Đừng định nghĩa khái niệm.

Đừng bao giờ định nghĩa một khái niệm là gì cũng như cố gắng đi tìm đáp án cho nó. Khái niệm ban đầu khi chúng ta biết đến là một khái niệm, nhưng khi nó qua ý thức và suy nghĩ của ta thì nó bắt đầu biến đổi, không còn như phiên bản ban đầu. Và khi chúng ta bắt đầu kể cho ai khác nghe về khái niệm này thì nó đã thành tam sao thất bản.

An Introduction to Dialectics by Theodor W. Adorno

Theodor Adorno viết phần mở đầu trong Sự Chuyển Động của Khái Niệm

 “Khi chúng ta nói về khái niệm, sự “vận động của khái niệm” , ít nhất là trong bối cảnh học thuật thì bạn đã quen với một lý thuyết hoặc định nghĩa của nó như một vấn đề “kỷ luật trí thức”. Ý tưởng này đã ghim chặt các khái niệm của bạn và bạn không cho phép một khái niệm khác thay đổi khái niệm ban đầu của mình – bạn đóng khung khái niệm của chính bạn, không cho khái niệm vận động và bạn cũng không cho phép khái niệm của người khác vận động”

Khái niệm có sự vận động của chính nó, khi chúng ta cố gắng định nghĩa nó thì chúng ta rất dễ rơi vào chủ nghĩa giáo điều. Nhưng người ta lại thích định nghĩa khái niệm hơn để đu bám vào nó qua hàng nghìn thập kỷ, và để chứng tỏ bản thân mình đúng, là chân lý.

Như, vì sao Marx không định nghĩa Cộng Sản là gì? Giáo sư  Marcello Musto – người đã phục hưng các tác phẩm của Marx trong 25 năm qua viết trong “Khái Niệm Cộng Sản của Marx” :

“Marx không muốn tạo ra một tôn giáo mới, Marx đã hạn chế quảng bá một ý tưởng mà ông coi là vô nghĩa về mặt lý thuyết và phản tác dụng về mặt chính trị: một mô hình xã hội cộng sản phổ quát. Vì lý do này, trong ‘Postface to the Second Edition’ (1873) của Capital, Tập I (1867), ông đã nói rõ rằng ông không quan tâm đến việc “viết công thức nấu ăn cho các nhà hàng trong tương lai” ( viết ra xã hội Cộng Sản phải là như thế nào) . Ông cũng nêu ý nghĩa của ông về khẳng định nổi tiếng này trong ‘Những ghi chú bên lề về Wagner’ (1879-80), trong đó, để đáp lại những lời chỉ trích từ nhà kinh tế học người Đức Adolph Wagner (1835-1917), ông đã khẳng định một cách rõ ràng rằng ông đã ” không bao giờ thiết lập một ‘hệ thống xã hội chủ nghĩa’. (Ông không bao giờ viết định nghĩa về Cộng Sản và Xã Hội Chủ Nghĩa)

Marx đã tuyên bố tương tự trong các bài viết về chính trị của mình. Trong Nội chiến ở Pháp (1871), ông viết về Công xã Paris, cuộc cướp chính quyền đầu tiên của các giai cấp dưới: “Giai cấp công nhân không mong đợi phép lạ từ Công xã. Họ không cần những điều không tưởng sẵn sàng để đưa ra bởi một sắc lệnh của nhân dân. ”Đúng hơn, việc giải phóng giai cấp vô sản phải“ trải qua những cuộc đấu tranh lâu dài, qua một loạt các quá trình lịch sử, do hoàn cảnh và con người biến đổi”.

Các ghi chú của Marx về chủ nghĩa cộng sản không nên được coi là một mô hình để được tuân theo một cách giáo điều , tuy nhiên chúng vẫn đem xem là các giải pháp được áp dụng bừa bãi ở nhiều thời điểm và địa điểm khác nhau. Dẫu vậy, những bản phác thảo này đã tạo thành một kho tàng lý thuyết vô giá, vẫn còn hữu ích cho việc phê phán chủ nghĩa tư bản cho đến ngày nay.”

Cộng Sản là một khái niệm chuyển động và biến đổi theo cuộc đấu tranh của người lao động. Mỗi một năm, một thập kỷ, thế kỷ, cuộc đấu tranh sẽ có nhiều diễn biến khác nhau nên không thể định nghĩa nó là gì được. Việc định nghĩa một khái niệm là rất nguy hiểm, vì điều đó là xuyên tạc khái niệm, dễ bám vào nó làm tiền đề cho nhiều thứ, dẫn đến việc rơi vào chủ nghĩa giáo điều

Trong cuốn Tư Bản của Marx, Marx không định nghĩa hàng hóa là gì, tư bản là gì. Mà ông đang mô tả nền kinh tế tư bản hoạt động như thế nào và trong tương lai nó sẽ có những diễn biến thay đổi khác nhau thế nào.

Giáo sư Andy Blunden viết về “Hàng Hóa” trong cuốn Hegel for Social Movements:

 “Trong tác phẩm Tư bản, Marx lấy xuất phát điểm của mình không phải là định nghĩa khái niệm giá trị hay hàng hóa, mà ông đang miêu tả cách hệ thống kinh tế tư bản hoạt động, là hình thái xã hội đơn giản nhất mà giá trị được biểu hiện đó là trao đổi hàng hóa. Sống ở Anh, vào thời điểm đó là nước tư bản tiên tiến nhất, người ta có thể quan sát thấy sự bộc lộ quan hệ giá trị từ thực tiễn trao đổi hàng hóa. Các tác phẩm của các nhà kinh tế chính trị có thể thấy “khái niệm giá trị”, nhưng trao đổi hàng hóa là một hành động thực tế mà bất kỳ ai cũng có thể chứng kiến và nắm bắt được bằng mắt thường. Marx làm cho sự phát triển Tư Bản trở nên dễ hiểu bằng cách phân tích sự trao đổi hàng hóa, nhưng Marx chỉ đưa ra những dự đoán chung nhất và đủ điều kiện về vị trí của nó lúc đó dựa trên quan điểm rõ ràng của Marx lúc bấy giờ. Marx không thể dự đoán được những chuyển đổi liên tiếp của Tư Bản sẽ tiếp tục trong nền kinh tế như thế nào sau khi ông qua đời, và Marx hoàn toàn hiểu rõ điều này”

Hầu hết mọi cuốn sách về Logic sẽ cho ta biết rằng các khái niệm chuyển động,Và những khái niệm chuyển động này di chuyển trong không gian nào? Một câu hỏi khó hiểu đối với ngay cả một người được đào tạo về triết học. Có thể ý nghĩa của các khái niệm di chuyển là chúng thay đổi “hình dạng”, nhưng vẫn còn phải giải thích ý nghĩa của “hình dạng” của một khái niệm – làm sao một khái niệm này có thể trở thành một khái niệm khác.

Khi ta đọc triết học của Hegel, Hegel cũng không định nghĩa Dialectic là gì, Idealism là gì, mà ông miêu tả nó qua các khái niệm khác nhau như Reason, Experience, Mind, Thoughts, Consciouness, Self-consiouness,. vv… Khái niệm này giải thích cho khái niệm khác một cách biện chứng.

Adorno , Foucault, Derrida, Lukacs, các nhà Marxist Humanist hay Marxist Frankfurt đều tránh định nghĩa khái niệm mà thay vào đó họ giải thích nó bằng các diễn đạt dài dòng đến từ lịch sử, hiện tại, truyền thuyết, … bằng các khái niệm khác thay vì định nghĩa nó. Họ không đưa ra đáp án cuối cùng là gì, chúng ta nên làm gì, hay khái niệm là gì và không may thay chính điều này khiến cho họ bị hiểu lầm rằng họ rơi vào diễn ngôn và hậu hiện đại. Tuy nhiên họ chẳng qua không muốn rơi vào chủ nghĩa giáo điều và xuyên tạc khái niệm mà thôi.

Tài liệu tham khảo

Adorno, Theodor – An Introduction to Dialectics lecture 2,3,4.

Blunden, Andy  – Hegel for Social Movements

Kalkavage, Peter – The Logic of Desire: An Introduction to Hegel’s Phenomenology of Spirit – Peter Kalkavage

Musto, Marcello – Karl Marx, the Concept of Communism

Khái niệm Cộng Sản của Marx

Mju, Sally – “Tôi đại diện cho khoa học” và sự báo động của chủ nghĩa thực chứng

“Tôi đại diện cho khoa học” và sự báo động của chủ nghĩa thực chứng.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận