ABC về chủ nghĩa cộng sản (Chương XII)

CHƯƠNG XII

TỔ CHỨC CÔNG NGHIỆP

Xây dựng Trạm thủy điện Dnepr – 1931

§93. Trưng thu từ giai cấp tư sản và quá trình quốc hữu hóa nền công nghiệp quy mô lớn

Việc tước đoạt quyền sở hữu của giai cấp tư sản được bắt đầu ngay sau cuộc cách mạng tháng Mười một cho đến nay trên thực tế đã hoàn thành. Trong phạm vi nước Nga Xô Viết, toàn bộ hệ thống giao thông (đường sắt và đường thủy) đã được quốc hữu hóa, từ 80 đến 90% sản xuất quy mô lớn nằm trong tay Nhà nước vô sản. Theo báo cáo của Cục Thống kê Nhà máy và Phân xưởng của Hội đồng Kinh tế Tối cao, đến tháng 9 năm 1919, ở 30 tỉnh, 8880 xí nghiệp đã được quốc hữu hóa, trong đó có 1.012.000 công nhân và 27.000 công nhân viên. Những con số này chưa đánh giá được đầy đủ mức độ quốc hữu hóa, vì khi nghiên cứu các dữ liệu khác chúng tôi thấy rằng còn có hơn 4000 doanh nghiệp đã được quốc hữu hóa. Những doanh nghiệp lớn nhất trong số 8880 doanh nghiệp được đề cập trong báo cáo vẫn đang hoạt động. Điều này có thể được thấy rõ từ các số liệu sau đây. Đến tháng 9 năm 1919, 1875 doanh nghiệp nhà nước đã được vận hành thực sự, và trong 1258 trong số này có 782.000 công nhân và 26.000 nhân viên. Trong số hàng triệu công nhân, gần 800.000 người đang thực sự làm việc bất chấp những điều kiện vô cùng khó khăn hiện nay trong ngành công nghiệp. Có 691 doanh nghiệp phải đóng cửa, trong đó 170.000 công nhân lẽ ra đã phải làm việc. Những thông tin chi tiết liên quan đến 1248 doanh nghiệp chiếm 57.000 lao động vẫn đang bị thiếu sót. Đây là những doanh nghiệp tương đối nhỏ.

Vào mùa thu năm 1919, những doanh nghiệp quốc hữu hóa đã thực sự được vận hành và được kết hợp thành những “quản lý” hoặc “trung tâm” như sau:

  1. Các ngành công nghiệp khai thác và những ngành công nghiệp liên quan (dưới sự quản lý chung của các vùng núi Xô viết).
  1. Quản lý ngành than (trưởng hành chính của việc sản xuất than)
  2. Quản lý ngành khoáng sản
  3. Quản lý xăng dầu
  4. Quản lý than bùn
  5. Quản lý đá
  6. Quản lý muối
  7. Quản lý vàng
  1. Các ngành công nghiệp kim loại (dưới sự quản lý chung của Ban Kim loại của Hội đồng Kinh tế Tối cao).
  1. Gomza (từ ghép để chỉ các cửa hàng máy móc của Nhà nước).
  2. Quản lý hàng không
  3. Quản lý đồng
  4. Quản lý đinh
  5. Công nghiệp sản xuất ô tô có động cơ
  6. Nhóm công xưởng Malzov
  7. Nhóm công xưởng Kaluga và Ryazan
  8. Các công việc liên quan đầu máy xe lửa ở Podolia
  1. Công nghiệp kỹ thuật điện (“Ogep”, một từ ghép giống Gomza. “Ogep” có nghĩa là Tập đoàn Điện lực Hoa Kỳ)
  2. Công nghiệp dệt may (Quản lý ngành dệt may)
  3. Công nghiệp hóa chất (dưới sự quản lý chung của Bộ Công nghiệp Hóa chất của Hội đồng Kinh tế Tối cao)
  1. Hóa chất thô.
  2. Quản lý chất nhuộm aniline.
  3. Trung tâm sản xuất véc-ni.
  4. Quản lý sản xuất thuốc.
  5. Quản lý sản xuất diêm.
  6. Quản lý sản xuất kính.
  7. Quản lý sản xuất muối kali.
  8. Trung tâm sản xuất xi măng.
  9. Trung tâm sản xuất sơn.
  10.  Trung tâm sản xuất amiăng.
  11.  Quản lý sản xuất da.
  12.  Quản lý sản xuất lông.
  13.  Trung tâm sản xuất lông cứng.
  14.  Quản lý sản xuất khoáng xương.
  15.  Trung tâm sản xuất chất béo
  16.  Quản lý sản xuất giấy.
  17.  Quản lý sản xuất cao su.
  18.  Hóa chất gia công gỗ.
  19.  Quản lý sản xuất dầu thực vật.
  20.  Trung tâm sản xuất rượu.
  21.  Quản lý sản xuất thuốc lá.
  22.  Quản lý sản xuất tinh bột.
  23.  Quản lý sản xuất đường
  1. Chuẩn bị nguyên liệu thực phẩm (Bộ Chuẩn bị Nguyên liệu Thực phẩm của Hội đồng Kinh tế Tối cao)
  2. Quản lý các ủy ban về gỗ
  3. Công nghiệp in ấn (Bộ Công nghiệp In ấn của Hội đồng Kinh tế Tối cao)
  4. Trung tâm tự động hóa (lắp ráp và sửa chữa ô tô có động cơ)
  5. Trung tâm gia công y phục (các công xưởng may nhỏ)
  6. Xử lý sản phẩm thải (Các trung tâm xử lý)
  7. Vận tải chiến tranh
  8. Nguyên liệu xây dựng và công nghiệp xây dựng (Ủy ban Xây dựng Quốc gia)
  9. Đạn dược trong chiến tranh (Bộ Quản lý Đạn dược Chiến tranh – “Voyenzag”, từ ghép)
  10. Bộ Giao thông Vận tải và Lưu trữ của Hội đồng Kinh tế Tối cao (“Tramot”, Bộ Vận tải Nguyên liệu của Hội đồng Kinh tế Tối cao)

Việc tước đoạt tài sản của giai cấp tư sản dựa trên nguyên tắc phải đưa được đến một kết quả logic. Đây là nhiệm vụ đầu tiên mà Đảng ta đương nhiệm. Nhưng chúng tôi phải cẩn thận không được quên rằng các chủ sở hữu nhỏ không bị trưng thu. “Quốc hữu hóa” các ngành công nghiệp quy mô nhỏ hoàn toàn nằm ngoài vấn đề: trước hết bởi vì nó nằm ngoài quyền hạn của chúng ta trong việc tổ chức các ngành công nghiệp nhỏ đã bị phân tán thành muôn mảnh; và thứ hai là vì Đảng không muốn và cũng không thể để hàng triệu tiểu thương xa lánh mình. Sự gắn bó của họ với chủ nghĩa xã hội sẽ mang tính chất tự nguyện và sẽ không phải là kết quả của việc ép buộc họ trưng thu. Thực tế này phải được đặc biệt chú trọng ở những vùng nơi sản xuất quy mô nhỏ phổ biến thịnh hành.

Đối với những sự hoài nghi và không tán thành này, nhiệm vụ đầu tiên mà chúng ta phải đối mặt là hoàn thiện quá trình quốc hữu hóa.

§ 94. Mục tiêu của chúng ta là nâng cao năng suất!

Nền tảng cho toàn bộ chính sách của chúng ta phải là sự mở rộng sản xuất rộng nhất có thể. Tình trạng vô tổ chức trong sản xuất đã trải quá rộng, sự khan hiếm thời hậu chiến của tất cả các sản phẩm là điều dễ thấy, đến nỗi mà mọi thứ khác đều phải phụ thuộc cả vào nhiệm vụ này. Nhiều sản phẩm hơn nữa! Thêm ủng, thêm lưỡi hái, thùng, hàng dệt, muối, áo quần, ngô, v.v… – đây là những nhu cầu hàng đầu của chúng ta. Làm thế nào có thể đảm bảo cho sự kết thúc của điều này? Chỉ bằng cách gia tăng lực lượng sản xuất của đất nước, bằng cách tăng năng suất. Không có cách nào khác.

Nhưng ở đây chúng ta gặp phải một khó khăn ghê gớm, xuất phát từ sự tấn công dữ dội của các lực lượng phản cách mạng trên toàn thế giới. Chúng ta bị phong tỏa và buộc phải ở thế phòng thủ, do đó mà đồng thời chúng ta vừa bị tước đoạt sức lao động lại vừa bị cắt đứt khỏi nguồn tư liệu sản xuất. Chúng ta phải giành giật bằng vũ lực từ địa chủ và tư bản những thứ như xăng dầu và than đá. Đây là nhiệm vụ vĩ đại đầu tiên của chúng ta. Chúng ta phải đặt công cuộc sản xuất trên một nền tảng thích hợp. Đây là nhiệm vụ vĩ đại thứ hai của chúng ta. Thực sự, rất khó để chúng ta đạt được điều đó!

Trước khi giai cấp công nhân làm chủ đất nước, đây không phải là chuyện của chúng ta. Nhưng bây giờ giai cấp công nhân đang nắm quyền. Mọi thứ đều tùy ở ý nó. Nó có trách nhiệm với vận mệnh của đất nước. Trên vai nó gánh trọn công cuộc cứu vớt nước Cộng hòa Xô Viết ra khỏi những khốn khổ của nạn đói, giá rét và hỗn loạn. Trước khi giai cấp công nhân lên nắm quyền, nhiệm vụ chính của nó là phá hủy trật tự cũ. Giờ đây nhiệm vụ chính của nó lại là xây dựng trật tự mới. Trước đây nó là công việc của giai cấp tư sản để tổ chức sản xuất; giờ đây nó là công việc của giai cấp vô sản. Do đó, rõ ràng là trong những ngày mà sự hỗn loạn lan rộng nhất, mọi tâm tư của giai cấp vô sản, liên quan tới vấn đề này, đều phải là tập trung vào việc tổ chức công nghiệp và tăng cường sản xuất để sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn, năng suất cao hơn theo mọi cách có thể và ngày qua ngày kết quả đạt được tốt hơn nữa. Thời của những cụm từ mỹ miều đã qua, và thời cho những công việc khó khăn đã đến. Đã qua rồi cái thời chúng ta phải gánh nặng cuộc đấu tranh cho quyền của chúng ta ở Moscow hoặc ở Petrograd; giai cấp công nhân đã bảo đảm được các quyền của mình và đang bảo vệ chúng nơi tiền tuyến. Điều chúng ta phải làm bây giờ là tăng số lượng đinh, móng ngựa, máy cày, ổ khóa, máy móc, áo khoác lớn. Những điều này đã trở nên tối quan trọng nếu như chúng ta không muốn chết đói giữa đống đổ nát của chiến tranh, nếu chúng ta muốn được mặc quần áo, nếu chúng ta muốn lấy lại sức mạnh của mình, nếu chúng ta muốn tiến lên bằng những bước tiến nhanh trên con đường đến cuộc sống mới.

Việc tăng sản lượng sẽ gặp phải một số vấn đề. Làm thế nào chúng ta có thể tăng số lượng của tư liệu sản xuất vật chất (cây cối, than đá và nguyên liệu thô); và làm thế nào chúng ta có thể tăng nhân lực? Làm thế nào chúng ta có thể tổ chức sản xuất tốt nhất (cách tốt nhất để hoạch định đời sống kinh tế nói chung là gì, làm thế nào để một ngành sản xuất được liên kết với ngành sản xuất khác, cách điều hành sản xuất, cách tốt nhất và kinh tế nhất để phân bổ dự trữ nguyên liệu thô, làm thế nào chúng ta có thể xử lý tốt nhất sức lao động sẵn có?) Làm thế nào để người lao động có thể đảm bảo được rằng công việc của họ sẽ tốt hơn? (câu hỏi này liên quan tới kỷ luật lao động; của cuộc đấu tranh chống lại bệnh lười biếng, v.v.). Cuối cùng là câu hỏi ứng dụng khoa học vào sản xuất, câu hỏi về công việc của các công nhân lành nghề. Tất cả những câu hỏi này có tầm quan trọng to lớn. Chúng ta phải giải quyết chúng một cách thực tế, để có thể giải quyết chúng trong hành động. Chúng ta phải giải quyết chúng, không phải trong một nhà máy hay một nhà máy riêng lẻ, mà cho toàn bộ đất nước rộng lớn, nơi mà giai cấp công nhân và giai cấp bán vô sản lên tới hàng triệu người.

Rõ ràng là trong vấn đề này chúng ta phải kiên định đi theo một quan điểm, phải khiến điều này thể hiện rõ ràng nhất có thể, phải nâng cao năng suất của một đất nước đang xây dựng đời sống kinh tế trên nền tảng lao động cộng sản mới.

Các đối thủ của chúng ta — những nhà cách mạng xã hội dân chủ tư sản, mensheviks, tư sản, v.v. — tuyên bố rằng chúng ta hoàn toàn không phải là những người theo chủ nghĩa Marx, rằng chủ nghĩa cộng sản của chúng ta chỉ là chủ nghĩa cộng sản của người tiêu dùng, chủ nghĩa phân phối. Họ nói rằng những người bôn-sê-vích cắt cổ nhà tư sản, buộc nhà tư sản phải từ bỏ nhà cửa của họ; những người bôn-sê-vích phân phối lại hàng hóa nhưng không tổ chức sản xuất. Những lời phê bình này hoàn toàn không có cơ sở. Lực lượng sản xuất bao gồm hai mặt: một mặt là tư liệu sản xuất; và mặt khác là của những người đang sống, những người lao động. Giai cấp công nhân là lực lượng sản xuất cơ bản. Nếu máy móc, công cụ … bị phá hủy là điều đáng tiếc, nhưng tổn thất không phải là quan trọng. Lý do là vì đối với những người lao động có kinh nghiệm, mặc dù với chi phí lao động nhiều, nhưng họ vẫn có thể tái sản xuất mọi thứ còn thiếu. Rất khác là tình trạng của các vấn đề khi sức sống sản xuất bị tiêu diệt, khi người lao động di cư đến các làng mạc, khi đói rét dẫn tới việc họ bỏ thành thị, khi giai cấp công nhân tan rã thành từng mảnh. Điều này phải được ngăn chặn bằng mọi giá. Trong trường hợp đó, việc trưng dụng có tổ chức các công cụ sản xuất là cách tốt nhất để bảo vệ sức lao động sống. Do đó, chủ nghĩa cộng sản về các mặt hàng tiêu dùng không vượt quá mục tiêu là tạo thành một cơ sở không thể thiếu cho mục đích thực sự của chúng ta là tổ chức sản xuất. Giai cấp tư sản ở khắp mọi nơi đều mong muốn áp đặt cho giai cấp vô sản mọi chi phí của chiến tranh, mọi nghèo khổ phát sinh từ đó, mọi giá rét, mọi nạn đói. Vì tương lai của chính mình, giai cấp vô sản phải buộc giai cấp tư sản phải gánh vác những gánh nặng của thời kỳ hậu chiến. Nhưng tất nhiên nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là tổ chức sản xuất và cải thiện năng suất.

§ 95. Tổ chức đời sống kinh tế có kế hoạch

Sự tan rã của chủ nghĩa tư bản để lại nhiều hậu quả nó cho giai cấp vô sản, không chỉ là tình trạng thiếu tư liệu sản xuất phổ biến mà còn là sự sự rối ren trên diện rộng. Nước Nga hoàn toàn tan rã; sự liên kết giữa các khu vực của đất nước đã bị tách rời; sự liên hợp giữa khu công nghiệp này và khu công nghiệp khác đã trở nên cực kỳ khó khăn. Kết quả của cuộc cách mạng, các chủ nhà máy đã bỏ dở công tác quản lý quản lý, và lúc đầu, ở nhiều nơi, các nhà máy về cơ bản là không có chủ.

Sau đó, là sự chiếm hữu của những người công nhân, vốn không thể chờ đợi thêm nữa. Một quá trình “quốc hữu hóa” cục bộ kiểu này đã bắt đầu trước cuộc cách mạng tháng Mười. Tất nhiên đó không phải là quốc hữu hóa thực sự, mà chỉ là sự chiếm đoạt các xí nghiệp một cách vô tổ chức bởi những người lao động từng làm việc trong đó; mãi sau này việc chiếm giữ mới chuyển thành quốc hữu hóa. Ngay cả sau cuộc cách mạng tháng Mười, việc quốc hữu hóa ban đầu được tiến hành một cách lộn xộn. Rõ ràng, nhu cầu chính là quốc hữu hóa các doanh nghiệp lớn nhất và được trang bị tốt nhất; nhưng mọi thứ không phải lúc nào được như vậy. Xu hướng chung là quốc hữu hóa những doanh nghiệp vô chủ, nhưng vẫn có giá trị.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp đã bị quốc hữu hóa vì chủ sở hữu của họ đặc biệt thù địch với người lao động. Đây là lẽ tự nhiên bởi trong thời gian nội chiến có rất nhiều xí nghiệp như vậy; nhưng lẽ dĩ nhiên nữa đó là trong số này có không ít cơ sở lạc hậu hoặc thậm chí không hoạt động được. Đặc biệt, khá nhiều trong số đó là những ngôi nhà mọc lên như nấm trong thời kỳ chiến tranh, được xây dựng với mục đích “chống đối”; đã được tổ hợp lại một cách vội vàng, chúng đã cùng tiêu tùng trong suốt cuộc cách mạng. Tất cả những điều này đã dẫn đến tình trạng vô tổ chức ngày càng gia tăng những ngày đầu của cuộc cách mạng.

Ngay từ đầu, Nhà nước Xô Viết không có được nhận thức chính xác về tình hình. Không có danh sách các cam kết; không có bảng kê cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thành phẩm; không có tính toán về các khả năng sản xuất, không có nhận định về các cơ sở vật chất đã được quốc hữu hóa liệu có đủ khả năng để sản xuất.

Giai cấp tư sản đang hấp hối. Giai cấp vô sản trở thành “người kế thừa” của cải của giai cấp tư sản – nhưng họ đã trở thành người thừa kế do bị tịch thu tài sản trong một cuộc đấu tranh dân sự. Do đó, rõ ràng trong những đầu của chế độ mới, có có thể luận bàn về bất kỳ kế hoạch kinh tế chung nào. Thể chế cũ và hệ thống tư bản và đã sụp đổ; nhưng thể chế mới mới, hệ thống xã hội chủ nghĩa, vẫn chưa ra đời.

Tuy nhiên, một trong những nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước Xô Viết là ‘thống nhất mọi hoạt động kinh tế của đất nước theo kế hoạch chỉ đạo chung. Vì vậy, chỉ có thể duy trì năng suất ở mức như vậy sẽ cho phép phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Chúng ta nhận ra ở Phần thứ nhất rằng một trong những công lao to lớn của hệ thống cộng sản là nó đã chấm dứt tình trạng hỗn loạn, tình trạng “vô chính phủ” của hệ thống tư bản.

Ở đây nói lên bản chất của chủ nghĩa cộng sản. Tất nhiên sẽ là vô lý nếu kỳ vọng rằng trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, khi đói rét hoành hành, khi thiếu nhiên liệu và nguyên liệu thô, mà ta có thể nhanh chóng đạt được kết quả lâu dài và mỹ mãn. Nhưng mặc dù đúng là tất cả mọi người không sống trong nền móng của ngôi nhà của họ, và họ hoàn toàn không thể sống cho đến khi nó được dựng lên dựa trên nền móng của nó, và cho đến khi giàn giáo được dỡ bỏ, tuy nhiên nền móng vẫn hoàn toàn cần thiết. Sự so sánh này có thể được áp dụng cho việc xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa. Nền tảng của xã hội cộng sản chủ nghĩa được đặt ra bởi tổ chức công nghiệp, và trước hết là bởi sự thống nhất có kế hoạch của công nghiệp dưới sự kiểm soát của Nhà nước.

Để xây dựng ngôi nhà trong thực tế, trước hết, cần phải kiểm tra nguồn lực. Chúng ta phải biết chính xác những nguồn lực nào có sẵn cho Nhà nước vô sản. Chúng ta phải biết có những nguồn tài nguyên nào nào, có bao nhiêu xí nghiệp, v.v … Theo mức độ, mối quan hệ nảy sinh giữa những gì trước đây là các xí nghiệp độc lập. Các công cụ trung tâm ra đời để cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và phụ kiện. Một hệ thống các cơ quan quản lý ngành công nghiệp địa phương và trung ương đã được tạo ra, và mạng lưới này đã sẵn sàng để xây dựng một kế hoạch chung và áp dụng trên toàn quốc.

Bộ máy hành chính của ngành công nghiệp, nhìn từ trên xuống, được xây dựng như sau. Ở người đứng đầu mỗi nhà máy đều có ban giám đốc nhà máy của công nhân. Điều này thường bao gồm các công nhân trong doanh nghiệp, những người là thành viên của các tổ chức công đoàn thích hợp và các thành viên của nhân viên kỹ thuật được bổ nhiệm theo sự chấp thuận của ủy ban trung ương của công đoàn cơ sở; 2/3 thành viên của ban quản trị nhà máy là công nhân bình thường và 1/3 là đội ngũ kỹ thuật.

Trong một số trường hợp nhất định, khi chúng ta phải thực hiện một số nhiệm vụ tương đối nhỏ, có các chính quyền cấp địa phương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan kinh tế địa phương, và đến lượt họ, các chính quyền địa phương lại liên kết với các đoàn đại biểu công nhân địa phương. Các chủ trương lớn hơn được cấp dưới trực tiếp cho các “thủ trưởng” và “đầu não”. Những “thủ lĩnh” và “đẫu não” này tạo thành liên hiệp của toàn bộ các ngành sản xuất. Ví dụ, Giám đốc ngành dệt may giám sát toàn bộ ngành dệt may; Giám đốc trưởng giám sát tất cả việc sản xuất đinh; Giám đốc than giám sát tất cả quá trình sản xuất than. (Tham khảo danh sách trong §98.) Các tổ chức, dưới chế độ tư bản của Nhà nước, từng được Nhà nước ủy thác chủ trì các ngành sản xuất cụ thể, trong hệ thống của chúng ta đã trở thành “thủ lĩnh” và “đầu ãno”.

Thành phần của các thủ trưởng và đầu não này do đoàn chủ tịch hoặc ủy ban chấp hành của Hội đồng kinh tế tối cao (xem bên dưới) và ủy ban trung ương của công đoàn tương ứng quyết định. Nếu có bất đồng quan điểm nào nảy sinh, thì vị trí của tổ chức công đoàn này sẽ do Liên hiệp Công đoàn Trung ương Xô Viết toàn Nga đảm nhận, tổ chức này quyết định thành phần của một “đầu não” như vậy cùng với đoàn chủ tịch của Hội đồng Kinh tế tối cao. Các coUncils kinh tế địa phương thường chịu trách nhiệm tổ chức các doanh nghiệp nhỏ.

Đến lượt mình, các “thủ lĩnh” và “trung tâm” được hợp nhất thành các nhóm ngành công nghiệp được phân định rõ. Đối với các tổ chức khác, các “thủ trưởng” như vậy tương ứng tạo thành “Gomza” (Cửa hàng máy móc nhà nước), Centro -bạc-kê, đinh-vàng, đinh-trưởng, v.v.

Ví dụ, đây là danh sách các nhóm thuộc về Cục Kim loại.

Số doanh nghiệp.

  1. Các nhà máy của Sonnovo và Kolomna (Gomza) 17
  2. Các công trình luyện cốc, lò nung và luyện sắt trung tâm 8
  3. Các mỏ sắt ở Kaluga và Ryazan             9
  4. Các dự án Malzov                     6
  5. Thủ trưởng bạc <Copper Centro>             10
  6. Autozav (động cơ ô tô) và v.v …             3

Trong ngành dệt, đứng đầu là Thủ trưởng lụa, chúng ta còn có chức vụ gọi là “Kusts” (đặc biệt là trong ngành bông); những cam kết này thống nhất với nhau trong đó sản xuất các sản phẩm được sản xuất một nửa trong các giai đoạn sản xuất khác nhau và cả thành phẩm.

Nói chung, có thể nói rằng tất cả tổ chức này vẫn đang ở trong giai đoạn thay đổi; hình thức mới liên tục phát sinh, và các thể chế cũ liên tục chết đi. Điều này là tất yếu trong thời gian hoạt động xây dựng mạnh mẽ, và khi các điều kiện quá bất lợi vì chúng ta có thể sở hữu vùng Ural trong hôm nay và mất nó vào tay kẻ thù ngày mai, ta có thể mất Ukraine ngày hôm nay những sẽ lại dành được nó ngày mai.

Do đó, không chỉ các nhánh sản xuất riêng lẻ được thống nhất, mà các nhánh sản xuất này còn được tích hợp lại thành những khối lớn hơn. Trước hết, không cần phải nói rằng sự kết hợp của các nhánh như vậy được kết hợp  dựa vào những tính chất xác định. Ví dụ, sản xuất đinh, máy móc, đồng, và đồ dùng bằng đồng, v.v., được kết hợp thành một nhóm vì chúng cùng kim loại.

Nhóm “thủ trưởng” này tạo thành Cục Kim loại của Hội đồng Kinh tế Tối cao. Có nhiều cơ quan như vậy. Bên cạnh Vụ Kim loại, chúng ta có Vụ Công nghiệp Hóa chất, Vụ Thực phẩm, Vụ In ấn, v.v. Vào mùa thu năm 1919, cấu trúc của các phòng ban khác nhau vẫn chưa được đồng nhất.

Trong Cục Kim loại, ảnh hưởng chủ yếu được thực hiện bởi Ủy ban Trung ương của Liên minh Công nhân kim loại toàn Nga. Những người thợ kim khí thuộc đội công nhân tiền phong; họ có ý thức chính trị vững chắc; là những người lao động tuyệt vời; vì những lý do này họ có năng lực quản trị tuyệt vời. Ở một số phòng ban khác, điều kiện không mấy thuận lợi. Ví dụ, phải đến mùa thu năm 1919, các công nhân mới bắt đầu tham gia vào công việc quản lý của Sở Công nghiệp Hóa chất, vì cho đến ngày đó, chưa có sự thống nhất chặt chẽ nào trong lĩnh vực công việc này.

Tất cả các phòng ban đều trực thuộc Hội đồng Kinh tế Tối cao (Vysovnarhoz [hoặc S.E.C.]). Thành phần này bao gồm các đại diện của Công đoàn Xô Viết, của Ban Chấp hành Trung ương Liên Xô toàn Nga, và các ủy ban nhân dân. Các công việc của nó được quản lý bởi một đoàn chủ tịch. Do đó, S.E.C. điều phối mọi hoạt động kinh tế của đất nước, và nhiệm vụ chính của hội đồng là vạch ra và thực hiện một kế hoạch thống nhất để quản lý Nhà nước về đời sống kinh tế.

  • 96. Sự phát triển của việc hợp tác kinh tế với các nơi

Câu hỏi về mối quan hệ của chúng ta với thế giới bên ngoài được liên kết chặt chẽ với câu hỏi về cách chúng ta tổ chức các ngành công nghiệp quy mô lớn. Nước Nga Xô Viết bị bao vây bởi một cuộc phong tỏa, và điều này gây tổn hại to lớn cho đất nước. Các số liệu trong bảng sau đây cho thấy tầm hệ trọng của việc gián đoạn giao lưu kinh tế với các vùng đất khác đã ảnh hưởng như thế nào đến ngành sản xuất và nông nghiệp của Nga.

Nhập khẩu vào Nga

Năm Thực phẩm Nguyên liệu thô và các sản phẩm bán chế Gia súc Chế Phẩm Tổng cộng.
Nghìn rúp Tỷ lệ phần trăm. Nghìn rúp Tỷ lệ phần trăm. Nghìn rúp Tỷ lệ phần trăm. Nghìn rúp Tỷ lệ phần trăm. Nghìn rúp Tỷ lệ phần trăm.
1909 182872 100,0 442556 100,0 7972 100,0 272937 100,0 906336 100,0
1910 191462 104,7 554386 125,3 10791 135,4 327807 120,1 1084446 119,7
1911 206909 113,1 553143 125,0 10997 137,9 390633 143,1 1161682 128,2
1912 209647 114,6 555516 125,5 11979 150,3 394630 144,6 1171772 129,3
1913 273898 130,1 667989 150,9 17615 221,0 450532 165,1 1374034 151,6

Mặt hàng nhập khẩu chính của chúng ta là chế phẩm, và từ năm 1909 đến năm 1918, số lượng hàng nhập khẩu này đã tăng 65%. Nhập khẩu nguyên liệu thô và sản phẩm bán chế tăng 60% trong cùng kỳ. Do đó, tầm quan trọng của nhập khẩu tăng lên đáng kể. Các mặt hàng nhập khẩu đáng chú ý nhất là thiết bị máy móc công nghiệp các loại, đồ kim khí, máy móc nông nghiệp, chế phẩm hóa chất, phụ tùng điện và các phương tiện sản xuất khác. Tuy nhiên, nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng (dệt may, đồ da, v.v.) cũng tăng ổn định.

Tất cả các mối quan hệ với Đức đã bị cắt đứt ngay từ đầu cuộc chiến. Khi nước Nga Xô Viết bị phong tỏa, quan hệ thương mại với phe Hiệp Ước cũng chấm dứt. Theo ước tính trước chiến tranh, tổng lượng hàng hóa nhập khẩu của chúng ta lên tới gần một triệu rưỡi rúp. Điều này cho thấy sự mất mát mà cuộc phong tỏa đã gây ra cho chúng ta. Do đó, chính sách của Đảng ta phải hướng đến việc mở lại các mối quan hệ kinh tế với các Quốc gia khác, vì điều này phù hợp với mục tiêu chung của chúng ta. Sự đảm bảo tốt nhất, trong mối liên hệ này, sẽ là một chiến thắng quyết định đối với cuộc phản cách mạng.

Nhiệm vụ thứ hai liên quan đến các mối quan hệ kinh tế tương hỗ giữa Nga và các nước mà giai cấp vô sản chiếm ưu thế. Chúng ta phải hướng tới, không chỉ đơn thuần là trao đổi kinh tế với các nước như vậy, mà nếu có thể, chúng ta phải hợp tác với họ theo một kế hoạch kinh tế chung. Nếu giai cấp vô sản chiến thắng ở Đức, chúng ta nên thành lập một cơ quan chung chỉ đạo chính sách kinh tế chung của hai nước cộng hòa Xô Viết. Nó sẽ quyết định số lượng sản phẩm mà nền công nghiệp vô sản Đức nên gửi sang nước Nga Xô Viết; có bao nhiêu công nhân lành nghề nên di cư từ Đức (ví dụ: đến các nhà máy đầu máy của Nga); và ngược lại, số lượng nguyên liệu thô nên được gửi từ Nga sang Đức. Chúng tôi hoàn toàn nhận thức rõ rằng châu Âu sẽ có thể phục hồi nhanh chóng hơn nhiều từ tình trạng vô tổ chức hiện nay nếu một liên minh được thành lập giữa các quốc gia khác nhau. Đương nhiên, chúng tôi không có ý định thống nhất với bất kỳ vùng đất tư bản nào. Mặt khác, chúng ta có thể và phải tham gia vào một liên minh kinh tế chặt chẽ với các nước cộng hòa Xô Viết, phải hợp tác với họ theo một kế hoạch kinh tế chung. KINH TẾ VÔ SẢN TẬP TRUNG HÓA SẢN XUẤT TRÊN MỘT QUY MÔ QUỐC TẾ-ĐÓ LÀ MỤC TIÊU CỦA CHÚNG TÔI.

§97. Tổ chức điều tiết công nghiệp trên quy mô nhỏ, thủ công nghiệp và các hộ kinh doanh tự do

Vậy ta đã thấy rằng một trong những chướng ngại lớn nhất đối với công cuộc xây dựng CNCS ở Nga là ở chỗ nước ta, cũng như nhiều nước lạc hậu và kém phát triển khác, có một thành phần kinh tế nhỏ lẻ khá lớn. Điều này trước tiên đúng với nền nông nghiệp Nga, nhưng ta cũng thấy rằng nhóm ngành công nghiệp của Nga cũng đang mang trong mình tàn dư của quan hệ sản xuất cũ với một số lượng lớn lao động làm việc tại nhà (sau đây gọi là hộ kinh tế cá thể), thợ thủ công tự do và người sản xuất nhỏ lẻ khác. Theo số liệu trước thời chiến, trong 84 tỉnh (ở Nga), có khoảng 1.700.000 doanh nghiệp nhỏ đang điều hành bởi các hộ cá thể như vậy.

Trong thống kê dưới đây, số lượng các hộ kinh doanh cá thể sẽ được thống kê dựa trên nguyên liệu của mặt hàng bán ra.

  1. KHOÁNG VẬT………………………………………………………………….66.400

(đồ gốm, đất nung, gạch, cối xay đá, đá mài, đồ đồng, đá vôi)

  1. GỖ……………………………………………………………………………..467.900

(tấm trải bằng gỗ, thùng và bồn nước, đồ nội thất, giày đan, xe trượt và xe thồ, các loại sọt đan, bánh xe và niềng bánh xe, than củi và chất nhựa; thìa và các vật dụng bằng gỗ; thuyền và bè – tổng cộng 18  nghề)

  1. KIM LOẠI…………………………………………………………………….130.500

(đinh, rìu (nhỏ) và các đồ nghề rèn; ổ khóa và dao; trang sức, đồng hồ đeo tay và treo tường; đồ nghề xưởng đúc; khung cửa sổ và cửa ra vào; xô và ống kim loại)

  1. ĐỒ DỆT MAY………………………………………………………………….65.200

(dệt, làm se sợi, quay sợi, đăng-ten, đan khan tay, lưới, dây thừng, thảm, trùm đầu, bàn chải/cây cọ, v.v – tổng cộng 11 nghề)

V .ĐỒ DA…………………………………………………………………………208.300

(giày và bốt, áo da cừu, các đồ da cỡ nhỏ, đồ dành cho cưỡi ngựa, bao tay    có lông)

  1. KHÁC.…….………………………………………………………………….185.400

(bao gồm: nghề thợ may………………………104.900

các nghề thủ công khác……73.800

vẽ tranh thánh (ikon)…..3.600

làm đàn accordion (thủ phong cầm)….3.100)

Theo một số ước tính khác, thì số hộ kinh doanh tự do đã giảm bớt một triệu hộ trong thời chiến, chưa kể tới nguyên nhân khác là sự thiếu đồng bộ của sản xuất công nghiệp đại quy mô đã khiến công nhân quay về với sản xuất tại gia. Sự giảm thiểu này có thể được lý giải do di cư và phân tán của lực lượng lao động cá thể trong quá trình tìm kiếm nguồn cung lương thực ổn định hơn. Tại các tỉnh Vologda, Novgorod hay các vùng tương tự không đáp ứng được nguồn cung này thì con số (số lao động cá thể) có thể giảm từ 20 tới 25 phần trăm. Mặt khác, tại các tỉnh Kursk, Orel, Simbirsk và Tambov thì con số này lại tăng lên từ 15 tới 20 phần trăm.

Chính quyền vô sản phải đối mặt với câu hỏi, rằng làm thế nào để lực lượng lao động cá thể đông đảo này có thể phối hợp với toàn hệ thống để xây dựng nền kinh tế XHCN?

Trước tiên ta có thể dễ thấy rằng việc trưng dụng cưỡng bức lực lượng này là điều khó chấp nhận được. Tầng lớp lao động cá thể không nên bị ép buộc vào địa hạt của CNXH. Ta cần tạo điều kiện cho họ trong khả năng của mình nhằm giúp họ tiến hành những thay đổi cần thiết (để hòa nhập với nền sản xuất XHCN), và giúp họ hiểu rằng điều này không những cần thiết mà còn có lợi nữa. Ta có thể làm việc này bằng cách thay đổi điều kiện làm việc của người lao động cá thể. Vậy những điều kiện đó là gì và chúng giúp ích công việc này ra sao?

Đầu tiên, ta cần bổ sung thành phần kinh tế hộ gia đình vào kế hoạch bao cấp nhiên và nguyên liệu thô của Nhà nước, bởi lẽ khi các hộ này được Nhà nước bao cấp những nguyên và nhiên liệu cần thiết cho sản xuất thì họ sẽ sớm bị phụ thuộc vào nguồn cung Nhà nước. Trước kia, trong kinh tế TBCN, các đại lý hoặc nhà máy thường là người cung cấp nguyên liệu thô cho hộ kinh doanh, qua đó hộ kinh doanh phụ thuộc vào họ, và tất nhiên đây là cách mà các đại lý và nhà máy “trông coi” họ nhằm bóc lột họ. Các hộ kinh doanh kỳ thực đang không làm việc cho mình, mà là làm việc cho nhà tư bản. Tuy nhiên, sự phụ thuộc của các hộ kinh doanh với bao cấp Nhà nước lại là hoàn toàn khác. Chính quyền vô sản công nhân sẽ không, không thể và cũng không muốn bóc lột gì từ thành phần kinh tế này; chính quyền chỉ muốn giúp đỡ các hộ kinh doanh có thể bắt nhịp được với tầng lớp công nhân mà thôi. Chính quyền vô sản cũng không hề khai thác lợi nhuận từ họ (cũng như từ bất cứ ai); mục tiêu của chính quyền là nhằm tập hợp họ và các hội nhóm của họ thành một nhóm lao động phổ thông có tổ chức trong sản xuất công nghiệp. Các hộ kinh doanh khi phụ thuộc vào đại lý và nhà máy (nguồn cung nguyên liệu thô) đều trở thành gánh nặng cho họ, nhưng khi hộ kinh doanh phụ thuộc vào đầu vào do Nhà nước cung cấp, họ trở thành một lao động thuộc về xã hội; vậy nên, điều cần làm trước hết là bổ sung lực lượng kinh tế này vào kế hoạch bao cấp nguyên liệu sản xuất thô của Nhà nước.

Hai là, các hộ kinh doanh cá thể nên được Nhà nước hỗ trợ tài chính. Trước kia trong nền kinh tế TBCN, các bên cho vay nặng lãi dường như đã giúp các hộ này với vấn đề tài chính. Nhưng thật ra chúng “giúp” các hộ này theo kiểu cái dây thòng lọng giúp treo cổ vậy; chúng đày đọa những người lao động này theo kiểu man rợ và cố vòi tiền họ nhiều  nhất có thể. Chính quyền vô sản mới có thể thật sự giúp người lao động với vấn đề tiền bạc, giúp vốn nhằm tạo điều kiện cho họ thực hiện yêu cầu chính quyền giao (đặt hàng) mà không hề khai thác lợi nhuận hay đặt lãi suất quá trớn, v.v.

Ba là, chính quyền vô sản tất nhiên phải tiến hành yêu cầu khoán sản xuất đối với các hộ cá thể theo hệ thống tập trung. Sau khi đã trợ giúp họ với nguyên nhiên liệu thô và các vật dụng khác khi cần, chính quyền sẽ phải khoán sản phẩm cho họ theo kế hoạch rõ ràng cũng như tính cả lực lượng này vào khung sản xuất chung của toàn xã hội

Như vậy, các hộ kinh doanh cá thể sẽ từng bước được đưa vào guồng sản xuất chung của xã hội với nền tảng XHCN. Họ sẽ được đưa vào guồng không chỉ bằng sự hỗ trợ vật liệu phục vụ sản xuất, mà còn bởi vì họ sẽ lao động trực tiếp cho chính quyền vô sản theo mô hình kế hoạch hóa tập trung.

Bốn là, đặt điều kiện đối với hộ cá thể khi trợ giúp họ (theo các cách kể trên) là phải sớm tổ chức thành các tập thể sản xuất như những công nhân khác. Chính quyền vô sản cần ưu tiên đối với những hộ kinh doanh cá thể đã liên kết với nhau thành các acten[1] hoặc các hợp tác xã sản xuất, và nhất là ưu tiên đối với các tổ chức, hợp tác xã sản xuất theo quy mô lớn thay cho sản xuất nhỏ lẻ.

Mọi người kinh doanh hay cả lao động tự do, dù chỉ kinh doanh khiêm tốn đến đâu đi chăng nữa, đều mong muốn trở thành nhà kinh doanh phát đạt, được “có chỗ đứng trong xã hội”, được có một “thương hiệu nào đó” của riêng mình, được kinh doanh và hơn thế nữa. Trong xã hội TBCN, các acten hoặc hợp tác xã khi phát triển lớn mạnh thường bị biến đổi thành những xí nghiệp tư bản. Nhưng ở đây không có chỗ dành cho chủ nghĩa tư bản; thay vào đó, ta có chính quyền công nhân điều tiết mọi tổ chức liên hiệp công nhân, mọi nguồn cung tài chính trong cộng đồng và quan trọng nhất là tư liệu sản xuất trong xã hội. Trước kia ta cho rằng sẽ là ngây thơ nếu nghĩ các xưởng thủ công như vậy sẽ dần đưa ta tới CNXH, vì hiển nhiên là tới một mức phát triển nhất định chúng ta biến thành các tập đoàn tư bản. Nhưng khi ta đã đưa được thành phần này vào khung kiểm quản lý của chính quyền mới, thì chúng lại có thể giúp ích cho công cuộc xây dựng CNXH. Chúng giúp ích không phải bởi vì những người kinh doanh ấy hăng hái xây dựng CNXH (thực tế nhiều người lao động tự do, cũng như các hộ kinh doanh nhỏ thường có thành kiến với CNXH), mà bởi vì con đường cũ mà họ thường đi trước kia không còn nữa.

Bằng việc khuyến khích những lao động cá thể tự do vào các hợp tác xã, ta sẽ chuyển hóa dần dần họ thành những công nhân thuộc về một hệ thống sản xuất toàn xã hội thống nhất, có tổ chức, cơ khí hóa bài bản.

Ta đã đạt được khá nhiều thành tựu nhờ phương pháp này. Vào mùa đông năm 1919-20, Nhà nước đã đặt hàng riêng cho các hộ kinh doanh cá thể 2.000.000 đôi ủng bằng nỉ, 2.200.000 đôi găng tay len, một số lượng lớn đồ đan len và giày đan, áo khoác da cừu, v.v. Ta có thể ghi nhận một sự tiến bộ đáng kể trong sản xuất: vào mùa đông 1918-19 thì cho tới tận mùng 1 tháng 3 năm 1919 (!) mới chỉ làm được 300.000 đôi; nhưng vào vụ đông 1919-20 thì chỉ tới tháng 12 năm 1919 đã sản xuất được 500.000 đôi.

Sự cải tiến này đã song hành cùng với tiến trình kế hoạch hóa cụ thể khi mà nguyên liệu thô, dầu mỏ, các đồ chiếu sáng và nhiên liệu khác được bao cấp. Các hợp tác xã và liên đoàn đại diện cho các hộ kinh doanh cá thể đã nhóm họp (bao gồm đoàn Centrosoyus, Centrosectia, Moska, Kurstarsbyt, v.v), cũng như đại diện cho các hộ kinh doanh tiểu chủ đến từ Hội đồng kinh tế tối cao. Các buổi nhóm họp trên đã đề ra kế hoạch cụ thể: Liên đoàn Kurstarsbyt (là tổng liên đoàn hợp tác xã sản xuất và phân phối hàng hóa của thành phần kinh tế cá thể và xưởng thợ thuyền) là liên đoàn lớn nhất dành cho người lao động tự do được kế hoạch hóa, bao trùm 29 liên đoàn với 1306 hợp tác xã đại diện cho 631.860 hộ kinh doanh cá thể. Những hộ này được giúp đỡ bởi liên đoàn hoặc chính quyền địa phương.

Dưới chính quyền Xô-viết, số lượng tổ chức như vậy đang tăng lên nhanh chóng.

Không khó để nói rằng bởi các móc nối trong bộ máy kinh tế Xô-viết vẫn đang được hình thành, nên ta vẫn chưa đạt được hình thái mong muốn; mọi thứ vẫn đang trong trạng thái hỗn độn. Nhưng ta cần luôn chú ý vấn đề tổ chức bộ máy, điều hòa lợi ích giữa các tổ chức bên trong và mục tiêu hướng tới trong mọi công tác quản lý.


*Chú thích

[1]: Acten: Các nhóm sản xuất tập thể nông nghiệp và thủ công ở Nga và Liên Xô, thịnh hành trong giai đoạn từ 1860-1960

§98. Việc tổ chức các ngành Công nghiệp và Công đoàn

Ở Nga, công cụ đã chứng tỏ tính ưu việt trong việc thích nghi với những nhiệm vụ mới trong việc tổ chức và điều hành nền công nghiệp chính là các tổ chức công đoàn.

Trong xã hội tư bản, chức năng của công đoàn – được hình thành trước hết ở các ngành  thủ công nghiệp và sau đó là ở công nghiệp (sản xuất) – chủ yếu là để phục vụ như một phương tiện cho cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản, như một phương tiện cho cuộc đấu tranh kinh tế. Trong những ngày bão táp và xung kích, các tổ chức công đoàn đã hợp lực với đảng của giai cấp công nhân, với những người bôn-sê-vích, lãnh đạo cuộc tổng tấn công vào thủ đô. Đảng, các đoàn thể và các xô viết đã sát cánh cùng nhau lật đổ trật tự xã hội tư bản chủ nghĩa. Sau công cuộc chiếm đoạt quyền lực chính trị, vai trò của các tổ chức công đoàn đương nhiên có sự thay đổi. Ví dụ, cho đến nay, họ đã tham gia vào các cuộc đình công chống lại các nhà tư bản. Bây giờ các nhà tư bản không còn tồn tại với tư cách là giai cấp thống trị, là chủ, là doanh nghiệp nữa. Cho đến nay, mục đích chính của các tổ chức công đoàn là thực hiện việc phá hủy hệ thống mà lúc đó đã thịnh hành trong các nhà máy. Nhưng sau tháng 11 năm 1917, đã đến thời điểm để thành lập trật tự mới.

Việc tổ chức sản xuất – đây là nhiệm vụ mới của công đoàn trong thời đại chuyên chính vô sản. Các công đoàn đã có thể tập hợp một số lượng lớn giai cấp vô sản. Họ là tổ chức mạnh nhất trong tất cả các tổ chức vô sản, và họ đã trực tiếp gắn bó với công cuộc lao động sản xuất. Hơn nữa, ở Nga, vào thời điểm diễn ra cuộc cách mạng, họ hoàn toàn tán thành ý tưởng về chế độ chuyên chính vô sản. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi ta giao cho các tổ chức này trách nhiệm thực tế trong việc quản lý sản xuất, bao gồm cả việc quản lý khâu quan trọng nhất của tất cả các yếu tố của sản xuất – quản lý sức lao động.

Vậy mối quan hệ giữa tổ chức công đoàn và quyền lực Nhà nước của giai cấp vô sản thực chất là như thế nào?

Chúng ta hãy nhớ lại những gì mà giai cấp tư sản đã làm để bảo đảm được thành công của nó. Nó xây dựng nên hệ thống chủ nghĩa tư bản Nhà nước, liên kết chặt chẽ tất cả các tổ chức khác của nó với Quyền lực Nhà nước, điều này đặc biệt áp dụng cho các tổ chức kinh tế của nó (xanh-đi-ca, tờ-rớt và hiệp hội người sử dụng lao động). Giai cấp vô sản, để đạt được thành công trong cuộc đấu tranh chống tư bản, cũng phải tập trung hóa các tổ chức của mình theo cách thức tập trung. Họ có các Xô viết đại biểu của công nhân, các tổ chức này tạo thành công cụ của quyền lực Nhà nước; Họ có tổ chức công đoàn; Họ có hợp tác xã. Rõ ràng, để công việc của họ có hiệu quả thì họ phải liên kết với nhau. Câu hỏi đặt ra bây giờ là, tổ chức nào phải liên kết với nhau. Đáp án rất đơn giản. Chúng ta phải chọn ra những tổ chức lớn nhất và mạnh mẽ nhất. Một cơ quan như vậy được cấu thành bởi tổ chức Nhà nước của giai cấp công nhân, bởi quyền lực Xô viết. Do đó, các tổ chức THƯƠNG MẠI VÀ CÁC HỢP TÁC XÃ PHẢI PHÁT TRIỂN THEO CÁCH MÀ HỌ SẼ ĐƯỢC CHUYỂN ĐỔI THÀNH CÁC PHÒNG KINH TẾ VÀ CÁC CƠ QUAN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC; HỌ PHẢI ĐƯỢC “CHUYỂN GIAO CHO NHÀ NƯỚC”,

Những người ủng hộ chủ nghĩa liên kết xã hội (những người liên tục coi nhẹ ý nghĩa của cuộc đấu tranh giai cấp), khi xem xét phần việc do các tổ chức công đoàn trong thời đại của chế độ chuyên chính vô sản đảm nhiệm, thường áp dụng quan điểm của những người đòi “độc lập” cho phong trào công đoàn. Các công đoàn, những kẻ lịch sự này đảm bảo với chúng tôi rằng, là các tổ chức giai cấp, và vì lý do này, chúng phải hoàn toàn độc lập với cơ quan quyền lực Nhà nước.

Khá dễ dàng để phát hiện ra rằng sự ngụy biện đằng sau lập luận này giả dạng là một tầm nhìn “giai cấp”. “Nhà nước” không thể đối lập với các tổ chức “giai cấp”, vì Bản thân Nhà nước là một tổ chức giai cấp. Khi phái Mensheviks và những người khác phản đối việc liên kết với Nhà nước công nhân, thực chất họ đang tỏ thái độ thù địch với Nhà nước công nhân. Họ đang đứng về phía giai cấp tư sản. Chúng ta lưu ý rằng họ cũng ủng hộ sự độc lập của Nhà nước tư sản.

Họ coi nhẹ các công đoàn “được hỗ trợ bởi ngân khố Nhà nước.” Nhưng hiện tại [ở Nga] ngân khố Nhà nước thuộc về công nhân. Rõ ràng Phái Menshevik muốn nguồn thu của Nhà nước vẫn phải thuộc về giai cấp tư sản! Sự độc lập của quyền lực Nhà nước công nhân thực sự có nghĩa là phụ thuộc vào giai cấp tư sản.

Các nhiệm vụ mới được các công đoàn đảm nhiệm khiến việc cần thiết cần làm là với tốc độ nhanh nhất có thể, các công đoàn phải trở thành các công đoàn công nghiệp (sản xuất) khổng lồ. Rõ ràng là nếu các thành viên của tổ chức công đoàn chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất, thì người lao động phải được tổ chức theo ngành sản xuất, chứ không phải theo dây chuyền thủ công. Nói cách khác, để thực hiện đúng chức năng mới, điều kiện tiên quyết là các tổ chức công đoàn phải được tổ chức sao cho tất cả công nhân và người lao động trong bất kỳ xí nghiệp nào cũng phải liên kết thành một công đoàn, và đối với mỗi xí nghiệp thì không có công đoàn nào khác. Trước đây, các công đoàn được xây dựng chi tiết đến mức những người lao động được tổ chức theo đúng những nghề thủ công nhỏ lẻ của họ. Khi sau đó, nhiều nỗ lực được thực hiện để tổ chức theo dây chuyền công nghiệp (sản xuất), vẫn còn có nhiều nhầm lẫn. Ví dụ, Liên đoàn thợ kim khí chấp nhận làm thành viên cho, không chỉ những công nhân tham gia vào ngành luyện kim, mà bất kỳ công nhân nào có nghề liên quan đến kim loại, mặc dù ngành của anh ta không liên quan gì đến luyện kim. Tất nhiên, chúng ta không đạt được tổ chức công nghiệp (sản xuất) thực sự khi mỗi công việc sản xuất hoặc mỗi nhánh sản xuất được coi như một thực thể riêng biệt. Để đạt được tổ chức sản xuất theo quy mô công nghiệp, chúng ta phải tổ chức một cách thích hợp, phù hợp với toàn bộ các ngành sản xuất và phải tổ chức thành một công đoàn duy nhất cho tất cả công nhân nhân viên lao động trong một ngành cụ thể.

Để lấy ví dụ về sự hợp nhất của một số công đoàn thủ công nhỏ để tạo thành một công đoàn công nghiệp lớn, chúng ta có thể xem xét tổ chức của những người thợ kim khí Petrograd.

Trước khi Hợp nhất. (Cuối năm 1917 đầu năm 1918)

  1. Công đoàn thợ kim khí.
  2. Công đoàn thợ đốt.
  3. Công đoàn thợ nấu kim loại.
  4. Công đoàn thợ hàn cắt.
  5. Công đoàn người tạo mẫu.
  6. Công đoàn thợ kim hoàn.
  7. Công đoàn thợ đồng hồ.
  8. Công đoàn thợ điện.
  9. Công đoàn thợ máy.
  10. Công đoàn người sắp xếp.

Sau khi hợp nhất.

  1. Công đoàn các công nhân kim khí, cùng với các bộ phận của nó (một nhánh của Công đoàn các công nhân kim khí toàn Nga) bao gồm tất cả các công nhân và nhân viên làm việc trong ngành công nghiệp luyện kim.

Bằng cách này, thay vì số lượng lớn các công đoàn nhỏ được tổ chức trên cơ sở thủ công nghiệp, đã có sự tồn tại của các công đoàn công nghiệp (sản xuất) lớn đã được tập trung hóa. NHIỆM VỤ CỦA ĐẢNG CHÚNG TA TRONG MỐI QUAN HỆ NÀY LÀ ĐẨY MẠNH SỰ CHUYỂN ĐỔI, VÀ KHUYẾN KHÍCH VIỆC HÌNH THÀNH CÁC CÔNG ĐOÀN CÔNG NGHIỆP (SẢN XUẤT), MỖI CÔNG ĐOÀN SẼ GHI DANH KHÔNG NGOẠI LỆ TẤT CẢ CÔNG NHÂN VIÊN TRONG MỘT CHI NHÁNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP.

Theo số liệu được cung cấp bởi bộ phận thống kê của Công đoàn Liên Xô Trung ương toàn Nga, thành viên của các công đoàn là như sau

Trong nửa đầu năm 1917 385,988
,, nửa sau ,, 1917 948,547
,, nửa đầu  ,, 1918 1,649,278
,, nửa sau ,, 1918 2,250,278
,, nửa đầu ,, 1919 2,825,018

 

Trong nửa đầu năm 1919, số thành viên của 81 công đoàn toàn Nga, không bao gồm Công đoàn Công nhân Đường sắt và Công đoàn Công nhân Vận tải Đường thủy, là 2.801.000 người – số công nhân còn lại được tổ chức trong các công đoàn địa phương. Nếu cộng 722.000 công nhân đường sắt và 200.000 công nhân vận tải đường thủy, chúng ta thấy rằng tổng số thành viên của các tổ chức công đoàn là hơn 3.700.000. Họ có 38 ban chấp hành trung ương. Ngoài ra, vẫn còn khá nhiều tổ chức công đoàn chưa được tập trung hóa. Cục thống kê ước tính tổng số công nhân có tổ chức (kể cả các tỉnh bị địch chiếm đóng) là 4.000.000. Chúng ta không được quên rằng công nhân thuộc các nhà máy không hoạt động vẫn được coi là công nhân của các nhà máy này, và vẫn là thành viên của các công đoàn tương ứng của họ.

Theo luật pháp của Cộng hòa Xô Viết và theo thông lệ đã được thiết lập, các tổ chức công đoàn (công đoàn sản xuất hoặc công nghiệp) tham gia vào công việc của tất cả các cơ quan trung ương và địa phương của trong việc quản lý công nghiệp. Họ tham gia vào công việc của các ủy viên, của các hội đồng kinh tế, của Hội đồng kinh tế tối cao, của các thủ trưởng và các trung tâm, vào công việc quản lý nhà máy của công nhân – nói một cách rõ ràng, ở mọi nơi công đoàn đóng một vai trò quan trọng, hơn thế, lại là một vai trò quyết định..

Tuy nhiên, việc kiểm soát sản xuất của các tổ chức công đoàn vẫn chưa hoàn thành. Có rất nhiều nhánh của đời sống kinh tế mà người lao động vẫn chưa đảm nhận, như họ nên thừa nhận, việc kiểm soát. Đặc biệt là điều này có áp dụng với các “thủ trưởng” và “trung tâm.”. Ở các lĩnh vực này, chúng ta thường thấy các chuyên viên tư sản đang làm việc, những người không chịu bất kỳ sự kiểm soát thích hợp nào, và những người muốn tái thiết tổ chức kinh tế theo kế hoạch của chính họ, với hy vọng cho việc trở lại “thời xưa tốt đẹp”, cho sự chuyển đổi nhanh chóng của các trung tâm thành các quỹ tín thác tư bản. Để chống lại bất kỳ kế hoạch nào như vậy, điều cần thiết là CÁC CÔNG ĐOÀN NÊN CÓ MỘT PHẦN ĐÓNG GÓP NGÀY CÀNG TĂNG TRONG VIỆC QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP, CHO ĐẾN KHI TOÀN BỘ ĐỜI SỐNG KINH TẾ, TỪ DƯỚI LÊN TRÊN, TẠO THÀNH MỘT THỂ THỐNG NHẤT ĐƯỢC KIỂM SOÁT BỞI CÁC CÔNG ĐOÀN CÔNG NGHIỆP (SẢN XUẤT).

Ở các cấp quản lý công nghiệp thấp hơn, chúng ta phải nói đến hoạt động của các ủy ban nhà máy. Đây thực sự là những tế bào của tổ chức công đoàn, chịu sự chỉ đạo của tổ chức công đoàn trong từng trường hợp. Được bầu bởi các công nhân của một nhà máy hoặc phân xưởng nhất định, các ủy ban của nhà máy hoặc phân xưởng này kiểm soát các công việc trong xí nghiệp có liên quan đến sức lao động. Họ có trách nhiệm thu hút và sa thải người lao động; họ quan tâm đến gia đình người lao động; họ giám sát việc trả lương, quy định giờ giấc làm việc, tối cao trong các vấn đề kỷ luật, v.v … Hơn nữa, họ còn là những trường học đáng ngưỡng mộ về công việc hành chính cho đông đảo quần chúng nhân dân.

Bằng cách này, các công đoàn (công nghiệp hoặc sản xuất) tác động đến sự liên kết chặt chẽ nhất giữa các cơ quan trung ương của quản lý Nhà nước, đời sống kinh tế và đông đảo quần chúng công nhân.

Chức năng đầu tiên, quan trọng nhất, của các công đoàn công nghiệp (sản xuất) là ở một mức độ ngày càng tăng, đảm bảo rằng quần chúng sẽ tham gia vào việc kiểm soát đời sống kinh tế. Lấy các ủy ban xí nghiệp làm nền tảng và đoàn kết tất cả công nhân, các công đoàn công nghiệp (sản xuất) phải làm cho ngày càng nhiều công nhân quan tâm đến việc tổ chức sản xuất. Kinh nghiệm thực tế trực tiếp về công việc hành chính ở đây đặc biệt có giá trị (ví dụ, trong các ủy ban xí nghiệp, trong ban điều hành xí nghiệp của công nhân, trong các hội đồng kinh tế, các “thủ trưởng”, v.v.). Tương tự, các công tác khai sáng đặc biệt do các công đoàn thực hiện có giá trị lớn  (các khóa học hướng dẫn, v.v.).

Việc giới thiệu quần chúng tham gia vào các công việc mang tính xây dựng cũng là cách tốt nhất để chống lại xu hướng quan liêu hóa trong bộ máy kinh tế của quốc gia Xô Viết. Ở những nơi có rất ít công nhân nhưng lại có rất nhiều “viên chức Xô Viết”, chế độ quan liêu có xu hướng chiếm một tỷ lệ lớn. Chủ nghĩa thủ cựu, Các quy định thừa mứa, cách cư xử tồi tệ, sự lười biếng, sự phá hoại – có quá nhiều thứ trong số đó trong các tổ chức kinh tế. Chúng ta chỉ biết một cách để loại bỏ những hành vi bất lương như vậy, đó là thăng chức cho công nhân cấp thấp lên cấp cao hơn. Bởi vì chỉ có cách đó mới có thể đảm bảo sự kiểm soát thực sự của quần chúng đối với các hoạt động của tất cả các thể chế kinh tế của chúng ta.

§99. Việc sử dụng sức lao động

Điều cực kỳ quan trọng đối với tương lai nước Nga là việc sử dụng hợp lý các nguồn lực lao động sẵn có. Khi tư liệu sản xuất gần như cạn kiệt và nguyên liệu thô quá khan hiếm, mọi thứ đều phụ thuộc vào việc sử dụng đúng đắn nguồn lực lao động. Do đó, chúng ta có những nhiệm vụ sau đây phải thực hiện. Chúng ta phải tận dụng mọi nguồn lực lao động sẵn có; nói cách khác, chúng ta phải làm sao để ai có thể lao động cũng có việc để làm, tất cả đều được tuyển dụng. Chúng ta không được quên rằng trong những ngày đói kém, tất cả những ai có miệng ăn mà không có tay làm là một gánh nặng cho xã hội. Có rất nhiều người như vậy. Tuy nhiên, có rất nhiều công việc có thể được thực hiện mà không cần bất kỳ phương tiện phức tạp nào, ví dụ như loại bỏ các bãi rác trong thị trấn; sửa chữa đường phố, đường cao tốc và đường sắt; vệ sinh đường phố; xây công sự khẩn cấp; vệ sinh doanh trại; v.v…. Có rất nhiều loại công việc liên quan đến việc cung cấp nhiên liệu và nguyên liệu thô, chặt cây, vận chuyển gỗ, thu mua than bùn, v.v…. Ở đây, tất nhiên, chúng ta cũng gặp rất nhiều khó khăn. Chúng ta có thể có người và rìu nhưng lại thiếu thức ăn cho họ, vì vậy mà lên kế hoạch chặt gỗ cũng vô ích. Tuy nhiên, rõ ràng là cách duy nhất để thoát khỏi muôn vàn khó khăn của chúng ta là sử dụng đúng đắn nguồn lực lao động theo ý mình.

Gắn liền với vấn đề này là công tác tổng động viên cho công việc này hay khác của xã hội. Khi việc củng cố công sự được đặt ra khẩn cấp, tận dụng nguồn lực lao động từ quần chúng là một cách sử dụng tuyệt vời, nếu không làm vậy sẽ là sự lãng phí. Nhiệm vụ này phải được thực hiện một cách có hệ thống. Nghĩa vụ lao động của toàn dân là một phần của hiến pháp Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết Nga, nhưng trên thực tế, chúng ta còn lâu mới thực hiện được. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta là phải xem thế nào để tất cả sức lao động của nước Cộng hòa Công nhân sẽ được sử dụng một cách thích đáng. Nhiệm vụ thứ hai của chúng ta liên quan đến việc phân phối và tái phân phối sức lao động. Rõ ràng là năng suất lao động sẽ phụ thuộc vào mức độ mà chúng ta có thể thực hiện được sự phân bổ có định hướng sức lao động trên khắp các khu vực và khắp các ngành công việc khác nhau.

Sự phân phối nguồn lực lao động này, việc cung cấp sức lao động cho những nơi cần thiết, sẽ cần một lượng đăng ký sức lao động rất lớn, ấy là nếu việc phân công được thực hiện một cách khôn ngoan. Trừ khi chúng ta biết chính xác những gì chúng ta phải loại bỏ, không thì chúng ta không thể bố trí mọi thứ sao cho có lợi. Đây là việc mà chính quyền Liên Xô không thể thực hiện được nếu không có sự cộng tác của các tổ chức công đoàn, và thực sự thì công việc đó phải được thực hiện thông qua các phương tiện của tổ chức công đoàn.

§ 100. Kỷ luật lao động trong tình đồng chí

Năng suất của một quốc gia không chỉ được xác định bởi số lượng máy móc, nguyên liệu thô và các phương tiện sản xuất vật chất khác mà quốc gia đó có; mà còn phụ thuộc vào nguồn lực lao động. Nước Nga vào thời điểm hiện tại, do tư liệu sản xuất quá ít ỏi cho nên nguồn lực lao động, sức lao động sống, có tầm quan trọng to lớn.

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cưỡng bách người lao động phải phục tùng trước giới chủ; áp đặt lên họ trên thực tế là thứ kỷ luật của đòn roi.

Cuộc cách mạng đã phá bỏ và lật đổ thứ kỷ luật lao động tư bản này, xóa bỏ nó một cách triệt để, cũng như sự xóa bỏ kỷ luật đế quốc trong quân đội và chấm dứt sự phục tùng của binh lính trước các sĩ quan Nga hoàng. Tuy nhiên, rõ ràng là nhiệm vụ tái thiết xã hội sẽ không bao giờ đạt được nếu không có kỷ luật mới. Tương tự ở đây, sự so sánh với quân đội cũng tốt. Chúng ta đã tiêu diệt quân đội cũ. Trong một thời kỳ, đã xảy ra tình trạng “vô chính phủ”, sự hỗn loạn và lộn xộn. Nhưng chúng ta đã xây dựng nên một quân đội mới, trên những nền tảng mới, và cho những mục đích mới – một đội quân nằm trong tay giai cấp vô sản, và chiến đấu chống lại địa chủ và tư bản, những kẻ mà quân đội cũ phục tùng.

Điều tương tự cũng xảy ra đối với “đội quân của những người cần lao”, đối với giai cấp công nhân. Thời kỳ tiêu diệt kỷ luật cũ đã qua. Giờ đây, một kỷ luật mới đang được khởi động, một thứ kỷ luật trong tình đồng chí, không được áp đặt và duy trì bởi bọn chủ, không được áp đặt và duy trì bởi đòn roi tư bản, mà bởi chính các tổ chức của người lao động, ủy ban nhà máy, ủy ban phân xưởng và công đoàn. Khi chúng ta tổ chức sản xuất, chúng ta không thể bỏ qua việc tổ chức lao động trong nhà máy.

Kỷ luật trong tình đồng chí phải đi kèm với sự tự giác hoàn toàn từ giai cấp công nhân. Người lao động không được chờ lệnh cấp trên, không được thiếu chủ động. Xa hơn nữa, mọi cải tiến trong sản xuất, mọi khám phá về các phương pháp tổ chức lao động mới, đều phải phá vỡ lối mòn cũ. Các tầng lớp công nhân lạc hậu thường không nhận thức được công việc của họ phải được quản lý như thế nào. Nhưng các phương tiện đã trong tầm tay. Người lao động được tổ chức thành các công đoàn, và các công đoàn này kiểm soát sản xuất; hàng ngày người lao động có trước mắt họ là ủy ban xí nghiệp, phân xưởng và ban quản lý nhà máy của công nhân. Mọi thứ cần thiết đều có thể được thực hiện từ bên dưới lên thông qua công cụ của các tổ chức lao động, chỉ cần thể hiện một chút nhiệt tình hơn, bớt rụt rè hơn, một nhận thức đầy đủ hơn rằng giai cấp công nhân giờ đây đã trở thành người làm chủ cuộc sống.

Kỷ luật lao động phải dựa trên tình cảm và ý thức của mọi người lao động thấm nhuần trách nhiệm với giai cấp của mình, ý thức rằng sự buông thả, bất cẩn là sự phản bội lại sự nghiệp chung của người lao động. Các nhà tư bản không còn tồn tại với tư cách là một giai cấp thống trị. Những người lao động không còn làm việc cho các nhà tư bản, những kẻ cho thuê và chủ ngân hàng nữa; họ làm việc cho chính họ. Họ đang tham gia vào các công việc riêng của họ; dinh thự mà họ đang xây dựng thuộc về công nhân. Trước đây, dưới chế độ tư bản, việc của chúng ta không phải là lo lắng sao cho hầu bao của họ có thể được lấp đầy một cách tốt nhất. Nhưng giờ, một ngày khác đã ló rạng. Ý thức trách nhiệm đối với toàn thể giai cấp công nhân phải được khơi dậy trong tâm trí của mỗi người lao động.

Cuối cùng, kỷ luật lao động phải dựa trên sự giám sát lẫn nhau một cách chặt chẽ nhất. Vì tất cả các đồng chí đều biết rằng sự suy giảm năng suất lao động sẽ kéo theo sự hủy hoại toàn thể giai cấp công nhân, nếu mặt này không được cải thiện thì chắc chắn chúng ta sẽ bị diệt vong, Tất cả họ phải giám sát với một con mắt đứng đắn các công việc chung liên quan đến việc sử dụng các nguồn sống từ thiên nhiên. Đối với lao động đây là một cuộc đấu tranh; đấu tranh với tự nhiên. Chúng ta phải giành được chiến thắng trước thiên nhiên; chúng ta phải biến đổi những thứ thô sơ của thiên nhiên thành quần áo, nhiên liệu và bánh mì. Và cũng như khi đi đầu trong cuộc đấu tranh với kẻ thù giai cấp của chúng ta, với bọn tư bản, địa chủ và sĩ quan, chúng ta đo lường thành công của mình, và luôn cảnh giác với tất cả những kẻ hèn nhát, tất cả những ai chểnh mảng, phản bội – vì vậy, ở đây, chúng ta phải giám sát lẫn nhau. Anh ta phản bội lại chính nghĩa của người lao động khi giờ đây không giúp được gì trong việc đưa bánh xe của người lao động ra khỏi vũng lầy; người như vậy là kẻ phản bội.

Rõ ràng là công việc tạo ra một kỷ luật lao động mới sẽ rất gian khổ, vì nó sẽ liên quan đến việc tái giáo dục quần chúng. Tâm lý nô lệ và thói phục tùng vẫn còn ăn sâu. Nó cũng giống như trường hợp của quân đội, khi sa hoàng xua quân và người lính cứ thế tiến lên; ngay cả khi điều đó trái lương tâm, người lính cũng chỉ gãi đầu và không biết phải làm gì cả. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể giải quyết câu hỏi này của quân đội bởi vì các thành viên của đội tiên phong của công nhân đều nhận thức rõ những gì đang bị đe dọa, và họ đã làm tất cả những gì là cần thiết. Bây giờ chúng ta phải đạt được kết quả tương tự trong trường hợp sản xuất. Việc tái giáo dục người lao động sẽ được tạo điều kiện thuận lợi bởi thực tế là những người lao động cùng khổ đã tự nhận ra (và đã được dạy dỗ bằng kinh nghiệm hàng ngày) rằng số phận của họ nằm trong tay họ. Họ đã có một bài học rất hay khi trong một thời gian và ở nhiều vùng khác nhau, chính quyền Xô Viết đã bị lật đổ bởi phản cách mạng. Ví dụ, ở vùng dãy Ural, ở Siberia, v.v.

 

Những người cộng sản, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đã đưa ra một ví dụ nổi bật về kỷ luật mới trong tình đồng chí khi họ thiết lập cái gọi là Ngày thứ Bảy Cộng sản, khi họ làm việc tự nguyện và miễn phí, họ đã làm tăng năng suất lao động vượt xa mức bình thường.

Đồng chí Lenin đã nói về những ngày thứ Bảy Cộng sản là “sáng kiến vĩ đại.” Các nhân viên đường sắt ở Moscow là những người đầu tiên trong số những người cộng sản tổ chức các ngày Thứ Bảy Cộng sản, và ngay từ đầu, năng suất lao động của họ đã tăng lên đáng kể. Trên đường sắt Alexander, 5 thợ tiện trong 4 giờ đã tạo ra 80 xi lanh (nhiều hơn 218% so với sản xuất thông thường); 20 lao động, trong 4 giờ, đã lắp ráp 600 kg sắt vụn và 70 lò xo vận chuyển, mỗi lò xo nặng 57 kg (nhiều hơn 300% so với sản xuất thông thường). Đây là sự khởi đầu. Sau đó Petrograd đã thông qua các ngày Thứ Bảy Cộng sản, và tổ chức chúng trên quy mô lớn. Dưới đây là các số liệu:

 

Số lượng công nhân Tổng tiền lương của 5 ngày lao động
Ngày thứ bảy thứ nhất (16 tháng 8) 5175

1167188 rúp

Ngày thứ bảy thứ hai (23 tháng 8) 7650
Ngày thứ bảy thứ ba (30 tháng 8) 7900
Ngày thứ bảy thứ tư

(6 tháng 9)

10250
Ngày thứ bảy thứ năm (13 tháng 9) 10500

 

Không cần phải nói cũng hiểu rằng việc thiết lập kỷ luật lao động mới sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hợp tác của các tổ chức công đoàn. Hơn thế nữa, các tổ chức công đoàn phải tiến vững trên con đường này, thử những phương pháp mới và con đường mới. Lý do là vì ở đây mọi thứ đều là thử nghiệm; chúng tôi không có tiền lệ nào để học theo. Trong số các biện pháp đã được thông qua và bằng mọi cách có thể được phát triển và hoàn thiện, đảng chúng tôi nhấn mạnh những điều sau:

  1. Thực hiện kiểm toán. Ở Nga hiện đang rất lạc hậu về mặt này. Nhưng nếu không kiểm toán thì không thể đạt được loại hình tổ chức, điều tra hoặc kiểm soát nào cả. Không kiểm toán thì không thể đi đến tận gốc rễ của vấn đề.
  2. Ngày làm việc bình thường và cường độ lao động bình thường. Ở đây, chúng tôi vẫn chỉ đang trong giai đoạn phát triển đầu tiên. Các nhà tư bản trong các xí nghiệp của họ có giờ cố định và tiêu chuẩn tốc độ cố định cho người lao động, nhằm mục đích chiết xuất giá trị thặng dư. Giờ và tốc độ đã được cố định bởi tổ chức của các chủ lao động. Ở nước Nga Xô Viết, giờ làm việc và cường độ lao động được quyết định bởi các tổ chức công đoàn, có nghĩa là các tổ chức của người lao động – tức những tổ chức có nghĩa vụ hành động xử lý những việc này. Các tổ chức của người lao động này quyết định các khả năng làm việc bằng việc tính đến giá rét, đói, khan hiếm vật liệu và tình trạng hư hỏng chung của máy móc. Ngay sau khi giờ và cường độ đã được quy định, người lao động sẽ không làm việc theo tiêu chuẩn. Chúng ta phải thiết lập quy tắc tôn vinh người lao động, để bất kỳ người lao động nào, không có lý do chính đáng, không đóng góp hạn ngạch của mình cho sự nghiệp chung, sẽ được coi là người lười biếng.
  3. Thiết lập trách nhiệm với tòa án lao động. Điều này ngụ ý rằng, không chỉ tất cả mọi người sẽ chịu sự giám sát của đồng nghiệp của mình, mà tất cả mọi người sẽ được kêu gọi để giải trình cho việc làm không đạt tiêu chuẩn. Trong vấn đề này, một lần nữa, không phải là ông chủ giám sát nô lệ của mình, mà là giai cấp công nhân và các tổ chức của nó kêu gọi các thành viên chịu trách nhiệm. Nhiều biện pháp tương tự có thể được xem xét, nhưng dù chúng là gì đi nữa thì chúng sẽ đều hướng đến cùng một mục đích, đó là thống nhất hàng ngũ quân đội của những người lao động, đội quân của những người tiên phong đang xây dựng con đường đi đến trật tự xã hội mới.

§101. Việc thuê các chuyên gia tư sản

Sản xuất quy mô lớn là không thể tưởng tượng được nếu không có sự quản lý của các kỹ sư, kỹ thuật viên, các chuyên gia uyên bác, điều tra viên và những người có kinh nghiệm thực tế đặc biệt. Trong số các cấp bậc công nhân, rất ít người nằm trong các cấp bậc này. Cả trong chế độ Nga hoàng và phong kiến cũng như trong chế độ tư sản, người lao động đều không có cơ hội học tập. Nhưng chúng tôi phải tiếp tục công việc, và chỉ có một cách thoát khỏi khó khăn. Chúng ta phải tận dụng những người có kỹ năng chuyên môn đã phục vụ giai cấp tư sản, không phải vì sợ hãi, mà vì khuynh hướng. Đảng nhận thức rõ ràng rằng tầng lớp kỹ thuật viên và trí thức này, không kém gì tầng lớp các nhà quản lý cũ và các nhà tổ chức tư bản, là những người tin hoàn toàn vào tư tưởng của giai cấp tư sản. Nhưng điều này sẽ không xảy ra nữa.

Nhiều người như vậy là kẻ thù trực tiếp, và muốn phản bội chúng tôi để làm kẻ thù giai cấp của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi phải đưa những người tư sản này vào phục vụ chúng tôi. Chúng tôi không có cách nào khác. Các các chuyên gia và kỹ thuật viên đã tiến hành một cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại giai cấp vô sản, trước hết là bằng hành động phá hoại. Nhưng Chính quyền Liên Xô đã chấm dứt sự phá hoại này. Theo nhiều mức độ, nhiều nhóm đã đến bên chúng tôi khi họ thấy rằng các công nhân đang vừa kiến tạo cũng như phá hủy, và rằng đảng của chúng tôi không có ý định phản bội Nga cho đế quốc Đức. Một số người trong số họ bắt đầu nhận ra rằng cái chết của chủ nghĩa tư bản đã thực sự bắt đầu. Sự chia rẽ trong hàng ngũ của họ đã bắt đầu. Vì vậy nên giai cấp vô sản phải nắm lấy cơ hội để mở rộng điểm yếu này đến mức tối đa. Tất nhiên, chúng ta không nên trông đợi sự trung thành từ những “chuyên gia” này, đặc biệt là về sự tận tâm của họ với chủ nghĩa cộng sản. Sẽ là vô lý nếu hy vọng rằng những người như vậy, những người được kết nối với giai cấp tư sản bằng hàng ngàn mối quan hệ, sẽ trải qua một sự biến đổi đột ngột. Nhưng ở đây giai cấp vô sản phải hành động như một người nghiệp chủ nhìn xa.

Giai cấp vô sản cần các chuyên gia tư sản, và chúng ta phải bắt buộc họ làm việc cho chúng ta. Chúng ta phải sử dụng các phương pháp sau. Các cân nhắc về kinh tế bắt buộc chúng ta phải khuyến khích mọi người làm việc năng suất; chúng ta không được keo kiệt trong vấn đề tiền lương. Nhưng đối với bất kỳ ai chứng tỏ là phản cách mạng, chống lại giai cấp vô sản, phản bội hoặc kẻ phá hoại, chúng ta phải tuyệt đối tàn nhẫn. Giai cấp vô sản phải thưởng cho những ai trung thành phục vụ nó, và nó biết cách thưởng cho họ. Nhưng các công nhân không thể cho phép bất cứ ai gây thương tích cho họ mà không bị trừng phạt, trên hết là vào thời điểm như thế này, khi họ phải chịu đựng cơn đói và hàng ngàn tệ nạn khác. Do đó, chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là khi chúng ta giao dịch với các chuyên gia được tuyển dụng từ các nhà quản lý của các doanh nghiệp lớn và từ những người từng là nhà đại tư bản. Những người như vậy thường cố gắng bí mật phục vụ phe của họ. Chúng ta phải đối xử với họ trong cuộc sống thường ngày bằng các biện pháp tương tự như ở mặt trận mà ta đã dùng để đối phó với sự phản bội của các cựu sĩ quan của chế độ Nga hoàng. Mặt khác, đảng phải đối mặt với quan điểm thiếu thiện cảm và ấu trĩ rằng chúng ta hoàn toàn không cần sự phục vụ của các chuyên gia.

Điều này sẽ là phi lý. Một ý tưởng như vậy chỉ có thể được chấp nhận bởi những người cố chấp nhưng ngu dốt, những người chưa bao giờ suy nghĩ nghiêm túc về những nhiệm vụ mà bây giờ phải do giai cấp vô sản gánh vác. Giai cấp vô sản phải tiếp tục sản xuất với sự hỗ trợ của những thành tựu mới nhất của khoa học. Điều này, ít nhất, phải là mục tiêu của nó. Tất nhiên, giai cấp vô sản sẽ tạo ra (nó đang tạo ra) các kỹ sư và kỹ thuật viên cộng sản của riêng mình, giống như nó đang sản xuất các sĩ quan chỉ huy cộng sản trên chiến trường của riêng mình. Nhưng thời gian thúc ép, và chúng ta phải sử dụng các tài liệu đã sẵn sàng để trao tay, và chỉ cần cẩn thận rằng khi chúng ta sử dụng chúng, chúng ta đề phòng mọi kết quả xấu, bằng cách kiểm soát có tổ chức công việc của tất cả những người thù địch với chúng ta về mặt tình cảm. Trong mối quan hệ này, chúng ta có một câu hỏi khác cần xem xét, câu hỏi về thù lao. Mục đích của chủ nghĩa cộng sản là đảm bảo sự trả công bình đẳng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, thật không may, chúng ta không thể đạt đến chủ nghĩa cộng sản trong một sớm một chiều. Chúng tôi chỉ đang thực hiện những bước đầu tiên để hướng tới nó. Tương tự như vậy, trong vấn đề này, chúng ta phải đi theo những cân nhắc thực dụng. Nếu chúng ta trả cho các chuyên gia cùng mức lương mà một người lao động phổ thông nhận được, thì đối với họ không quan trọng, dù họ sẽ không khác gì các lao động phổ thông, kỹ sư hay người đưa tin. Chúng ta sẽ ngu ngốc khi cố gắng ép những người như vậy làm tốt các công việc, vì họ đã quen với một kiểu sống khác. Tốt hơn hết là nên cung cấp cho họ nhiều tiền hơn nếu qua đó chúng ta có thể đảm bảo kết quả tốt hơn.

Trong vấn đề này, giai cấp vô sản phải làm theo gương của bất kỳ nghiệp chủ thông minh nào. Chúng ta phải trả nhiều tiền hơn để có được sản phẩm tốt hơn từ những người mà dịch vụ của họ là không thể thiếu ở thời điểm này. Tuy nhiên, rõ ràng là chính sách cơ bản của chúng tôi vẫn là phấn đấu để đạt được một hệ thống trả công bình đẳng cho tất cả mọi người. Chính quyền Liên Xô đã làm rất nhiều việc theo hướng này. Có thời, lương của những nhân viên cấp cao hơn (quản lý, thủ trưởng kế toán, các kỹ sư và nhà tổ chức quan trọng, các chuyên gia cố vấn khoa học, v.v.), kèm theo nhiều khoản phí đặc biệt khác nhau, gấp nhiều lần lương của người lao động bình thường. Bây giờ họ được trả trung bình chỉ gấp bốn lần so với người công nhân. Bất chấp những gì đã nói ở trên, chúng tôi đã có nhiều bước tiến mới trong việc cân bằng tỷ lệ lương.

Tương tự như vậy, việc cân bằng cũng được thực hiện liên quan đến các cấp bậc công nhân khác nhau. Theo dữ liệu do đồng chí Schmidt cung cấp, vào năm 1914, mức lương hàng ngày là 50 kopecks đã được trả cho 4,43% số công nhân, và trong cùng năm đó, có một vài công nhân (0,04%) kiếm được hơn 10 rúp một ngày. Vì vậy, những công nhân sau kiếm nhiều gấp 20 lần số lương của người trước. Không nghi ngờ gì nữa, những người may mắn kiếm được mức lương cao như vậy vào năm 1914 là rất ít; nhưng họ vẫn tồn tại. Vào năm 1916, tỷ lệ nam công nhân có thu nhập 50 kopecks/ngày là 1%, trong khi tỷ lệ những người kiếm được hơn 10 rúp là 1,15%. Theo nghị định ban hành vào mùa thu năm 1919, thu nhập tối thiểu là 1200 rúp và tối đa là 4800 rúp, con số sau này cũng là mức tối đa cho các “chuyên gia”.

Việc tách nhiều nhóm trí thức có chuyên môn tốt ra khỏi giai cấp tư sản, và sự tán thành của họ đối với sự nghiệp của giai cấp vô sản, sẽ được đẩy nhanh theo tỷ lệ khi Chính quyền Xô Viết trở nên ổn định hoàn hảo hơn. Chính quyền Liên Xô được củng cố là điều không thể tránh khỏi, và tương tự như vậy với sự gắn bó của giới trí thức. Tuy nhiên thì chúng ta không nên tránh xa họ. Thay vào đó, chúng ta phải chấp nhận họ vào lao động cùng chúng ta trên cơ sở cộng tác, để khi giao tiếp với chúng ta, họ có thể loại bỏ những tư tưởng không phù hợp, và cho họ cơ hội để trở thành người cộng sản. Họ có vô số thành kiến ​​ngu xuẩn hoặc tinh quái, nhưng trong những điều kiện nhất định, họ có thể và sẽ hợp tác với chúng ta. Hiện tại, thông qua các công cụ của tổ chức công đoàn, họ đang dần trở nên gắn bó với chúng tôi trong công việc của chúng tôi, ngày càng quen với tình hình công việc mới và thậm chí bắt đầu có thiện chí với chúng tôi. Do đó, nhiệm vụ chính của chúng tôi là nâng cao sự phát triển này và gặp gỡ những bản thân mà bản thân họ đang có xu hướng hợp tác với chúng tôi. Trong và thông qua các liên đoàn công nghiệp, bởi vì họ và chúng tôi đang cộng tác trong việc tổ chức công việc, hai bộ phận lớn của những người lao động, những người lao động trí óc và những người lao động chân tay, bị chủ nghĩa tư bản giam giữ, về lâu dài sẽ được đoàn tụ lại.

§102. Kết hợp sản xuất và khoa học

Để phát triển năng suất phù hợp, điều cần thiết là khoa học phải được đưa vào sản xuất. Dưới chủ nghĩa tư bản, sản xuất quy mô lớn đã được hưởng lợi rộng rãi dựa trên khoa học. Ở Hoa Kỳ và ở Đức, các cơ sở sản xuất lớn đã có những phòng thí nghiệm đặc biệt, bằng các nghiên cứu kéo dài người ta đã phát hiện ra những phương pháp và thiết bị mới. Tất cả điều này đã được thực hiện vì mục đích lợi nhuận dựa trên vốn tư bản. Bây giờ đến lượt chúng ta phải tổ chức theo phương thức tương tự vì lợi ích của toàn thể xã hội lao động. Các nhà nghiên cứu thời đó đã giữ bí mật về khám phá của họ. Các kết quả nghiên cứu có giá trị của họ đã lấp đầy túi tiền của các doanh nhân. Ở nước Nga hiện đại, không một doanh nghiệp nào che giấu những khám phá của mình khỏi những doanh nghiệp khác; bất cứ điều gì mới học được đều trở thành tài sản chung của tất cả. Về vấn đề này, chính quyền Liên Xô đã thiết lập một loạt các biện pháp. Họ đã thành lập một số tổ chức khoa học có tính chất kỹ thuật và kinh tế và đã tổ chức các phòng thí nghiệm và trạm thí nghiệm khác nhau. Các cuộc thám hiểm khoa học được thực hiện, trong số các kết quả có được có thể kể đến việc phát hiện ra các giếng dầu khí và trầm tích của đá phiến. Một phương pháp sản xuất đường từ mùn cưa đã được phát hiện. Nói chung, các nguồn tài nguyên khoa học của nước cộng hòa đã được lập bảng biểu và tạo ra lợi nhuận. Chúng ta vẫn còn thiếu nhiều thứ và một số thứ trong số này là những thứ cấp thiết, bắt đầu bằng nhiên liệu và kết thúc bằng các công cụ khoa học tinh vi. Chúng ta phải nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của công việc đó, và chúng ta phải cố gắng hết sức để thúc đẩy sự kết hợp giữa khoa học với kỹ thuật và với tổ chức sản xuất. CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN ĐỒNG NGHĨA VỚI TRÍ TUỆ, CÓ CHỦ ĐÍCH RÕ RÀNG VÀ HỆ QUẢ LÀ SẢN XUẤT MỘT CÁCH KHOA HỌC. VÌ VẬY CHÚNG TÔI SẼ LÀM TẤT CẢ TRONG SỨC LỰC ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA TỔ CHỨC KHOA HỌC TRONG SẢN XUẤT.


Mục lục

Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
asset gates
1 năm trước

Looking forward to reading more. great article. Really looking forward to reading more books. cool. I really enjoy reading a thought provoking article. Also, thanks for allowing me to comment!