VỀ “SỰ VẬN ĐỘNG CỦA KHÁI NIỆM” TRONG TƯ TƯỞNG MARXISM.

Người viết: Sally Mju
Liệu tư tưởng của Marx chỉ đóng khung trong các tư tưởng truyền thống hay có sự chuyển đông? Trong suốt quãng đời cách mạng của mình, Marx chịu ảnh hưởng lớn nhất từ người thầy Hegel và cũng như các khái niệm của Hegel trong các tác phẩm của ông.
 
Chúng ta hãy cùng suy ngẫm một ít qua bài học về “Sự vận động của Khái Niệm” mang phương pháp luận biện chứng của Hegel do Adorno giảng để cùng xem xét vấn đề “ Sự vận động của Khái Niệm” trong tư tưởng Marxism
May be an illustration of 1 person
Theodor Adorno (11/09) là nhà triết học, nhà xã hội học, nhà tâm lý học, và nhà là soạn nhạc người Đức nổi tiếng với lý thuyết phê phán xã hội. Trong bài giảng thứ hai (13/05/1958), Adorno đã nói về “Biện chứng và sự vận động của khái niệm” như sau:
 
“Trong Hegel, bạn sẽ khám phá ra, khái niệm về một sự vật không phải là một cái gì đó chỉ đơn thuần được trừu tượng hóa từ các sự vật. Đúng hơn, nó là thứ tạo nên bản chất của bản thân sự vật. Khó khăn khi tiếp cận khái niệm phép biện chứng ngay từ đầu, đặc biệt là đối với những người không quen thuộc với lĩnh vực này, trong việc đóng khung bất kỳ ý tưởng hay quan niệm nào về những gì được cho là có nghĩa, nằm ở chính điểm mà tôi đã chỉ ra cho bạn: thực tế là có vẻ như ở một mặt, chúng ta đang nói về một quá trình tư tưởng để học, mặt khác, chúng ta cũng đang nói về một cái gì đó mở ra trong chính bản thân sự vật.”
 
Bước vào phần giới thiệu, Adorno đã đưa phép biện chứng lên đầu. Biện chứng ngay từ đầu là một phương pháp khoa học rất khó khăn đối với những ai chưa quen và luôn giữ trong đầu mình những tư tưởng và khái niệm về việc sự vật chỉ là sự vật, hoặc ở mức độ trừu tượng hóa, ngoài ra nó không hàm chứa một điều gì khác. Sử dụng phương pháp biện chứng khi nói về sự vận động của khái niệm, Adorno sẽ phân tích về quá trình tư tưởng của sự vật và nói về một mặt sẽ được khai thác trong chính sự vật đó hay còn gọi là bản chất của sự vật . Sự vật không chỉ là sự vật đơn thuần mà nó còn điều bên trong bản thân sự vật để khám phá.
 
 “Khi chúng ta nói về khái niệm, sự “vận động của khái niệm” , ít nhất là trong bối cảnh học thuật thì bạn đã quen với một lý thuyết hoặc định nghĩa của nó như một vấn đề “kỷ luật trí thức”. Ý tưởng này đã ghim chặt các khái niệm của bạn và bạn không cho phép một khái niệm khác thay đổi khái niệm ban đầu của mình – bạn đóng khung khái niệm của chính bạn và không cho phép khái niệm của người khác vận động”
 
Khi tự đóng khung bản thân trong tư tưởng mình bằng những khái niệm mà bản thân họ cho là tuyệt đối, là chính xác, thì họ sẽ tìm những khái niệm khác để cho rằng mình đúng, bỏ qua bản chất của khái niệm ban đầu, và không cho phép khái niệm của người khác được vận động trong bối cảnh học thuật. Đó thực sự sẽ là một con đường dẫn đến tư tưởng ngụy biện hơn là quan niệm biện chứng.
 
“Đúng hơn, và tôi là người cuối cùng tuyên bố rằng điều sau cũng luôn được thực hiện trong mọi hoạt động biện chứng – là triển khai bản thân các khái niệm, theo đuổi bản thân vấn đề, trên hết là để đương đầu với khái niệm với những gì nó dự định đến mức những khó khăn nhất định xuất hiện giữa khái niệm này, và vấn đề mà nó dự định. Và những khó khăn này buộc chúng ta phải thay đổi khái niệm theo một cách nào đó khi chúng ta tiếp tục quá trình suy nghĩ, nhưng không từ bỏ các quyết định mà khái niệm ban đầu sở hữu.”
 
Biện chứng nhất đó là theo đuổi bản thân khái niệm, theo đuổi vấn đề của khái niệm là để đương đầu với các khái niệm cho đến khi ta tìm ra những vấn đề mà nó đã dự định và đưa cho ta những khó khăn, không thể tìm lời giải đáp. Lúc này buộc chúng ta phải thay đổi sang một khái niệm khác để tiếp tục quá trình suy nghĩ, nhưng không được từ bỏ khái niệm ban đầu.
 
Thực tế, trong tác phẩm của mình, không ít lần Marx đã thay đổi ý tưởng và khái niệm của mình. Như giáo sư John Hutnyk viết, “Marx đã trở lại thư viện sau mỗi trận chiến, sau năm 1848 và Boneparte, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1857 đã không tạo ra một cuộc nổi dậy khác ở châu Âu, nhưng đã xảy ra ở Ấn Độ, và ngay sau đó ở Bắc Mỹ, và sau đó một lần nữa sau sự kiện Công Xã năm 1871, ông không chỉ viết về cuộc nổi dậy của Pháp, mà ông còn mở rộng bài viết của mình và đăng nhiều kỳ tác phẩm Tư Bản bằng tiếng Pháp gửi đến độc giả của giai cấp công nhân Pháp.”
 
Thật vậy, trong giới học thuật đã luôn phân biệt giữa tác phẩm của “‘Marx thời kỳ đầu’ và ‘Marx trưởng thành’
 
Trong những năm đầu 1844, Marx đã viết về sự tha hóa một cách thô sơ và không quá cẩn thận về nó năm ông 26 tuổi. Tuy nhiên vào năm 1863, trong tác phẩm Tư Bản của Marx, ông đã viết về nó một lần nữa , ông mang lại những phân tích kinh tế và chính trị về sự tha hóa nhiều hơn, chặt chẽ với nhau hơn. Và cuốn Tư Bản đã trở thành một trong những tài liệu quan trọng nhất trong giới học thuật ngày nay.
 
Còn rất nhiều những quá trình thay đổi trong tư duy của Marx. Marx đã không từ bỏ khái niệm ban đầu mà ông đã đào sâu hơn, và phát triển một khái niệm khác để tiếp tục quá trình tư duy của ông.
 
Sự thay đổi của thế giới trong những thế kỷ sau Marx, đã thúc đẩy việc vận động cho những khái niệm mới. Khái niệm của ông vẫn không dừng lại ở mặt kết luận mà còn được kế thừa và tiếp tục phát triển , vận động theo “sự vận động của khái niệm”. Điển hình đó là những trường phái neo-Marxism như Frankfurt và Humanism-Marxism,…. Những trường phái sau này đã đào sâu hơn các khái niệm của Marx và đưa ra những tư tưởng, khái niệm mới về chủ nghĩa Marx với phương pháp biện chứng.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận