Marx, Keynes, Hayek và cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản – Phần 3

Hayek, tín dụng và khủng hoảng

Không giống như Keynes, người coi vấn đề là ở cầu hiệu quả trong cuộc khủng hoảng, Hayek coi vấn đề nằm ở một chính sách tiền tệ lỏng lẻo trong giai đoạn trước cuộc khủng hoảng. Cụ thể, Hayek lập luận rằng chính sự can thiệp của chính phủ vào nguồn cung tiền qua mức lãi suất thấp, in quá nhiều tiền và khuyến khích mở rộng tín dụng – đã tạo ra bong bóng và làm méo mó thị trường, dẫn tới khủng hoảng khi bong bóng vỡ và sự bùng nổ được quan sát thấy chủ yếu là dựa trên vốn không có thực.

Giống như Keynes, Hayek chỉ nhìn thấy một mặt của vấn đề – tức là vấn đề cung, trái ngược với Keynes là vấn đề về cầu. Và cũng như Keynes, Hayek không bám sát phân tích của mình để đưa tới kết luận đúng đắn và câu hỏi rõ ràng được đặt ra là: điều gì sẽ xảy ra nếu các chính phủ không can thiệp thông qua áp đặt lãi suất thấp và khuyến khích mở rộng tín dụng? Tuy vậy, trước hết, người ta phải đặt ra câu hỏi thậm chí còn đơn giản hơn: Tín dụng là gì?

Marx đã giải thích vai trò của tín dụng dưới chủ nghĩa tư bản trong bộ Tư bản, rằng tín dụng mang một chức năng kép. Một mặt, tín dụng ngắn hạn tương đối là cần thiết để khắc phục các nút thắt trong sản xuất và duy trì dòng chảy của sự lưu thông vốn. Ví dụ, các doanh nghiệp cần phải vay tiền để trả tiền lương và nguyên liệu thô trong khi chờ hàng hóa được sản xuất trước đó tiếp cận thị trường và được bán. Ngoài ra, tín dụng có thể được sử dụng để đảm bảo cho các công ty mở rộng sản xuất khi họ không có sẵn vốn để trả trước cho nó.

Mặt khác, tín dụng cũng đóng vai trò mở rộng thị trường một cách nhân tạo – tức là cầu hiệu quả – và do đó giúp trì hoãn một cuộc khủng hoảng. Như đã giải thích trước đó, dưới Chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân không bao giờ có thể mua lại toàn bộ giá trị của hàng hóa mà nó tạo ra, do bản chất cơ bản của chủ nghĩa tư bản là sản xuất vì lợi nhuận. Và, chủ nghĩa tư bản theo truyền thống khắc phục mâu thuẫn của sản xuất thừa bằng cách tái đầu tư giá trị thặng dư để tạo ra phương tiện sản xuất mới để tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ để tạo ra một lực lượng sản xuất lớn hơn, và theo đó, là một khối lượng hàng hóa thậm chí còn lớn hơn phải tìm được thị trường, và do đó, thay vì giải quyết những mâu thuẫn – nó chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng sản xuất thừa.

Tín dụng – được hình thành từ sự tập trung các khoản tiết kiệm và tiền gửi của các cá nhân và doanh nghiệp trong ngân hàng – được sử dụng để tăng một cách giả tạo năng lực tiêu dùng của quần chúng, và do đó tạm thời khắc phục tình trạng sản xuất thừa, cho phép lực lượng sản xuất tiếp tục mở rộng. Như chúng tôi đã giải thích ở nơi khác, việc mở rộng tín dụng trong hai mươi năm qua – và đặc biệt kể từ đầu thế kỷ – đã tạo ra bong bóng tín dụng lớn nhất trong lịch sử và là yếu tố chính trong việc trì hoãn khủng hoảng.

Sự mở rộng tín dụng này là cần thiết để khắc phục sự bất bình đẳng về thu nhập ngày càng tăng giữa tư bản so với lao động, sự chênh lệch ngày càng gia tăng bởi các cuộc tấn công vào tầng lớp lao động sau cuộc khủng hoảng những năm 1970 và tiếp tục trong những năm 1980 với các chính sách nối tiếp nhau của Reagan , Thatcher, và các đại diện chính trị khác của chủ nghĩa tư bản. Điều này được tiếp tục bởi sự gia tăng khai thác giai cấp công nhân vào thập niên 90 cho tới thế kỷ 21 với việc tăng cường tuần làm việc và tăng ca, các cuộc tấn công vào tiền lương và điều kiện làm việc, nhiều người lao động bị buộc phải làm hai công việc chỉ để nhận được tiền lương bằng một việc. Cùng với việc khai thác ngày càng tăng này, tín dụng đã được mở rộng ồ ạt thông qua việc sử dụng các khoản thế chấp, thẻ tín dụng, cho vay sinh viên, v.v.

Ý tưởng của Hayek chứa đựng yếu tố sự thật khi nói rằng việc mở rộng tín dụng gây ra khủng hoảng. Đúng ra, trên thực tế, việc mở rộng tín dụng không gây ra khủng hoảng; thay vào đó, nó làm trì hoãn cuộc khủng hoảng bằng cách mở rộng thị trường một cách giả tạo trong thời gian ngắn, với chi phí là làm trầm trọng thêm vấn đề sản xuất thừa, dẫn tới một cuộc khủng hoảng thậm chí còn lớn hơn trong tương lai. Tương tự, lãi suất thấp đã được sử dụng để thúc đẩy sự bùng nổ vượt quá giới hạn của nó bằng cách khuyến khích đầu tư và chi tiêu tiêu dùng – tiêu dùng, một lần nữa, lại phụ thuộc vào tín dụng.

Tuy nhiên, việc mở rộng tín dụng là một quá trình biện chứng: việc mở rộng tín dụng cho phép lực lượng sản xuất phát triển; sự tăng trưởng của lực lượng sản xuất lại thúc đẩy việc mở rộng tín dụng. Như Marx giải thích:

“Tín dụng, do đó là không thể thiếu ở đây; tín dụng, khối lượng của nó gia tăng cùng với giá trị của sản xuất ngày càng tăng và thời gian phát triển của nó tăng lên cùng với sự mở rộng của thị trường. Một tương tác lẫn nhau diễn ra ở đây. Sự phát triển của quy trình sản xuất mở rộng tín dụng và tín dụng dẫn đến việc mở rộng các hoạt động công nghiệp và thương mại.” ((Tư bản, Tập III, chương 30; Marx)

Trong thời kỳ bùng nổ, không ai thắc mắc về cái dường như là vòng tròn đạo đức này. Giai cấp tư sản chứa đầy cảm giác lạc quan. Mọi thứ dường như là tốt nhất trong những thứ tốt nhất trong tất cả thế giới khả tồn. Nhưng như với tất cả các quy trình biện chứng, tại một thời điểm nhất định phải có sự chuyển đổi từ lượng thành chất: một khoản cho vay tín dụng khổng lồ ở một bên xuất hiện như một đống nợ khổng lồ ở bên kia; một lần nữa sự tiêu thụ của quần chúng rõ ràng là hạn chế, và sự giới hạn trong mở rộng lực lượng sản xuất khẳng định lại chính chúng; sản xuất quá mức là hiển nhiên và khủng hoảng nổ ra. Như Marx giải thích, sự sản xuất quá mức này, trong phân tích cuối cùng, là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng:

“Lý do tới cùng cho tất cả các cuộc khủng hoảng thực sự luôn luôn là sự nghèo đói và hạn chế tiêu dùng của quần chúng tương phản từ động lực của sản xuất tư bản chủ nghĩa tới phát triển lực lượng sản xuất như thể chỉ có sức mạnh tiêu thụ tuyệt đối của xã hội tạo thành giới hạn của chúng.” ((Tư bản, Tập III, chương 30; Marx)

Với những người cho rằng đó là sự cạn kiệt tín dụng – được biết đến ngày nay với cái tên “khủng hoảng tín dụng” – gây ra khủng hoảng Marx cũng đã có câu trả lời từ lâu, trên thực tế, đó không phải là thiếu tín dụng phải chịu trách nhiệm cho khủng hoảng, mà ngược lại khủng hoảng dẫn đến thiếu tín dụng:

“Ngay khi quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục và do đó, dòng hoàn trả được đảm bảo, tín dụng này tồn tại và mở rộng, và sự mở rộng của nó dựa trên sự mở rộng của chính quá trình tái sản xuất. Ngay khi ngừng hoạt động, do lợi nhuận bị trì trệ, thị trường suy giảm hoặc giá giảm, một nguồn vốn công nghiệp dư thừa sẽ trở nên có sẵn, nhưng ở dạng không thể thực hiện các chức năng của mình. Có rất nhiều hàng hóa tư bản, nhưng không thể bán được. Có rất nhiều tư bản cố định, nhưng phần lớn nhàn rỗi do mức sinh lợi trì trệ. Tín dụng bị co lại 1) vì vốn này là nhàn rỗi, tức là, bị khóa trong một trong các giai đoạn tái sản xuất bởi nó không thể hoàn thành sự biến hóa của mình; 2) bởi vì niềm tin vào tính liên tục của quá trình tái sản xuất đã bị lung lay; 3) vì nhu cầu tín dụng thương mại này suy giảm …”

“…Vì thế, nếu có sự xáo trộn trong việc mở rộng này hoặc thậm chí trong dòng chảy bình thường của quá trình tái sản xuất, tín dụng cũng trở nên khan hiếm; khó khăn hơn để có được hàng hóa tín dụng. Tuy nhiên, nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt và sự thận trọng quan sát đối với doanh số tín dụng là đặc thù của giai đoạn chu kỳ công nghiệp sau sự cố …”

“… Các nhà máy đã đóng cửa, nguyên liệu được tích lũy, thành phẩm tràn ngập thị trường như hàng hóa”. (Tư bản, Tập III, chương 30; Marx)

Do đó, không phải việc mở rộng tín dụng trong thời kỳ bùng nổ, cũng không phải sự co lại của tín dụng, là nguyên nhân gây ra khủng hoảng. Việc mở rộng tín dụng chỉ làm trì hoãn cuộc khủng hoảng của sản xuất thừa; sự co lại của tín dụng chỉ đơn giản là một biểu hiện định tính của việc sản xuất quá mức này.

Trở lại Hayek và câu hỏi mà những tín đồ của ông đã không cân nhắc: Điều gì sẽ xảy ra nếu như chính phủ không can thiệp vào nền kinh tế và tín dụng không được mở rộng? Khủng hoảng thế giới sẽ chấm dứt bởi bàn tay vô hình của thị trường? Những tín đồ hiện đại của Hayek tưởng tượng rằng nếu không có sự can thiệp của chính phủ, các lực lượng cung và cầu của thị trường, rằng một cuộc khủng hoảng có thể vẫn xảy ra nhưng đó chỉ là một chuyện nhỏ so với sự suy thoái sâu rộng mà chúng ta đang gặp phải bởi một nhóm người đã thổi phồng bong bóng tín dụng.

Nhưng như chúng tôi đã giải thích ở trên, tín dụng không tạo ra khủng hoảng, mà chỉ trì hoãn nó. Trong trường hợp không có sự mở rộng tín dụng, cuộc khủng hoảng của những năm 1970 đơn giản sẽ tiếp tục và phát triển trên một mặt phẳng mới. Việc mở rộng tín dụng là cần thiết để duy trì khả năng tiêu dùng của giai cấp công nhân khi đối mặt với các cuộc tấn công vào tiền lương – tức là sức mua – của chính những công nhân này, tất cả đều nhân danh việc duy trì lợi nhuận cho các nhà tư bản. Nếu không mở rộng tín dụng, việc mở rộng lực lượng sản xuất sẽ đối mặt với một thị trường hạn chế – tức là thiếu nhu cầu hiệu quả – vào một ngày sớm hơn nhiều. Các công ty sẽ ngừng mở rộng sản xuất trước nhu cầu giảm đối với hàng tiêu dùng; thất nghiệp sẽ tăng lên; vòng luẩn quẩn của suy thoái sẽ xảy ra.

Thay vì tìm kiếm trạng thái cân bằng ổn định, giải pháp của Hayekian – để loại bỏ bất kỳ sự can thiệp nào trên thị trường và cho phép cung tiền tự điều tiết – đơn giản sẽ dẫn đến một hệ thống ngày càng biến động và hỗn loạn; cho một nền kinh tế vượt khỏi tầm kiểm soát; tức là với một tình huống tương tự như thời kỳ hiện tại.

Một lần nữa chúng ta thấy rằng sai lầm của những tín đồ của Hayek, cũng như những tín đồ của Keynes, là họ chỉ tập trung vào một mặt của một vấn đề nhiều mặt. Khi cố gắng giải quyết một mâu thuẫn, các nhà tư bản chỉ tạo ra mâu thuẫn mới ở nơi khác với quy mô lớn hơn.

Trong thực tế, mặc dù không có niềm tin vào thị trường tự do, Hayek cũng chưa bao giờ thực sự được các đại diện chính trị của chủ nghĩa tư bản chấp nhận, những người không thể nuốt trôi tín ngưỡng của ông rằng không nên có sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế. Trước khủng hoảng, các chính trị gia tư sản luôn oằn mình, vứt bỏ mọi cuộc nói chuyện về thị trường tự do, và thay vào đó làm mọi cách để cứu chủ nghĩa tư bản khỏi những mâu thuẫn của chính mình. Do đó, các chính trị gia tư sản như Thatcher và Reagan đặt sự ưu tiên của mình đối với Milton Friedman, một người đàn ông đã rao giảng những đức tính của thị trường tự do, nhưng không ngại ủng hộ cánh tay mạnh mẽ của nhà nước trong việc hướng dẫn bàn tay vô hình. Do đó, chúng ta cũng thấy sự chấp nhận các ý tưởng của Keynes trong thời kỳ khủng hoảng, như bây giờ, bởi những bộ phận nhất định của giai cấp tư sản, những người như Keynes, thấy sự cần thiết của nhà nước phải can thiệp vào sự điều hành và điều tiết chủ nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa Keynes ngày nay

Kinh tế vĩ mô hiện đại, dựa trên những ý tưởng của Keynes trong Lý thuyết chung, trích dẫn bốn nguồn chính của sản xuất, nhu cầu và tăng trưởng trong một nền kinh tế quốc gia: tiêu dùng; đầu tư; chi tiêu chính phủ; và xuất khẩu. Trong thời điểm “bình thường”, một sự co lại của bộ phận này được kỳ vọng sẽ được bù đắp bởi một bộ phận khác. Nhưng ngày nay cả bốn bộ phận này đều bị cơ cấu lại.

Tiêu dùng bị kìm hãm bởi mức độ nợ tư nhân khổng lồ, thậm chí cả những quốc gia được gọi là “giàu có” như Bắc u nhìn thấy các khoản nợ hộ gia đình khổng lồ; ví dụ, tính theo phần trăm thu nhập, nợ hộ gia đình ở Đan Mạch và Hà Lan lần lượt là 268% và 249%, trong khi ở Vương quốc Anh là 143%. Một bài báo trên Tạp chí Phố Wall có tên là “Nợ cá nhân có thể sẽ kìm hãm tăng trưởng trong nhiều năm qua” (13-15/4/2012) nói rằng:

“Hầu hết sự chú ý đang tập trung vào nợ công kể từ khi cuộc khủng hoảng nợ châu u bùng lên hơn hai năm trước. Nhưng nợ trong khu vực tư nhân được cho là một vấn đề còn khó khăn hơn …”

“.. Nguồn gốc của vấn đề nợ tư nhân là thế chấp: giá bất động sản tăng vọt ở một số nước châu u, và các ngân hàng sẵn sàng cho vay số tiền lớn hơn bao giờ hết để mua nhà. Sự bùng nổ bất động sản kể từ đó đã gây chấn động khắp khu vực châu u, nhưng nợ thế chấp vẫn tồn tại như một con hải âu đang quấn quanh cổ người tiêu dùng châu u.”

“Các nhà kinh tế học đã tìm thấy một sự liên kết mạnh mẽ giữa sự bùng nổ tiêu thụ tín dụng và sự rớt giá bất động sản: những quốc gia trải qua sự tăng mạnh nợ hộ gia đình sẽ trải qua một sự sụp đổ sâu sắc về tiêu dùng trong khi nợ quốc gia ở đây còn chưa tăng quá nhanh. Nếu bạn vay rất nhiều tiền để mua nhà của bạn (và đất đai dưới chân nó) và ngay sau đó giá rớt, bạn có nhiều khả năng muốn trả nợ hơn là ra ngoài để ăn tối, mua một chiếc xe mới hay cải tạo nhà của bạn.”

Trong khi đó, các ngân hàng, cũng có các khoản nợ lớn tương đương trên sổ sách của mình, đang cố gắng để “giảm nợ” – tức là giảm các khoản nợ của họ. Do đó, bí ẩn rõ ràng về lý do tại sao có quá ít lạm phát trong thời gian gần đây, mặc dù số tiền khổng lồ đã được bơm vào nền kinh tế toàn cầu thông qua nới lỏng định lượng và các chính sách tương tự khác; thay vì đi vào nền kinh tế thực và được chi tiêu, số tiền này chỉ đơn giản là được các ngân hàng sử dụng để giảm nợ.

Vì những lý do tương tự với các hộ gia đình, chính phủ ở các nước tư bản tiên tiến bị hạn chế trong khả năng tăng chi tiêu, do các khoản nợ công vốn đã rất lớn của họ. Khác xa với việc mở rộng chi tiêu của chính phủ, nền kinh tế Mỹ – lớn nhất thế giới – đang phải đối mặt với một “vách đá tài chính”, với việc cắt giảm chi tiêu công và tăng thuế trị giá xấp xỉ khoảng 5% GDP vào cuối năm 2012.

Trong thời gian tuyệt vọng, các biện pháp tuyệt vọng không kém đã được đề xuất. Quên tất cả các bài học lịch sử, một số nhà bình luận cho rằng các chính phủ có chính sách tiền tệ độc lập chỉ có thể in tiền để trả nợ, và nới lỏng định lượng là bước đầu tiên trên con đường trượt về phía này. Trường hợp tốt nhất, các chính sách như vậy không làm gì được để giải quyết khủng hoảng; tồi tệ nhất, chúng có thể dẫn đến lạm phát siêu tốc.

Đầu tư, như chúng tôi đã chỉ ra trước đó, đang ở mức thấp trong lịch sử, bởi các nhà tư bản không muốn đầu tư vào sản xuất mới khi đã có công suất dư thừa – tức là sản xuất thừa – trên mọi lĩnh vực. Cuối cùng, mà do đó chúng ta chỉ còn lại xuất khẩu. Nhưng có một sự thật căn bản là không phải quốc gia nào cũng có thể là nhà xuất khẩu ròng. Đối với mỗi xuất khẩu phải là một giá trị tương đương của nhập khẩu; hoặc, như trong trường hợp bên trong khu vực đồng euro tại thời điểm hiện tại, sẽ có một luồng xuất khẩu từ một quốc gia này và tích lũy nợ ở nơi khác.

Xuất khẩu, nhập khẩu và mất cân bằng thương mại

Các chính trị gia của mỗi quốc gia đều hứa rằng xuất khẩu là cách thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Trong một thế giới lý tưởng họ muốn làm điều này bằng cách làm cho xuất khẩu của đất nước mình cạnh tranh hơn thông qua giảm lương, đồng thời hy vọng rằng những quốc gia khác gia tăng nhập khẩu bằng cách trả cho công nhân của họ nhiều hơn. Nhưng các nhà tư bản và đại diện chính trị của mỗi quốc gia đều đang cố gắng làm điều tương tự nhau. Do đó, chúng ta trở lại mô hình sản xuất thừa, nhưng giờ đây được thấy trên quy mô quốc tế, với sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản của các quốc gia khác nhau dẫn đến tiền lương bị cắt giảm, nhu cầu giảm và thị trường bị thu hẹp.

Chúng ta thấy điều này ngày hôm nay được phản ánh trong những lời kêu gọi của các môn đệ của Keynes ở các quốc gia khác nhau, những người tuyên bố rằng “chúng ta phải giống Đức và Trung Quốc hơn nữa!” Chúng ta phải “đầu tư, cạnh tranh hơn và xuất khẩu!” Nhưng không phải ai cũng có thể giống như Đức và Trung Quốc. Người ta chỉ cần đặt câu hỏi đơn giản là: xuất khẩu cho ai? Vào thời điểm mà các chính phủ ở khắp mọi nơi đang thực hiện thắt lưng buộc bụng, ở đâu sẽ có nhu cầu nhập khẩu tăng? Do đó mà các chính trị gia và các nhà bình luận chính trị kêu gọi Đức và Trung Quốc “tái cân bằng” lại nền kinh tế của họ – tức là tăng lương, mà do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của xuất khẩu và cung cấp phương tiện cho nhập khẩu tiêu dùng nhiều hơn. Nhưng tại sao giai cấp tư sản ở Đức và Trung Quốc muốn làm điều này khi họ đang làm rất tốt trong tình hình hiện tại?

Trong thực tế, những nỗ lực như vậy của các quốc gia tìm cách xuất khẩu để thoát khỏi cuộc khủng hoảng chỉ dẫn đến một cuộc đua xuống đáy; chiến tranh thương mại, gia tăng chủ nghĩa bảo hộ và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng cho tất cả mọi người. Trên thực tế, Keynes hiểu được sự nguy hiểm của sự mất cân bằng thương mại lớn trong nền kinh tế toàn cầu và mong mỏi về một thỏa thuận như hệ thống Bretton Woods sau chiến tranh sẽ hạn chế sự mất cân bằng giữa các quốc gia. Trong một thế giới nơi mọi nền kinh tế được liên kết với nhau bằng muôn ngàn đầu mối, khủng hoảng ở một quốc gia ảnh hưởng đến tất cả. Do đó mà chúng ta thấy một kết thúc hiện trạng ngày hôm nay khi cuộc khủng hoảng ở các quốc gia ngoại vi của khu vực đồng Euro đã dẫn đến sự chậm lại của các nền kinh tế ở Đức và Trung Quốc, những nước mà tăng trưởng phụ thuộc vào xuất khẩu sang châu u. Điều tương tự với các quốc gia như Úc, Brazil và Nam Phi, những nước phụ thuộc vào việc xuất khẩu nguyên liệu thô sang Trung Quốc,

Như chúng tôi đã chỉ ra ở nơi khác , thực tế là tăng trưởng của Trung Quốc không còn do xuất khẩu nữa. Thay vào đó, chính phủ Trung Quốc đã buộc phải bắt tay vào một trong những thí nghiệm lớn nhất của học thuyết Keynes trong lịch sử, gia tăng chi tiêu của chính phủ vào nhà ở, cơ sở hạ tầng và phương tiện sản xuất mới. Nhưng giống như tất cả các thí nghiệm của Keynes, điều này chỉ đang chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng sản xuất thừa thậm chí còn lớn hơn trong tương lai.

Xét tới cội nguồn, sự mất cân bằng thương mại – với thâm hụt ở một đầu và thặng dư ở đầu kia – không phải là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, mà là một biểu hiện khác của nó. Các thâm hụt thương mại khổng lồ của các quốc gia ngoại vi ở châu u như: Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, v.v. – là mặt trái của cùng một đồng xu với mặt kia là thặng dư thương mại ở Đức. Tiền lương bị đình trệ ở Đức và Trung Quốc, trong khi lực lượng sản xuất được mở rộng. Các mặt hàng sản xuất không thể được bán tại nhà, nhưng đã tìm thấy một thị trường ở nước ngoài. Do đó, sự phong phú của hàng xuất khẩu của Đức và Trung Quốc đơn giản chỉ là một biểu hiện của sự sản xuất quá mức không kém tồn tại trong các quốc gia này.

Marx lý giải điều này trong Tư bản:

“Một điều cần lưu ý liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu, rằng hết lần này tới lần khác, tất cả các quốc gia đều tham gia vào cuộc khủng hoảng và sau đó rõ ràng là hầu hết họ, với chỉ một vài ngoại lệ, đã xuất khẩu và nhập khẩu quá nhiều, và do đó tất cả họ đều mất cân đối trong cán cân thanh toán. Do đó, rắc rối không thực sự nằm ở cán cân thanh toán …

]“Giờ đến lượt một số quốc gia khác. Cán cân thanh toán trong một thoáng có lợi cho họ; nhưng giờ đây khi thời gian trôi đi như thường lệ tồn tại giữa cán cân thanh toán và cán cân thương mại là sự bài trừ hoặc ít nhất là sự suy giảm bởi cuộc khủng hoảng: Mọi khoản quyết toán ngay giờ đây được thực hiện cùng một lúc. Điều tương tự giờ đây được lặp lại… Những gì xuất hiện ở một quốc gia như là nhập khẩu quá mức lại xuất hiện ở quốc gia khác như là xuất khẩu quá mức và ngược lại. Nhưng nhập khẩu quá mức và xuất khẩu quá mức đều diễn ra ở tất cả các quốc gia … đó là sản xuất quá mức được thúc đẩy bởi tín dụng và lạm phát chung của giá cả đi cùng với nó…

“Cán cân thanh toán trong thời kỳ khủng hoảng toàn diện không thuận lợi với mọi quốc gia, ít nhất là với mọi quốc gia phát triển thương mại, nhưng luôn luôn từng quốc gia nối tiếp nhau, giống như bắn theo loạt, tức là, ngay khi mỗi ai đó đến lượt thanh toán; thì một cuộc khủng hoảng nổ ra … Điều rõ ràng là tất cả các quốc gia này đã đồng thời vừa xuất khẩu quá mức (do sản xuất quá mức) và nhập khẩu quá mức (do giao dịch quá mức), giá cả đã bị thổi phồng ở mọi thứ, và tín dụng kéo căng quá xa. Và sự đổ vỡ tương tự nhau diễn ra trong tất cả bọn họ. Hiện tượng dòng chảy vàng ra nước ngoài sau đó lần lượt diễn ra trong tất cả và chứng minh chính xác bằng đặc điểm chung của nó: (1) Rằng dòng chảy vàng chỉ là một hiện tượng của khủng hoảng, không phải là nguyên nhân; (2) Rằng trình tự xảy ra ở các quốc gia khác nhau chỉ cho biết khi ngày phán xét của họ đến, tức là khi khủng hoảng bắt đầu và các yếu tố tiềm ẩn của nó xuất hiện ở đó. (Tư bản, Tập III, chương 30; Marx – nhấn mạnh trong bản gốc)

Các khoản nợ công cao của các nền kinh tế yếu hơn trong khu vực đồng euro, như Hy Lạp và Bồ Đào Nha, giống như một triệu chứng của quá trình này. Như chúng tôi đã giải thích [https://www.marxist.com/the-crisis-of-european-capitalism-wp-app-1.htm]ở nơi khác[/url], việc tạo ra đồng Euro hầu như có lợi cho các nhà tư bản Đức, những người đã sử dụng đồng tiền duy nhất như một phương tiện thống trị kinh tế đối với phần còn lại của châu u. Chủ nghĩa tư bản Đức, vốn đã (và vẫn còn) có khả năng cạnh tranh cao hơn, do sự kết hợp giữa lương thấp và năng suất cao, đã có thể sử dụng đồng Euro để tăng lưu lượng xuất khẩu sang các nước ngoại vi yếu hơn của khu vực đồng euro. Nhưng các quốc gia này không có gì để trả lại, và chỉ có thể thanh toán cho các hàng nhập khẩu này bằng cách sử dụng tín dụng do các ngân hàng Đức cung cấp – vốn đã trở nên rẻ hơn nhiều nhờ lãi suất thấp mà tư cách thành viên của khu vực Euro cung cấp. Kết quả là lợi nhuận tăng ở Đức và nợ tăng ở Hy Lạp, Bồ Đào Nha và các nơi khác.

Do đó, nợ công không phải là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng mà chính là một triệu chứng khác của cuộc khủng hoảng sản xuất thừa. Điều này được nhấn mạnh bằng ví dụ của Tây Ban Nha, một quốc gia mà trước cuộc khủng hoảng có nợ công chỉ bằng 36% GDP và liên tục có thặng dư ngân sách, và hiện vẫn giữ nợ công chỉ ở mức 69%. Nhưng Tây Ban Nha đang trong một cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc. Sự bùng nổ trước khủng hoảng của nó dựa trên bong bóng nhà đất khổng lồ, do được thúc đẩy bởi tín dụng giá rẻ, và bây giờ những bong bóng này đã vỡ để lại một mâu thuẫn giữa một bên là những ngôi nhà hoang và một bên là tình trạng vô gia cư hàng loạt.

Các nhà bình luận tư sản thường coi cuộc khủng hoảng Euro chỉ đơn giản là một vấn đề về năng lực cạnh tranh. Nhưng như chúng tôi đã giải thích ở trên về nhập khẩu, xuất khẩu và mất cân bằng thương mại, năng lực cạnh tranh quốc tế về cơ bản không khác gì cạnh tranh giữa các công ty tư bản khác nhau: dưới chủ nghĩa tư bản sẽ luôn có kẻ thắng và người thua. Không phải ai cũng có thể là người cạnh tranh nhất. Cạnh tranh luôn là tương đối. Sự khác biệt chính là trong cuộc cạnh tranh giữa các công ty, các công ty yếu sẽ ra đi và sẽ bị thay thế bởi những công ty mạnh hơn; trên mặt phẳng quốc tế, các nền kinh tế quốc gia ít cạnh tranh không thể bị đồng hóa đơn giản như vậy – mặc dù, về bản chất, đó là đề xuất về một liên minh tài chính bên trong khu vực đồng euro: cho một khu vực kinh tế mà các nền kinh tế yếu hơn nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của những kẻ mạnh mẽ hơn – tức là Tư bản Đức.

Nhưng cũng như sự cạnh tranh giữa các công ty tư bản, sự cạnh tranh giữa các quốc gia tư bản cuối cùng là một cuộc đua xuống đáy mà trong đó các nhà tư bản đang tự chặt đứt nhành cây mình đang ngồi trên: để cố gắng gia tăng khả năng cạnh tranh, họ phải cắt giảm lương của giai cấp công nhân, và do đó cắt giảm thị trường cho các mặt hàng được sản xuất; hoặc họ phải đầu tư vào năng suất và do đó mở rộng lực lượng sản xuất. Trong cả hai trường hợp, cuộc khủng hoảng của sản xuất thừa đang trầm trọng hơn. Một lần nữa, điều có ý nghĩa từ quan điểm của một chủ nghĩa tư bản quốc gia duy nhất – cắt giảm tiền lương, tăng năng suất, tăng khả năng cạnh tranh và xuất khẩu ra nước ngoài – cuối cùng là sự hủy hoại toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Điều này, một lần nữa, cho thấy những rào cản cơ bản đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất: quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và nhà nước quốc gia, cả hai đều trở thành thứ quái dị trói chặt sự phát triển của khoa học, công nghệ, văn hóa, và xã hội nói chung.

Nàng tiên tăng trưởng không tồn tại

Ngày nay, rõ ràng là cả Keynes và những người theo thuyết trọng tiền đều không có câu trả lời. Không giống như sự lạc quan được cảm nhận bởi giai cấp tư sản trong những năm bùng nổ, bây giờ không có gì ngoài sự bi quan giữa họ. Các nhà trọng tiền và Keynes, cả 2 đều vừa sai và vừa đúng; bởi cả hai chỉ nhìn thấy một mặt của vấn đề. Rõ ràng là thắt lưng buộc bụng không hiệu quả, nhưng vẫn không có tiền để chính phủ kích thích nền kinh tế, và thị trường tài chính đang yêu cầu cắt giảm hơn nữa. Sự thật là không có giải pháp nào dưới chủ nghĩa tư bản.

Sự phân đôi giữa “khắc khổ với tăng trưởng”, cuối cùng là sai. Như The Economist nhấn mạnh (ngày 05 tháng 05 thứ 2012), “Kêu gọi cho sự phát triển cũng giống như ủng hộ hòa bình thế giới: tất cả mọi người đồng ý rằng đó là một điều tốt, nhưng không ai thống nhất làm thế nào để đạt được điều đó.” Để đơn giản hóa: phe ủng hộ thắt lưng buộc bụng tin rằng Khu vực tư nhân sẽ bước vào đầu tư và tạo ra tăng trưởng kinh tế, nhưng trước tiên, các khoản nợ và thâm hụt phải được cắt giảm và “cải tổ” cấu trúc phải được thực hiện để xóa bỏ mọi “rào cản” đối với sự linh hoạt của thị trường lao động – ví dụ như công đoàn, quyền của người lao động , các quy định về sức khỏe và an toàn, v.v … Tín đồ Keynes tin rằng chính phủ phải bước vào để kích thích nền kinh tế bằng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nhà ở mới.

Tín đồ Keynes hoàn toàn chính xác khi họ chỉ ra rằng thắt lưng buộc bụng không phải là câu trả lời, và việc cắt giảm chỉ đơn giản là làm trầm trọng thêm các cuộc suy thoái trên khắp châu u. Tuy nhiên, những lời hứa của Keynes về “sự tăng trưởng” thay vì cắt giảm cũng không tưởng. Như chúng ta đã chỉ ra trước đây, tăng trưởng dưới chủ nghĩa tư bản không thể được tạo ra từ chân không. Như The Economist hùng hồn diễn tả nó (ngày 12 Tháng 5 năm 2012), “nàng tiên tăng trưởng không tồn tại”.

François Hollande, Tổng thống mới đắc cử của Pháp, đã tự định vị mình là người lãnh đạo “thay thế sự khắc khổ”, trái ngược với Merkel, người được coi là đại biểu tàn bạo của cắt giảm. Các đảng đối lập trên khắp châu u đã quy tỵ để hỗ trợ cho lời kêu gọi của Hollande về một “hiệp ước tăng trưởng”: Tsipras, lãnh đạo của SYRIZA ở Hy Lạp, kêu gọi đàm phán lại bản ghi nhớ; Liên minh cánh tả ở Tây Ban Nha đưa ra những yêu cầu tương tự đối với “đầu tư”“tăng trưởng”, Ed Miliband và các nhà lãnh đạo Lao động khác ở Anh đã hoan nghênh cuộc tuyển cử của Hollande và sự phản đối của ông đối với sự khắc khổ “quá đáng”.

Nhưng đằng sau những bình luận và những lời hoa mỹ nghe có vẻ dễ chịu, những nhà lãnh đạo rất giống nhau này hiểu được mức độ nghiêm trọng thực sự của cuộc khủng hoảng và trên thực tế, chấp nhận sự cần thiết của khắc khổ. Ví dụ, trong khi trình bày bản thân phản đối việc cắt giảm, Hollande đã hứa sẽ giảm thâm hụt ngân sách của Pháp xuống 3% vào cuối năm 2013 và loại bỏ hoàn toàn thâm hụt ngân sách vào năm 2017. Thật thú vị, đây là những mục tiêu rất giống nhau mà bên công khai ủng hộ Tory đã cam kết ở Anh. Trong khi đó, Miliband đã thừa nhận rằng Đảng Lao động không thể hứa sẽ đảo ngược bất kỳ sự cắt giảm nào của Tory nếu họ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tiếp theo vào năm 2015.

Những nhà lãnh đạo này bị kẹt giữa một tảng đá và một nơi khó khăn; giữa áp lực to lớn của thị trường tài chính với tâm trạng cực đoan của đông đảo công nhân và thanh niên. Một mặt họ phải đưa ra một số hy vọng cho số đông mà họ dự định đại diện, và những người đã quay sang họ tìm kiếm một sự thay thế. Nhưng mặt khác, những nhà lãnh đạo tương tự này thực hiện mọi nỗ lực để trấn an thị trường rằng họ là những chính khách “có trách nhiệm”. Thực chất, họ hiểu rằng việc cắt giảm không phải là vấn đề ý thức hệ và dưới chủ nghĩa tư bản không có sự thay thế. Nhu cầu cắt giảm không phải là vấn đề, vấn đề chỉ là quy mô và tốc độ của những vết cắt này.

Kết quả là cái chính sách kinh tế có tên là Goldilocks, do IMF và các tổ chức khác ủng hộ: một chút cắt giảm trong ngắn hạn (nhưng không quá nhiều!), Kèm theo chính sách của chính phủ để kích thích tăng trưởng, tiếp theo là kế hoạch dài hạn về giảm nợ và thâm hụt. Như The Economist tuyên bố:

“Huyền thoại về một sự thu hẹp tài chính, ý tưởng rằng cắt giảm thâm hụt sẽ thúc đẩy tăng trưởng, phần lớn đã bị xua tan. Bằng chứng mới nhất là trong một cuộc suy thoái, hiệu ứng cấp số nhân của thắt chặt tài khóa có thể dẫn đến suy thoái sâu hơn, khiến việc cắt giảm thâm hụt càng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, trong khu vực đồng euro,, các quốc gia không thể dễ dàng giảm thiểu tác động thông qua chính sách tiền tệ lỏng lẻo hoặc phá giá tiền tệ. Cải cách cơ cấu có thể thúc đẩy tăng trưởng, nhưng chủ yếu là trong trung hạn.

“Tuy nhiên, nếu thâm hụt cao là câu trả lời, Hy Lạp và Tây Ban Nha sẽ bùng nổ. Nhiều quốc gia trong khu vực đồng euro không có lựa chọn nào khác ngoài việc thắt lưng buộc bụng để cố gắng trấn an thị trường trái phiếu đang đẩy họ vào tình trạng phá sản. Những người khác cắt giảm vì sợ chịu chung số phận. Nợ ở các nền kinh tế tiên tiến đã đạt tới mức vượt quá trong chiến tranh thế giới thứ hai, và đó là bằng chứng là nợ cao có thể kìm hãm sự tăng trưởng dài hạn. Sớm hay muộn, hầu hết các nước châu u đều phải bắt đầu xử lý nợ. Vì vậy, sự lựa chọn không thực sự là giữa thắt lưng buộc bụng và tăng trưởng, mà là thời gian và tốc độ cắt giảm thâm hụt và sự pha trộn đúng đắn của cải cách cơ cấu.

“Chính sách của Goldilocks, như IMF kêu gọi, thúc giục các nước bắt tay vào điều chỉnh tài chính dần dần trong ngắn hạn, nếu thị trường cho phép, cùng với kế hoạch giảm nợ trung hạn đáng tin cậy.”

Một “kế hoạch” như vậy là hoàn toàn không tưởng và chỉ làm sâu sắc thêm sự bối rối và bi quan hoàn toàn của giai cấp tư sản, bởi không có phân tích đúng đắn về khủng hoảng và chủ nghĩa tư bản, họ buộc phải phản ứng theo kinh nghiệm với các sự kiện, vấp phải hết thảm họa này tới thảm họa khác.

Sự cần thiết của chủ nghĩa xã hội

Các nhà lãnh đạo công đoàn cũng say mê không kém khi nói về các công việc, đầu tư và tăng trưởng. Các chính sách của Keynes được đưa ra, nhưng được che đậy và phủ đường bằng ngôn ngữ của chủ nghĩa xã hội. Len McCluskey, Tổng thư ký đoàn kết, công đoàn lớn nhất của Anh, đã kêu gọi chủ nghĩa xã hội của thế kỷ 21, nhưng mơ hồ về ý nghĩa của điều này. Đây là những cụm từ rỗng tuếch về ý nghĩa thực sự, giống như một cái chai rỗng mà trong đó bất kỳ nội dung nào cũng có thể được đổ vào.

McCluskey đã đúng khi kêu gọi chủ nghĩa xã hội. Phong trào lao động ở tất cả các nước đang cần một chương trình xã hội chủ nghĩa. Nhưng chủ nghĩa xã hội này phải được xác định rõ ràng là: quốc hữu hóa các ngân hàng và các đỉnh cao chỉ huy khác của nền kinh tế như là một phần của kế hoạch sản xuất dân chủ. Tóm lại là: xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và sự biến đổi xã hội.

Tiềm năng có thể đạt được nhờ một kế hoạch sản xuất như vậy là rõ ràng bởi số lượng lớn các nhà máy nhàn rỗi, nhà hoang và hàng dài công nhân thất nghiệp do khủng hoảng sản xuất thừa và giới hạn của một hệ thống chỉ sản xuất vì lợi nhuận . Nếu những nguồn nhân lực và vật chất này được đưa vào sử dụng, sẽ không còn câu chuyện về sự khan hiếm hay nghèo đói. Mức sống có thể được cải thiện đáng kể; ngày làm việc có thể giảm xuống chỉ còn vài giờ; cơ sở vật chất sẽ được đặt ra cho mọi người tham gia đầy đủ vào hoạt động dân chủ của xã hội.

Các cuộc đấu tranh đầy cảm hứng ở Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cho thấy mức độ sẵn sàng chiến đấu cho một sự thay thế. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, các nhà lãnh đạo của phong trào đã không đi tới sự thách thức. Tình hình giống như trước khi một đám cháy rừng bùng phát: mặt đất khô khốc và chỉ cần một tia lửa thôi là có thể thổi bùng lên làn sóng lửa mạnh mẽ. Các công nhân và thanh niên của tất cả các quốc gia đang theo dõi nhau. Tất cả những gì cần thiết là một ví dụ để chỉ ra con đường phía trước cho phần còn lại. Lời kêu gọi phải là: không phải khổ hạnh cũng không phải chủ nghĩa Keynes, mà là sự chuyển đổi xã hội xã hội chủ nghĩa.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận