Chủ nghĩa Marx với vấn đề dân tộc (Phần IV)

Phần thứ tư: Vấn đề dân tộc sau cách mạng tháng 10

 

Lênin đã viết:

 

“Những đòi hỏi dân chủ khác nhau, bao gồm quyền tự quyết, không phải là một phần quyết định, mà chỉ là một phần nhỏ của phong trào dân chủ thế giới nói chung (nay là xã hội chủ nghĩa), trong những trường hợp cụ thể, phần này có thể mâu thuẫn với toàn bộ và nếu vậy nó phải bị từ chối. Phong trào cộng hòa ở một quốc gia có thể chỉ là công cụ trong mưu toan của giới giáo sĩ hoặc giới tài chính – quân chủ ở các quốc gia khác, nếu vậy chúng ta không được ủng hộ phong trào cụ thể này. Nhưng sẽ thật nực cười khi xóa bỏ yêu sách về một nước cộng hòa khỏi chương trình Dân chủ Xã hội Quốc tế chỉ vì thế.” (LCW, Tổng kết cuộc thảo luận về quyền tự quyết, tháng 7 năm 1916, tập 22.)

 

Những từ này cho thấy quyền tự quyết chỉ là quyền tương đối . Việc giai cấp công nhân có nên hỗ trợ nhu cầu về quyền tự quyết hay không tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng trường hợp riêng biệt. Đó là một câu hỏi cụ thể. Không thể có một vị trí chung, đúng đắn cho mọi trường hợp. Lênin chắc chắn không bao giờ ở một vị trí như vậy. Cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể, phân biệt kỹ lưỡng giữa những gì là phản động và những gì là tiến bộ, bằng không bạn kết thúc trong một mớ hỗn độn. Và lập trường của Lênin đã được chứng minh trong thực tiễn của năm 1917. Câu hỏi dân tộc đã được giải quyết ở Nga, không phải bởi giai cấp tư sản, mà bởi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đây là một sự thật mà tất cả những kẻ vu khống chủ nghĩa Bolshevik đều cố phủ nhận. Đây cũng là điểm cơ bản mà tất cả những người thực sự muốn hiểu lập trường của chủ nghĩa Mác về câu hỏi dân tộc cần nắm được.


 

Như Lênin đã dự đoán, người Ba Lan chỉ giành được độc lập nhờ thành quả của cuộc cách mạng ở Nga. Cuộc cách mạng tháng Mười đã tạo điều kiện cho sự ly khai của Ba Lan. Cánh hữu PPS được đẩy lên đứng đầu chính phủ nhưng vội vã trao quyền lực vào tay giai cấp tư sản Ba Lan. Sau này vào năm 1920, được Anh và Pháp kích động nó tuyên chiến với Nga. Những người Bolshevik không những chỉ tự vệ trước cuộc tấn công của giai cấp tư sản Ba Lan phản động mà còn phản công vào đất Ba Lan. Đây có phải là sự từ chối quyền tự quyết của Ba Lan? Lênin đã trả lời trước câu hỏi này trong bài viết Thảo luận về quyền tự quyết, được viết vào tháng 7 năm 1916:

 

“Nếu sự thể lặp lại như thời kỳ mà Marx đã phải đối mặt, khi mà ảnh hưởng của Sa hoàng chiếm ưu thế trong chính trị quốc tế, thí dụ, dưới hình thức một số quốc gia bắt đầu một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trước (như làn sóng cách mạng dân chủ tư sản đã bắt đầu vào năm 1848), trong khi các quốc gia khác đóng vai trò như lá chắn trọng yếu của tư sản phản động, thì chúng ta cũng sẽ phải ủng hộ một cuộc chiến tranh cách mạng chống lại chúng, 'nghiền nát' chúng, chấp nhận tiêu diệt tất cả các tiền đồn của chúng, bất kể đó là nơi mà các phong trào dân tộc nhỏ nảy sinh.” (LCW, Tổng kết cuộc thảo luận về quyền tự quyết, tập 22.)

 

Những dòng này truyền tải đầy đủ thái độ thực sự của Lênin đối với quyền tự quyết. Vấn đề dân tộc (bao gồm cả quyền tự quyết) luôn phụ thuộc vào lợi ích chung của giai cấp vô sản và cách mạng thế giới. Giai cấp vô sản phải ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức trong chừng mực sau đó là để chống lại chủ nghĩa đế quốc và Sa hoàng. Trong ý nghĩa này, phong trào dân tộc có thể là một đồng minh của giai cấp vô sản cũng giống như giai cấp nông dân. Nhưng một khi các phong trào dân tộc như vậy chuyển hướng chống lại cách mạng, khi các quốc gia nhỏ được sử dụng như những con tốt của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động (như thường xảy ra trong lịch sử), thì thái độ của phong trào công nhân phải là thái độ thù địch toàn diện, thậm chí là đến mức tiến hành một cuộc chiến chống lại các phong trào như vậy. Những phát biểu của Lenin hoàn toàn rõ ràng với điều đó.

 

Chương trình của Bolshevik về vấn đề dân tộc được dự định như là một phương tiện để đoàn kết công nhân và nông dân của tất cả các dân tộc trong nước Nga Sa hoàng để làm cách mạng lật đổ Sa hoàng. Khi các công nhân Nga lên nắm quyền, họ đã đề xuất quyền tự quyết cho các dân tộc bị áp bức, trong phần lớn trường hợp mọi người đã quyết định ở lại với nhau và tự nguyện tham gia Liên bang Soviet. Đúng là Ba Lan và Phần Lan đã tách ra và cả hai thiết lập chế độ độc tài phản động, thù địch với chính quyền Soviet, trong khi Ukraine rơi vào sự kiểm soát của Đức. Những người Bolshevik không can thiệp vào Phần Lan và Ba Lan, không phải vì quyền tự quyết mà bởi họ quá yếu để làm điều đó. Nhưng sau đó họ đã thực sự can thiệp vào Ba Lan, Ukraine và Gruzia.

 

Sau cuộc cách mạng tháng Mười, không ít hơn một lần chính phủ Bolshevik đã tiến hành chiến tranh với các phong trào dân tộc phản động, ví dụ như Dashnaks của Armenia và Rada của Ukraine, vốn chỉ là vỏ bọc cho sự can thiệp của đế quốc nước ngoài nhằm chống lại nước Cộng hòa Soviet. Năm 1920, Lênin đã ủng hộ một cuộc chiến tranh cách mạng chống lại Ba Lan. Trotsky thì phản đối cuộc chiến này nhưng không phải trên nguyên tắc và chắc chắn cũng không phải vì quyền tự quyết của Ba Lan (chế độ Pilsudski phản động ở Ba Lan chỉ đơn thuần là đại lý cho chủ nghĩa đế quốc Pháp và Anh, những kẻ khích động nó có thái độ thù địch với nước Nga Soviet), mà bởi thực tế khách quan.

 

Khi giai cấp tư sản dân tộc của Phần Lan, vì những lý do phản động của riêng mình, đã ly khai khỏi Nga sau Cách mạng Tháng Mười, những người Bolshevik không cố gắng can thiệp. Nhưng đây là do sự yếu thế của nhà nước Soviet ở thời điểm đó. Chính phủ công nhân đang phải đấu tranh trong một cuộc chiến sinh tử trên nhiều mặt trận. Trotsky đã phải ứng biến để xây dựng Hồng quân từ con số không. Bên trong Phần Lan, một cuộc nội chiến đẫm máu đã nổ ra giữa lực lượng bạch vệ dân tộc tư sản và các công nhân. Nếu những người Bolshevik đã có Hồng quân, họ chắc chắn đã can thiệp để hỗ trợ công nhân Phần Lan chống lại giai cấp tư sản dân tộc phản cách mạng ở Phần Lan. Khi điều đó xảy ra, sự can thiệp là không thể về mặt vật chất vào thời điểm đó, nhưng điều này hoàn toàn không liên quan gì đến "quyền tự quyết", mà, như Lênin đã giải thích hết lần này đến lần khác, chỉ là một phần tương đối nhỏ trong chiến lược chung của cách mạng vô sản thế giới. Cái trước luôn phụ thuộc vào cái sau, giống như bộ phận luôn phụ thuộc vào toàn thể.

 

Năm 1922 trong cuốn sách Dân chủ xã hội và Chiến tranh can thiệp (đôi khi được gọi là Giữa đỏ và Trắng ), Leon Trotsky đã viết như sau:

 

“Sự phát triển kinh tế trong xã hội ngày nay mang tính tập trung mạnh mẽ. Chủ nghĩa tư bản đã thiết lập những nền tảng ban đầu cho một nền kinh tế được điều tiết tốt trên quy mô toàn thế giới. Còn chủ nghĩa đế quốc chỉ là chủ nghĩa tư bản kẻ cướp thể hiện cơn thèm muốn với ngôi vị bá chủ trong nền kinh tế thế giới. Tất cả các đế quốc hùng mạnh đều nhận ra giới hạn chật hẹp của nền kinh tế quốc gia là không đủ, và tất cả bọn họ đều đang kiếm tìm thị trường rộng lớn hơn. Mục tiêu của họ là sự độc quyền trong nền kinh tế thế giới…

 

“Sứ mệnh cơ bản trong kỷ nguyên của chúng ta bao gồm việc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa những hệ thống kinh tế của các khu vực khác nhau trên thế giới và xây dựng nó vì lợi ích của toàn nhân loại, sự phối hợp trong nền sản xuất thế giới, trên cơ sở đó mà sử dụng hiệu quả nhất mọi nguồn lực và tài nguyên. Đây chính là nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội. Rõ ràng là nguyên tắc về quyền tự quyết trong mọi trường hợp không thể thay thế cho xu hướng thống nhất trong xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa. Về mặt này thì quyền tự quyết chỉ giữ, trong suốt quá trình phát triển của lịch sử, vị trí thứ yếu trong trật tự dân chủ nói chung. Tuy nhiên, sự tập trung xã hội chủ nghĩa không thể thay thế cho sự tập trung đế quốc chủ nghĩa mà không có một sự quá độ và sự cần thiết để các dân tộc bị áp bức thoát khỏi xiềng xích của chủ nghĩa tư bản.

 

“Nhiệm vụ và phương pháp của cách mạng vô sản không có bất kỳ phương tiện nào mà trong đó có sự loại bỏ máy móc các đặc tính dân tộc hoặc dẫn tới sự hợp nhất cưỡng bức. Sự can thiệp vào ngôn ngữ, giáo dục, văn học và văn hóa của các dân tộc khác nhau chắc chắn là xa lạ với cách mạng vô sản. Điều đó liên quan đến những thứ khác như sự quan tâm chuyên nghiệp của giới trí thức hay lợi ích ‘dân tộc’ của giai cấp công nhân. Thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội sẽ trao sự tự do hoàn toàn cho mọi nhóm dân tộc tự quyết định tất cả các vấn đề về văn hóa dân tộc, đồng thời đặt nó dưới các nhiệm vụ kinh tế (vì lợi ích chung và được sự đồng ý của người lao động), đòi hỏi một cách xử sự khéo léo và phù hợp với các điều kiện tự nhiên, lịch sử và kỹ thuật không phải bằng bất kỳ cách nào với các nhóm dân tộc. Liên bang Soviet đại diện cho hình thức nhà nước linh hoạt và thích ứng nhất cho việc phối hợp giữa các như cầu dân tộc và kinh tế.

 

“Các chính khách của Quốc tế thứ hai, đồng thanh cùng các bậc thầy của họ từ các văn phòng ngoại giao tư sản, cười một cách mỉa mai trước sự công nhận quyền tự quyết dân tộc của chúng tôi, trong khi chúng tôi giải thích cặn kẽ cho quần chúng về ý nghĩa lịch sử hạn chế của nó, và chúng tôi không bao giờ đặt nó lên trên lợi ích của cách mạng vô sản.”

 

Lênin với chủ nghĩa dân tộc Đại Nga

 

Lênin hiểu biết và yêu thích các truyền thống dân tộc, lịch sử cũng như văn học và văn hóa Nga. Là một người theo chủ nghĩa quốc tế nhưng ông vẫn có một nền tảng vững chắc về đời sống và văn hóa Nga. Tuy nhiên, Lênin không bao giờ đưa ra những nhượng bộ dù nhỏ nhất đối với chủ nghĩa Sô vanh đại Nga, ngược lại trong suốt đời mình ông đã tiến hành một cuộc đấu tranh không khoan nhượng với nó. Dĩ nhiên, thắng lợi của cách mạng vô sản không có nghĩa là sự biến mất ngay lập tức của những định kiến ​​và thói quen lâu đời, hay sự thanh lý truyền thống, mà theo như lời Marx, đè nặng lên ý thức của con người “như dãy Alps”. Không thể thay đổi tâm trí của những người đàn ông và phụ nữ chỉ qua một đêm dẫu bằng cách lật đổ sự cai trị của những kẻ bóc lột và quốc hữu hóa các phương tiện sản xuất. Xã hội vẫn còn mang những vết sẹo và biến dạng từ trật tự cũ, không chỉ trên lưng mà còn trong tâm trí của nó.

 

Việc thiết lập mối quan hệ nhân văn thực sự giữa nam và nữ, giữa các dân tộc bị áp bức và áp bức cần có thời gian, độ dài sẽ được xác định bởi mức độ phát triển của lực lượng sản xuất, sự rút ngắn của ngày làm việc và trình độ văn hóa của quần chúng. Đó chính xác là ý nghĩa của thời kỳ quá độ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Trong trường hợp của Nga, nơi cuộc cách mạng bị cô lập trong điều kiện lạc hậu khủng khiếp nhất, những vấn đề mà chính quyền Soviet phải đối mặt là vô cùng lớn. Điều này có liên quan trực tiếp đến vấn đề dân tộc. Trước thềm Chiến tranh thế giới thứ nhất, Lênin đã viết:

 

“Ngay cả giờ đây và có lẽ còn một thời gian khá dài nữa, nền dân chủ vô sản phải để tâm đến chủ nghĩa dân tộc của nông dân Đại Nga (không phải để nhượng bộ nó mà là để chống lại nó)." (LCW, Quyền tự quyết của các dân tộc, từ tháng 2 tới tháng 5 năm 1914, tập 20, sự nhấn mạnh của chúng tôi.)

 

Và ông tiếp tục:

 

“Hiện trạng mà giai cấp vô sản Nga phải đối mặt với một khó khăn gấp đôi hay nói đúng hơn là một nhiệm vụ 2 mặt, một là chống lại mọi loại chủ nghĩa dân tộc, trên hết là chủ nghĩa dân tộc Đại Nga; công nhận không những quyền bình đẳng cho tất cả các dân tộc nói chung, mà còn bình đẳng về các quyền liên quan đến chủ quyền quốc gia, tức là quyền tự quyết dân tộc. Hai là nghĩa vụ của họ là thúc đẩy một cuộc đấu tranh để chống lại chủ nghĩa dân tộc của mọi dân tộc, dù dưới hình thức nào, để bảo vệ sự thống nhất của cuộc đấu tranh vô sản và các tổ chức vô sản, hợp nhất các tổ chức này thành một hiệp hội quốc tế chặt chẽ bất chấp giai cấp tư sản đấu tranh cho đặc quyền dân tộc.

 

“Quyền bình đẳng trọn vẹn cho mọi dân tộc, quyền tự quyết dân tộc, sự thống nhất của công nhân của tất cả các quốc gia. Đó là chương trình dân tộc mà chủ nghĩa Mác, với kinh nghiệm thế giới nói chung và nước Nga nói riêng, truyền đạt tới người lao động.” ( Cùng nguồn)

 

Lênin luôn thể hiện sự nhạy cảm lớn trong cách ứng xử của mình đối với các dân tộc bên trong nhà nước Soviet. Những người Bolshevik đã đáp ứng tất cả các giao ước của họ đối với các dân tộc bị áp bức trong đế chế Sa hoàng trước đây. Ban đầu, mọi cái tên Nga biến mất khỏi tất cả các tài liệu chính thức. Những người Bolshevik chỉ nói đến “Nhà nước của công nhân”. Sau đó, có một động thái để thành lập Liên bang các nước Cộng hòa Soviet. trong khi chắc chắn ủng hộ một liên đoàn tự nguyện, thứ đã được thành lập ngay sau Cách mạng Tháng Mười, Lênin đã băn khoăn muốn tránh gây ra bất kỳ ấn tượng nào với các dân tộc không phải là người Nga rằng những người Bolshevik chỉ muốn tái lập đế chế Sa hoàng cũ dưới một cái tên mới. Ông kêu gọi sự thận trọng và kiên nhẫn. Tuy nhiên, Stalin, Dân ủy về dân tộc, vì ông ta là một người Gruzia, có những mưu đồ riêng. Có một thực tế rõ ràng là những người từ các dân tộc nhỏ khi vươn lên vị trí lãnh đạo trong chính phủ của một dân tộc áp bức đa số lại có xu hướng trở thành những kẻ theo chủ nghĩa Sô-vanh đại cường thuộc loại tồi tệ nhất. Như Napoleon Bonaparte, mặc dù là một người Corse nhưng đã trở thành kẻ ủng hộ cuồng tín nhất của chủ nghĩa tập trung Pháp.

 

Stalin, tay sai của bộ máy quan liêu, đã trở thành một kẻ theo chủ nghĩa Sô-vanh Đại Nga hung hăng chẳng kém ai, mặc dù trong thực tế ông ấy nói tiếng Nga khá kém và có giọng đặc Gruzia. Năm 1921, bất chấp sự phản đối của Lênin, Stalin đã tổ chức một cuộc xâm lược Gruzia, dù về mặt lý thuyết nó là một quốc gia độc lập. Bị đẩy vào sự đã rồi, Lênin đành phải chấp nhận vị trí này, nhưng ông đặc biệt khuyên nên thận trọng và nhạy cảm khi tiếp xúc với người Gruzia, để tránh bất kỳ dấu hiệu nào như là sự bắt nạt của người Nga. Gruzia ở thời điểm đó là một quốc gia tư sản với chủ yếu là nông dân và tiểu tư sản, được cai trị bởi những người Menshevik. Lênin ủng hộ chính sách hòa giải, với mục đích giành được niềm tin của người Gruzia. Ông rất coi trọng việc duy trì tình huynh đệ giữa các dân tộc, và nhấn mạnh vào tính tự nguyện của bất kỳ liên minh hoặc liên đoàn nào. Ngược lại, Stalin muốn thúc đẩy bằng mọi giá liên minh của Liên đoàn Xã hội Chủ nghĩa Nga (RSFSR) với Liên đoàn Transcaucasian, SSR Ukrainian và SSR Byelorussian. Khi đề xuất dự thảo của Stalin được đệ trình lên Ủy ban Trung ương, Lênin đã dành cho nó sự chỉ trích nghiêm khắc và tự mình đề xuất một giải pháp thay thế khác về nguyên tắc so với dự thảo của Stalin. Lênin nhấn mạnh vào yếu tố bình đẳng và bản chất tự nguyện của liên đoàn, ông viết:

 

“Chúng tôi xác nhận rằng mình chỉ ngang hàng với SSR Ukrainian và những người khác,…và cùng với họ, trên các điều khoản bình đẳng với họ để gia nhập một liên hiệp mới, một liên đoàn mới” ( Lênin,Câu hỏi về chính sách dân tộc và chủ nghĩa quốc tế vô sản, tr. 223.)

 

Trong khi đó, sau lưng người lãnh đạo Đảng, Stalin, được trợ giúp bởi tay sai Ordzhonikidze ( một người Gruzia, giống như ông ta) và Dzerzhinski (một người Ba Lan) đã dàn dựng một cuộc đảo chính ở Gruzia. Họ đã thanh trừng những người Menshevik của Gruzia, chống lại lời khuyên rõ ràng của Lênin và khi các nhà lãnh đạo Bolshevik của Gruzia phản đối, họ đã bị gạt sang bên một cách tàn nhẫn. Stalin và Ordzhonikidze chà đạp lên tất cả những lời chỉ trích. Nói cách khác, họ đã thực hiện một chính sách hoàn toàn trái ngược với những gì Lênin ủng hộ cho Gruzia. Họ bắt nạt những người Bolshevik Gruzia và thậm chí đã đi xa đến mức sử dụng bạo lực thể xác, khi Ordzhonikidze tấn công một trong những người Bolshevik của Gruzia – một hành động mờ ám. Khi Lênin, người đang dần bất lực vì bệnh tật, cuối cùng cũng phát hiện ra và ông đã rất đỗi kinh hoàng, ông đã viết một loạt thư cho các thư ký của mình, tố cáo cách cư xử của Stalin bằng những lời lẽ khắc nghiệt nhất có thể và yêu cầu hình phạt nghiêm khắc nhất đối với Ordzhonikidze.

 

Trong một văn bản được đề ngày 24-5-1922, Lênin đã gán nhãn cho Stalin là “một người trên thực tế thực sự là dân tộc-xã hội chủ nghĩa”, và một kẻ “ức hiếp Đại Nga” tầm thường. (Xem Buranov, Ý chí của Lênin, trang 46). Ông đã viết:

 

“Tôi cũng sợ rằng đồng chí Dzerzhinski, người đã đến Kavkaz để điều tra ‘tội ác’ của những ‘nhà dân tộc xã hội chủ nghĩa’ ở đó, đã tự chứng tỏ mình là một người Nga thực sự trong tâm trí ( một sự nhận thấy phổ biến là những người thuộc các dân tộc khác đã bị Nga hóa tới mức trở thành người Nga trong tâm trí) và sự công chính của toàn bộ ủy ban của ông đã được biểu hiện rõ ràng đầy đủ bởi Ordzhonikidze ‘thô bạo’.” (LCW, Câu hỏi về dân tộc hay ‘tự chủ hóa’, 13 tháng 12 năm 1922, tập 36, trang 606.)

 

Lênin đã đặt trách nhiệm liên đới một cách chắc chắn lên Stalin, ông viết:

 

“Tôi nghĩ rằng sự vội vàng và say đắm của Stalin với chính quyền thuần túy, cùng với sự thù hằn của ông đối với ‘chủ nghĩa dân tộc-xã hội chủ nghĩa’ một cách rõ ràng đã đóng vai trò tai hại ở đây. Trong chính trị, sự hận thù nói chung đóng vai trò đê tiện nhất. " ( Cùng nguồn)

 

Lênin đã liên kết hành vi của Stalin ở Gruzia trực tiếp với vấn đề thoái hóa quan liêu của bộ máy nhà nước Soviet trong điều kiện lạc hậu kinh khủng. Ông đặc biệt lên án sự vội vàng của Stalin khi thúc đẩy thông qua một Liên bang các nước Cộng hòa Soviet, bất chấp ý chí ​​của các dân tộc liên quan, với lý do là sự cần thiết của một “bộ máy nhà nước thống nhất”. Lênin kiên quyết bác bỏ lập luận này, và lý giải nó như là biểu hiện của chủ nghĩa sô vanh Đại Nga thối nát xuất phát từ bộ máy quan liêu, ở một mức độ lớn, Cách mạng đã được thừa hưởng từ chế độ Sa hoàng:

 

“Người ta nói rằng cần có một bộ máy nhà nước thống nhất. Sự đảm bảo đó đến từ đâu? Chẳng phải nó đến từ cùng một bộ máy Nga, như tôi đã chỉ ra trong những phần trước của cuốn nhật ký của mình, chúng ta đã tiếp quản nó từ Sa hoàng và xức qua loa bằng dầu Soviet?

 

“Không có gì phải nghi ngờ rằng biện pháp đó đáng nhẽ phải bị trì hoãn cho tới khi chúng ta có thể nói rằng, chúng tôi cam đoan bộ máy của chúng tôi là của chính chúng tôi. Nhưng giờ đây, với tất cả lương tâm, chúng ta phải thừa nhận điều ngược lại; bộ máy nhà nước mà chúng ta gọi là của chúng tôi trên thực tế vẫn còn khá xa lạ với chúng ta, đó là một mớ hổ lốn của tư sản và Sa hoàng mà trong năm năm qua chúng ta đã không thể thoát khỏi nó bởi không có sự giúp đỡ từ các nước khác và bởi vì chúng ta đã “bận mải” với hầu hết thời gian dành cho nhu cầu quân sự và cuộc chiến chống lại nạn đói.

 

“Một điều khá tự nhiên là trong những trường hợp như vậy, “tự do ly khai khỏi liên bang” mà chúng ta tự huyễn hoặc mình sẽ chỉ là một mẩu giấy vụn, không thể bảo vệ những người không phải là người Nga khỏi sự tấn công của người đàn ông Nga thực sự, những kẻ Sovanh Đại- Nga, những kẻ bất lương và bạo chúa về bản chất, chẳng hạn như giới quan liêu Nga điển hình. Không còn nghi ngờ gì nữa, một tỷ lệ rất nhỏ những người lao động Xô Viết sẽ chết đuối trong cơn thủy triều của đẳng cấp hạ lưu Sovanh Đại Nga như một con ruồi trong dòng sữa.” ( Cùng nguồn, Trang 605, sự nhấn mạnh của chúng tôi.)

 

Sau vụ Gruzia, Lênin đã ném toàn bộ quyền lực của mình đằng sau cuộc đấu tranh để loại bỏ Stalin khỏi chức Tổng Bí thư của đảng mà ông chiếm đóng từ năm 1922, sau cái chết của Sverdlov. Tuy nhiên, nỗi sợ chính của Lênin hơn bao giờ hết là sự chia rẽ công khai trong giới lãnh đạo, dưới hoàn cảnh phổ biến, có thể dẫn đến sự tan rã của đảng dọc theo đường giai cấp. Do đó, ông đã cố gắng để giữ cho cuộc đấu tranh chỉ giới hạn trong giới lãnh đạo, và các ghi chú và tài liệu khác không được công khai. Lênin đã viết thư bí mật cho những người Bolshevik-Leninist ở Gruzia (gửi các bản sao cho Trotsky và Kamenev) chấp nhận chống lại Stalin “bằng cả trái tim mình”. Vì không thể tự mình theo đuổi vụ này, ông đã viết thư cho Trotsky yêu cầu anh ta đảm nhận việc bảo vệ người Gruzia trong Ủy ban Trung ương.

 

Bằng chứng tài liệu về cuộc chiến cuối cùng của Lênin chống lại Stalin và bộ máy quan liêu đã bị Moscow lấp liếm trong nhiều thập kỷ. Các bài viết cuối cùng của Lênin đã bị giấu nhẹm khỏi những thành viên bình thường của Đảng Cộng sản Nga và quốc tế. Lá thư cuối cùng của Lênin gửi tới Đại hội Đảng, bất chấp sự phản đối của vợ ông, đã không được đọc tại Đại hội Đảng và vẫn bị niêm phong cho tới tận năm 1956 khi Khrushchev công khai nó, cùng với một vài tài liệu khác bao gồm các lá thư về Gruzia và vấn đề dân tộc. Do đó mà cuộc đấu tranh của Lênin để bảo vệ các chính sách thực sự của chủ nghĩa Bolshevik và chủ nghĩa quốc tế vô sản đã bị chìm vào quên lãng.

 

‘Chủ nghĩa xã hội trong một nước’

 

Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa Marx không thể dung hợp. Nhưng chủ nghĩa dân tộc là cặp song sinh không thể tách rời của chủ nghĩa Stalin trên mọi điểm. Trung tâm hệ tư tưởng của chủ nghĩa Stalin là cái gọi là lý luận về chủ nghĩa xã hội trong một nước. Quan điểm phản Marxist này không bao giờ có thể được đánh giá cao bởi Marx hay Lênin. Cho tới cuối năm 1924, Stalin vẫn ủng hộ lập trường quốc tế của Lênin. Vào tháng Hai năm đó, trong những nền tảng của chủ nghĩa Lênin, Stalin đã tóm tắt những quan điểm của Lênin về việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, theo đó:

 

“Việc lật đổ quyền lực của giai cấp tư sản và thành lập một chính quyền vô sản ở một quốc gia vẫn chưa đảm bảo thắng lợi hoàn toàn cho chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ chính của chủ nghĩa xã hội – tổ chức sản xuất xã hội chủ nghĩa – phải đặt lên hàng đầu. Liệu có thể thực hiện được nhiệm vụ này, có thể đạt được thắng lợi quyết định cho chủ nghĩa xã hội ở trong một quốc gia, mà không có những nỗ lực chung của giai cấp vô sản ở một số nước tiên tiến? Không, điều này là không thể. Để lật đổ giai cấp tư sản, nỗ lực của một quốc gia đã đủ như lịch sử cách mạng của chúng ta đã chứng minh. Nhưng đối với thắng lợi quyết định cho Chủ nghĩa xã hội, đối với việc tổ chức sản xuất xã hội chủ nghĩa, những nỗ lực của một quốc gia, đặc biệt là ở một nước nông nghiệp như Nga, là không đủ. Đối với điều này, những nỗ lực của vô sản ở một số nước tiên tiến là cần thiết.

 

"Như vậy, trên tổng thể, đó là những điểm đặc trưng trong lý luận của Lênin về cách mạng vô sản ."

 

Đây chính xác là “những điểm đặc trưng trong lý luận của Lênin về cách mạng vô sản” không có gì phải bàn cãi cho đến đầu năm 1924. Chúng đã được lặp đi lặp lại nhiều lần trong hàng trăm bài diễn văn, bài báo và tài liệu của Lênin kể từ năm 1905. Tuy nhiên tới cuối năm 1924, cuốn sách của Stalin đã được sửa đổi, và điều ngược lại đã đặt hoàn toàn đúng chỗ của nó. Đến tháng 11 năm 1926, Stalin đã có thể khẳng định điều hoàn toàn ngược lại : “Đảng luôn lấy điểm khởi đầu là ý tưởng về thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trong một nước, và nhiệm vụ đó có thể được thực hiện với lực lượng của một nước”.

 

Những dòng này đánh dấu một sự phá vỡ toàn diện với chính sách về chủ nghĩa quốc tế vô sản của Lênin. Stalin không bao giờ có thể thể hiện bản thân theo cách này khi mà Lênin vẫn còn sống. Ban đầu, “lý luận” về chủ nghĩa xã hội trong một nước đã phản ánh tâm trạng của đẳng cấp quan liêu đang lên, những kẻ may mắn ra khỏi cách mạng tháng Mười và giờ đây muốn kêu gào chấm dứt thời kỳ bão tố và căng thẳng của cách mạng. Đó là biểu hiện lý luận của bọn tiểu tư sản phản động chống lại tháng Mười. Dưới ngọn cờ của Chủ nghĩa xã hội trong một nước, bộ máy quan liêu Stalinist đã tiến hành cuộc nội chiến một chiều chống lại chủ nghĩa Bolshevik, kết thúc trong sự hủy diệt về chất với Đảng Leninist và tạo ra một chế độ toàn trị quái dị.

 

Chế độ được dựng lên trên đống xương tàn của Đảng Bolshevik cuối cùng đã phá hủy mọi di sản của Cách mạng Tháng Mười. Nhưng điều này không rõ ràng ngay lập tức. Sau Cách mạng Nga, Quốc tế Cộng sản một lần nữa bảo vệ một vị trí chính xác cho vấn đề dân tộc. Nhưng cùng với sự phát triển của chủ nghĩa Stalin và sự suy thoái của Quốc tế thứ ba, tất cả các ý tưởng cơ bản đã bị đánh mất. Hầu hết các nhà lãnh đạo của các Đảng Cộng sản nước ngoài mù quáng theo sự chỉ đạo từ Moscow trong khi những người cố gắng duy trì một vị trí độc lập đã bị trục xuất. Quốc tế cộng sản đã được chuyển đổi từ một phương tiện cho cuộc cách mạng vô sản thế giới thành một công cụ thụ động trong chính sách đối ngoại của Stalin. Khi nó không còn phù hợp với ông ta, Stalin đã giải tán nó vào năm 1943, thậm chí không thèm kêu gọi một đại hội trước đó.

 

Chỉ có một người đã tiên liệu trước được lý luận về Chủ nghĩa xã hội trong một nước chắc chắn sẽ dẫn tới đâu. Ngay từ năm 1928, Leon Trotsky đã cảnh báo rằng nếu lý luận này được Quốc tế cộng sản áp dụng, chắc chắn nó sẽ là khởi đầu cho một quá trình mà sẽ kết thúc trong sự suy thoái cải lương – dân tộc với mọi Đảng Cộng sản trên thế giới, dù có nắm quyền lực hay không. Ba thế hệ sau, Liên Xô và Quốc tế Cộng sản chỉ còn là tàn tích, và các Đảng Cộng sản ở khắp mọi nơi từ lâu đã chẳng còn chút ra vẻ nào là ủng hộ một chính sách chân chính của Lênin.

 

Trotsky với vấn đề Ukraine

 

Đối với Trotsky, đối với Lênin, câu hỏi rằng liệu có nên ủng hộ nhu cầu về quyền tự quyết hay không là một câu hỏi cụ thể, câu trả lời được xác định hoàn toàn bởi lợi ích của giai cấp vô sản và cách mạng thế giới. Một ví dụ điển hình về phương pháp của Trotsky là thái độ của ông đối với Ukraine trong những năm 1930. Hành vi quái dị của bộ máy quan liêu Stalin đối với Ukraine đã làm tổn hại nghiêm trọng tới tình đoàn kết giữa Nga và Ukraine được thiết lập bởi Cách mạng Tháng Mười.

Giống như Gruzia, Ukraine là một quốc gia nông nghiệp chủ yếu với nông dân áp đảo trong dân số. Là một quốc gia rộng lớn, với quy mô và dân số tương đương với Pháp, Ukraine chiếm một tầm quan trọng chiến lược đối với những người Bolshevik. Thành công của cuộc cách mạng ở Ukraine là rất quan trọng cho việc mở rộng cuộc cách mạng sang Ba Lan, Balkan và quan trọng nhất là Đức. Vào tháng 1 năm 1919, Christian Rakovsky, người đứng đầu Dân ủy nước Cộng hòa Xô viết Ukraine đã tuyên bố rằng:

 

“Ukraine thực sự là nút chiến lược của chủ nghĩa xã hội. Tạo nên một Ukraine cách mạng đồng nghĩa là sự kích hoạt cho cách mạng ở Balkan và cho giai cấp vô sản Đức khả năng chống lại nạn đói và chủ nghĩa đế quốc thế giới. Cuộc cách mạng Ukraine là yếu tố quyết định trong cuộc cách mạng thế giới. "(Christian Rakovsky, Tuyển tập, trang 24.)

 

Quyền lực Soviet được thiết lập ở Ukraine với một vài khó khăn. Chỉ một phần nhỏ là kết quả của sự can thiệp từ nước ngoài. Khó khăn chính là sự chiếm ưu thế áp đảo của giai cấp nông dân. Điều này đã trở nên trầm trọng hơn bởi vấn đề dân tộc. Mặc dù về ngôn ngữ tiếng Ukraina khá gần gũi với tiếng Nga và hai dân tộc đã chia sẻ một lịch sử chung trong nhiều thế kỷ ( Kiev ban đầu là thủ đô của nước Nga cổ, Rus Kiev), tuy nhiên người Ukraine đã tạo thành một dân tộc riêng với ngôn ngữ, văn hóa và bản sắc dân tộc riêng của họ, thực tế này không phải lúc nào cũng được công nhận bởi những người Đại Nga, những người có truyền thống gọi người Ukraine là “người Nga nhỏ”.

 

Sự chia rẽ dân tộc ở Ukraine trùng khớp khá nhiều với sự phân chia giai cấp trong xã hội Ukraine. Trong khi 80% dân số là nông dân nói tiếng Ukraina thì phần lớn dân số thành thị là người Nga. Do đó, những người Bolshevik có một căn cứ vững chắc ở các thành thị, nhưng lại vô cùng yếu ở nông thôn. Giải quyết vấn đề này như thế nào có can hệ rất lớn tới số phận của cách mạng Ukraine. Điểm yếu của những người Bolshevik là họ xuất hiện như một đảng “Nga và Do Thái”. Tuy nhiên, khi cuộc cách mạng diễn ra ở Ukraine, những khác biệt về giai tầng trong giai cấp nông dân chắc chắn đã hé lộ và được phản ánh trong sự chia rẽ trong các tổ chức dân tộc truyền thống cũ của Ukraine. Sự phát triển quan trọng nhất là xu hướng cánh tả của Borot'bists, những người thực sự giống như là các nhà cách mạng xã hội cánh tả của Nga. Trong cuộc nội chiến, người Borot'bists đã hợp lực với những người Bolshevik để chiến đấu chống lại Bạch vệ ( của Petlyura). Bất chấp sự hoài nghi từ những người Bolshevik Ukraine, Lênin vẫn nhất quyết yêu cầu họ thống nhất với Borot'bists. Sau nhiều khó khăn, những người Borot'bist cuối cùng đã hợp nhất vào Đảng Cộng sản và nhờ đó mà lần đầu tiên trao cho đảng một căn cứ quần chúng trong giai cấp nông dân Ukraine. Điều này có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc cách mạng ở Ukraine.

 

Đúng là sau đó có nhiều vấn đề với sự chệch hướng sang “chủ nghĩa dân tộc” trong đảng Ukraine. Nhưng những điều này đã được khắc phục bằng sự kiên nhẫn và khéo léo điều luôn được thể hiện trong chính sách của Lenin và Trotsky đối với vấn đề dân tộc. Tuy nhiên, sự nổi lên của Stalin và sự suy thoái quan liêu của nhà nước Soviet đã làm trầm trọng thêm chiều hướng bất mãn ở Ukraine. Tại Đại hội Đảng lần thứ 12 năm 1923, Rakovsky đã dẫn đầu cuộc đấu tranh chống lại xu hướng ngày càng tăng của quan liêu và chủ nghĩa sô vanh Đại Nga. Trong một bài phát biểu dũng cảm tại đại hội, Rakovsky đã xác định rõ ràng gốc rễ của vấn đề theo cách nói gần giống với chính Lênin:

 

“Stalin chỉ mới ở ngưỡng của sự giải thích”.

 

Ông tuyên bố:

 

“Có một lời giải thích thứ hai, quan trọng hơn, cụ thể là sự khác biệt cơ bản giữa đảng của chúng ta, chương trình của chúng ta ở một mặt và bộ máy nhà nước của chúng ta ở mặt kia. Đây là vấn đề trung tâm và quan trọng.”( Cùng nguồn, Tr. 33.)

 

Và ông tiếp tục:

 

“Chính quyền trung ương của chúng ta bắt đầu xem xét chính quyền của cả nước từ góc độ thuận tiện. Đương nhiên, thật mệt mỏi khi quản lý một lúc hai mươi nước cộng hòa, và sẽ thuận tiện như thế nào nếu toàn bộ nó được thống nhất. Từ quan điểm quan liêu, điều này sẽ đơn giản hơn, dễ dàng hơn, dễ chịu hơn.” ( Cùng nguồn.)

 

Sự tập trung quyền lực trong tay của một tầng lớp quý tộc mới với đặc quyền có ảnh hưởng tai hại đối với vấn đề dân tộc ở Liên Xô. Chuyến phiêu lưu của giới quan liêu bằng cưỡng bức tập thể đã gây ra hậu quả tàn khốc trên khắp Liên Xô và hơn hết là ở Ukraine. Các cuộc thanh trừng của Stalin bắt đầu ở Ukraine sớm hơn so với các nơi khác vì quy mô chống đối với sự điên rồ này đã thúc đẩy hàng loạt nông dân Ukraine vào thế đối lập. Điều này đến lượt nó được phản ánh trong sự chống đối từ hàng ngũ của Đảng Cộng sản Ukraine. Giữa năm 1933 và 1936, Đảng Ukraine đã bị Stalin tàn sát. Chỉ trong một năm 1933, hơn một nửa số bí thư khu vực đã bị thanh trừng. Nhiều trong số những người bị thanh trừng còn là những người ủng hộ Stalin, như Skrypnyk, cựu Bolshevik và lãnh đạo nổi tiếng của Đảng Ukraine, đã tự sát vào năm 1933 để phản đối cuộc thanh trừng. Đây chỉ là đòn đầu tiên. Năm 1938, ở đỉnh cao của cuộc thanh trừng Moscow, gần một nửa số bí thư của các tổ chức Đảng đã bị thanh trừng một lần nữa. Đây là một cảnh báo rằng chỉ có sự phục tùng hoàn toàn đối với bộ máy quan liêu ở Moscow mới được khoan dung.

 

Trotsky đang lưu vong ở nước ngoài đã theo dõi những sự kiện này với sự báo động ngày càng tăng. Ông lưu ý rằng các cuộc thanh trừng đã tấn công Ukraine mạnh hơn bất kỳ nước Cộng hòa nào khác và kết luận các biện pháp áp bức của Quan liêu Nga sẽ tạo ra một căng thẳng không thể hòa giải trong mối quan hệ giữa Ukraine và phần còn lại của Liên Xô. Nguy cơ hồi sinh của chủ nghĩa dân tộc tư sản phản cách mạng hiện ra rõ ràng đối với ông. Trong những hoàn cảnh nhất định, một xu hướng như vậy có thể có được tiếng vang mạnh mẽ trong giai cấp nông dân. Trotsky đã cảnh báo thế giới về tính tất yếu của một cuộc chiến tranh thế giới mới, trong đó Hitler sẽ cố gắng chinh phục Liên Xô. Trong những trường hợp này, vấn đề của Ukraine có tầm quan trọng nóng hổi với tương lai của thế giới.

 

Chính trong những điều kiện cụ thể đó, Trotsky đã nâng cao khẩu hiệu của một nhà nước xã hội chủ nghĩa Soviet Ukraine độc lập. Ý định của ông khá rõ ràng: Lấy đi chỗ đứng chân của những người theo chủ nghĩa dân tộc tư sản Ukraine, những kẻ đang cố gắng tách Ukraine khỏi Liên Xô trên cơ sở phản động, điều chắc chắn có ý nghĩa là trao Ukraine, với tiềm năng công nghiệp và nông nghiệp khổng lồ của nó, vào tay Hitler. Trotsky hiểu rằng một cuộc cách mạng chính trị ở Ukraine chắc chắn sẽ diễn ra tuần tự dọc theo vấn đề dân tộc. Và ông hiểu rằng các vấn đề đã đi quá xa để ngăn Ukraine tách khỏi một liên minh bắt buộc mà giờ đây trong tâm trí của quần chúng nó gắn liền với bạo lực, đau khổ và sự sỉ nhục dân tộc.

 

Một cuộc cách mạng thành công ở Ukraine sẽ có tác động to lớn ở Nga và ở các quốc gia láng giềng, trên hết là miền Tây Ukraine, vốn đang héo mòn dưới gót sắt của chế độ độc tài Bonapartist của Pilsudski ở Ba Lan. Sự thống nhất của Ukraine trên cơ sở Soviet xã hội chủ nghĩa độc lập sẽ dẫn đến sự sụp đổ của Pilsudski và sự khởi đầu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Ba Lan. Điều này đến lượt nó sẽ khuyến khích giai cấp công nhân Đức quay lưng lại với Hitler. Như năm 1919, Ukraine vì thế là “chìa khóa của cách mạng thế giới”. Nếu giai cấp công nhân Ukraine lên nắm quyền, ngay cả khi điều đó dẫn đến sự tách rời khỏi Nga, cánh cửa vẫn sẽ được mở cho một liên đoàn với Nga sau này. Tuy nhiên, mọi thứ đã diễn ra khác với những gì Trotsky mong đợi.

 

Khi Stalin năm 1939 ký Hiệp ước khét tiếng với Hitler và phái Hồng quân đến chiếm một phần của Ba Lan, bao gồm cả Tây Ukraine, Trotsky cảnh báo rằng Hitler chắc chắn sẽ phá vỡ thỏa thuận và tấn công Liên Xô. Trong tình huống này, sự bất mãn dân tộc ở Ukraine sẽ gây ra mối hiểm họa chết người đối với Liên Xô:

 

“Chính sách của Hitler là như sau: thiết lập một trật tự nhất định cho các cuộc chinh phạt của ông ta, lần lượt với từng người và tạo ra sau mỗi cuộc chinh phục một hệ thống 'tình bạn' mới. Ở giai đoạn hiện tại, Hitler thừa nhận Đại Ukraine cho bạn mình là Stalin như một điều khoản tạm thời. Trong giai đoạn tiếp theo, ông ấy sẽ đặt ra câu hỏi rằng ai là chủ sở hữu của Ukraine này: Stalin hay ông ta, Hitler.” (Trotsky, Các bài viết, 1939-40, trang 90.)

 

Ông cảnh báo rằng sự áp bức dân tộc ở Ukraine bởi Bộ máy quan liêu Đại Nga của Stalin sẽ đẩy người Ukraine vào vòng tay của Hitler. Chính vì lý do này, và trong một bối cảnh lịch sử cụ thể, Trotsky đã đưa ra khẩu hiệu của một nước Ukraine độc ​​lập, như một biện pháp để chống lại chủ nghĩa dân tộc tư sản Ukraine phản động và chinh phục các công nhân và nông dân Ukraine với ý tưởng về chính quyền Soviet. Trước thềm chiến tranh thế giới thứ hai, ông đã viết:

 

“Xu hướng thân Đức trong một bộ phận dư luận của ​​Ukraine giờ đây sẽ bộc lộ đồng thời cả tính phản động và chủ nghĩa không tưởng của nó. Chỉ còn lại xu hướng cách mạng. Chiến tranh sẽ làm gia tăng với một nhịp độ mạnh liệt cho quá trình phát triển. Để không trở nên bị động thì cần phải có lập trường kịp thời và rõ ràng về vấn đề của người Ukraine.” (Trotsky, Các bài viết, 1939-40, trang 86.)

 

Năm 1941, đúng một năm sau khi Trotsky bị ám sát bởi đặc vụ của Stalin, Hitler đã xâm chiếm Liên Xô, như những gì Trotsky đã dự đoán. Và như ông đã lo sợ, nhiều người Ukraine, đặc biệt là nông dân, ban đầu tìm đến Đức với một mức độ hy vọng, hoặc ít nhất là sự cam chịu. Nhưng điều này đã sớm thay đổi do các chính sách phân biệt chủng tộc đáng kinh tởm của Đức quốc xã, với sự điên rồ của ý tưởng về “các chủng tộc thấp kém”. Nếu Liên Xô bị quân đội Mỹ xâm chiếm bằng hàng hóa giá rẻ trong chuyến tàu chở hành lý của mình thì kết quả có thể sẽ khác. Nhưng quân đội của Hitler không đến với hàng hóa giá rẻ mà là phòng khí gas. Kết quả là, đông đảo dân chúng, không chỉ ở Ukraine mà khắp Liên Xô đã tập hợp lại để chiến đấu chống lại quân xâm lược Đức Quốc xã. Cuối cùng, số lượng cộng tác viên là tương đối ít, ngay cả ở Ukraine. Bất chấp mọi tội ác của chủ nghĩa Stalin, họ đã coi đó còn là tội ác nhỏ hơn.

 

Điều quan trọng là phải thấy rằng Trotsky đã xem Ukraine là một trường hợp đặc biệt. Ông đã tạm thời nâng cao khẩu hiệu của một "Ukraine độc ​​lập" vì những lý do đặc biệt. Ông không bao giờ nâng cao khẩu hiệu tương tự cho bất kỳ Cộng hòa Liên Xô nào khác. Hơn nữa, khẩu hiệu này không còn được áp dụng cho Ukraine. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Ukraine cùng với tất cả các nước Cộng hòa cũ trước đây đã giành được độc lập. Nhưng sau mười năm kinh nghiệm về các phước lành của độc lập cũng như chủ nghĩa tư bản, quần chúng Ukraine giờ đây chẳng còn tha thiết nữa. Họ đã rút ra kết luận từ sự sụp đổ đáng sợ cả về kinh tế và văn hóa xuất phát từ việc này. Bây giờ có một tâm trạng mạnh mẽ và đang phát triển ủng hộ việc trở lại Liên Xô. Tất nhiên, người Ukraine muốn có quyền dân chủ, bao gồm quyền tự chủ để điều hành công việc của họ và tôn trọng những khát vọng, ngôn ngữ và văn hóa dân tộc của họ. Họ muốn được đối xử bình đẳng chứ không phải là “Người Nga nhỏ” hạng hai. Nói cách khác, họ muốn có một Liên đoàn xã hội chủ nghĩa chân chính, dựa trên các nguyên tắc của Lênin. Đó cũng là chương trình của chúng tôi. Để tiến lên, trong những hoàn cảnh cụ thể này, khẩu hiệu cũ về một "Ukraine độc ​​lập" sẽ là vô lý. Nó sẽ khiến chúng ta lạc hậu hơn cả những người Ukraine bình thường, những người hiểu rằng độc lập không phải là giải pháp.

 

Thậm chí còn ngu ngốc hơn nữa nếu nỗ lực áp dụng khẩu hiệu cũ của Trotsky theo cách máy móc cho Kosovo, như một giáo phái đã cố gắng thực hiện. Khi tình cờ thấy một cụm từ trong các tác phẩm của Trotsky từ những năm 1930, họ đã lặp lại nó như những con vẹt, mà không hiểu một chút về lý do tại sao Trotsky đưa khẩu hiệu này lên hay ý nghĩa của nó. Phương pháp biện chứng, được cả Lenin và Trotsky sử dụng, đặt ra từ đề xuất cơ bản rằng “sự thật luôn luôn cụ thể”. Chúng tôi đã giải thích lý do cụ thể tại sao Trotsky trong trường hợp cụ thể này (và chỉ trong trường hợp này mà thôi) tạm thời nâng cao một khẩu hiệu cụ thể. Nhưng trường hợp của Kosovo, sau hơn nửa thế kỷ, hoàn toàn không liên quan đến nó.

 

Chúng tôi sẽ giải thích ở nơi khác về thái độ của chúng tôi đối với vấn đề Kosovo (chúng tôi đã giải thích nó nhiều lần trước đây). Sự giải thể của Nam Tư, giống như việc giải thể Liên Xô là một sự phát triển hoàn toàn phản động, mà chúng ta không thể ủng hộ. Và như mọi khi ở Balkan, đằng sau mỗi phong trào dân tộc luôn có một cường quốc hoặc một thế lực nào đó giật dây. Đối với các cường quốc, các quốc gia nhỏ chỉ là một quân bài để tùy nghi sử dụng và loại bỏ nếu cần. Yếu tố quyết định trong phương trình là sự bàn tay của chủ nghĩa đế quốc Mỹ, che đậy dưới lá cờ NATO. KLA là một phong trào hoàn toàn phản động, trong trường hợp này, đóng vai trò là đại lý tại chỗ của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Trong hoàn cảnh nhất định, khi chúng tôi lặp đi lặp lại không mệt mỏi ngay từ đầu, cuộc chiến ở Kosovo, dưới ngọn cờ của “sự tự quyết” cho Kosovo, chỉ có thể kết thúc bằng việc thiết lập một chính quyền bảo hộ bởi Mỹ ở Kosovo. Và đó thực sự là những gì đã xảy ra. Nếu vẫn còn bất kỳ ai mù quáng đến mức không thể nào nhìn ra được điều này, chúng tôi cảm thấy tiếc cho họ.

 

Điều này có liên quan gì đến quyền tự quyết, chúng tôi muốn biết? Bằng cách nào mà sự ghê tởm này sẽ hỗ trợ cho sự nghiệp của giai cấp công nhân và chủ nghĩa xã hội? KLA, một tổ chức chủ yếu hình thành từ các băng đảng, liên quan tới buôn lậu ma túy, bảo kê và tàn sát có hệ thống người Serb, người Digan và các dân tộc thiểu số khác, đang cố gắng tự mình nắm quyền để hy vọng kiếm được lợi lộc từ độc lập sau này. Nhưng điều này là không thể, một Kosovo độc lập đồng nghĩa với chiến tranh lan rộng ở Balkan, không chỉ liên đới tới Nam Tư, mà cả Albani, Macedonia, Hy Lạp, Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ. Vì lý do đó, đế quốc Mỹ chống lại nó. Nhưng, như người ta vẫn nói, “những kẻ ngốc bước vội vã tới chính nơi mà các thiên thần vừa rời đi trong sợ hãi”. Có vấn đề gì nếu điều này dẫn đến cuộc chiến toàn diện ở Balkan? các giáo phái hét lên. Tất cả vấn đề là Kosovo phải độc lập! Sự điên rồ như vậy đã đủ tồi tệ. Nhưng sau đó, các giáo phái khác, những người vẫn còn điên rồ hơn một chút, thêm vào một bước ngoặt mới và độc đáo không ai bằng: “Độc lập, vâng, nhưng đó phải là Soviet và xã hội chủ nghĩa!”

 

Thật đáng tiếc khi các bài viết của những nhà thông thái này không có sẵn cho bộ tổng tham mưu của NATO, những người không nghi ngờ gì là cần một chút giải trí nhẹ nhàng để giết thời gian. Nó sẽ khiến các tướng lĩnh Mỹ cười không ngậm được miệng bởi KLA sẽ là con số không nếu không có quân đội Hoa Kỳ đứng sau. Trên thực tế, nó chỉ là lính trợ chiến cho quân đội Hoa Kỳ, và như vậy, nó chẳng độc lập tý nào. Chỉ trên lưng của quân đội Hoa Kỳ, KLA "anh hùng" mới quay trở lại được Kosovo. Và chỉ có sự chấp nhận của Hoa Kỳ thì nó mới được phép tồn tại. Nếu – giả sử như là – KLA trở nên vô dụng, nó sẽ sớm bị xử lý. Thực tế của tình hình là chủ nghĩa đế quốc hiện đang trực tiếp cai trị ở Kosovo, và điều đó sẽ tồn tại trong một thời gian dài bởi vì họ không thể dễ dàng rút lui. Đó là thực tế cụ thể ở Kosovo. Đó là "quyền tự quyết" được mang tới bởi bom Mỹ, mong chờ vào bất cứ điều gì khác biệt chỉ là sự ngu ngốc. Tuy nhiên, có những người tự xưng là Marxist đã ủng hộ hành động này, thậm chí, yêu cầu nó. Một trong những quý ông này (một “nhà lý luận marxist”, như người ấy tự nhận) thực sự đã viết cho Robin Cook, Bộ trưởng Ngoại giao Anh, yêu cầu NATO ném bom Nam Tư. Vâng, tất cả họ đều ủng hộ “quyền tự quyết”“độc lập” và thậm chí là “Kosovo xã hội chủ nghĩa độc lập”. Nhưng giờ đây, khi thực tế cụ thể mà họ phải đối mặt là một tay sai đế quốc mới ở giữa Balkan và cảnh tượng khủng khiếp của một dân tộc bị áp bức trước đây nay lại đàn áp và giết hại các dân tộc khác, họ biết nói gì đây?

 

Vấn đề dân tộc chính là một cái bẫy cho những người không chịu suy xét tới cùng. Trừ khi bạn có một vị trí giai cấp vững chắc, bạn sẽ luôn chỉ là thay một áp bức này bằng một áp bức khác. Kosovo là một ví dụ cho điều này.

 

Vấn đề dân tộc và chủ nghĩa Stalin

 

Lênin đã giải thích rằng vấn đề dân tộc, ở dưới nó, là một vấn đề về bánh mì. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Liên Xô đã có thể thực hiện được nhờ nền kinh tế kế hoạch được quốc hữu hóa, biểu thị bằng sự gia tăng mạnh mẽ về mức sống và trình độ văn hóa của tất cả các dân tộc ở Liên Xô. Sự cải thiện lớn nhất đã đạt được ở các nước cộng hòa lạc hậu nhất ở vùng Kavkaz và Trung Á. Từ năm 1917 đến 1956, tổng sản xuất công nghiệp của Liên Xô đã tăng hơn 30 lần. Nhưng ở Kazakhstan thậm chí tăng 37 lần, Kirghizia ( Kyrgyzstan ngày nay) là 42 lần và Armenia là 45 lần. Sự tăng trưởng tương tự đã được ghi nhận ở Uzbekistan, Tadzhikistan, v.v. Tuy nhiên, bất chấp những thành tựu ấn tượng này, áp bức dân tộc vẫn tồn tại ở Liên Xô. Niềm kiêu hãnh của bộ máy quan liêu là không có cơ sở. Sau đây là điển hình:

 

"Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết, một loại nhà nước đa quốc gia chưa từng có trong lịch sử, được thành lập dựa trên các nguyên tắc của tình huynh đệ và sự tin tưởng lẫn nhau. Nó có các quốc gia xã hội chủ nghĩa (?) – Nga, Ukraine, Gruzia, Uzbeks và những quốc gia khác. Đây là những quốc gia thuộc kiểu mới (?) không có sự tương tự trong lịch sử. Chúng là những quốc gia của những người lao động không có sự áp bức và bóc lột nào. Chúng được liên kết với nhau bằng sự thống nhất về đạo đức và chính trị và bởi tình bạn chân chính của các dân tộc để xây dựng lên một xã hội mới. Các quốc gia này có một cấu trúc chính trị và đạo đức mới được thể hiện trong một nền văn hóa chung, xã hội chủ nghĩa trong nội dung và quốc gia về hình thức. Họ đã được Đảng Cộng sản giáo dục theo tinh thần yêu nước của Liên Xô, tình hữu nghị giữa các dân tộc và tôn trọng quyền của các dân tộc khác, thứ tinh thần của chủ nghĩa quốc tế. "(Giới thiệu về Lênin với câu hỏi về chính sách dân tộc và chủ nghĩa quốc tế vô sản , tr. 11.)

 

Những huyền thoại bọc đường của bộ máy quan liêu trình bày mối quan hệ giữa các dân tộc Liên Xô trong một ánh sáng lý tưởng hóa mà ít liên quan gì với thực tế. Đây không phải là nơi để phân tích chi tiết sự phát triển của Liên Xô sau cái chết của Lênin. Chúng tôi xin giới thiệu tới người đọc một cuốn sách của Ted Grant Từ Cách mạng đến Phản cách mạng, trong đó vấn đề dân tộc ở Liên Xô đã được phân tích sâu sắc. Chỉ cần nói rằng chủ nghĩa Sô vanh quái dị của Stalin và bộ máy quan liêu đã làm suy yếu sự đoàn kết tồn tại giữa các dân tộc khác nhau trong Liên Xô, và do đó đã mở đường cho sự tan rã của nó, điều gây tổn hại đến tất cả mọi người. Chẳng thể giải thích được tốc độ sụp đổ của Liên Xô nếu cứ chấp nhận lời tuyên truyền của Stalin rằng mọi thứ đều hoàn hảo. Sự thật rất khác.

 

Dưới thời Stalin, các dân tộc thiểu số ở Liên Xô đã phải chịu những hành động tội ác nhất. Những cuộc thanh trừng được bắt đầu từ năm 1922 bởi Stalin đã hoàn thành công việc của mình, thanh lý những gì còn sót lại của Đảng Bolshevik. Khoảng giữa năm 1937, một cuộc tấn công toàn diện đã được phát động để chống lại các Đảng Cộng sản ở mọi nước Cộng hòa. Một số nhà lãnh đạo của các Đảng quốc gia đã được đưa vào phiên tòa xét xử khét tiếng của Bukharin vào tháng 3 năm 1938. Các nhà lãnh đạo thường bị kết tội là "tư sản dân tộc chủ nghĩa" và bị xử tử. Tiếp theo sau là các vụ bắt giữ và trục xuất hàng loạt. Con số chính xác các nạn nhân của Cuộc thanh trừng của Stalin có thể sẽ không bao giờ được biết đến, nhưng chắc chắn phải vào hàng triệu. Những gì mà nhân dân Ukraine, Armenia và Gruzia đã phải chịu thì nhân dân Nga cũng phải chịu đựng không ít hơn. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Stalin đã được tóm gọn trong một bài phát biểu của ông ta in trên tờ Pravda vào ngày 25 tháng 5 năm 1945, trong đó ông tuyên bố rằng người dân Nga là “dân tộc nổi bật nhất trong tất cả các dân tộc của Liên Xô" và là “lực lượng đưa đường chỉ lối” cho Liên Xô. Theo ngụ ý này, tất cả các dân tộc khác chỉ là hạng hai và phải chấp nhận “sự chỉ đạo” từ Moscow. Một quan niệm như vậy đã vi phạm hoàn toàn tinh thần của chính sách Lênin về vấn đề dân tộc.

 

Tội ác khủng khiếp nhất mà Stalin đã gây ra là sự trục xuất hàng loạt các dân tộc được thực hiện trong Thế chiến thứ hai. Trong quá trình Chiến tranh, không dưới bảy dân tộc đã bị trục xuất đến Siberia và Trung Á trong điều kiện vô nhân đạo nhất. Đây là số phận của người Tatar ở Crimea, người German ở Volga, người Kalmyks, Karachay, Balkar, Ingush và Chechens. NKVD, cảnh sát bí mật của Stalin, đã vây bắt tất cả mọi người, từ đàn ông tới phụ nữ, từ trẻ em tới người già yếu, Cộng sản cũng như đoàn viên công đoàn, nhồi nhét họ lên những xe tải chở gia súc với bất kỳ thứ tài sản nào họ có thể mang theo. Một số lượng lớn đã chết trên đường đi, vì lạnh, đói rét hoặc kiệt sức. Những người lính đã chiến đấu ở mặt trận, ngay cả những người được vinh danh vì sự dũng cảm, cũng bị bắt và trục xuất. Những nỗi cay đắng được tạo nên bởi hành động tàn ác và sự độc đoán này, của sự áp bức dân tộc dã man vẫn còn để lại những di sản cho tới ngày hôm nay. Nó được thể hiện trong sự tan vỡ của Liên Xô và cơn ác mộng ở Chechnya.

 

Nỗ lực Nga hóa các dân tộc không phải là người Nga được thể hiện qua thành phần các cơ quan lãnh đạo trong các đảng “Cộng sản” của các nước Cộng hòa. Năm 1952, chỉ khoảng một nửa số quan chức hàng đầu ở các nước Cộng hòa Trung Á và Baltic có quốc tịch địa phương. Ở những nơi khác, tỷ lệ thậm chí còn thấp hơn. Ví dụ, trong Đảng Moldova chỉ có 24,7% là người Moldova, trong khi chỉ có 38% tân binh của Đảng Tadjik năm 1948 được cho là người Tadjik.

 

Một trong những điều ghê tởm nhất của chủ nghĩa Stalin là chủ nghĩa bài Do Thái. Đảng Bolshevik đã luôn chiến đấu chống lại chủ nghĩa bài Do Thái. Do đó, người Do Thái coi Cách mạng Tháng Mười là sự cứu rỗi cho họ. Những người Bolshevik đã cho người Do Thái hoàn toàn tự do và quyền bình đẳng. Ngôn ngữ và văn hóa của họ đã được khuyến khích. Họ thậm chí còn thiết lập một nước cộng hòa tự trị, để những người Do Thái muốn có một quê hương riêng sẽ có nó. Nhưng dưới thời Stalin, tất cả sự ghê tởm của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cũ đã hồi sinh. Người Do Thái một lần nữa trở thành vật tế thần. Ngay trong những năm 1920, Stalin đã chuẩn bị sử dụng chủ nghĩa bài Do Thái để chống lại Trotsky. Kể từ khi người Do Thái trở thành một phần lớn trong những người Bolshevik cũ, họ đã phải chịu đựng hơn hẳn trong các cuộc thanh trừng. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đã có một chiến dịch chống Do Thái, được ngụy trang dưới những chiếc lá vả mỏng manh như “Zionists” hoặc “những kẻ không gốc rễ” – Từ khóa đơn thuần thay thế cho “Người Do Thái”. Vụ “ m mưu của các bác sĩ” khét tiếng, trong đó một số bác sĩ của Kremlin bị buộc tội cố gắng đầu độc Stalin là tín hiệu cho một chiến dịch chống Do Thái rõ ràng vì các bác sĩ có liên quan là người Do Thái. Sau khi thành lập nhà nước Israel năm 1948 (ban đầu được Moscow ủng hộ), văn hóa Do Thái, cho đến giờ vẫn được dung thứ, đã bị đàn áp nghiêm trọng. Tất cả các ấn phẩm Yiddish đã bị cấm, cũng như nhà hát Yiddish. Năm 1952, một năm trước khi Stalin chết, hầu như tất cả các nhà lãnh đạo văn hóa người Do Thái đều bị bắn, và một số lượng lớn người Do Thái bị bắt. Chỉ có cái chết của Stalin mới ngăn chặn một cuộc thanh trừng mới diễn ra. Thậm chí tới ngày nay, một phần của chủ nghĩa bài Do Thái vẫn có mặt trong cái gọi là “Đảng Cộng sản” của Zyuganov. Điều này, bản thân nó đã đủ để chứng minh cho vực thẳm ngăn cách giữa chủ nghĩa Stalin (và chủ nghĩa tân Stalin) với chủ nghĩa Lênin chân chính.

 

Bây giờ, cuối cùng, tất cả những con gà đã về chuồng. Liên Xô đã sụp đổ trong một cuộc chiến và xung đột. "Cuộc sống chính là người thầy", như Lênin thích trích dẫn. Và chính cuộc sống đã dạy cho các dân tộc Liên Xô những bài học rất khắc nghiệt. Sự thất bại của Chủ nghĩa xã hội trong một nước đã được khắc sâu vào mũi của Bộ máy quan liêu, những kẻ hiện đang bận rộn để chuyển mình thành một tầng lớp mới của các nhà khai thác tư bản. Không ai có thể bỏ qua thực tế rằng trong thời đại hiện nay, nền kinh tế thế giới là yếu tố quyết định. “Chủ nghĩa xã hội trong một nước” đã bị vạch trần là thứ không tưởng phản động.

 

Cơn ác mộng hiện nay của sự sụp đổ kinh tế, chiến tranh và xung đột sắc tộc là di sản độc hại của nhiều thập kỷ dưới chế đoạn toàn trị quan liêu Moscow. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản không phải là lối thoát cho các nước Cộng hòa Liên Xô cũ. Độc lập chính thức đã không giải quyết được gì cho họ. Trái lại, sự gián đoạn của các mối liên kết giữa họ theo một kế hoạch sản xuất chung đã dẫn đến sự sụp đổ của tăng trưởng thương mại và kinh tế với kết quả khủng khiếp cho quần chúng. Chắc chắn nhiều người sẽ hoài niệm về quá khứ thay vì vui vẻ với hiện tại. Sự phục hồi của Liên Xô sẽ là một bước tiến bộ nhưng việc trở lại hệ thống quan liêu cũ sẽ không phải là một giải pháp lâu dài. Tất cả những mâu thuẫn cũ sẽ quay trở lại và kết quả sẽ là một cuộc khủng hoảng mới.

 

Bất chấp tất cả, viễn cảnh cho sự chuyển đổi xã hội chủ nghĩa vẫn còn. Bất chấp sự sụp đổ khủng khiếp của thời kỳ vừa qua, Nga không còn là quốc gia nông dân mù chữ lạc hậu của năm 1917. Một khi giai cấp công nhân nắm quyền lực, nó sẽ mở ra triển vọng về sự di chuyển theo hướng xã hội chủ nghĩa, mặc dù chiến thắng chung cuộc chỉ có thể đạt được trên quy mô thế giới. Tuy nhiên, Nga và các quốc gia thuộc CIS có tiềm năng sản xuất khổng lồ, nhất là lực lượng lao động có trình độ học vấn cao, một nhân tố chính cho sự phát triển của công nghệ dựa trên thông tin mới. Chủ nghĩa tư bản đã chỉ ra rằng nó không thể khai thác tiềm năng này. Nhưng một nền kinh tế kế hoạch dân chủ hóa có thể nhanh chóng thay đổi toàn bộ tình hình.

 

Trên cơ sở nền kinh tế hiện đại, nơi mà giai cấp công nhân hiện đang chiếm đa số trong xã hội, một kế hoạch sản xuất xã hội chủ nghĩa dân chủ để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người và công nghệ phong phú trong một lãnh thổ rộng lớn như vậy sẽ tạo ra sự phong phú đến mức chỉ mất một thời gian ngắn là tất cả các cuộc cạnh tranh và sự ngờ vực dân tộc cũ sẽ trở nên vô nghĩa, giống như một ký ức tồi tệ trong dĩ vãng. Con đường sẽ mở ra cho sự giao thoa tự do giữa các dân tộc trong Cộng đồng xã hội chủ nghĩa tự do, và kết quả có ý nghĩa là sự phát triển về văn hóa của nhân loại. Một tầm nhìn về tương lai như vậy là vô cùng truyền cảm hứng hơn những điều không tưởng và hẹp hòi như là chủ nghĩa dân tộc.

(Còn tiếp)

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận