Nguồn gốc XHCN của phong trào giải phóng đồng tính
Nguồn gốc XHCN của phong trào giải phóng đồng tính
Jim Downs
Phong trào giải phóng đồng tính không bắt đầu bằng các cuộc tuần hành và biểu tình chính trị, mà bằng một cuộc cách mạng về tư tưởng
Thành tựu lịch sử về bình đẳng hôn nhân ở Hoa Kỳ năm ngoái đã đưa cuộc nổi dậy Stonewall năm 1969 trở lại sân khấu công khai. Trong hàng trăm, có lẽ hàng ngàn báo cáo trên các phương tiện truyền thông, các nhà bình luận đã kể cho thế giới một câu chuyện về giải phóng đồng tính, thường bắt đầu vào năm 1969, tại Stonewall Inn ở Greenwich Village, Thành phố New York, khi những người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới ( LGBT) đã nổi dậy để phản đối cuộc đột kích của cảnh sát vào một quán bar. Cuộc nổi dậy đánh dấu sự khởi đầu của phong trào giải phóng người đồng tính ở Hoa Kỳ, đã đạt được một cột mốc lịch sử trong phán quyết của Tòa án Tối cao, hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Vì vậy, từ Stonewall đến Tòa án tối cao – tất cả thêu dệt nên một câu chuyện về những người yếu thế đòi quyền của họ từ nhà nước.
Ngoại trừ nó đã không xảy ra theo cách đó.
Stonewall quan trọng, nhưng không phải vì nó bắt đầu khởi xướng các yêu sách đòi quyền lợi thông qua nhà nước. Trên thực tế, điều ngược lại gần với sự thật hơn: sự cuồng nhiệt chính trị của Stonewall đã đưa những người LGBT vào một hành trình sâu sắc hơn, khó khăn hơn nhiều. Họ bắt đầu suy nghĩ lại về ý nghĩa của quyền lực chính trị, hệ tư tưởng và vai trò của chính phủ. Thay vì quay sang nhà nước để được công nhận, họ thường quay lưng lại với nó. Họ bắt đầu chuyển đổi bản thân, về trí tuệ và chính trị, và cách mạng hóa cách họ hiểu về sự áp bức, cũng như là ý nghĩa của quyền lực chính phủ và kinh tế. Trong suốt những năm 1970, những người LGBT đã đưa ra lý luận về lợi ích của chủ nghĩa xã hội trong sách và tờ rơi, đồng thời chỉ trích chủ nghĩa tư bản trong nền văn hóa báo chí và báo in đang phát triển thời đó. Trong việc làm này, họ cũng bắt đầu xác định lại danh tính của mình và viết lại lịch sử của họ.
Tờ báo có trụ sở tại Toronto The Body Politic nổi lên vào những năm 1970 như một cơ quan ngôn luận quốc tế hàng đầu cho những người đồng tính khám phá ý nghĩa của sự giải phóng. Với lượng độc giả trải rộng khắp Bắc Mỹ và Châu Âu, nó được thúc đẩy bởi các ý tưởng xã hội chủ nghĩa và các tấm gương như các phong trào đấu ranh của phụ nữ và phong trào đòi quyền công dân của người da đen ở Hoa Kỳ. Đó là một ấn phẩm có ảnh hưởng và năng động, đồng thời cũng là đại diện cho phong trào giải phóng người đồng tính.
The Body Politic đặc biệt quan tâm đến các mối liên hệ giữa hiện tượng áp bức người LGBT và xã hội nói chung và các lực lượng chính trị cấu thành nó. Tờ tiếp tục ủng hộ cuộc chiến chấm dứt phân biệt đối xử. Nhưng nó cũng có quan điểm cho rằng nguyên nhân của sự áp bức không chỉ đơn giản là do các luật phân biệt đối xử, mà còn ở quyền lực mà chính phủ sở hữu để tạo ra các luật đó ngay từ đầu. Ví dụ, bài báo ‘Chiến lược giải phóng người đồng tính’ (1972) giải thích rằng ‘mục đích giải phóng người đồng tính là nhổ tận gốc nguồn gốc của sự áp bức của chúng ta’; chứ không phải là ‘dán băng để chặn dòng máu không bao giờ ngừng chảy’.
Những năm 1970 chứng kiến nhiều nhóm xã hội chủ nghĩa nổi lên để giáo dục những người LGBT. Các nhà hoạt động đã cung cấp các khóa học, hội thảo và danh sách đọc về chính trị, hệ tư tưởng và xã hội. Tại San Francisco năm 1971, tờ Gay Sunshine đã đăng lại một bài tiểu luận từ tạp chí định kỳ Everywoman để giáo dục độc giả về việc giải phóng người đồng tính cần sự ủng hộ của giai cấp công nhân như thế nào để thành công được. ‘Mặc dù điều quan trọng là phải có một phong trào sinh viên chính trị tích cực, hoặc một nhóm phản chiến, hoặc một phong trào đồng tính,’ bài báo giải thích, ‘bản thân các nhóm này không thể thay đổi cơ sở của xã hội, vì nếu chúng bị cô lập khỏi cơ sở quyền lực của xã hội thì chúng sẽ chỉ bất lực.’
Bài báo nói rằng các nhóm này cần ‘sức mạnh của giai cấp công nhân’, cho rằng cuộc chiến chống kỳ thị người đồng tính sẽ không thành công trừ khi những người LGBT hiểu cách vận hành của quyền lực. Vào tháng 10 năm 1975, Viện Marxist ở Toronto đã đưa ra một khóa học với mục tiêu là ‘phát triển từ nền tảng của các nguyên tắc phân tích của chủ nghĩa Mác, thông qua khảo sát dữ liệu thực nghiệm có sẵn, để tiến đến việc xác định nguồn gốc vật chất của sự áp bức đồng tính trong xã hội có giai cấp’. Các nhà hoạt động LGBT đang tìm kiếm sự hiểu biết mang tính cấu trúc về sự áp bức, những hiểu biết sâu sắc về cách thức vận hành của xã hội, chứ không chỉ là những cải cách đối với các luật hiện hành.
Cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng của LGBT chỉ là một bước đầu của cuộc cách mạng tri thức do phong trào LGBT gắn bó với chủ nghĩa xã hội mang lại. Năm 1975 tại Los Angeles, một nhóm có tên là Liên minh Hoa oải hương đỏ (Lavender and Red Union) được thành lập nhân danh chủ nghĩa xã hội và giải phóng người đồng tính. Họ tuyên bố: ‘Giải phóng đồng tính là không thể nếu không có cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; Cách mạng xã hội chủ nghĩa là không thể nếu không giải phóng người đồng tính.’ Đây là những người cách mạng, không phải là các nhà cải cách.
Và họ không phải là ngoại lệ. Tại thành phố New York vào năm 1971, nhóm Cách mạng Đồng tính Thế giới Thứ ba đã đưa ra tuyên ngôn Những gì chúng tôi muốn, những gì chúng tôi tin tưởng, kêu gọi ‘xóa bỏ thiết chế gia đình hạt nhân tư sản’ và ‘xây dựng một xã hội mới – một xã hội xã hội chủ nghĩa cách mạng’. Trong khi đó ở London, một nhóm đồng tính nữ đã thành lập hiệp hội vị nữ xã hội chủ nghĩa có tên là “Cánh tả Les” (‘The Lesbian Left’) và xuất bản một tuyển tập các bài báo của họ vào năm 1977. Các nhóm LGBT lấy cảm hứng từ cuộc nổi dậy Stonewall được thành lập không chỉ ở Vương quốc Anh mà trên khắp châu Âu, ở Pháp, Đức, Ý và Hà Lan, đồng thời nhấn mạnh chủ nghĩa xã hội là chìa khóa để giải phóng người đồng tính.
Cả hai nhóm này đều nắm bắt và làm rõ quyết tâm ngày càng tăng của những người LGBT nhằm tìm hiểu cách vận hành của quyền lực và nghiên cứu các cách giải phóng con người khỏi áp bức. Các tờ báo đồng tính, từ Gay Sunshine lưu hành toàn quốc cho tới tờ Gay Clone (xuất bản mỗi năm một lần vào Ngày tháng Năm để kỷ niệm ngày quốc tế lao động), đã biến chủ nghĩa xã hội trở thành chủ đề trọng tâm trong các bài báo và điểm sách của họ. Trong một thập kỷ, họ đã biến chủ nghĩa xã hội trở thành chủ đề chính trị được quan tâm hàng đầu trong phong trào. Ở Anh từ năm 1975 đến 1980, một nhóm những người đồng tính nam đã xuất bản tờ “Cánh Tả Gay” (The Gay Left”) một tạp chí xã hội chủ nghĩa, đưa tin về những người đồng tính sống dưới chế độ cộng sản ở Cuba và Nga, đồng thời đưa ra các bài báo đặt câu hỏi ‘Tại sao chọn chủ nghĩa Mác?’ và ‘Marx có chống đồng tính không?’
Việc tham gia bàn luận những câu hỏi cơ bản về xã hội đã trở thành một phần sâu sắc của phong trào giải phóng đồng tính. Tuy nhiên, phong trào này đang được miêu tả, ngay cả trong những cuốn sách lịch sử tương đối phức tạp, chỉ đơn giản là những người tham gia các cuộc mít tinh hoặc diễu hành. Nhưng trên khắp Bắc Mỹ và Châu Âu vào những năm 1970, nhiều người LGBT đã cam kết nghiêm túc đọc với những cuốn sách phức tạp, thậm chí bí ẩn, về hệ tư tưởng. Hiện tượng này nằm bên dưới hoạt động đường phố, và nó là một hoạt động trí tuệ sâu sắc, thường mang tính triết học. Tờ The Body Politic đăng tải một số lượng đáng kinh ngạc các bài viết về chính trị và thi pháp của chủ nghĩa xã hội. Số ra ngày 1 tháng 4 năm 1977 có bài đánh giá về tuyển tập Giải phóng đồng tính và chủ nghĩa xã hội: Tài liệu từ các cuộc thảo luận về giải phóng đồng tính trong Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa (1970-1973). Cuốn sách này không phải là một câu chuyện lịch sử với cốt truyện hay nhân vật, thậm chí cũng không phải là một cuốn sách lịch sử tiêu chuẩn với các sự kiện được miêu tả một cách rõ ràng. Đó là một bộ sưu tập các tài liệu chính chưa được chỉnh sửa, các tư liệu mà các nhà sử học đắm mình vào để nghiên cứu và giải thích quá khứ.
Những tuyển tập như vậy hầu như không bao giờ được phê bình, ngoại trừ trong các tạp chí học thuật chuyên ngành. Nhưng tác phẩm này vẫn được The Body Politic đánh giá. Người viết không chỉ đưa ra mô tả cơ bản hay tóm tắt nội dung tập sách, mà thực sự đã đánh giá nó và cả phong trào xã hội chủ nghĩa một cách nghiêm túc, kết luận rằng những người theo chủ nghĩa xã hội không thể thừa nhận rằng ‘đồng tính là tốt’ ngay cả khi chủ nghĩa xã hội chấp nhận các nhà hoạt động đồng tính trong phong trào của mình. Người đánh giá cho rằng những người theo chủ nghĩa Mác nên chấp nhận đồng tính luyến ái. Chính việc xuất bản bài đánh giá này, cũng như nội dung của nó, phản ánh một văn hóa in ấn thường mang tính luận chiến, nhưng đồng thời cũng bị lãng quên. Ngoài ra, nó cũng cho thấy sự gắn kết với những ý tưởng nghiêm túc – điều lan truyền rộng rãi trong cộng đồng đồng tính thành thị trong thời kỳ đỉnh cao của phong trào giải phóng đồng tính.
Văn hóa đọc và thảo luận này, được thể hiện trên báo và tạp chí cũng như trong các lớp học và hiệp hội chính trị, đã mang lại cho nhiều người LGBT một sự hiểu biết mới tinh vi hơn về sự áp bức đè lên vai họ. Cuốn Nguồn gốc của gia đình, sở hữu tư nhân và nhà nước (1884) của Friedrich Engels đóng vai trò là kim chỉ nam. Nó dạy cho những người LGBT rằng khái niệm gia đình không phải là một hiện tượng tự nhiên tồn tại xuyên thời gian và không gian, mà là một thứ phát triển tại một thời điểm lịch sử cụ thể vì những lý do cụ thể. Engels lập luận rằng các xã hội cổ đại là mẫu hệ, và mỗi giới có quyền lực ngang nhau dựa trên trách nhiệm của họ trong gia đình. Khi thời gian trôi qua và nam giới rời bỏ các nền kinh tế dựa vào nông nghiệp để làm việc trong các nhà máy và xí nghiệp, phụ nữ buộc phải đảm đương các trách nhiệm nội trợ, từ đó làm giảm giá trị của sức lao động của họ.
Engels cho rằng đây là dấu hiệu đầu tiên của sự áp bức và khởi đầu của sự phân chia giai cấp. Trong khi đàn ông có nhiều quyền lực hơn với tư cách là trụ cột gia đình, họ muốn bảo toàn tài sản của mình thông qua thừa kế, điều này dẫn đến sự phân chia giai cấp lớn hơn trong xã hội. Việc khám phá nguồn gốc của gia đình hiện đại cũng là một khám phá mang tính quan trọng cho phong trào phụ nữ đương đại. Nó giải thích phần lớn sự áp bức phụ nữ mà xã hội tư sản coi là tự nhiên, cổ xưa, không thể thay đổi. Lịch sử của gia đình hiện đại với tư cách là một cấu trúc đã giúp những người LGBT nhận ra sự phát triển về kinh tế đã củng cố sự áp bức của chính họ như thế nào. Nó cũng khuyến khích họ đặt câu hỏi về các hình thức tổ chức xã hội mà, đối với hầu hết mọi người, dường như là tự nhiên và không thể thay đổi.
Vào những năm 1970, một nhóm đồng tính nam bắt đầu gặp nhau để ăn tối ở thành phố New York vào mỗi tối thứ Bảy. Nhiều người trong số họ là nhà văn, học giả và nhà hoạt động, và trong những bữa tối này, họ sẽ đọc Engels và Karl Marx, đồng thời thảo luận về ý nghĩa của việc giải phóng người đồng tính. Jonathan Ned Katz, một nghệ nhân dệt may, là thành viên của nhóm. ‘Trang nào của Tư bản luận tôi cũng đã đọc, và tất cả đều kèm ghi chú. Tôi đặt câu hỏi. Tôi đã tự giáo dục mình bằng cách tranh luận với Marx,” ông nói với tôi tại nhà riêng ở Greenwich Village vào năm 2012.
Katz mô tả việc trở về nhà sau cuộc họp với cảm giác bối rối trước ‘sự thay đổi to lớn, đáng kinh ngạc’: ‘Tôi đã trải qua một sự thay đổi trong quan niệm về bản thân và quan niệm về người đồng tính trong một thời gian rất ngắn.’ Khi lớn lên, anh và các thành viên khác đều được dạy rằng đồng tính luyến ái là một căn bệnh có thể được điều trị bởi các nhà tâm lý học. Bây giờ họ bắt đầu nhận ra rằng không phải như vậy. Ôi chúa ơi, Katz nhớ đã nghĩ, Tôi có ngu ngốc khi nghĩ rằng tôi bị bệnh không? Ngồi trên đồ nội thất cũ trong một căn hộ đông đúc, các thành viên của nhóm đọc hiểu rằng họ không bị bệnh, mà họ bị áp bức, một khái niệm được khám phá khi đọc Engels và Marx. Katz nhớ lại, để tạo ra sự khác biệt đó là điều ‘đáng kinh ngạc’. ‘Tôi bị chóng mặt và phải nằm xuống.’
Nhóm này được gọi là Dự án Hành động Xã hội Chủ nghĩa Đồng tính (Gay Socialist Action Project – GSAP). Trong nhóm, các thành viên đã học cách nhìn nhận các cấu trúc tạo ra quyền lực, thay vì bác bỏ từng dòng một những lời tuyên bố của các linh mục và bác sĩ đã buộc tội đồng tính luyến ái. GSAP đã phát hiện ra rằng kỳ thị đồng tính không liên quan nhiều đến những gì một linh mục tuyên bố từ bục giảng. Hơn cả, nó là về quyền lực của linh mục trong việc đưa ra tuyên bố của mình. Kỳ thị đồng tính không chỉ đến từ việc các bác sĩ dán nhãn những người đồng tính là ‘đồi bại’ trong sách y khoa, mà còn liên quan đến việc quyền lực cho phép các bác sĩ tuyên truyền một giả thuyết, rồi coi nó như là một sự thật có thể kiểm chứng được. Các thành viên GSAP đã thấy rằng sự khác thường không khiến họ bị áp bức. Thay vào đó, chính sự áp bức đã khiến họ trông khác thường.
Marx và các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa khác đã buộc Katz và những người khác khám phá các loại câu hỏi khác nhau. Các tập tục xã hội và luật lệ dường như không liên quan đến sự phân biệt đối xử đã được xem xét kỹ lưỡng. Giống như Engels đã chỉ ra cách gia đình xuất hiện vào một thời điểm khác biệt do một loạt các mối quan tâm kinh tế cụ thể, Katz và những người khác bắt đầu thấy rằng sự kỳ thị đồng tính là kết quả của các yếu tố cụ thể ở các thời kỳ khác nhau. Nó không tự nhiên; nó không phổ quát.
Katz nhận ra rằng các ‘mô hình’ khác nhau đã được phát triển theo thời gian để giải thích hiện tượng đàn ông thân mật với đàn ông khác. Đầu tiên là mô hình tôn giáo, theo đó các nhà chức trách đưa ra ‘những hình phạt khắc nghiệt’ đối với những người phạm tội kê gian. Ông lưu ý rằng mô hình được phản ánh trong ngôn ngữ: các nhà chức trách tôn giáo đã sử dụng từ ‘sodomy’, trong khi mô hình y tế – mô hìnhthứ hai – đã phát minh ra một từ vựng khoa học để mô tả các mối quan hệ đồng giới, đến cuối cùng là thuật ngữ ‘đồng tính luyến ái’. thế kỉ 19. Bằng cách lập biểu đồ về cách các thời kỳ khác nhau xác định quan hệ đồng giới, Katz bắt đầu thấy những người nắm quyền áp bức người đồng tính như thế nào. Tất nhiên, hiểu được cách áp bức vận hành cũng mang lại cảm giác phấn khích khi hiểu rằng nó có thể được hoàn tác.
Katz nhận ra rằng những người LGBT có quan điểm phi lịch sử về bản thân mình. Cùng với nhiều người khác đã gặp trong khuôn khổ GSAP – chủ yếu là John D’Emilio – Katz muốn sửa chữa sự hiểu lầm mà những người LGBT có về chính họ. Để làm như vậy, anh quyết định viết về quá khứ. Lời hứa giải phóng người đồng tính, đối với Katz và D’Emilio, không chỉ dẫn đến hoạt động chống lại luật kỳ thị đồng tính và các hành vi phân biệt đối xử, mà còn dẫn đến một cuộc cách mạng trí tuệ đã thúc đẩy họ viết nên lịch sử LGBT. Đây không chỉ là lịch sử như biên niên sử hoặc lưu giữ hồ sơ. Đó là một dự án trí tuệ đầy tham vọng: nó là cuốn sách lịch sử về những người LGBT sẽ cho thấy quyền lực vận hành như thế nào trong xã hội.
Sau nhiều năm nghiên cứu tại Thư viện Công cộng New York, Katz đã tập hợp hàng trăm nguồn mô tả định nghĩa đang thay đổi về đồng tính luyến ái ở Hoa Kỳ, từ thời thuộc địa trở đi. “Tôi di chuyển qua các thư viện như một thám tử, một người lần theo dấu vết của những người mất tích, lần theo manh mối, lần theo dấu vết từ chú thích này đến chú thích khác, một nhà thám hiểm ở một vùng đất chưa ai khám phá,” anh nói. Anh ấy đã ‘lục lọi thư viện và đi qua các ngăn xếp trong thư viện, lấy ra những cuốn sách có khả năng sử dụng và tham khảo danh mục’. Dựa trên nghiên cứu toàn diện của mình, Katz lúc đầu đã tập hợp các nguồn thành một vở kịch, Coming Out! (1972), chứ không phải là một cuốn sách. Anh ấy nghĩ rằng điều này sẽ tiếp cận được nhiều khán giả hơn và anh ấy rất muốn cho càng nhiều người LGBT biết về lịch sử của mình.
Liên minh các nhà hoạt động đồng tính (GAA), một hiệp hội khác của Làng Greenwich, đã sản xuất chương trình. Vào một đêm mùa hè năm 1972, họ công chiếu vở kịch tại một nhà cứu hỏa mà họ thuê ở Soho. Khán giả chủ yếu là đồng tính nam ngồi trong một rạp hát nhỏ, nóng bức, không có máy lạnh và không đủ chỗ ngồi. Một số khán giả ngồi ở lối đi, những người khác chen chúc nhau ở phía sau. Vở kịch mở ra như một chuỗi độc thoại thuật lại cuộc sống của người đồng tính ở Mỹ từ thời thuộc địa đến nay. Các phiên tòa về chế độ thống trị được trở nên sống động khi một diễn viên đọc một đoạn trích từ một tờ nhật ký được viết vào thế kỷ 17 của một bộ trưởng. Một diễn viên lên tiếng: ‘Năm thằng bé kê gian quái thú, những kẻ đã thú nhận sự xấu xa của họ.’ Sau đó, một người khác xuất hiện trên sân khấu với tư cách là nhà lãnh đạo thuộc địa Massachusetts John Winthrop và thốt ra từ ‘kê gian’. Vở kịch lấy mọi bệnh lý được gán tới người đồng tính và đặt nó trong bối cảnh lịch sử.
Coming Out! thành côngrực rỡ. Vài tháng sau khi công chiếu, nó được trình diễn tại Nhà thờ Giám lý Quảng trường Washington ở Greenwich Village, và sau đó một lần nữa tại Night House, một nhà hát nhỏ cách Chelsea vài dãy nhà về phía bắc. Nó đã có một ảnh hưởng sâu sắc đến khán giả. Một thành viên khán giả cho rằng:
Đó là bài ca của cuộc đời, của cuộc sống đồng tính. Đó là ký ức về những điều đã qua, một cái nhìn về hiện tại, một lời hứa về những điều chưa xảy ra. Đó mang chất kịch, vừa hài vừa châm biếm. Nó đẹp, nó xấu, nó tầm thường, nó có một không hai. Nó đã khiến nhiều người rơi nước mắt, cả vì buồn và vì cười. Nó nhắc nhở chúng ta rằng chúng tôi không đơn độc trong cuộc đấu tranh của mình. Tôi không thể tìm ra tính từ nào để diễn tả những gì tôi cảm thấy trong buổi tối hôm đó.
Thành công của vở kịch đã mang lại cho Katz một hợp đồng viết sách. Lịch sử người đồng tính Mỹ (1978), một tuyển tập giờ đã được coi là cổ điển, là bộ sưu tập tài liệu đầu tiên cho thấy ý nghĩa phức tạp và luôn thay đổi của đồng tính luyến ái ở Hoa Kỳ. Giống như vở kịch, cuốn sách của Katz thành công ngay lập tức và được báo chí đồng tính đánh giá cao. Katz đã được mời trình bày nghiên cứu của mình trên khắp Bắc Mỹ tại các trung tâm cộng đồng đồng tính nam. Ông trở thành một nhà tư tưởng và nhà văn hàng đầu của phong trào. Tuy nhiên, trong thời điểm chiến thắng vì quyền của người đồng tính hiện nay, ít nhất là ở Mỹ, Katz vẫn là một nhân vật bị đánh giá thấp một cách quá đáng. Đáng buồn hơn, dự án lịch sử rộng lớn và đầy tham vọng phát triển từ sự gắn bó của ông với chủ nghĩa xã hội còn ít phổ biến hơn cả chính Katz.
Giống như Katz, D’Emilio là thành viên của GSAP. Trong căn hộ của mình gần Đại học Columbia, nơi anh từng là nghiên cứu sinh, anh đã tổ chức những bữa tối thứ bảy đó. Theo nghiên cứu của Katz và nhờ sự chỉ bảo của lý thuyết xã hội chủ nghĩa, D’Emilio đã xuất bản ‘Chủ nghĩa tư bản và bản sắc đồng tính‘ (1983), một trong những tiểu luận xuất sắc nhất về lịch sử chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ 20. Những cái nhìn mới mẻ và thách thức của nó vẫn chưa được đánh giá đúng mức. D’Emilio đã khám phá ra cách mà sự gia tăng đô thị hóa và lao động làm công ăn lương, kết hợp với vai trò suy giảm của gia đình với tư cách là nguồn sức mạnh kinh tế chính, đã tạo ra những điều kiện cho phép đồng tính luyến ái phát triển mạnh vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Như D’Emilio đã nói, chủ nghĩa tư bản đã cho phép những người thuộc cộng đồng LGBT chuyển đến các thành phố và sống tách biệt với gia đình. Một khi chủ nghĩa tư bản tạo cơ hội cho mọi người sống tự chủ, nó đã vô tình cho phép những người LGBT khả năng đề cao ham muốn tình dục đồng giới như là động lực trong cuộc sống của họ.
Lịch sử của D’Emilio và Katz chỉ phản ánh một phần nhỏ cách thức mà các phong trào giải phóng đồng tính đã lấy cảm hứng từ xã hội chủ nghĩa. Những ý tưởng này cũng củng cố cách người LGBT hiểu hoàn cảnh của mình và xác định danh tính của họ. Nó cung cấp cho họ một sự hiểu biết phức tạp để khám phá cách thức hoạt động của quyền lực, và thậm chí quan trọng hơn là cách các lực lượng lịch sử khác nhau định hình sự xuất hiện của đồng tính luyến ái như một bản sắc.
Nằm chìm dưới các cuộc biểu tình và diễu hành trên đường phố giải phóng người đồng tính là cuộc cách mạng trí tuệ này. Đó là một sự dấn thân sâu sắc và gian khổ với những ý tưởng và hệ tư tưởng đã khiến những người LGBT tiến tới sự giải phóng. Trong nhiều trường hợp, cuộc cách mạng này đã khiến những người LGBT rút lui khỏi các cuộc đối đầu chính trị với chính quyền và không nói về các quyền. Thay vào đó, họ sử dụng năng lượng to lớn để phát triển cộng đồng và nuôi dưỡng một nền văn hóa của riêng họ. Nỗ lực viết về lịch sử LGBT là một sự đầu tư mạnh mẽ vốn liếng chính trị, tài năng, nguồn lực và trí tuệ của họ. Mục tiêu của nó không chỉ là thay đổi cách những người có quyền lực hoặc trong xã hội lớn hơn định nghĩa họ: mà là cung cấp cho cộng đồng LGBT ý thức về di sản văn hóa đáng kể của chính họ.
Đây là tất cả những điều đáng ghi nhớ, đặc biệt là vào thời điểm chiến thắng bình đẳng trong hôn nhân này. Thành tựu này, không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn ở các nơi khác trên thế giới, đã khuyến khích sự hiểu biết phổ biến về quá khứ, với mục đích là tìm tiền đề cho sự vận động chính trị của người đồng tính. Chắc chắn, những người đồng tính trong suốt những năm 1970 đã tham gia vào các cuộc đấu tranh chính trị để giành quyền lợi. Nhưng nó chỉ là một phần của câu chuyện. Phong trào LGBT cũng được thấm nhuần chủ nghĩa xã hội, và sự tham gia này đã dẫn đến việc nhận thức lại các quyền, chiến lược và bản sắc. Nó đã thay đổi phong trào đồng tính, người LGBT và nước Mỹ.
Vì vậy, nếu bạn muốn ghi công cho sự giải phóng đồng tính và bình đẳng hôn nhân, thì công cũng phải đi đến chủ nghĩa xã hội. Chính chủ nghĩa xã hội đã thúc đẩy những người đồng tính đi đến một cuộc cách mạng trí tuệ, theo đó họ kiên quyết tự mình quyết định đời sống của mình, và viết nên lịch sử của chính mình.
Nguồn: https://aeon.co/essays/the-radical-roots-of-gay-liberation-are-being-overlooked
Admin của VNYM