Cuộc đấu tranh của nhân dân Colombia – Phần 1: Lịch sử về các đảng phái ở Colombia


Trong những năm đầu của thế kỷ 20, Colombia đã phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng từ đế quốc Mỹ. Thời kỳ này, người dân bị tách biệt bởi hai đảng là đảng Bảo Thủ và đảng Tự Do. Thành viên của những đảng phái này giết nhau mỗi khi họ gặp nhau và thanh toán nhau đẫm máu bằng những cuộc đọ súng trên đường. Thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ “lưỡng đảng bạo loạn”.

Colombia vốn là một đất nước với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú cho nên đã trở thành sân sau của đế quốc Mỹ. Họ lợi dụng và khai thác triệt để nguồn tài nguyên của Colombia, nhất là chuối và rừng. Đến năm 1928, sự kiện khủng khiếp nhất xảy ra ở Colombia còn được gọi là “vụ thảm sát đồn điền chuối”, một công ty Mỹ có tên là “United Fruit Company” đã bắt tay với quân đội chính phủ Colombia và tàn sát hàng loạt những công nhân đang biểu tình đòi quyền lợi lao động của mình. Lên đến hơn một nghìn công nhân cả nam, nữ và trẻ em là nạn nhân của chế độ này.

The Banana Massacre on Vimeo

Banana Massacre

Người dân Colombia đã phải chịu quá nhiều mất mát và bị bóc lột bởi đế quốc Mỹ lẫn kẻ thù trong nhà. Tuy nhiên họ vẫn còn một tia sáng duy nhất vào khoảng những năm 1940, đó là chính là Jorge Eliécer Gaitán – ông là một người theo Đảng Tự Do bởi vì thời điểm đấy không còn một Đảng nào khác. Ông là một nhà lãnh đạo có sức mạnh quần chúng rất lớn, ông đứng về phía quần chúng và ra sức bênh vực những người lao động khốn khổ. Ông rất được người dân tôn trọng, cho nên Gaitán chính là ứng cử viên sáng giá nhất cho chức vụ tổng thống lúc bấy giờ. Tuy nhiên những người phản động đã ám sát ông trong một sự kiện được gọi là “el bogotazo”. Sau cái chết của Gaitán, người dân phẫn nộ đập phá thành phố và bạo lực, giết chóc gia tăng với con số chóng mặt.

Comisión Intereclesial de Justicia y Paz Jorge Eliécer Gaitán

Jorge Eliécer Gaitán

Sau những sự bất bình đẳng như vậy liên tục xảy ra, đói nghèo, bạo lực và giết chóc như vậy, vào năm 1964, một số nông dân đã đứng lên cầm vũ khí và chống lại nhà nước tư bản Colombia. Họ có tên là “FARC” (Revolutionary Armed Forces of Colombia) và họ tự xưng mình là những người theo chủ nghĩa Marx-Lenin. Những nhà lãnh đạo của FARC có tên là là Jacobo Arenas, Manuel Marulanda và Alfonso Cano, họ đã tiến hành một cuộc đấu tranh vũ trang trên núi chống lại nhà nước tư sản Colombia, chống lại quân đội và cảnh sát. Tuy nhiên, sự đấu tranh của FARC lại không gắn chặt và đoàn kêt với những người dân Colombia. Họ xa lánh người dân và FARC đã tiến hành một đấu tranh ở các vùng nông thôn chống lại quân đội chính phủ, tuy nhiên, đó cũng là nơi họ gây ra khủng bố đối với người dân: cưỡng bức, di dời, bạo lực tình dục phụ nữ. Nhiều phụ nữ trong hàng ngũ nông dân đã bị tấn công tình dục và bị buộc phải phá thai. Đã từng có một khoảng thời gian FARC có thể nắm được quyền lực ở thành phố Bogotá ( thủ đô của Colombia) vì FARC được hỗ trợ bởi “PCC” – Colombia Communist Party. Nông dân và FARC đã chiến đấu chống lại nhà nước Colombia trong một thời gian dài, đến mức họ buộc phải cung cấp tài chính cho hoạt động buôn bán ma túy phi pháp và đây là một sai lầm nhất đối với họ.

These are the former "green" FARC guerrillas protecting the jungle | AL DÍA News

FARC – Revolutionary Armed Forces of Colombia

Tuy nhiên, chúng ta hãy hiểu rằng bất bình đẳng không bắt nguồn từ FARC, mà bất bình đẳng từ chính phủ Colombia là nguyên nhân dẫn đến FARC.

Những du kích nông thôn trong tổ chức  “ELN” – National Liberation Army cũng đã nổi dậy vào thời điểm đó. Nguồn cảm hứng cho họ là Caimlo Torres – một linh mục với lý thuyết về “thần học giải phóng dân tộc”. Họ nắm lấy vũ khí, chiến đấu vũ trang và bị ám sát bởi lực lượng của nhà nước.

Colombia′s ELN rebel group releases hostages | News | DW | 14.06.2020

ELN – National Liberation Army 

Trong giai đoạn lịch sử đấu tranh vũ trang giữa quân FARC, ELN  và nhà nước, có rất nhiều vụ buôn bán ma túy dưới bàn tay của Pablo Escobar – tên tỷ phú buôn bán ma túy nổi tiếng và cũng là tên phải chịu trách nhiệm vì gián tiếp gây ra cái chết cho những người Cộng Sản. Nhiều chính trị gia được tài trợ bởi hình thức buôn bán thuốc phiện này.

Legendary drug lord Pablo Escobar lost $2.1 billion in cash each year — and it didn't matter

Pablo Escobar

Năm 1986, Để loại bỏ Đảng Cộng Sản quyền lực bằng phương thức bầu cử, chính phủ Colombia đã nhẫn tâm tàn sát Liên minh Yêu nước (UP), một đảng mà có số đông là những người cộng sản tham gia chính trị. Nhà nước Colombia đã tàn sát UP trong cái được gọi là “vũ điệu đỏ”, hơn 33.000 người cộng sản bị ám sát, trong đó có hai ứng cử viên cộng sản cho chức tổng thống. Sự thật thì Colombia chính là quốc gia có số người Cộng Sản bị sát hại cao nhất và là một trong những quốc gia có tỷ lệ bạo lực cao nhất thế giới.

Colombia's war crimes tribunal opens case on extermination of leftist party

UP – Patrotic Union

Năm 1970, Đảng Cộng Sản PCC ra lệnh thành lập một đội du kích vũ trang mới, M-19 (19th of April Movement). Thủ lĩnh của biệt đội du kích này là Jaime Bateman và Carlos Pizarro. Đó là một đội du kích do những người cộng sản thành lập được đào tạo bài bản, nhưng họ lại nghiên về dân chủ xã hội. Họ đã cố gắng đối thoại, thỏa hiệp trong hòa bình với chính phủ trong một sự kiện được gọi là “chiếm tòa án”, nhưng quân đội đã tàn sát nhiều người và đổ hết lỗi cho họ. Đó là một khoảng thời gian bi thảm. Chính phủ ký hiệp định hòa bình với Đảng Cộng Sản nhưng quân du kích M-19 bị nhà nước ám sát toàn bộ. Giai cấp tư sản Colombia là một trong những giai cấp đẫm máu nhất trên lục địa.

Một thời gian sau, Đảng Cộng Sản PCC có mẫu thuẫn lớn với FARC nên đã ngừng hợp tác với họ và để tranh chấp quyền lực dân chủ trong quốc hội. Trong tình thế đó, FARC đã thành lập ra một đảng cộng sản bí mật. Trong thời kỳ này, vào năm 2002, cựu tổng thống Álvaro Uribe Vélez, một người theo chủ nghĩa tân tự do cánh hữu, một tội phạm chiến tranh, đã nổi lên. Vào thời của hắn, đã xuất hiện rất nhiều những cuộc tàn sát của quân đội, các lực lượng đàn áp của nhà nước chịu trách nhiệm về những vụ giết người, những vụ cưỡng hiếp hàng loạt các phụ nữ nông dân, trộm cắp đất đai và khủng bố trong quần chúng nông dân. Để khiến cho người khác tin rằng hắn ta đang chiến thắng trong cuộc chiến với chủ nghĩa cộng sản, những cậu bé nông dân vô tội đã trở thành vật hy sinh cho hắn vì hắn cho rằng các cậu bé là du kích Cộng Sản. Đây là sự kiện chấn động nhất thế giới được gọi là “False Positive.” Ngày nay, rất nhiều bà mẹ tìm kiếm sự thật và biểu tình rất nhiều lần về cái chết đối với các con của họ. Các quân đội và lực lượng quân đội của chính phủ Vélez này cũng phải chịu trách nhiệm về việc bắt phụ nữ làm nô lệ tình dục. Cho đến nay, tên cựu tổng thống này vẫn chưa phải ngồi tù vì nhiều tội ác của mình.

Dưới chính phủ của Juan Manuel Santo năm 2010, Alfonso Cano – nhà tư tưởng cộng sản vĩ đại cuối cùng của FARC, đã bị ám sát và Đảng Cộng Sản bí mật bị phá bỏ. Chính phủ ký thỏa thuận với FARC ở Cuba và Farc đã bị chia rẽ trong nội bộ.

Colombia: thủ lĩnh FARC thiệt mạng - Tuổi Trẻ Online

Alfonso Cano

Do chính phủ không tuân thủ các hiệp định hòa bình và chủ nghĩa bán quân sự, họ trở thành lực lượng chống cộng lớn nhất trong nước và tiêp tục ra sức ám sát những nhà cộng sản. Một số cựu du kích Cộng Sản như Jesus Santrich và Iván Márquez đã bỏ chạy lên núi vì họ không muốn bị giết và họ là những người lãnh đạo của FARC – People’s Army hiện tại. Xét về mặt lịch sử chủ nghĩa Marxism thì cả FARC, UP và Đảng Cộng Sản PCC đều là những đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc. Họ không có kết nối sâu sắc đến giai cấp công nhân và không có quá nhiều ý tưởng về chủ nghĩa xã hội.

Cựu Santrich đã bị ám sát, các nhà lãnh đạo xã hội và cựu cộng sản đang tiếp tục bị truy sát, từ các công đoàn viên, người bản xứ, các nhà lãnh đạo bản địa cho đến những phụ nữ ủng hộ nữ quyền, những người bảo vệ quyền của phụ nữ ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi bạo lực và các lãnh đạo nông dân. Hiện tại, một nửa FARC còn lại vẫn đang hiện diện trong chính phủ và trở thành một đảng gọi là “Đảng chung”.

Được viết bởi: Sally Mju

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận