền lực là cần thiết và nhấn mạnh rằng nước cộng hòa không bao giờ được đặt vấn đề về quyền tự do chính trị.

Eugène Varlin của Hiệp hội những người Đàn ông Quốc tế đã làm việc không mệt mỏi để điều phối ủy ban của mình và đã bác bỏ mạnh mẽ sự trôi dạt độc đoán và không tham gia vào các cuộc bầu cử của Ủy ban An toàn Công cộng. Theo quan điểm của nó, việc tập trung quyền lực vào tay một số cá nhân sẽ hoàn toàn mâu thuẫn với các tiên đề thành lập của Công Xã, vì các đại diện được bầu của nó không có chủ quyền, không được tập trung quyền lực, mà những chủ quyèn này đều phải thuộc về nhân dân. –

Vào ngày 21 tháng 5, nhóm thiểu số xem xét lại tình hình và đã tham gia vào phiên họp của Hội đồng Công Xã. Họ đã nỗ lực để đạt được sự thống nhất trong hàng ngũ của họ. Tuy nhiên, kẻ địch đã tiến đến cổng thành và mọi thứ đã quá trễ.

Công xã là từ đồng nghĩa của cách mạng

Công xã Paris đã bị quân đội của Versailles nghiền nát một cách tàn bạo. Trong tuần lễ đổ máu từ ngày 21 đến ngày 28 tháng 5, tổng cộng từ 17 nghìn đến 25 nghìn công dân đã bị tàn sát. Các cuộc chiến cuối cùng diễn ra dọc theo các bức tường của Nghĩa trang Père Lachaise. Một thanh niên Arthur Rimbaud đã mô tả thủ đô của Pháp là “một thành phố thê lương, gần như đã chết”. Đó là vụ thảm sát đẫm máu nhất trong lịch sử nước Pháp.

Chỉ có sáu nghìn người trốn được sống lưu vong ở Anh, Bỉ và Thụy Sĩ. Số tù nhân bị bắt là 43.522 người. Sau các phiên xét xử của tòa án quân sự, một trăm người trong số này đã nhận bản án tử hình, và 13.500 người khác bị đưa vào tù hoặc lao động cưỡng bức, hoặc bị trục xuất đến các vùng xa xôi như New Caledonia. Một số người đến đó đã gắn bó và chia sẻ số phận của mình cùng các nhà lãnh đạo Algeria trong cuộc nổi dậy chống thực dân Mokrani đã nổ ra cùng lúc với Công xã và cũng bị quân Pháp dìm trong máu.

Công xã thể hiện ý tưởng về sự thay đổi chính trị – xã hội và ứng dụng thực tế của nó. Nó đồng nghĩa với chính khái niệm cách mạng, với kinh nghiệm bản thể học của giai cấp công nhân.

Bóng ma Công Xã đã khiến cho việc đàn áp chống chủ nghĩa xã hội trên toàn Châu Âu trở nên mạnh thêm. Trước tình trạng bạo lực chưa từng có của nhà nước Thiers, báo chí bảo thủ và báo chí tự do đã cáo buộc Cộng sản về những tội ác tồi tệ nhất, và chúng đã bày tỏ sự nhẹ nhõm khi khôi phục lại “trật tự tự nhiên” cũng như tính hợp pháp tư sản, và hài lòng với chiến thắng của “nền văn minh” quá vô chính phủ.

Những kẻ đã dám vi phạm quyền hành và tấn công các đặc quyền của giai cấp thống trị sẽ bị trừng phạt để làm gương. Những người phụ nữ một lần nữa bị đối xử như những sinh vật thấp kém, và những người lao động lại bị đẩy lùi vào những vị trí mà họ cho là phù hợp hơn bởi những bàn tay bẩn thỉu, nhẫn tâm của những người chủ.

Chưa hết, cuộc nổi dậy ở Paris đã tiếp thêm sức mạnh cho các cuộc đấu tranh của công nhân và đẩy họ đi theo những hướng cấp tiến hơn. Vào một sáng mai của những ngày bại trận, Eugène Pottier đã viết những điều được trở thành bài ca nổi tiếng nhất của phong trào công nhân: “Hãy để chúng ta nhóm lại với nhau và ngày mai / Quốc tế ca / ​​Sẽ là loài người!”

Công Xã Paris đã chỉ ra rằng mục đích phải là xây dựng một xã hội hoàn toàn khác với chủ nghĩa tư bản. Kể từ đó, ngay cả khi “thời của anh đào” [le temps des cerises] (trích tiêu đề câu thơ nổi tiếng của người cộng sự Jean-Baptiste Clément), không bao giờ trở lại với các nhân vật chính của nó, thì Công xã thể hiện ý tưởng về sự thay đổi chính trị-xã hội và ứng dụng thực tế. Nó đồng nghĩa với chính khái niệm cách mạng, với kinh nghiệm bản thể luận của giai cấp công nhân. Trong Nội chiến ở Pháp, Karl Marx tuyên bố rằng “đội tiên phong của giai cấp vô sản hiện đại” này đã thành công trong việc “gắn bó công nhân trên thế giới với nước Pháp”.

Công xã Pa-ri đã làm thay đổi ý thức của người lao động và nhận thức tập thể của họ. Ở khoảng cách một trăm năm mươi năm, lá cờ đỏ của nó vẫn tiếp tục tung bay và để nhắc nhở chúng ta rằng luôn có thể có một giải pháp thay thế. Vive la Commune!

Viết bởi Marcello Musto

Dịch sang tiếng Việt bởi Sally Mju

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận