Ngày 14 tháng 3, lúc một giờ ba phút chiều, nhà tư tưởng vĩ đại nhất đương thời đã ngừng suy tư. Anh ấy đã được ở một mình trong vỏn vẹn hai phút, và khi chúng tôi quay lại, chúng tôi thấy anh ấy trên chiếc ghế bành, đi vào giấc ngủ một cách bình yên nhưng mãi mãi.
Sự ra đi của người đàn ông này là một mất mát vô hạn mà những người chiến sĩ vô sản ở cả châu u và châu Mỹ, cũng như khoa học lịch sử phải gánh chịu. Khoảng trống bị bỏ lại bởi sự ra đi của ý chí mạnh mẽ đó sẽ sớm được cảm nhận.
Cũng giống như Darwin đã khám phá ra quy luật phát triển hay tính cơ bản của tự nhiên, thì Marx đã khám phá ra quy luật phát triển của lịch sử loài người: một sự thật đơn giản, cho đến nay được che giấu bởi những ý tưởng tùm lum, rằng loài người trước hết phải ăn, uống, có chỗ ở và quần áo, trước khi nó có thể theo đuổi chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo, v.v..; Do đó, việc sản xuất các phương tiện vật chất tức thời, và do đó là mức độ phát triển kinh tế của một dân tộc nhất định hoặc trong một thời đại nhất định, tạo thành nền tảng cho các thể chế nhà nước, các quan niệm pháp luật, nghệ thuật và thậm chí cả các ý tưởng về tôn giáo của những người liên quan đã được nảy nở, và do đó, chúng phải được lý giải, thay vì ngược lại, như cho đến nay.
Nhưng đó không phải là tất cả. Marx cũng đã phát hiện ra quy luật vận động đặc biệt chi phối phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày nay và xã hội tư sản mà phương thức sản xuất này đã tạo ra. Việc phát hiện ra giá trị thặng dư đột nhiên làm sáng tỏ vấn đề, mở lối để giải quyết vấn đề mà tất cả các nghiên cứu trước đây, của cả các nhà kinh tế tư sản và các nhà phê bình xã hội chủ nghĩa, đều vẫn còn đang mò mẫm trong bóng tối.
Hai khám phá như vậy là đã đủ cho một cuộc đời. Ngay cả thực hiện được một khám phá như vậy thôi thì đó đã là hạnh phúc trời ban cho người đó. Nhưng trong mọi lĩnh vực mà Marx đã nghiên cứu – và ông đã nghiên cứu rất nhiều lĩnh vực, không có lĩnh vực nào là hời hợt – trong mọi lĩnh vực, kể cả trong lĩnh vực toán học, ông đều có những khám phá độc lập.
Anh ấy là vậy, con người của khoa học. Nhưng chưa hết. Khoa học đối với Marx còn là một lực lượng cách mạng, năng động về mặt lịch sử. Dù chào đón một khám phá mới trong một số khoa học lý thuyết mà ứng dụng thực tế có lẽ vẫn chưa thể hình dung được đã là niềm vui lớn với anh, nó lại càng đáng vui mừng khi khám phá liên quan đến những thay đổi mang tính cách mạng ngay lập tức trong ngành công nghiệp và trong quá trình phát triển lịch sử nói chung. Ví dụ, anh ấy đã theo dõi sát sao sự phát triển của những khám phá được thực hiện trong lĩnh vực điện và gần đây là của Marcel Deprez.
Marx trước hết là một nhà cách mạng. Sứ mệnh thực sự của anh ấy trong cuộc đời là đóng góp, bằng cách này hay cách khác, vào việc lật đổ xã hội tư bản và các thể chế nhà nước mà nó đã hình thành, góp phần giải phóng giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp mà anh là người đầu tiên nhận thức được vị trí và nhu cầu của chính nó, ý thức về các điều kiện để giải phóng nó. Tranh đấu là thứ cấu thành lên anh ấy. Và anh ấy đã chiến đấu bằng một niềm đam mê, sự bền bỉ và thành công mà ít ai có thể sánh được. Tác phẩm của Marx trên báo Rheinische Zeitung đầu tiên (1842), Paris Vorwärts (1844), Deutsche Brüsseler Zeitung (1847), Neue Rheinische Zeitung (1848-49), New York Tribune(1852-61), và, thêm vào đó, một loạt các tiểu luận chiến đấu, công việc trong các tổ chức ở Paris, Brussels và London, và cuối cùng, trên tất cả, sự hình thành của Hiệp hội Quốc tế của những người lao động vĩ đại – đây thực sự là một thành tựu mà người sáng lập của nó hẳn phải lấy làm rất tự hào nếu anh ta không làm được gì khác.
Và do đó, Marx đã là người đàn ông bị cực kỳ thù ghét và phỉ báng nhất trong thời đại của anh. Các chính phủ, cả chuyên chế cũng như cộng hòa, đã trục xuất anh khỏi lãnh thổ của họ. Tư sản, cho dù bảo thủ hay cực đoan, đua nhau chút vu khống lên mình anh. Tất cả chúng đã bị anh gạt sang một bên như thể đám mạng nhện, phớt lờ nó, chỉ đáp lại khi có điều cực kỳ cần thiết thôi thúc anh ta. Anh ra đi để lại trong lòng hàng triệu những đồng bạn cách mệnh công nhân yêu quý, tôn kính và thương tiếc – từ vùng mỏ ở Siberia đến California, ở khắp các vùng của Châu u và Châu Mỹ – và tôi dám cả gan mà nói rằng, dù anh có thể có nhiều đối thủ nhưng hầu như chẳng có lấy một kẻ thù cá nhân.
Tên của anh và cả công việc của anh ấy cũng vậy, sẽ trường tồn qua các thời đại!
(Điếu văn được Engels đọc trước mộ Marx ngày 17 tháng 3, 1883)