Chủ nghĩa Marx với Lý thuyết Queer (Phần I)

 

Sự áp bức và phân biệt đối xử là những phần không thể thiếu của hệ thống thống trị mà chúng ta đang sống trong đó, bao gồm sự khủng bố có hệ thống, sự kỳ thị với tình dục và bản sắc không tuân theo ‘chuẩn mực’. Là những người theo chủ nghĩa Marx, chúng tôi kiên quyết đấu tranh chống lại mọi hình thức của sự phân biệt giới tính, sự phân biệt đối xử và áp bức. Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải xem xét một cách nghiêm túc câu hỏi là làm thế nào để vượt qua những điều kiện man rợ của hiện tại và làm thế nào để đảm bảo cho sự tự do biểu lộ của tất cả mọi người, bao gồm cả việc xem xét các học thuyết và phương pháp để đạt được những mục tiêu này.

 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến một loạt học thuyết đặc thù về nữ quyền / đồng tính đã đặc biệt trở nên phổ biến vào những thập niên 1990. Kể từ đó, nó đã đạt được một số ảnh hưởng, đặc biệt là tại các trường đại học, không những vậy còn trong một số bộ phận của các tổ chức công nhân nơi đã áp dụng những ý tưởng của Queer. Do đó, chúng tôi xem xét kỹ lưỡng những gì ẩn đằng sau cái gọi là Lý thuyết Queer và lập trường của chủ nghĩa Marx đối với nó là gì.

 

 

Lý thuyết Queer là gì?

 

Lý thuyết Queer xuất hiện chủ yếu ở Hoa Kỳ vào những năm 1990 trong giới học thuật, đặc biệt là những người có nghiên cứu về Gay, và liên quan tới hoạt động đồng tính xung quanh cuộc khủng hoảng HIV / Aids. Ban đầu là một thuật ngữ xúc phạm đối với những người đồng tính luyến ái, “queer” đã được nâng lên và mang tới một thay đổi tích cực cho phong trào đồng tính. Lý thuyết Queer sử dụng thuật ngữ này để đề cập đến những gì họ xem là sự rạn nứt trong mối liên hệ giữa giới tính sinh học (biological sex), bản sắc giới (gender-identity) và ham muốn tình dục (sexual desire) – ví dụ như người chuyển giới, đồng tính luyến ái, Bái vật giáo, v.v… – nói ngắn gọn, bản sắc hoặc thiên hướng được xem như “lệch pha từ tiêu chuẩn”.

 

Lý thuyết Queer tập trung vào câu hỏi về bản sắc cá nhân, đặc biệt là bản sắc tình dục, giới và sự định hướng giới tính. Tính dục (sexuality) được xem là rất quan trọng để hiểu toàn bộ xã hội. Nhà phê bình văn học Queer, Eve Kosofsky Sedgwick, đã đi xa tới mức viết:

 

 

“Một sự hiểu biết về hầu như bất kỳ khía cạnh nào của văn hóa phương Tây hiện đại, không chỉ là không hoàn chỉnh, mà còn bị tổn hại nơi bản chất trung tâm của nó ở mức độ nhất định khi mà nó không kết hợp với một phân tích quan trọng về định nghĩa đồng tính / dị tính hiện đại.” ( Nhận thức luận của Closet, Tr. 1.)

 

 

Nói theo cách riêng của mình, Lý thuyết Queer khám phá:

 

 

“cách thức tính dục được điều chỉnh và ảnh hưởng của tính dục tới cấu trúc của các lĩnh vực xã hội khác như chính sách của nhà nước và các hình thức văn hóa. Mối quan tâm chính của nó là hướng tới sự tước đi tính dục có vẻ tự nhiên của nó và làm cho nó trở thành một sản phẩm văn hóa hoàn toàn thấm đẫm các mối quan hệ quyền lực.” ( Jagose , trang 11, dịch từ tiếng Đức.)

 

 

Tuy nhiên, Lý thuyết Queer không phải là một lý thuyết thực sự thống nhất và mạch lạc, vì nó được cố tình giữ cho vô cùng mơ hồ và “đa dạng”, và không đòi hỏi những định nghĩa chung. Điều này có tác dụng phụ hữu ích trong việc làm im lặng mọi lời chỉ trích với lập luận rằng “đối với tôi, tôi thấy điều này theo một cách hoàn toàn khác” – điều mà Annamarie Jagose, một học giả nữ quyền đã tự thừa nhận trong một cuốn sách giới thiệu nổi tiếng của cô về lý thuyết Queer. Về thuật ngữ “Queer” cô viết:

“Đặc tính mơ hồ của nó bảo vệ queer khỏi những lời chỉ trích như cáo buộc về xu hướng loại trừ của 'đồng tính nữ' và 'đồng tính nam' như phạm trù bản sắc.” (Jagose, trang 100.)

 

Tuy nhiên, sẽ là sai lầm khi cho rằng không có điểm chung trong quan điểm của những người ủng hộ Lý thuyết Queer. Lý thuyết Queer xây dựng dựa trên những cơ sở triết học nhất định dẫn đến một sự hiểu biết nhất định về thế giới chúng ta đang sống và làm thế nào chúng ta có thể thay đổi nó.

 

Các tiền đề chính của Lý thuyết Queer, mà chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn dưới đây, là như sau: bản sắc (giới) của chúng ta không có gì ngoài một hư cấu. Do đó mà, dị tính và đồng tính luyến ái cũng là một tiểu thuyết văn hóa. Tiểu thuyết này được sản xuất bởi các diễn ngôn và quyền lực trong xã hội. Chúng ta phải khám phá cách các diễn ngôn này hoạt động và nhại lại chúng (chế giễu chúng, thể hiện mâu thuẫn của chúng và “thay thế” chúng).

 

Cuộc khủng hoảng bản sắc

 

Không phải ngẫu nhiên mà Lý thuyết Queer trở nên phổ biến vào những năm 1990. Hai thập kỷ trước đó, những năm sôi động của 1968 kéo dài tới sau đó, thế giới đã chứng kiến ​​nhiều phong trào cách mạng như cuộc tổng đình công tháng 5 năm 1968 ở Pháp, Mùa thu nóng năm 1969 ở Ý, Mùa xuân Prague năm 1968 ở Tiệp Khắc, Phong trào dân quyền ở một số quốc gia khác và nhiều nhiều hơn nữa.

 

Với làn sóng đấu tranh giai cấp mới, phong trào phụ nữ cũng trải qua một cuộc trỗi dậy mới. Không phải nghi ngờ rằng nhiều nhóm cực đoan, nữ quyền và đồng tính, nổi lên vào thời điểm đó đã tự xem mình là người theo xã hội chủ nghĩa, hoặc ít nhất là liên kết với cuộc đấu tranh giai cấp. Chẳng hạn, Nhóm Phụ nữ Độc lập (AUF), được thành lập năm 1972 tại Áo, đã tuyên bố trong số đầu tiên của tờ báo của họ:

 

 

“Phong trào Phụ nữ mở đường cho một cuộc cách mạng về văn hóa và tình dục. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể có triển vọng trong mối liên hệ tới một cuộc cách mạng kinh tế.” (AUF, Eine Frauenzeitschrift, Số 1, 1974)

 

 

Tuy nhiên, sau sự phản bội trong các phong trào cách mạng và làn sóng đình công đó, viễn cảnh về một cuộc cách mạng được thực hiện bởi giai cấp công nhân bắt đầu bị coi là xa vời hoặc không thể đối với nhiều nhà hoạt động cánh tả đã mất tinh thần. Thiếu vắng yếu tố kết nối với các cuộc đấu tranh xã hội đại chúng thứ đoàn kết giai cấp công nhân, tới cuối những năm 1970 ​​phong trào phụ nữ và đồng tính chứng kiến một sự trôi dạt vào chính trị bản sắc và sự ly khai khỏi những khát vọng cấp tiến hoặc cách mạng bởi các nhóm nhỏ ở địa phương. Giờ đây hoạt động của họ tập trung vào việc trao đổi kinh nghiệm, các dự án văn hóa và nghệ thuật và về việc quản lý các thành tựu trong quá khứ như nơi trú ẩn cho phụ nữ và đường dây nóng khẩn cấp. Việc thể chế hóa dần dần phong trào phụ nữ ở cấp tiểu bang (Lời người dịch: Tác giả là người Áo) – trong các đảng cải cách, thông qua việc thành lập các bộ của phụ nữ và thông qua các giáo sư và học bổng tại các trường đại học – dẫn đến việc tăng cường những ý tưởng tiểu tư sản trong phong trào phụ nữ vào cuối những năm 1970, 1980 .

 

Các lý thuyết nữ quyền mô tả cuộc đấu tranh giai cấp như là thứ yếu trong cuộc đấu tranh văn hóa chống lại chế độ phụ quyền, hoặc thậm chí phủ nhận hoàn toàn sự tồn tại của cuộc đấu tranh giai cấp, đã đạt được ảnh hưởng. Nó không còn là về cuộc chiến chống lại xã hội có giai cấp và sự áp bức phụ nữ bắt nguồn từ trong đó, mà là về cuộc chiến chống lại “chế độ gia trưởng xuyên thời gian” (transhistorical patriarchy, tức là vẫn như nhau trong các hình thức xã hội khác nhau). Chủ thể cách mạng không còn là giai cấp công nhân mà là đàn bà bị đàn ông áp bức. Từ tiền đề này, rất nhiều chủ đề và các cuộc thảo luận đã được đưa ra nhằm giải quyết câu hỏi về bản chất của chế độ phụ hệ và làm thế nào mà “đàn bà”, người đã trở thành chủ thể chính của sự phân tích, có thể được định nghĩa. Ý tưởng phân biệt giới tính sinh học và xã hội, tập quán về giới trở nên nổi bật. Nó được thể hiện trong nhận xét tiêu biểu của Simone de Beauvoir:

 

 

“Một người không được sinh ra là, mà trở thành, phụ nữ. Không có định mệnh sinh học, tâm lý hay kinh tế cho sự xác định nhân dạng, thứ mà phụ nữ loài người đảm nhận trong xã hội; đó là nền văn minh như một toàn thể, đã dựng lên sản phẩm trung gian này giữa đàn ông và hoạn quan được gọi là đàn bà. Chỉ có sự can thiệp của người khác mới có thể tạo thành một cá nhân như một ai đó.” ( Giới tính thứ hai, Simone de Beauvoir, trang 330)

 

 

Ở đây, chúng ta thấy được gốc rễ của những gì sau này sẽ trở thành những ý tưởng trung tâm của Lý thuyết Queer: 1) “Đàn bà” có lẽ không tồn tại. 2) Cô ấy chỉ được định hình và đề cập tới để trở thành một thứ gì đó bởi xã hội.

 

Nhưng nếu “đàn bà” (thứ không còn được định nghĩa bó hẹp bởi sinh học) không tồn tại – Ai là chủ thể, người muốn đấu tranh cho sự giải phóng chính mình? Việc tìm kiếm bản sắc thực sự của người phụ nữ, của chủ thể cách mạng mới, chiếm trọn tâm trí các giáo sư và nhà văn thời đó. Trong hành trình tìm kiếm “bản chất đàn bà”, một số người khám phá việc thiêu sống các phù thủy và xem pháp sư và phù thủy như một biểu hiện áp bức với tính nữ. Những người khác thấy “tính đàn bà” ẩn chứa trong phạm vi của sự bất hợp lý của cảm xúc hoặc thơ ca; lại có những người khác cho rằng chỉ có những người đồng tính nữ mới thực sự đấu tranh cho sự giải phóng phụ nữ khi họ từ chối các mối quan hệ dị tính với đàn ông, v.v… Giờ thì, câu hỏi được đặt ra là ai nên có quyền đại diện cho phụ nữ? Vì vậy, trong thời kỳ đấu tranh giai cấp suy giảm, chính trị bản sắc ngày càng chìm sâu vào khủng hoảng.

 

Cuộc khủng hoảng này càng trở nên trầm trọng hơn khi Liên Xô tan rã. Đối với nhiều người, niềm tin về một khả năng thay thế cho chủ nghĩa tư bản, đã biến mất. Niềm hoan hỉ ác độc của giai cấp tư sản, tuyên bố về sự “kết thúc của lịch sử”, đã nhân đôi tâm trạng chán nản bóp nghẹt cánh tả, trong điều kiện mà các lực lượng của chủ nghĩa Marx quá yếu để đưa ra một sự thay thế khả quan.

 

Chính trong bối cảnh này, những ý tưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại – loại bỏ các hệ thống phức tạp và các quá trình tổng quát, phủ nhận sự tồn tại của thực tế khách quan và thay vào đó là dựa trên các câu chuyện nhỏ, chủ quan – đã trở nên phổ biến. Một trong những đặc điểm chung của chúng là tầm quan trọng phi thường mà các nhà hậu hiện đại gán cho ngôn ngữ. "Ai nói rằng có một thứ như thực tế ngoài ngôn ngữ? Ngôn ngữ là thực tế!" đây là phương châm của những giáo sư hậu hiện đại những người đã giành được vị trí giáo sư đại học và hợp đồng sách nhờ những màn nhào lộn trí tuệ của họ. Lý thuyết Queer chịu ảnh hưởng chính của Chủ nghĩa hậu cấu trúc của Foucault, Phân tâm học của Lacan và Phân tích cấu trúc của Derrida, đó cũng là những thứ nằm trong số những ý tưởng này.

 

Cuốn sách nổi tiếng nhất được quy cho Lý thuyết Queer là Rắc rối giới tính: Nữ quyền và sự lật đổ bản sắc (1990) của Judith Butler. Sinh ra năm 1956, lại là một giáo sư triết học tập trung vào văn học so sánh, Judith Butler phù hợp với môi trường xã hội điển hình và nền tảng lý thuyết của Lý thuyết Queer. Trong những câu đầu tiên, cô bối cảnh hóa cuốn sách của mình trong cuộc khủng hoảng chính trị bản sắc:

 

 

"Đa phần, lý thuyết nữ quyền đã cho rằng có một số bản sắc hiện tồn, được hiểu thông qua phạm trù đàn bà, những người không chỉ khởi xướng lợi ích và mục tiêu nữ quyền trong diễn ngôn, mà còn cấu thành chủ thể mà đại diện chính trị theo đuổi." Tuy nhiên: "Sau tất cả có rất ít hứa hẹn về cái gì là cái cấu thành, hoặc nên tạo thành, phạm trù đàn bà." (Rắc rối giới tính [GT], trang 3-4.)

 

 

Tâm điểm của Lý thuyết Queer là cá nhân, chủ thể ngập chìm trong khủng hoảng. Bản sắc của nó là không chắc chắn và mâu thuẫn, giống như thế giới mà nó đang sống – nó bị cuốn vào một mạng lưới những mối quan hệ quyền lực và sự áp bức. Những yếu tố cốt lõi của Lý thuyết Queer dường như cuối cùng đã nói lên điều mà rất nhiều người cảm thấy: Sự căng thẳng thường trực khi cố gắng đáp ứng các yêu cầu của hệ thống. Một con người nên làm việc chăm chỉ, năng suất; một người đàn ông tốt bụng và mạnh mẽ; một người mẹ và người phụ nữ có sự nghiệp vừa đảm đang lại hiểu biết, khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần để luôn vươn tới những vì sao. Sự xa cách khỏi chính mình, thứ cảm giác cô đơn giữa một thế giới mà trong đó mọi biểu hiện của bản thân trơ trụi như một bức biếm họa để rồi kết thúc trong tiếng hét cuồng loạn. Câu hỏi được đặt ra là một người có thể là gì nếu một người tồn tại chỉ do sự tạo và nhào nặn ra bởi xã hội, giống như một đồng tiền với một giá trị trao đổi.

 

Tâm lý cá nhân và một nhu cầu kháng cự mơ hồ trong hoàn cảnh không có phong trào quần chúng là những yếu tố quan trọng của những năm 1990 và 2000. Điều làm cho Lý thuyết Queer trở nên hấp dẫn đối với một số người có lẽ là do nó cung cấp một ngôn ngữ thừa nhận vấn đề, dựa trên quan điểm độc đáo của bản thân và sự diễn tả có ý thức của một người.

 

 

Nhận xét của Simone de Beauvoir: "Một người không được sinh ra là, mà trở thành, phụ nữ" đặt một tiền đề cho lý thuyết Queer.Ảnh: Flickr, Kristine

 

 

Cơ sở triết học của câu hỏi về giới

 

Tranh cãi chủ yếu của lý thuyết Queer cũng như của Judith Butler là vấn đề nằm trong chính chính trị bản sắc, công cuộc tìm kiếm một “bản sắc thực sự” của đàn bà. Xét cho cùng, mỗi người phụ nữ đều độc đáo và khác biệt, và làm thế nào chúng ta có thể xác lập một định nghĩa có vẻ hợp lý về “đàn bà”, thứ hẳn không tránh khỏi bị bóp méo hay chịu ảnh hưởng từ những định kiến ​​trong xã hội? Do đó, mọi đại diện cho “đàn bà” là không đầy đủ và sẽ không bao gồm một số phụ nữ khác. “Đàn bà”, theo Butler không tồn tại – cô ấy không là gì ngoài sự phóng chiếu những định kiến ​​và quan điểm ​​về cơ thể con người. Không có người đàn bà trước khi cô ấy được tạo thành một bởi các cấu trúc quyền lực trong xã hội. Dù vậy, như chúng ta sẽ thấy sau này, Lý thuyết Queer không bằng bất kỳ cách nào coi nhiệm vụ của nó là hiểu những gì được gọi là “cấu trúc quyền lực”, hay ít ra là phá vỡ chúng.

 

Ở đây, cần phải tiếp tục một cuộc du ngoạn triết học và xem xét xem cách mà Butler tiếp cận để chứng minh “người đàn bà” kia (hay đúng hơn là giới) không tồn tại, và những gì ẩn sau lập luận này. Bởi vì trong lịch sử triết học, những khẳng định của cô không mới, cũng không độc đáo. Sự khác biệt duy nhất là cô ấy áp dụng các mô hình triết học cũ riêng cho vấn đề giới. Trên thực tế, những người Marxist đã trả lời một cách đầy đủ hơn 100 năm trước những lý lẽ tương tự đang được Lý thuyết Queer đưa ra ngày hôm nay. Cụ thể là trong tác phẩm xuất sắc của Lenin,Chủ nghĩa duy vật và phê bình chủ nghĩa kinh nghiệm, nó chứa đựng những lập luận như một sự phản bác cụ thể Lý thuyết Queer.

 

Butler lấy Thuyết nhị nguyên, giữa giới tính sinh học và giới tính xã hội đã được mô tả ở trên, như điểm khởi đầu cho lập luận của mình để phê phán. Thuyết nhị nguyên này trong thực tế đại diện cho mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Điều gì làm nên nguồn gốc của “đàn bà” – là tự nhiên, sinh học, bởi thực tế là cô ấy có thể sinh con hay, đó chỉ là khái niệm văn hóa của tính nữ – và mối quan hệ giữa hai mặt này là gì?

 

Đằng sau vấn đề giới tính sinh học và vai trò giới này là câu hỏi về nền tảng triết học mà chúng ta xây dựng nên thế giới quan của chúng ta, chủ nghĩa duy tâm hay chủ nghĩa duy vật – Khi Lý thuyết Queer quan sát thế giới, đầu tiên và trước nhất, thông qua lăng kính của câu hỏi về giới. Friedrich Engels đã mô tả hai cách tiếp cận triết học đối nghịch này như sau:

 

“Cái nào là chính, tinh thần hay tự nhiên – câu hỏi đó, liên quan đến nhà thờ, được làm sâu sắc thêm ở đây: Chúa đã tạo ra thế giới hay thế giới tồn tại bất diệt? Những câu trả lời mà các nhà triết học đưa ra cho câu hỏi này đã chia họ thành 2 phe. Những người khẳng định tinh thần quyết định tự nhiên và do đó, cho tới cùng, dẫn tới giả định việc tạo ra thế giới dưới hình thức này hay hình thức khác – và giữa các nhà triết học này, như Hegel chẳng hạn, sáng tạo này thường trở nên phức tạp và bất khả thi hơn cả Kitô giáo – bao gồm phe duy tâm chủ nghĩa. Những người khác, những người coi thiên nhiên là cái quyết định, thuộc về những trường phái duy vật khác nhau.” (Engels, Ludwig Feuerbach và sự kết thúc của triết học cổ điển Đức )

 

 

Câu hỏi về nền tảng triết học của bất kỳ lý thuyết nào là quá mô phạm. Tùy thuộc vào việc chúng ta xem ý tưởng hay vấn đề nào là nền tảng cho thế giới, câu trả lời cho việc làm thế nào thế giới có thể thay đổi một cách căn bản là khác nhau. Liệu chúng ta có thể xóa bỏ sự áp bức với phụ nữ bằng các ý tưởng (tức là bằng ngôn ngữ, giáo dục) hay thông qua sự thay đổi vật chất (với đấu tranh giai cấp, bằng cách thay đổi cách chúng ta sản xuất)?

 

Tới cùng, không ai có thể trốn tránh sự lựa chọn giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật. Dẫu vậy nhiều nhà triết học vẫn không ngừng cố gắng làm điều đó. Trong cuốn sách Ludwig Feuerbach và sự kết thúc của triết học cổ điển Đức, Engels đề cập tới cái mà ông xác định là “thuyết bất khả tri”, được theo đuổi bởi những người đứng ngoài những người theo chủ nghĩa duy tâm và duy vật. Ông đang đề cập đến những người cố gắng né tránh câu hỏi rằng tư tưởng hay vật chất là cái quyết định bằng cách coi chúng như hai lĩnh vực riêng biệt.

 

Thuyết bất khả tri này đạt đến hình thức cao nhất với Immanuel Kant (1724-1804), người cho rằng vật chất thực tế tồn tại (ông gọi nó là vật tự thân) nhưng thực tế này không thực sự có thể nhận biết được, bởi một cách mặc định chúng ta sẽ áp đặt những phạm trù nhận thức của mình lên thế giới và do đó, “diễn giải” về điều đó mà không cách nào chắc chắn rằng cách giải thích của chúng ta có thực sự chính xác hay không. Thuyết nhị nguyên về giới tính (sex) và giới (gender) chính xác là một thuyết bất khả tri: Cơ thể phụ nữ là một chuyện, định kiến ​​văn hóa về phụ nữ lại là một điều hoàn toàn khác. Mối quan hệ giữa hai khía cạnh này vì thế trở nên bí ẩn và chẳng thể biết.

 

Nhưng ngay cả thiên tài Kant cũng không thể tránh né được câu hỏi, liệu tư tưởng hay tự nhiên là cái quyết định. Nếu con người nhận thức thế giới thông qua các phạm trù và giác quan của mình, thì những phạm trù mà chúng ta nghĩ đến từ đâu? Liệu bộ não và tri thức của con người xuất phát từ thiên nhiên, hay chúng bắt nguồn từ một thế giới tâm linh, phi vật chất, hay nói cách khác, từ một Thiên Chúa? Kant đã tự trả lời câu hỏi này với đáp án sau và, mặc dù ông có một tài năng thiên phú của một nhà khoa học và triết gia, ông vẫn là một người duy tâm.

 

Ngược lại, chủ nghĩa Marx đứng về phía chủ nghĩa duy vật: vật chất là quyết định; ý thức của chúng ta là chức năng của bộ não, các giác quan của chúng ta là sự kết nối của cơ thể (vật chất) của chúng ta với thế giới vật chất, văn hóa của chúng ta là biểu hiện của con người trong sự tương tác với thiên nhiên, thứ mà họ là một phần.

 

 

“Sự loại bỏ mang tính duy vật với 'thuyết nhị nguyên của tâm trí và cơ thể' (tức là, nhất nguyên luận duy vật) bao gồm sự khẳng định rằng tâm trí không tồn tại độc lập với cơ thể, tâm trí là thứ yếu, là chức năng của não bộ, là sự phản ánh của thế giới bên ngoài. Sự loại bỏ mang tính duy tâm với 'thuyết nhị nguyên của tâm trí và cơ thể' (tức là, nhất nguyên luận duy tâm) bao gồm sự khẳng định rằng tâm trí không phải là một chức năng của cơ thể, do đó, tâm trí là chính, là 'môi trường' và 'tự thân' chỉ tồn tại trong một kết nối không thể tách rời của một và cùng một 'phức hợp các yếu tố'. Ngoài hai phương pháp đối lập nhau này để loại bỏ 'thuyết nhị nguyên của tâm trí và cơ thể', không thể có phương pháp thứ ba, trừ khi đó là chủ nghĩa chiết trung, là một mớ bòng bong vô nghĩa của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. (Lenin: Chủ nghĩa duy vật và phê bình chủ nghĩa kinh nghiệm, Chương 1, phần 5, Con người có suy nghĩ với sự giúp đỡ của bộ não không?)

 

 

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan

 

Liên quan tới vấn đề về chủ nghĩa duy tâm với chủ nghĩa duy vật, Lý thuyết Queer không phải là trung lập. Nó đã chọn bên – bên của chủ nghĩa duy tâm. Butler viết:

 

 

“Nhân chủng học cấu trúc của giáo sư Lévi-Strauss, bao gồm sự phân biệt mơ hồ tự nhiên / văn hóa, đã bị một số nhà lý luận nữ quyền chiếm đoạt để hỗ trợ và làm sáng tỏ sự phân biệt giới tính / giới: vị trí như một phụ nữ tự nhiên hoặc sinh học sau đó được chuyển đổi thành một ‘đàn bà’ lệ thuộc về xã hội, với hậu quả 'giới tính' là tự nhiên hoặc 'sự tinh khiết' như giới là văn hóa hay 'người nội trợ'.” ( GT , tr.47.)

 

 

Cô muốn xóa tan sự phân biệt mơ hồ này giữa giới tính (sex) và giới (gender), thoát khỏi Thuyết nhị nguyên, cụ thể bằng cách tuyên bố giới tính sinh học là một cấu trúc văn hóa.

 

 

“Phải chăng trên thực tế vẻ ngoài tự nhiên của giới tính được tạo ra một cách rời rạc bởi các diễn ngôn khoa học khác nhau là để phục vụ các lợi ích chính trị và xã hội khác? Nếu tính bất biến của giới tính là đáng ngờ, có lẽ cái cấu trúc được gọi là ‘giới tính’ được xây dựng trên phương diện văn hóa cũng như giới; thật vậy, có lẽ nó vẫn luôn là giới, với hệ quả là sự khác biệt giữa giới tính và giới hóa ra là không có sự khác biệt nào cả.” ( GT , trang 10-11).

 

 

Do đó, các giới tính không có thật – chúng ta chỉ đơn giản là bị dẫn dắt bởi các diễn ngôn thống trị! Thông qua sự lặp đi lặp lại thường xuyên và bằng cách hoạt động như một giới tính nhất định, chúng ta thể hiện các giới tính thứ đã được hợp nhất như vậy. Đó là lý do tại sao cơ thể con người của chúng ta không phải là nam hay nữ (hoặc một cái gì khác), chúng là một ẩn số hoàn toàn, một thứ không thể tồn tại độc lập với ý tưởng của chúng ta về chúng. Ngay cả ý nghĩ rằng chúng có thể tồn tại độc lập với văn hóa của chúng ta cũng không thể chấp nhận được:

 

 

“Bất cứ lý thuyết nào về xây dựng cơ thể trên phương diện văn hóa, có lẽ, phải hoài nghi về ‘cơ thể’ như là một cấu trúc của sự nghi ngờ hoàn toàn khi nó được coi là thụ động và có trước diễn ngôn.” ( GT , trang 164.)

 

 

Bảo vệ Judith Butler, một số người cánh tả đã nói rằng cô ấy không thực sự phủ nhận sự tồn tại của giới tính và mặt khác ám chỉ tới một sự cường điệu độc hại trong ý tưởng của cô. Điều này chỉ đúng khi cô ấy hiểu sinh học cũng như ngôn ngữ, như một thuộc tính văn hóa. Đối với toàn bộ phong cách viết khó tiếp cận của mình, cô ấy vẫn tương đối nhất quán trong việc bảo vệ quan điểm duy tâm:

 

 

“Giả thử ở đây rằng 'sự tồn tại' (Bản thể) của giới là một kết quả, một đối tượng của một sự khảo sát phả hệ thứ vẽ ra khỏi các thông số chính trị của chính nó được xây dựng trong phương thức của bản thể học. Khẳng định rằng giới được xây dựng lên không phải để xác nhận sự hão huyền hay phi tự nhiên của chính nó, nơi những thuật ngữ đó được hiểu là nằm trong một nhị nguyên, thứ tương phản hoàn toàn với 'thực tế' và ‘đích xác'.”

 

 

Cuộc điều tra của cô “tìm cách để hiểu được sự chế tạo rời rạc cho tính hợp lý của mối quan hệ nhị nguyên đó và đề xuất một số cấu hình văn hóa nhất định về giới thay thế cho ‘thực tế’, củng cố và gia tăng quyền bá chủ của chúng thông qua tự nhiên hóa chính mình một cách tài tình.” ( GT , trang 43.)

 

Nếu chúng ta dịch lại công thức hào hoa này sao cho dễ hiểu, thì ý của Butler là mọi hình thức của Tồn tại chỉ đơn giản là một kết quả của ‘diễn ngôn’, tức là: Ý tưởng, từ và ngôn ngữ là cái có trước, vật chất một kết quả bắt nguồn từ nó, cuối cùng cũng chỉ là ngôn ngữ. Điều này có nghĩa là, đối với cô, giải phẫu học, sinh học và khoa học tự nhiên, tất cả là các cấu trúc ngôn ngữ. Đó là lý do tại sao giới tính không “phi tự nhiên”, bởi vì theo quan điểm của cô, không có gì ngoài các cấu trúc văn hóa. Nghĩ về hiện thực vật chất như một thứ tồn tại độc lập với ý tưởng của chúng ta chỉ có nghĩa là đã bị lừa dối bởi diễn ngôn cầm quyền, từ đó chúng ta ngộ ra một thứ như Thuyết nhị nguyên giữa “vật chất” và “văn hóa”. Quan điểm thống trị này (“sự bá quyền”) khiến chúng ta tin rằng có một giới tính “thực sự” và một giới “không tồn tại”. Nhưng Butler đã nhìn thấu tất cả! Tất cả là văn hóa, tất cả là ngôn ngữ – tất cả là Ý tưởng!

 

“Cái ‘thực tế’ (real) và ‘thực tế tình dục’ (sexually factic) là những cấu trúc hão huyền – ảo ảnh vật chất – mà cơ thể buộc phải gắn vào, nhưng không bao giờ có thể”, Butler nói, “…Thất bại để trở thành 'thực tế' và để biểu hiện cho 'tự nhiên' là, tôi sẽ chứng tỏ, một thất bại cơ bản của mọi sự ban hành giới bởi lý do là tại những nơi bản thể này về cơ bản là không thể trú ngụ được.” ( Rắc rối giới tính, trang 186.)

 

Chủ nghĩa duy tâm này không phải là duy nhất ở Judith Butler người mà chúng ta đã xem xét cho tới nay. Nó là một trụ cột sáng lập của Lý thuyết Queer, đó là đàn ông, phụ nữ, cũng như khuynh hướng tình dục là những cấu trúc văn hóa. Do đó, các văn bản Queer thường thích đưa tự nhiên, sinh học, tình dục, đàn ông, phụ nữ, v.v… vào dấu phẩy đảo ngược để chứng minh rằng các tác giả không còn rơi vào mánh khóe tồn tại nơi thế giới thực. Chỉ cần đưa ra một vài ví dụ:

 

Annamarie Jagose lập luận:

 

 

“Bằng cách chỉ ra sự bất khả thi của tính dục ‘tự nhiên’, queer đặt ra sự hoài nghi với những phạm trù có vẻ ổn định như ‘nam’ và ‘nữ’” (Jagose, trang 15)

 

 

David Halperin:

 

 

“Sự xã hội hóa trong một nền văn hóa tình dục có nghĩa là: Những quy ước của hệ thống này đạt đến trạng thái của một sự tự hoàn thiện chân lý bên trong của ‘vẻ tự nhiên’” (trích trong Jagose, trang 31, dịch từ tiếng Đức)

 

 

Gayle S. Rubin:

 

 

“Quan điểm của tôi về mối quan hệ giữa sinh học và tính dục là một thứ ‘chủ nghĩa Kant bên ngoài ham muốn mơ hồ’.” (đọc: một Kant không xâm phạm [‘vượt quá’] ra ngoài địa hạt của kinh nghiệm tức thời đối với cơ thể thực tế, tạo ra một Thuyết nhị nguyên loại bỏ vật chất = chủ nghĩa duy tâm thuần túy) ( Suy ngẫm tình dục, trang 149.).

 

 

Chris Weedon viết về nền tảng triết học của cô ấy rằng: “ngôn ngữ, xa với việc phản ánh một thực tại xã hội nhất định, tạo thành hiện thực xã hội. Cả thực tại xã hội lẫn thế giới ‘tự nhiên’ đều có những ý nghĩa bất biến, cố hữu đang được phản ánh hoặc thể hiện thông qua ngôn ngữ. (…) Ngôn ngữ không phải là cách diễn đạt và đặt tên của thế giới ‘thực’. Không có ý nghĩa gì ngoài ngôn ngữ.” ( Lý thuyết nữ quyền và lý thuyết hậu cấu trúc luận , trang 36,59, dịch từ tiếng Đức).

 

Nancy Fraser, một giáo sư và nhà nữ quyền có mối liên hệ với Lý thuyết Queer, không hoàn toàn chắc chắn về triết lý của chính mình và do đó dao động giữa Chủ nghĩa nhị nguyên của Kant và chủ nghĩa duy tâm thuần túy. Trước tiên, cô ấy bảo vệ “một người theo thuyết nhị nguyên của Weber” chỉ để đảm bảo với chúng ta sau đó về “sự khác biệt kinh tế / văn hóa, chứ không phải sự khác biệt về vật chất / văn hóa, là mối quan hệ thực sự giữa Butler và tôi.” ( Chủ nghĩa dị tính, Nhận thức sai lầm và Chủ nghĩa tư bản , trang 286)

 

Và cuối cùng là Michel Foucault, nhà triết học hậu hiện đại và là “cha đẻ của Lý thuyết Queer”:

 

 

“Bí mật [của tình dục] không nằm ở thực tế cơ bản đó trong mối quan hệ tới mọi khuyến khích phát biểu về tình dục… Đó là […] một câu chuyện ngụ ngôn không thể thiếu đối với nền kinh doanh phát triển đến vô tận của diễn ngôn về tình dục.” ( Lịch sử tính dục, trang 35.)

 

 

Tóm lại: Lý thuyết Queer đứng trên một nền tảng của triết học duy tâm, trong đó tuyên bố rằng giới tính cũng như giới là những cấu trúc văn hóa được “trình bày” liên tục.

 

Như chúng tôi đã nêu trước đó, những trò chơi trí tuệ này hoàn toàn không độc đáo. Trong Chủ nghĩa duy vật và phê bình Kinh nghiệm, Lenin cho thấy điều này bằng cách tham khảo một số nhà triết học duy tâm nổi tiếng. Ông chú giải lời Đức Giám mục George Berkeley từ thế kỷ 17:

 

 

“Vạn vật chứng tỏ rằng không phải là ý tưởng của tôi mà là sản phẩm của một tinh thần tối cao đơn nhất căn nguyên kiến tạo cả ‘quy luật tự nhiên’ và quy luật phân biệt các ý tưởng ‘thực tế hơn’ với ít thực tế hơn, và kể từ đó trở đi.” (Trích dẫn trong Phê bình kinh nghiệm chủ nghĩa, trang 32).

 

 

Hoặc Johann Gottlieb Fichte (1762-1814):

 

 

“Vì vậy, hãy cẩn thận, đừng nhảy ra khỏi bản thân và nắm bắt bất cứ điều gì khác hơn là bạn có thể nắm bắt nó, như ý thức và sự vật, như sự vật và ý thức; hoặc, chính xác hơn, không phải cái này hay cái kia, mà là cái sau đó chỉ được phân giải thành hai, đó là tuyệt đối chủ quan – khách quan và khách quan – chủ quan.” (Trích dẫn trong Phê bình kinh nghiệm chủ nghĩa, trang 68.)

 

 

Ở đây, Bogdanov (1873-1928, một nhà cách mạng Nga bị ảnh hưởng bởi những ý tưởng duy tâm) tuyên bố:

 

 

“Đặc tính khách quan của thế giới vật chất bao gồm thực tế là nó tồn tại không phải đối với cá nhân tôi, mà đối với mọi người và có ý nghĩa nhất định đối với mọi người, cũng thế, tôi tin chắc, đối với tôi… Nói chung, thế giới vật chất là đồng thuận-xã hội, hài hòa-xã hội, trong một từ, kinh nghiệm tổ chức-xã hội.” (Trích dẫn trong Phê bình kinh nghiệm chủ nghĩa, trang 124.)

 

 

Lenin nhận xét một cách lạnh lùng: “Tất cả là một, cùng một đề xuất, cùng một sọt rác cũ với bảng hiệu được tân trang lại chút ít, hoặc sơn lại.” ( Phê bình kinh nghiệm chủ nghĩa, trang 69.)

 

Và ông cũng chỉ ra những hậu quả của quan điểm triết học này là gì. Bởi vì nếu suy nghĩ và thực tế giống nhau và chỉ do con người tạo ra, chúng ta không thể phân biệt giữa những ý tưởng đúng (làm tăng hiểu biết của chúng ta về thế giới thực) và những ý tưởng sai (mô tả thế giới theo cách sai lệch và không chính xác) – điều đó là không thể để nói những gì giúp chúng ta hiểu và thay đổi thế giới, và những gì là tưởng tượng, hoàn toàn vô nghĩa: Tôn giáo cũng đúng như vật lý,quái vật biết bay spaghetti cũng thật như trọng lực.

 

 

“Nếu sự thật chỉ là một hình thức tổ chức của kinh nghiệm con người, thì những lời răn dạy thốt ra bởi Công giáo cũng đúng. Vì không có gì phải nghi ngờ dù nhỏ nhất rằng Công giáo là một “hình thức tổ chức của kinh nghiệm con người”. ( Phê bình chủ nghĩa kinh nghiệm , trang 124.)

 

 

Một điều nữa như hệ quả, điều này cũng có nghĩa là chúng ta không thể xem xét về thực tế chủ quan của bất kỳ ai, ai cũng đúng, anh ấy hay cô ấy (trong địa hạt của “thực tế rời rạc”). Ai có thể chứng minh rằng phụ nữ không thua kém đàn ông? Tại sao sự thật không phải là nghèo đói là kết quả của sự lười biếng và thất bại cá nhân? Tại sao, trong cuộc đấu tranh của công nhân, một người phá hoại đình công không được làm theo cách riêng của họ? Thực tế là chủ nghĩa duy tâm chủ quan coi bất kỳ ý kiến ​​nào là hợp lệ như bất kỳ ý kiến ​​nào khác cho thấy vai trò phản động của nó trong kết luận thực tế của nó.

 

Luận điệu của Lý thuyết Queer và chủ nghĩa duy tâm chủ quan rằng toàn bộ thế giới là một công trình văn hóa trái ngược với kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta, đó là giới tính là có thật – bởi sinh sản hữu tính được chứng minh trên cơ sở hàng ngày – và hơn nữa thế giới vật lý vận hành mỗi ngày khá độc lập với ngôn ngữ của chúng ta. Tuy nhiên, đối với một số người, Lý thuyết Queer được coi là một công cụ hữu ích để nhận thức thế giới.

 

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận