Khối thịnh vượng chung của Cromwell: sự hình thành vương quốc tư sản

Cuộc Cách mạng Anh vào thế kỉ 17 tồn tại như là một trong những cuộc cách mạng tư sản vĩ đại của lịch sử. Chỉ trong vòng vài thập niên, nó đã làm tan rã hệ thống phong kiến suy đồi và dọn đường cho sự phát triển toàn cầu của chủ nghĩa tư bản. Đối với những người Marxists, những thập niên này chất đầy những bài học.


 

Người ta thường nói với chúng ta rằng nền dân chủ Anh là một sản phẩm của thoả thuận hoà bình, từng bước một giữa Nhà vua và Quốc gia. Và thực tế thì, cuộc Cách mạng Anh không hẳn là một cuộc cách mạng, nó chỉ đơn giản là sự tranh giành đẫm máu vượt qua cả tôn giáo và nó đã đi quá xa (và nó được giải quyết êm đẹp trong một thập niên sau đó với giai đoạn Tái thiết).

 

Nhưng sự thật là, như Trotsky đã viết, rằng chủ nghĩa Đại nghị không phải thứ “sinh trên dòng sông Thames bằng một cuộc tiến hoá hoà bình”, lại càng không phải trái ngọt của “tầm nhìn tự do về một vương triều độc nhất”, mà thực tế nó là “kết quả của một cuộc tranh đấu đã kéo dài qua nhiều thời đại, với một trong số những vị vua đã để lại thủ cấp tại ngã ba đường.”

 

Những người theo phái Quốc hội đã tiến hành một cuộc chiến tranh cách mạng chống lại Nhà vua, được thúc đẩy và khoác lên trên mình lòng nhiệt thành tôn giáo. Chiến thắng của họ dẫn đến sự bãi bỏ của vương triều và Thượng viện, cũng như sự hình thành của một nước Cộng hoà: khối Thịnh vượng chung.

 

Sự thất bại của Hoàng gia là một nhu cầu lịch sử, kết quả tất yếu về sự suy đồi của một trật tự phong kiến cũ nát. Nhưng, ngay cả khi thủ cấp của vua Charles bị lìa khỏi vai, họ không có một ý tưởng rõ ràng cho việc họ sẽ làm điều gì tiếp theo, để thay thế nền quân chủ chuyên chế. Điều này cần phải được tìm hiểu trong những năm tháng và thập niên tiếp theo.

 

Các Trưởng Lão, Thanh giáo và Độc lập trong lòng Quốc hội Dài hạn – một quốc hội trị vì trong những năm tháng chiến tranh – sẽ thấy bản thân mâu thuẫn chung quanh vấn đề này. Một vài người đã tìm kiếm một sự thoả hiệp với nhà vua, và thực tế là tất cả các thiết chế của chủ nghĩa phong kiến. Một vài người đi xa hơn, thúc đẩy cho sự hình thành của một nước cộng hòa cấp tiến, Thanh giáo.

 

Đan xen qua những sự việc này là Oliver Cromwell, một chỉ huy kỵ binh mà cuối cùng đã đóng vai trò của cả nhà lãnh đạo kiên quyết của cuộc cách mạng và người bảo hộ cho sở hữu tư nhân.

 

Thế giới đảo lộn

 

Nước Anh dưới sự cai trị hà khắc của vua Charles là một vạc dầu sôi của bất đồng chính kiến, những người bị kết án là “nổi loạn” – bất luận là tôn giáo hay gì khác – bị đánh đập và bỏ tủ công khai. Điều ấy chỉ càng thúc đẩy những nhà cấp tiến của mọi khuynh hướng, những người đã chịu đựng bất cứ sự lăng nhục nào trong sứ mệnh của họ để xây dựng “Vương quốc Thiên đường” trên mặt đất. Cả đất nước như một hộp mồi lửa chực chờ phát nổ.

 

Lenin đã từng một lần miêu tả các cuộc cách mạng như là “những vận hội của những người bị áp bức và bóc lột” [1]. Điều này chắc chắn đúng đối với Cách mạng Anh.

 

Những nhánh tôn giáo cấp tiến đã phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này. Các con đường tràn ngập với những tờ rơi và người truyền giáo mô tả kỹ về các xã hội không tưởng đáng ra phải được thiết lập. Họ định danh cuộc đấu tranh cho quyền tự do tới tự do tín ngưỡng với cuộc đấu tranh chống lại quý tộc, nhà vua, nhà thờ, và cả một trật tự thối nát.

 

Trong cơn thịnh nộ của cuộc cách mạng, tư sản có thể đặt bản thân họ lên tuyến đầu của đám đông, trong một trận chiến mà họ ấn định là “Chính nghĩa Xưa cũ Tốt đẹp”. Nhưng khi vua Charles bị bắt giam năm 1646 và lớp bụi lắng xuống, sự phân chia giai cấp trong nội bộ quân cách mạng bắt đầu sâu sắc. Vấn đề bây giờ được nêu ra là xây dựng xã hội theo kiểu gì, và ai sẽ vận hành chúng?

 

Hàng thế kỉ của sự thống trị tôn giáo trong xã hội có nghĩa rằng các đối kháng giai cấp của cách mạng bị che đậy dưới vỏ bọc tôn giáo. Những giáo phái có thể hiểu như là các đảng chính trị đầu tiên, mỗi đảng thể hiện lợi ích giai cấp khác nhau.

 

Tầng lớp quý tộc ăn không ngồi rỗi chủ yếu liên quan tới sự kế tục Công giáo [2] của Nhà thờ Anh giáo Tối cao. Chiến đấu chống lại điều này tại quốc hội là những Trưởng Lão, đại diện cho đại tư sản bảo thủ, cũng như những người Thanh giáo và Độc lập, đại diện cho các tầng lớp cấp tiến của tiểu tư sản.

Quân đội Kiểu mới

 

Để giành chiến thắng trong chiến tranh, nghị viện đã gây dựng Quân đội Kiểu mẫu Mới (NMA), một quân đội thường trực chuyên nghiệp đầu tiên được thấy tại Anh trong một nghìn năm qua. Trong giai đoạn phong kiến, tất cả các quân đội đều là dân quân gây dựng bởi các lãnh chúa địa phương, và những tên lính đánh thuê được trả tiền. Nhưng giờ đây, một quân đội đơn nhất dưới một lá cờ và chung một quân phục, đã được hình thành và huấn luyện.

 

Họ được tuyển mộ từ những tầng lớp cấp tiến nhất trong xã hội, và tất cả họ đều trở nên thiện chiến bởi họ đang chiến đấu điều gì đó. Như Cromwell từng nói rằng: “Tôi sẽ nuôi dạy những người có lòng kính sợ Thượng Đế trước mặt họ và gây dựng nhân tính trong điều họ làm; và tôi đảm bảo với bạn rằng họ sẽ không bị đánh bại” [3]

 

Việc tập hợp các tầng lớp này thành một đơn vị đấu tranh tập thể chặt chẽ, thúc đẩy tự do tranh luận, đã biến quân đội thành một nơi của các ý tưởng dân chủ cấp tiến. Đây là đội quân cách mạng thực sự đầu tiên trong lịch sử, kết hợp chủ nghĩa cấp tiến với sức mạnh quân sự.

 

Không nghi ngờ gì nữa, đội quân này có tính quyết định trong chiến thắng của phe Nghị viện. Nhưng ở dưới các điều kiện của hoà bình, điều này giờ đây đã trở nên rất nguy hiểm đối với những Trưởng Lão bảo thủ trong Nghị viện Dài hạn (Trường viện). Từng là lực lượng đã đè bẹp những người Bảo hoàng thông qua việc tiến hành một cuộc chiến tranh cách mạng, quân đội nghiễm nhiên bắt đầu khẳng định lợi ích cấp tiến của riêng mình.

 

Điều này đã xung đột với các Trưởng Lão, lực lượng đã tìm kiếm thỏa hiệp với Nhà vua. Sau khi trừng phạt nhẹ đối với Nhà vua, tầng lớp đại tư sản đã quyết để đẩy toàn bộ cuộc xung đột vào cuộc nhằm tập trung vào tài sản đất đai và lợi ích thương mại của chính họ. Như chúng ta sẽ thấy, họ đã thấy nguy hiểm cho tài sản của họ khi tiếp tục thúc đẩy cuộc cách mạng.

 

Đội quân cấp tiến của Cromwell là một mối đe dọa sắp xảy ra đối với quyền lực của họ. Sau khi phục vụ mục đích của nó trong việc giành chiến thắng trong cuộc chiến, họ giờ đây cần nó giải tán, bằng bất cứ giá nào.


Chỉ vài tháng sau cuộc thanh trừng của Pride, vào ngày 30 tháng 1 năm 1649, Vua Charles I bị xử tử

Bế tắc

Vấn đề về việc “tiến lên theo con đường nào” càng được đặt ra mạnh mẽ hơn khi Charles trốn thoát khỏi nơi giam giữ. Việc này thúc đẩy một cuộc nội chiến ngắn hạn lần thứ hai mà nó kết thúc bằng một chiến thắng tiếp theo của phe Nghị viện trong năm 1648. Giai cấp thống trị cũ đã bị đánh bại, hệ thống của chúng bị đập bỏ nhưng giai cấp thống trị mới đã hoàn toàn chia rẽ.

 

Khi mọi thứ trở nên rõ hơn rằng thoả hiệp với Charles vẫn chưa được đặt lên bàn cân, phe đa số trong Trường viện vẫn tìm kiếm một số loại thỏa thuận, gây nên sự bế tắc.

 

Sự tê liệt của Trường viện đã bộc lộ rằng những gì dường như là Nhà nước mới, được thành lập để cai trị đất nước, hóa ra không nắm giữ quyền lực nào cả.

 

Engels đã từng giải thích rằng, trong phân tích cuối cùng, nhà nước có thể bị giảm thiểu thành các cơ quan đặc biệt của lực lượng có vũ trang để bảo vệ các mối quan hệ tài sản nhất định. Không có gì tiết lộ chân tướng của việc này hơn là các sự kiện sau đó.

 

Chỉ có NMA, và nhà lãnh đạo thực tế của nó, Oliver Cromwell, nắm giữ quyền lực như vậy. Cromwell hiểu điều này một cách hoàn hảo và vì vậy ông chắc chắn sẽ mua lòng trung thành của những người lính bằng cách kích động xung quanh vấn đề trả lương. Trong khi đó, Trường viện đang xoay sở một trận chiến hậu phương, cố gắng một cách tuyệt vọng để giải tán NMA.

 

Điều này phản tác dụng. Vào cuối năm 1648, Đại tá Pride của NMA đã bao vây nghị viện và cấm các nghị sĩ Trưởng Lão vào cửa, điều này về cơ bản là sự trục xuất giai cấp đại tư sản khỏi quyền lực chính trị.

 

Những gì còn sót lại sẽ được gọi là ‘Nghị viện Rump’. Giai cấp đại tư sản và địa chủ lớn, những người bảo thủ bẩm sinh, cần phải bị loại khỏi quyền lực vì lợi ích của chính họ để đưa cuộc cách mạng đến kết thúc hợp lý của nó.

 

Vài tháng sau cuộc Thanh trừng của Pride, vào ngày 30 tháng 01 năm 1649, Vua Charles I bị xử tử. Với điều này, sân khấu đã được thiết lập cho sự thống trị của thanh gươm lên trên nghị viện.

 

Đó là điều cần thiết để sử dụng sức mạnh của Quân đội phá vỡ thế bế tắc và đưa cuộc cách mạng tiến lên. Tuy nhiên, không phải Đại tá Pride sẽ khoác lên mình chiếc áo choàng đó, mà đó là Oliver Cromwell.

 

Trong thập niên tiếp theo, Cromwell đã châm ngòi cho một cuộc cải cách tư sản, hoàn toàn đảo lộn cái trật tự cũ. Ông đã dùng quân đội để giáng một đòn chống lại các nhân tố bảo thủ của tư sản và quý tộc cũ, nhưng đồng thời cả những nhân tố cấp tiến trở nên quá khổ so với gót giày quân đội. Nước Anh sẽ không còn như trước nữa.

 

Chủ nghĩa Bonaparte

 

Hiện tượng này, hàm ý sự thống trị của thanh gươm lấn át xã hội – vùng lên từ sự bế tắc của đấu tranh giai cấp – đã đại diện cho cái mà những người Marxists miêu tả như là “chủ nghĩa Bonaparte”, khi nhà nước cân bằng giữa các giai cấp và giáng đòn xuống cả hai.

 

Nhưng, như Trotsky từng giải thích, “thanh gươm không tự có một chương trình độc lập… [và] đại diện theo nghĩa xã hội, luôn luôn là thế và ở mọi thời đại, là một chính phủ của bộ phận mạnh nhất và vững chắc nhất trong những kẻ bóc lột”. NMA, dưới thời Cromwell, đại diện cho công cụ của các yếu tố có tầm nhìn rõ ràng và quyết đoán nhất của giai cấp tư sản cách mạng.

 

Tuy nhiên, để Cromwell sử dụng quân đội theo cách này, ông ta trước tiên phải thanh lọc nó khỏi các thành tố nguy hiểm của nó. Một trong số những thành phần cấp tiến là Những người San bằng (Levellers), một khuynh hướng dân chủ cách mạng với rất nhiều ảnh hưởng trong quân đội và hàng ngũ.

 

Lãnh đạo bởi “Những người Kích động” (ý gọi những nghị sĩ được bầu của họ) trong quân đội, họ đã soạn thảo Bản Thoả ước của Nhân dân, kêu gọi sự tự do tín ngưỡng; bình đẳng pháp lý cho tất cả nam giới; và quyền được bầu cử cho tất cả nam giới độ tuổi 21 trở lên. Nhiều đề nghị trong số đó lần đầu được xúc tiến bởi chính bản Thoả ước này sẽ sớm được nhân rộng trong Hiến chương Nhân dân năm 1838.

 

Nhưng Cromwell không có ý định trao quyền cho mọi người đàn ông ở Anh, chỉ có giai cấp tư sản mà cuộc cách mạng đã được thực hiện vì lợi ích của họ. Và ông hiểu những rủi ro của việc để làn sóng cách mạng vượt khỏi tầm kiểm soát của mình. Một cuộc đàn áp diễn ra sau đó, với các nhà lãnh đạo hoặc bị xử tử hoặc chuyển đến Ireland.

 

Kết cục cuộc nổi dậy phái Đào đất (binh biến Banbury) đã nhanh chóng bị nghiền nát bởi lực lượng do đích thân Cromwell chỉ huy.

 

Đối với một sử gia tư sản, một sự thay đổi rõ ràng như vậy có vẻ như vô nghĩa, có thể do Cromwell chỉ đơn giản là một kẻ cuồng tín. Cái kiểu phân tích mê tín ấy không nói lên điều gì cho chúng ta cả.

 

Đây chính xác là vai trò lịch sử của Cromwell, tạo ra một con đường đi giữa các giai cấp nhằm gạt bỏ mọi trở ngại đối với cách mạng tư sản.


Vai trò lịch sử của Cromwell là tạo ra một con đường giữa các giai cấp

Vương quốc tư sản

 

Với những nhà cấp tiến bị khuất phục, thì Nghị viện Rump, đặt dưới con mắt dò xét của Cromwell, đã tiến hành nhiều nhiệm vụ trong việc quét sạch những tàn dư của phong kiến cũ đang ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Một trong những đạo luật đầu tiên của Rump vào năm 1649 tuyên bố rằng:

“Bạn phải sử dụng tất cả các cách thức và phương tiện tốt, để đảm bảo sự tiến bộ và khuyến khích thương mại của Anh và Ireland, và các lãnh thổ tự trị thuộc về họ”

 

Những độc quyền của hoàng gia bị phá vỡ, và các thương nhân được cho phép đầu tư bất cứ nơi nào họ thấy phù hợp. Chủ nghĩa đặc quyền phong kiến đã lâu rồi đóng vai trò như thể chiếc áo khoác của tư sản non trẻ giờ đây bị gạt sang một bên.

 

Những vùng đất rộng lớn bị trưng thu từ những người Bảo hoàng và Giáo hội trong chiến tranh đã được bán đấu giá, thường là cho các thương nhân giàu có và địa chủ giàu có, những người sau đó sẽ thực hiện các cuộc bao vây và phát triển nông nghiệp tư bản chủ nghĩa trên vùng đất được giải phóng. Đây là một chính sách có chủ đích, một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

 

Đạo luật Hàng hải năm 1651 khẳng định sự độc quyền của Khối Thịnh vượng chung đối với vận chuyển và thương mại, khiến nó rơi vào chiến tranh với Cộng hoà Hà Lan. Chiến thắng của Khối Thịnh vượng chung sẽ đóng vai trò là bản lề cho Đế quốc Anh tương lai, cho phép sự mở rộng không giới hạn của chủ nghĩa tư bản trên khắp các đại dương.

 

Cuộc chinh phạt Ireland năm 1649 đã cho thấy đất nước bị khuất phục hoàn toàn chỉ trong bốn năm, với việc Cromwell trở lại sau lần đầu tiên. Chính tại đây, nước Anh đã củng cố sự thống trị của mình đối với thuộc địa đầu tiên của mình và mài giũa những sự tàn bạo của chia để trị, thứ sẽ được xuất khẩu trên toàn cầu và sử dụng để thống trị các thuộc địa của mình bằng bàn tay sắt.

 

Trong thực tế, cái “Vương quốc Thiên đường” mà những người cách mạng đang xây dựng đã chứng minh dứt khoát đây là vương quốc của người tư sản.

 

Cuộc khủng hoảng ở Rump

 

Trong khi cuộc Thanh trừng của Pride đã xóa bỏ các tầng lớp cố chấp nhất của Quốc hội và cho phép đạt được nhiều nhiệm vụ của cuộc cách mạng, cuộc khủng hoảng chính trị trong quá khứ sẽ sớm quay trở lại một lần nữa.

 

Rump tỏ ra khét tiếng là tham nhũng, với cuộc chiến tranh mang lại rất nhiều cơ hội để trục lợi và cướp bóc nhà nước. Nó vô cùng không được ưa chuộng trong cả công chúng, những người đã đọc tất cả về các vụ bê bối khác nhau trên báo chí và quân đội, những người thường xuyên bị thiếu hụt khi trả tiền.

 

Quân đội đã đề nghị rằng một quốc hội mới được triệu tập, ứng cử trong một cuộc bầu cử rộng rãi hơn trước. Để duy trì hành động quân bình của mình, Cromwell đã kiên quyết cam kết.

 

Quốc hội Rump luôn được dự định là một giải pháp tạm thời, hứa hẹn sẽ tạo ra một hiến pháp mới và sau đó nó tự giải tán. Nhưng, vào ngày 20 tháng 4 năm 1653, nó không giải tán và quyết định rằng nó sẽ giám sát cuộc bầu cử lại của chính mình.

 

Cromwell đáp trả bằng một bài phát biểu nảy lửa, theo sau bởi một đội lính ngự lâm hộ tống các nghị sĩ. Khi họ đi ngang qua Cromwell, ông xúc phạm mỗi người vì tội lỗi của họ, nói với một người rằng “các ngươi không có tôn giáo nào hơn con ngựa của ta!”

 

Một lần nữa, Cromwell sẽ vung thanh gươm lên một cách quyết đoán, và lần này là để quét sạch một quốc hội suy đồi đã vốn dai dẳng hơn cả cái vai trò tiến bộ mà nó từng nắm giữ.

 

Bất chấp các sàn diễn của sự việc, nó đã làm rất ít để giải quyết vấn đề cơ bản: mâu thuẫn giai cấp mới đã được giải phóng bởi cuộc cách mạng.

 

Ơn Chúa Lòng lành! 

 

Những gì xảy ra tiếp theo là một hội đồng được đề cử gồm 140 người, được lựa chọn bởi các nhân vật lớn trong quân đội theo yêu cầu của Cromwell. Điều này sẽ được gọi là Nghị viện Barebones, được đặt theo tên của một trong những thành viên của nó, Praise-God Barebones, đáng chú ý vì sự nhiệt thành tôn giáo mãnh liệt của ông.

 

 

Trong khi đại đa số nghị viện là bảo thủ, có một thiểu số cấp tiến rất năng động nhanh chóng bị cuốn theo chương trình tư sản cấp tiến của nó. Cuộc tranh luận đáng chú ý nhất là xung quanh câu hỏi về tiền thập phân, thuế đánh vào tài trợ cho các giáo sĩ, một trụ cột quan trọng trong việc duy trì hệ thống phong kiến.

 

Bất chấp việc bãi bỏ chức giám mục – quyền lực phân cấp của các giám mục đối với nhà thờ – thuế thập phân vẫn còn. Những người Thanh giáo cấp tiến hết thảy mong muốn chúng bị bãi bỏ và tự do hoàn toàn của hiệp hội tôn giáo cần được thành lập.

When leaning on the radicals, Cromwell had alluded to this in the past. However, to abolish tithes proved a step too far.

Khi dựa dẫm vào những người cấp tiến, Cromwell đã ám chỉ điều này trong quá khứ. Tuy nhiên, việc bãi bỏ thuế thập phân đã chứng tỏ một bước đi quá xa.

 

Giai cấp tư sản nhìn thấy trong triển vọng bãi bỏ thuế thập phân là mối đe dọa đối với tất cả tài sản. Những người bảo thủ cáo buộc phe Barebones “cố gắng lấy đi tài sản của họ bằng cách lấy đi luật pháp, lật đổ chức vụ bằng cách lấy đi thuế thập phân và không giải quyết gì trong giới hạn của họ”.

 

Sự chia rẽ quen thuộc nhanh chóng làm tê liệt Nghị viện Barebones. Lần này, phe đa số bảo thủ sẽ diễu hành đến Whitehall để từ bỏ quyền lực trở lại Cromwell.

 

Và như vậy, vào ngày 12 tháng 12 năm 1653, lần thứ hai trong năm đó, Cromwell sẽ sử dụng quân đội để giải tán nghị viện bế tắc.

 

Oliver Cromwell, người bảo hộ của tài sản

Đến ngày 16 tháng 12 năm 1653, Cromwell được tuyên bố là Bảo hộ công của Khối Thịnh vượng chung. Khi tuyên thệ nhậm chức, ông cam kết sẽ cai trị “trên một nền tảng và nền tảng như vậy là bởi phước lành của Thiên Chúa có thể là lâu dài, bảo đảm tài sản và đáp ứng những mục đích vĩ đại của tôn giáo và tự do mà từ lâu đã đấu tranh”

 

Việc giải tán Nghị viện Barebones và thiết lập chế độ độc tài của một người đàn ông đã phá vỡ mọi ảo tưởng còn sót lại về “Chính nghĩa Xưa cũ Tốt đẹp” thực sự là gì. Cromwell đã đưa cuộc Cách mạng vượt qua mọi rào cản. Bây giờ là lúc để giữ nó lại. Nhận xét về điều này, Engels sẽ nhận xét rằng “Cromwell là Robespierre và Napoleon cuộn thành một”.

 

Chế độ độc tài cá nhân của ông, trong đó ông, với tư cách là Bảo hộ công, nắm nhiều quyền lực hơn bất kỳ vị vua nào, đánh dấu sự kết thúc của Cách mạng Anh.

 

Cromwell không “có ý thức” là một nhà cách mạng tư sản, và giống như mọi người khác, ông suy nghĩ theo các mặt của tôn giáo. Bất kể điều này, ông đã có thể minh chứng tốt nhất cho sự cần thiết lịch sử của sự phát triển tư bản chủ nghĩa, trả lời dứt khoát một câu hỏi đã được đặt ra nhiều lần trong 100 năm trước.

 

Mặc cho chế độ quân chủ được khôi phục vào năm 1660 sau cái chết của Cromwell hai năm trước đó, mọi thứ không bao giờ có thể trở lại như cũ. Giai cấp tư sản vẫn vững vàng trên ghế lái.

  

Hai truyền thống

 

Bất chấp những nỗ lực hạ thấp tầm quan trọng của Khối Thịnh vượng chung, đó là một giai đoạn không thể thiếu trong việc thiết lập nền tảng của chủ nghĩa tư bản Anh. Chỉ trong mười một năm, giai cấp tư sản Anh đã đưa vào nó những truyền thống và phương pháp cho phép nó thống trị toàn cầu. Mãi đến cuối thế kỷ 19, vị trí thống trị của nó mới bắt đầu sụp đổ.

 

Tuy nhiên, một truyền thống thứ hai cũng phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ này: truyền thống cách mạng. Các nhóm như Levellers đã chiến đấu anh dũng để thúc đẩy cuộc cách mạng càng xa càng tốt.

 

Những nhóm này đã bị nghiền nát, không phải do thiếu can đảm, mà do trình độ thấp của lực lượng sản xuất. Họ bao gồm các cấp thấp nhất của giai cấp tiểu tư sản. Họ không nắm giữ quyền lực của toàn bộ nền kinh tế trong tay, như giai cấp vô sản ngày nay. Trên thực tế, giai cấp vô sản chỉ tồn tại ở dạng phôi thai, như trường hợp của ngành công nghiệp.

 

Các điều kiện cho một hình thức xã hội cao hơn, cho chủ nghĩa xã hội, hiện đang tồn tại rất phong phú. Giai cấp vô sản đã rời khỏi giai đoạn phôi thai và bây giờ tồn tại như một giai cấp quốc tế thực sự, hàng tỷ người.

 

Trong khi cuộc cách mạng của thế kỷ 17 đã – và chỉ có thể là – tư sản, cuộc cách mạng của thế kỷ 21 sẽ là vô sản vững chắc. Thay vì thay thế một tầng lớp bóc lột này bằng một tầng lớp bóc lột khác, một cuộc cách mạng như vậy sẽ phá vỡ hoàn toàn nền tảng của xã hội giai cấp, đặt nền tảng cho một xã hội cộng sản.

 

Truyền thống của giai cấp công nhân Anh không nằm ở “chủ nghĩa cải cách”, và chủ nghĩa hòa bình ở mọi phương diện, mà là với các nhà cách mạng của Quân đội Kiểu mới. Điều này sẽ được chứng minh trong những thập niên tới, thứ sẽ làm đảo lộn thế giới một lần nữa.


* ) Chú thích:

[1] Trong bản dịch tiếng Việt tác phẩm “Hai Sách lược của Đảng Dân chủ – Xã hội trong cách mạng dân chủ” (Lenin Toàn tập, t. 11, tr. 119 dịch là “ngày hội của những người bị áp bức và bóc lột”. Dịch giả coi đây là tham khảo và mạn phép căn cứ bản Anh ngữ để sửa thành “những vận hội của những người bị áp bức và bóc lột” (Gavroche-ND)

[2] Catholic-lite là một thuật ngữ thường xuất hiện để khẳng định bản chất Giáo hội và sự kế thừa (Gavroche – ND).

[3] Trích trong thư của Oliver Cromwell gửi John Hampden

Xem thêm trong: Southey, Robert (1845), Life of Oliver Cromwell, New York, D. Appleton & co., USA, pg. 60.


Nye Shaw, IMT, 30 tháng 6 năm 2023

Người dịch: Gavroche

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận