Nền kinh tế chia sẻ, những công việc tương lai và chủ nghĩa hậu tư bản – Phần 2
Tại sao là bây giờ?
Việc nền kinh tế theo yêu cầu và “chia sẻ” nổi lên mạnh mẽ sau vụ sụp đổ năm 2008 không phải là ngẫu nhiên. Tiền đề của nó, như đã giải thích ở trên, chính là sự mở rộng của “đội quân lao động dự trữ” và một vết sẹo vĩnh viễn của thất nghiệp hàng loạt đã thúc đẩy nguồn cung lao động tự do giá rẻ tưởng như vô tận mà trên đó nền kinh tế theo yêu cầu phụ thuộc vào.
Như Jeff Tennery của PSFK.com nhấn mạnh :
Cùng với đó, nhu cầu về các dịch vụ theo yêu cầu đã tăng lên; không phải vì người ta giàu lên hay “lười biếng hơn”, mà bởi con người trở nên tuyệt vọng vì sự tiện lợi và nhàn rỗi. Bất chấp sự phổ biến của các thiết bị “tiết kiệm thời gian”, chúng ta bận rộn, căng thẳng và lo lắng hơn bao giờ hết. Năng suất tăng mang tới bởi tự động hóa và công nghệ có nghĩa là lợi nhuận lớn hơn cho một đẳng cấp nhỏ bé, không phải là nhiều thời gian thư giãn hơn cho quần chúng. Mọi lợi ích được tập trung về phía top đầu, cả thời gian và tiền bạc.
Người lao động ở khắp mọi nơi bị vắt kiệt về thời gian bởi nhịp điệu và cường độ sống khốc liệt dưới chủ nghĩa tư bản, đến mức họ sẵn sàng trả tiền cho người khác để làm thay ngay cả những nhu cầu cơ bản nhất. Thời gian đã trở thành một thứ đặc quyền xa xỉ. Do đó mà nền kinh tế theo yêu cầu mang tới sự hấp dẫn đối với người bình thường.
Xét tới nền kinh tế “chia sẻ”, rõ ràng là cuộc khủng hoảng kéo dài của chủ nghĩa tư bản đã bần cùng hóa hàng triệu người và làm xáo trộn lối sống của họ. Kết quả là, mọi người đang tìm kiếm những lối sống và tiêu dùng rẻ hơn. Các gia đình thuộc tầng lớp lao động – trước đây phụ thuộc vào sự mở rộng bong bóng tín dụng để thực hiện bất kỳ giao dịch mua lớn nào – hiện đang bị buộc phải cho thuê (xin lỗi, là “chia sẻ”), như Tờ Economist lưu ý :
Đối với những người không chuyên về công nghệ, sự trỗi dậy của nền kinh tế “chia sẻ”/ theo yêu cầu thực sự chỉ là sự hiện thực hóa một ý tưởng tốt. Trong khi đó một số lập trình viên thông minh và các doanh nhân nhiệt tình vỗ tay vào đầu và hét lên – voilà! – một nền kinh tế mới đã ra đời!
Nhưng như đã chứng minh ở trên rằng công nghệ đằng sau nền kinh tế “chia sẻ” / theo yêu cầu không chỉ từ trên trời rơi xuống, như lộc thánh từ cõi trời. Là những người Marxist, chúng tôi theo chủ nghĩa duy vật – nghĩa là chúng tôi hiểu rằng mọi ý tưởng trong xã hội (bao gồm cả những ý tưởng khoa học và công nghệ) chỉ có thể hoạt động trong giới hạn bị áp đặt bởi các điều kiện vật chất. Nói cách khác, để bất kỳ công nghệ nào có vị trí trong xã hội, các điều kiện vật chất cho sự tăng trưởng và phát triển của nó phải tồn tại.
Một ví dụ phổ biến được đưa ra để chứng minh điều này là động cơ hơi nước. Mặc dù nó là bản quyền của James Watt, một kỹ sư người Scotland, người đã phát triển động cơ hơi nước, nhưng sự thực là Hero of Alexandra, một nhà toán học Hy Lạp cổ đại, mới là người đầu tiên được cho là đã phát minh ra một động cơ chạy bằng hơi nước. Nhưng động cơ hơi nước của Hero, được phát minh vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất, không có gì hơn một món đồ chơi.
Trong một nền kinh tế dựa trên nguồn cung nô lệ dồi dào, các công cụ để cải thiện năng suất – như động cơ hơi nước – sẽ không có vai trò gì. Chỉ với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và lao động được trả lương, và nhờ đó, có sự mua bán khả năng của người lao động làm việc trong một thời gian nhất định (chứ không phải là mua chính người lao động, như trường hợp nô lệ), là một sự thúc đẩy đầu tư cho năng suất- tăng cường các thiết bị và kỹ thuật.
Trong trường hợp của nền kinh tế “chia sẻ” / theo yêu cầu, như đã giải thích ở trên, sự sụp đổ và khủng hoảng là cần thiết để tạo ra những điều kiện cho các mô hình kinh doanh mới này có thể phát triển mạnh: thất nghiệp hàng loạt; khổ hạnh và bần cùng hóa; cùng với sự bất bình đẳng ngày càng tăng. Về mặt này, sự trỗi dậy của nền kinh tế “chia sẻ” và nền kinh tế theo yêu cầu không phải là sản phẩm của bất kỳ cá nhân thiên tài nào, như các nhà tư bản muốn tuyên bố, mà – một lần nữa – phản ánh sự bế tắc, sự trì trệ và khủng hoảng của hệ thống tư bản.
“Nhỏ là đẹp”
Với sự phát triển của nền kinh tế “chia sẻ” / theo yêu cầu, đã có sự xuất hiện trở lại của những thứ “nhỏ là đẹp”, rất phổ biến trong những thập kỷ trước. Ý tưởng này, được ấp ủ bởi giai cấp tư sản tự do và tiểu tư sản, rằng nền kinh tế sẽ được thúc đẩy không phải bởi các công ty đa quốc gia khổng lồ, mà bởi một làn sóng các doanh nghiệp nhỏ hơn, sáng tạo hơn.
Sự phát triển của nền kinh tế dựa trên internet và ứng dụng, nơi các công ty khởi nghiệp có thể đạt tới mức định giá hàng tỷ dollar chỉ với một bộ khung quản lý, đã cho phong trào “nhỏ là đẹp” một đời sống mới. Giống như phong trào tìm vàng ở Mỹ trong thế kỷ XIX, lời hứa được đưa ra ngày hôm nay rằng bất kỳ doanh nhân trẻ nào vừa khởi nghiệp cũng có thể làm giàu nhanh chóng – tất cả những điều họ cần là một ý tưởng tốt và một bó đuốc của sự nhiệt tình và táo bạo. Vàng đang ở dưới chân bạn!
Nhưng những lời kêu gọi hân hoan và háo hức như vậy thường được nghe thấy khi khởi đầu một bong bóng mới. Marx nhấn mạnh bản chất và động lực của bong bóng như vậy trong Tư bản, sự phát sinh từ bản chất hỗn loạn của thị trường tư bản chủ nghĩa: một thị trường mới mở ra với những người tiên phong sớm tạo ra siêu lợi nhuận bởi không có cạnh tranh; một tâm lý bầy đàn lan vào trong đám đông các nhà đầu tư, những người chen lấn nhau sợ bỏ lỡ bữa tiệc; lĩnh vực này dần trở nên cồng kềnh với công suất dư thừa; và khủng hoảng xảy ra khi các nhà tư bản thấy rằng họ đang gánh quá nhiều nợ mà họ không thể trả, do việc vay tiền dựa trên sự giả định lợi nhuận mà không bao giờ có thể đạt được.
Đây là mô hình của mọi bong bóng, từ những trường hợp được ghi nhận sớm nhất, chẳng hạn như hoa tulip Hà Lan những năm 1600 hoa tulip Hà Lan những năm 1600, cho đến thời kỳ hiện đại như khí đá phiến ở Mỹ. Giờ đây với việc tiền mặt được tích trữ trong tay các nhà tư bản, nhưng không có bất kỳ đường nào để đầu tư sinh lời, giá thị trường chứng khoán và số tiền được ném vào lúc khởi nghiệp đang ngày càng tách ra khỏi thực trạng của nền kinh tế.
Người ta không cần phải quay lại nhiều năm để tìm ra ví dụ gần nhất trong ngành công nghệ: đó là bong bóng dotcom vào đầu thiên niên kỷ mới – một bong bóng đã vỡ và để lại sự suy thoái kinh tế mạnh mẽ.
Ngày nay, các công ty dựa trên công nghệ mới đang được định giá ở mức hấp dẫn. Pinterest, WhatsApp, Snapchat và Instagram đã được định giá lần lượt là 11 tỷ dollar, 19 tỷ dollar, 20 tỷ dollar và 35 tỷ dollar – mà chưa thu về đồng nào. Tất cả những dấu hiệu của một bong bóng công nghệ đều ở đó; và một lần nữa, đó là sự phản ánh khác về mức độ khổng lồ của sản xuất quá mức tồn tại trên quy mô thế giới và sự khan hiếm những nơi thực sự sinh lợi để người giàu đặt tiền của họ vào.
Các nhà đầu tư, giờ đây, đang rót tiền vào nền kinh tế chia sẻ / theo yêu cầu. AirBnB và Uber, trị giá lần lượt là 26 tỷ dollar và 41 tỷ dollar và đã huy động thêm được hơn 8 tỷ đô la tiền vốn, mà chưa thực sự tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư của họ. Toàn bộ số tiền này thu được từ các nhà đầu tư bằng sự hứa hẹn rằng các công ty này sẽ củng cố vị thế độc quyền của chính họ và cuối cùng nhờ đó sẽ có thể kiếm được siêu lợi nhuận trong tương lai không xa.
Thực vậy, thực tế là các công ty như AirBnB và Uber phải đạt được độc quyền trước khi họ có thể kiếm được lợi nhuận, đó là một cú đấm mạnh vào cái lý lẻ “nhỏ là đẹp”. Ngành công nghiệp công nghệ, thường được ca ngợi nhờ các công ty khởi nghiệp năng động và phát triển năng động – giống như mọi lĩnh vực khác – bị thống trị bởi tư bản độc quyền. Apple, Google, Facebook và Amazon: Tất cả những cái tên gia đình và các công ty đa quốc gia khổng lồ này nắm giữ gần như độc quyền trong các thị trường tương ứng của họ. Và, việc WhatsApp và Instagram bị mua lại bởi Facebook cho thấy, nhỏ sẽ luôn bị nuốt bởi lớn.
Điều tương tự cũng đúng với nền kinh tế “chia sẻ”. Ví dụ, Zipcar, một công ty “chia sẻ” xe hơi và là người tiên phong đầu tiên của nền kinh tế “chia sẻ”, đã được Avis, một công ty cho thuê xe hơi đa quốc gia mua lại vào đầu năm 2013. Trong khi đó, các công ty như AirBnB luôn tự quảng cáo mình như là một nền tảng cho những người bình thường kiếm chút tiền từ việc thuê phòng còn thừa của họ, nhưng một nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của AirBnB ở New York cho thấy khoảng 50% doanh thu của AirBnB được tạo ra từ Big Apple, những người có nhiều phòng – tức là chủ nhà . Tương tự, ba phần tư đối tác của AirBnB cho thuê cả nhà – đó rõ ràng không phải là những người bình thường kiếm chút tiền từ việc thuê phòng còn thừa của họ.
Tờ Economist nhấn mạnh quan điểm về sự thống trị của các doanh nghiệp lớn đối với nền kinh tế “chia sẻ” / theo yêu cầu:
Nền kinh tế “chia sẻ” / theo yêu cầu mang lại ảo tưởng về sự phi tập trung, vì bản chất ngang hàng của nó, bởi vì công việc được khoán ngoài cho lao động tự do, và vì tương tác là thông qua một ứng dụng; nhưng thực tế là những thị trường này vẫn bị chi phối bởi tư bản độc quyền. Hơn nữa, mặc dù chúng ngang hàng, vẫn có một mức độ đáng kinh ngạc về kế hoạch hóa và tập trung hóa, như bên trong bất kỳ doanh nghiệp lớn nào: lập kế hoạch sản xuất nội bộ nhằm tăng hiệu quả, giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận.
Đây là một mâu thuẫn vô lý khác của chủ nghĩa tư bản: mức độ to lớn của việc lập kế hoạch bên trong các công ty về lao động, cơ sở hạ tầng và tài nguyên (tất nhiên đều nhân danh lợi nhuận); nhưng giữa các công ty là tình trạng hỗn loạn hoàn toàn, với việc phân bổ nguồn lực trên quy mô xã hội bị để lại cho bàn tay vô hình của thị trường.
Giống như trong bất kỳ công ty tìm kiếm lợi nhuận nào, việc lập kế hoạch và tập trung hóa chắc chắn tồn tại trong các tư bản độc quyền chính của nền kinh tế “chia sẻ” / theo yêu cầu, như AirBnB và Über; sự khác biệt là phần lớn kế hoạch này được tự động (do phần mềm và thuật toán thông minh) và sự phân phối không gian. Một kế hoạch vẫn đang hoạt động; nó chỉ không nằm dưới một mái nhà, có thể nhận dạng rõ ràng và dễ nhận thấy, như trong trường hợp của một nhà máy hoặc văn phòng.
Trên hết, điều này cho thấy tiềm năng của việc lập kế hoạch cho toàn bộ nền kinh tế một cách hợp lý và dân chủ, chỉ cần những tư bản độc quyền như vậy được đưa ra khỏi bàn tay tư nhân và đặt dưới quyền sở hữu chung. Các công ty như AirBnB và TaskRabbit chứng minh rằng công nghệ tồn tại ngày nay cho phép có một kế hoạch sản xuất dân chủ thực sự; để có thể thực sự chia sẻ sự giàu có và tài nguyên trong xã hội một cách hiệu quả và công bằng; cho những người bình thường có thể trực tiếp tham gia vào việc điều hành xã hội, mà không cần một bộ máy nhà nước quan liêu.
Mọi nơi mà chúng ta biết, cuộc sống của chúng ta bị chi phối bởi các tư bản độc quyền; và chính những công ty đa quốc gia khổng lồ này hiện đang đưa ra tất cả các quyết định thực sự trong xã hội. Sự ra đời của internet, phương tiện truyền thông xã hội và điện thoại thông minh đã không làm gì để thay đổi điều này. Chúng ta có thể kết nối với nhau nhiều hơn bao giờ hết, nhưng các mạng vẫn được sở hữu và kiểm soát bởi các doanh nghiệp lớn. Chỉ cần nhìn vào ngành công nghiệp truyền thông – thuộc sở hữu của đầu sỏ, và bị chi phối bởi chỉ một vài công ty – bạn thấy điều gì, mặc dù có rất nhiều blog độc lập v.v., tin tức và thông tin chúng ta nhận được vẫn là sản phẩm của một nhóm những ông trùm, giống như Murdoch & co.
Đồng thời, có sự bất bình đẳng đang gia tăng và sự giàu có tập trung hơn bao giờ hết, như đã được chứng minh bởi các số liệu gần đây từ Oxfam, báo cáo nói rằng vào cuối năm 2015, dự đoán 1% người giàu nhất thế giới sẽ có nhiều tài sản bằng phần còn lại của dân số hành tinh gộp lại.
Tất cả những điều này là một minh chứng tuyệt vời cho phân tích của Marx về chủ nghĩa tư bản; về cách mà các quy luật và động lực cạnh tranh nhất thiết phải dẫn đến sự độc quyền và tập trung; về xu hướng cơ bản của thị trường tự do biến thành thứ độc quyền đối nghịch với chính nó. Mặc cho những cuộc nói chuyện về “nhỏ là đẹp”, có vẻ như thế giới vẫn còn bị thống trị rất nhiều bởi cái lớn.
“Làn sóng dài” chủ nghĩa tư bản
Thế giới hiện đại là một hệ thống dường như không thể hiểu được; phức tạp, hỗn loạn, và mâu thuẫn. Một mặt, chúng ta được chứng kiến sự giàu có, những tiến bộ khoa học và công nghệ đáng kinh ngạc nhất bao quanh chúng ta. Mặt khác, cùng với đó là sự bất bình đẳng gia tăng và một cuộc khủng hoảng kinh tế triền miên.
Chính bởi những mâu thuẫn đó mà Paul Mason, biên tập viên kinh tế của Channel 4 News, đã cố gắng tháo gỡ khúc mắc này trong cuốn sách mới của mình, Chủ nghĩa hậu tư bản (PostCapitalism). Như tiêu đề của cuốn sách, chủ nghĩa hậu tư bản là một phân tích sắc sảo về cách mà các động lực thúc đẩy chủ nghĩa tư bản trong thời hoàng kim tiến bộ của nó – cạnh tranh, sở hữu tư nhân và theo đuổi lợi nhuận – giờ đây đã trở thành rào cản to lớn cho sự tiến bộ của xã hội và khoa học; và do đó đặt ra câu hỏi quan trọng rằng loại hệ thống nào giờ đây là cần thiết để đưa xã hội và nhân loại tiến lên.
Ấn tượng nhất là Mason đã kết nối những chủ đề khác nhau của chủ nghĩa tư bản thế kỷ 21 để dệt lên tấm thảm phong phú của sự tương tác giữa công nghệ, nền kinh tế, và đấu tranh giai cấp. Bị hấp dẫn bởi lý thuyết “làn sóng dài” về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, được đề xuất đầu tiên bởi nhà kinh tế học Soviet Kondratieff, Mason đã đề xuất rằng bao trùm lên sự bùng nổ và sụt giảm thường xuyên và định kỳ mà chủ nghĩa tư bản trải qua là chu kỳ dài hơn – hoặc làn sóng – được đánh dấu bởi sự sáng chế và phổ biến của công nghệ then chốt: Động cơ hơi nước và kênh đào; đường sắt và điện báo; điện, điện thoại, và kỹ thuật quản lý sản xuất; tự động hóa, nhựa tổng hợp, máy bay, chất bán dẫn và năng lượng hạt nhân; và bây giờ là internet và công nghệ thông tin.
Trong khi còn duy trì một cái nhìn khá sơ lược về lịch sử, với sự mô tả về chủ nghĩa tư bản như một chuỗi những kỷ nguyên mang tính chu kỳ, Mason bất đồng với Kondratieff trong lời giải thích cho nguyên nhân của các bước ngoặt của làn sóng dài của chủ nghĩa tư bản, cung cấp một phân tích duy vật hơn so với người sáng lập lý thuyết sóng dài.
Trong khi Kondratieff trình bày lý thuyết sóng dài của mình theo một cách cực kỳ máy móc, mang tính quyết định luận – và thực sự là duy tâm triết học – xem những liên kết trong chủ nghĩa tư bản là công nghệ chủ yếu, thông qua sự đổi mới để chuyển đổi sản xuất một cách định tính, Mason tiến hơn một bước và đặt ra câu hỏi: Điều kiện nào chịu trách nhiệm cho phép các công nghệ như vậy nắm giữ xã hội ngay từ đầu?
Như đã thảo luận trước đó, công nghệ không phải là là một deus ex machina với hệ thống tư bản chủ nghĩa, xuất hiện một cách ngẫu nhiên từ hư không. Cần thiết một số điều kiện vật chất cho khoa học và công nghệ để đạt được tiến bộ. Trong khi thành công của nhà phát minh này hoặc nhà phát minh khác hoặc sức mạnh của sự đổi mới ở thế hệ này hay thế hệ khác có một sự tình cờ nhất định, những tai nạn này vẫn là phản ánh của một sự cần thiết tiềm ẩn trong chủ nghĩa tư bản, nhu cầu gia tăng năng suất để thúc đẩy lợi nhuận.
Đối với Mason, chìa khóa để hiểu được sự sáng tạo và phát triển của những công nghệ mang tính cách mạng lịch sử này nằm trong câu hỏi về đấu tranh giai cấp. Những gì đi trước tất cả những bước ngoặt như vậy trong hai trăm năm đầu tiên của chủ nghĩa tư bản, Mason lập luận, là những cuộc đấu tranh của các tầng lớp lao động, đấu tranh chống lại những nỗ lực của các nhà tư bản để giảm tiền lương và tấn công các điều kiện của họ. Chính sự kháng cự hàng loạt này, Mason khẳng định, cung cấp động lực chính cho các nhà tư bản đầu tư mạnh vào công nghệ mới, để họ có thể tăng năng suất và do đó tăng lợi nhuận của họ mà vẫn đảm bảo được mức lương cao hơn.
Theo lời của Mason:
“Nếu tầng lớp lao động có thể chống lại việc cắt giảm lương và cuộc tấn công vào hệ thống phúc lợi, các nhà đổi mới buộc phải tìm kiếm các công nghệ và mô hình kinh doanh mới để có thể khôi phục tính năng động trên cơ sở tiền lương cao hơn – thông qua đổi mới và năng suất cao hơn, không phải sự bóc lột…”
“…Sức phản kháng của tầng lớp lao động có thể khiến công nghệ tiến bộ; nó buộc mô hình mới xuất hiện trên một bề mặt năng suất và tiêu thụ cao hơn. Nó buộc ‘những người đàn ông và phụ nữ mới’ của thời đại kế tiếp phải hứa hẹn và tìm cách đưa ra một hình thức của chủ nghĩa tư bản có năng suất cao hơn và có thể tăng lương thực sự.
“Chu kỳ dài không chỉ được tạo nên bởi công nghệ cộng với kinh tế, động lực quan trọng thứ ba là đấu tranh giai cấp. Và chính trong bối cảnh đó, lý thuyết độc đáo của Marx về khủng hoảng cung cấp một sự hiểu biết tốt hơn lý thuyết ‘cạn kiệt đầu tư’ của Kondratiev.” ((Mason Mason, PostCapitalism, nhà xuất bản Allen Lane, phiên bản hardback 2015, p76)
Vậy công nghệ thông tin và internet ăn khớp thế nào với bức tranh chung được vẽ lên bởi PostCapitalism? Theo Mason, cuộc khủng hoảng toàn cầu trong những năm 1970, đánh dấu sự kết thúc của sự bùng nổ sau chiến tranh, là đỉnh cao của làn sóng phát triển dài thứ tư. Nhưng không giống như những làn sóng trước, trong đó thành công của các cuộc đấu tranh giai cấp của quần chúng thành đã xảy ra sau các cuộc khủng hoảng, các cuộc đấu tranh diễn ra sau cuộc khủng hoảng của thập niên 70 đã kết thúc trong thất bại. Chủ nghĩa Tân tự do, được nhân cách hóa trong Thatcher và Reagan, đã chiến thắng. Các công đoàn bị đánh bại; Bức tường Berlin sụp đổ và Liên Xô tan rã; và phong trào lao động và cánh tả thoái trào.
Các nhà tư bản vươn lên từ chiến thắng trong những trận chiến này và hệ thống có thể tiếp tục phát triển trên lưng những người đã bị đánh bại. Tiền lương ở các nước tư bản tiên tiến đã bị kìm hãm; toàn cầu hóa cất cánh khi thị trường mở rộng sang Trung Quốc, Đông Âu và Liên Xô cũ; và tăng trưởng tạm thời được duy trì, một cách giả tạo, thông qua tài chính hóa và mở rộng tín dụng.
Sự khác biệt chính sau đó là giai cấp công nhân – lần này – đã không thành công trong việc chống lại các cuộc tấn công của giai cấp thống trị, và mức lương không thể được duy trì thông qua đấu tranh. Kết quả là một nền kinh tế, thay vì đầu tư vào công nghệ và năng suất, ngày càng trở nên ký sinh, với sự tăng trưởng dựa trên vốn giả tưởng, bong bóng, đầu cơ và sự khai thác hàng triệu công nhân lương thấp ở các nước thuộc địa cũ.
Giờ đây, Mason nói, chúng ta đang ở giai đoạn khởi đầu của một làn sóng thứ năm mới của chủ nghĩa tư bản, đang xảy ra ở giữa làn sóng thứ tư xơ cứng này, nhưng làn sóng thứ năm này đã bị đình trệ. Và lý do, như Mason giải thích, nằm trong bản chất của động lực công nghệ là trung tâm của làn sóng mới nhất này: thông tin.
Mâu thuẫn của một nền kinh tế dựa trên thông tin
Để giải thích làn sóng thứ năm đang bị đình trệ, Mason đưa chúng ta vào một vòng xoáy của lý thuyết Marxist, bao gồm một sự xem xét kỹ lưỡnglý thuyết về giá trị lao động và tổng quan về phân tích khủng hoảng tư bản của Marx. Thật vậy, Mason lập luận, một sự đánh giá cao rằng lao động là nguồn gốc của tất cả các giá trị thực sự là điều cần thiết để hiểu được những mâu thuẫn cực đoan do thời đại thông tin đặt ra.
Trong suốt sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, các nhà tư bản – dưới sự thúc đẩy của cạnh tranh – đã đầu tư lại lợi nhuận của họ vào các công nghệ và kỹ thuật mới để tăng năng suất và do đó giảm chi phí, sản xuất nhiều hơn với chi phí thấp hơn. Bằng cách hạ thấp chi phí sản xuất của chính họ xuống dưới giá thị trường hiện tại, các nhà tư bản năng suất và tiên tiến nhất có thể gặt hái siêu lợi nhuận và đẩy các đối thủ của họ ra khỏi công việc kinh doanh. Tuy nhiên, những cải tiến và phương pháp mới như vậy đã sớm trở nên phổ biến trong toàn bộ nền kinh tế, và một mức “hao phí xã hội” mới được thiết lập.
Do đó, xu hướng trong chủ nghĩa tư bản là hướng tới tăng năng suất và giảm thời gian lao động cần thiết để tạo ra những hàng hóa theo nhu cầu xã hội. Các công nghệ đột phá, như những công nghệ được thảo luận ở trên, là một cuộc cách mạng trong việc cung cấp một sự tăng cường về chất cho năng suất.
Nhưng trong một nền kinh tế dựa trên thông tin, xu hướng này đã đạt đến giới hạn cùng cực, và khi điều đó xảy ra nó làm nổi bật mâu thuẫn của hệ thống tư bản và sự bất lực của nó trong việc sử dụng tiềm năng công nghệ đang tồn tại. Ví dụ: nhiều hàng hóa chúng ta mua bây giờ là kỹ thuật số – như nhạc, video và các phương tiện khác, v.v. – hoặc được sản xuất hàng loạt trên cơ sở thông tin – ví dụ: thiết kế máy tính cho các sản phẩm in 3D. Trong khi đó, các phương tiện sản xuất và cơ sở hạ tầng của sản xuất giờ đây cũng là kỹ thuật số, như các chương trình phần mềm máy tính và các trang web HTML.
Sự trỗi dậy của nền kinh tế dựa trên thông tin có ý nghĩa cách mạng. Tính độc nhất vô nhị của thông tin kỹ thuật số là một khi sản phẩm gốc đã được tạo ra (hoặc được mã hóa), mọi bản sao trong tương lai đều có thể được sao chép vô hạn với chi phí gần như bằng không. Giá trị (và do đó là giá) của các mặt hàng kỹ thuật số như vậy, do đó, sẽ có xu hướng về 0, nếu một thị trường tự do cạnh tranh hoàn hảo thực sự tồn tại. Thật vậy, hàng triệu người đang có được những hàng hóa đó miễn phí, thông qua việc tải xuống bất hợp pháp hoặc phần mềm mã nguồn mở trực tuyến, như trình duyệt web Firefox hoặc bộ chương trình Open Office.
Tuy nhiên, dưới chủ nghĩa tư bản, điều này đặt ra một mâu thuẫn rất lớn. Các tập đoàn tư bản không sản xuất để đáp ứng nhu cầu, mà là để kiếm lợi nhuận. Nhưng vì lợi nhuận cuối cùng được lấy từ giá trị do lao động tạo ra, nếu thời gian lao động cần thiết về mặt xã hội – và do đó giá trị – trong hàng hóa giảm xuống bằng 0, thì lợi nhuận cũng sẽ có xu hướng về 0. Do đó mà nhiều công ty công nghệ thông tin đang gặp phải khó khăn trong việc kiếm tiền từ các sản phẩm và dịch vụ của họ, như đã thảo luận trước đó.
Kết quả là đối với nhiều công ty công nghệ thông tin, nguồn thu nhập chính thực sự là từ quảng cáo, huy động tiền từ các nhà quảng cáo sẵn sàng trả số tiền lớn để đổi lấy dữ liệu mà các công ty đó đã thu thập miễn phí từ người dùng và người đăng ký.
Một lựa chọn khác cho ngành công nghệ thông tin – và một điều thường thấy nhất – là cố gắng xóa bỏ mối liên hệ giữa giá trị hàng hóa của họ và giá cả bằng cách củng cố vị thế độc quyền và do đó loại bỏ các lực lượng thị trường khỏi phương trình. Như Marx luôn giải thích, về mặt này, quy luật giá trị thực sự chỉ là một xu hướng; khi có sự độc quyền hoặc hạn chế đối với việc cung cấp một số mặt hàng nhất định, giá cả có thể phân ly mạnh so với giá trị thực tế.
Như đã thảo luận trước đó, sự thống trị của các tư bản độc quyền trong lĩnh vực công nghệ thông tin rất rõ ràng: Apple, Amazon, Facebook và Google – tất cả các tập đoàn dựa trên thông tin khổng lồ này, vì lợi nhuận của chính họ, thực sự làm mọi thứ có thể để hạn chế xã hội trong việc hoàn thành tiềm năng của nó đối với sự dư thừa kỹ thuật số, như Mason giải thích:
“Một khi bạn có thể sao chép và dán một cái gì đó, nó có thể được tái sản xuất miễn phí. Về mặt kinh tế, nó có ‘chi phí cận biên bằng 0’…
“Điều này có ý nghĩa lớn đối với cách vận hành của thị trường khi nền kinh tế bao gồm hàng hóa thông tin có thể chia sẻ,cạnh tranh không hoàn hảo trở thành chuẩn mực.
“Trạng thái cân bằng của nền kinh tế công nghệ thông tin là nơi mà sự độc quyền thống trị và mọi người không có quyền truy cập công bằng vào thông tin họ cần để đưa ra quyết định mua hợp lý. Tóm lại, công nghệ thông tin sẽ phá hủy cơ chế giá bình thường, nhờ đó cạnh tranh đẩy giá xuống thấp hơn so với chi phí sản xuất.
“Với chủ nghĩa tư bản thông tin, độc quyền không chỉ là một chiến thuật thông minh để tối đa hóa lợi nhuận. Đó là cách duy nhất mà một ngành công nghiệp có thể chạy. Một số lượng nhỏ các công ty thống trị từng lĩnh vực là rõ ràng… Sứ mệnh mà Apple tuyên bố, nói cho đúng, là để ngăn chặn sự phong phú của âm nhạc. ( PostCapitalism, Tr117-119)
Do đó, về bản chất, công nghệ thông tin đã phơi bày mâu thuẫn mấu chốt trung tâm của hệ thống tư bản: mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Sự phong phú của các giá trị sử dụng (nghĩa là sự giàu có) trong xã hội là hoàn toàn có thể. Nhưng miễn là có sở hữu tư nhân và sản xuất vì lợi nhuận, không thể giải quyết mâu thuẫn này, và thay vì siêu dồi dào, chúng ta thấy sự khan hiếm.
Thật vậy, mâu thuẫn này trong những công nghệ thông tin nổi bật nhất đã thấy rõ trong nhiều trường hợp liên quan tới nhu cầu hữu hình của chúng ta, từ thực phẩm (với các siêu thị nỗ lực không ngừng để ngăn chặn mọi người dùng thức ăn quá hạn) đến thuốc (với các công ty dược phẩm lớn thực hiện hành động pháp lý để chống lại việc các nhà sản xuất dược phẩm ở các nước đang phát triển sản xuất các bản sao giống các loại thuốc mà họ đã đăng ký bằng sáng chế).
Những mâu thuẫn được đặt ra bởi một nền kinh tế công nghệ thông tin, nói cách khác, không hoàn toàn mới hay duy nhất; chúng chỉ là một hình thức cực đoan và gay gắt của mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi – hay như chính Mason đã trích dẫn, “mâu thuẫn giữa ‘các lực lượng sản xuất’ với ‘quan hệ sản xuất’”. Nói cách khác, chúng ta có khả năng sản xuất để tạo ra sự phong phú và đáp ứng toàn bộ nhu cầu nhân loại; nhưng bởi quan hệ sản xuất – sự kiểm soát và tổ chức, và pháp luật và logic của hệ thống sinh ra từ nó – ngăn cản chúng ta làm như vậy.
“Về mặt công nghệ, chúng tôi đang hướng tới hàng hóa giá không đồng, việc làm vô tận và sự nhân lên gấp bội của năng suất và sự tự động hóa rộng rãi trong sản xuất vật chất. Nhưng về mặt xã hội, chúng ta bị mắc kẹt trong một thế giới của tư bản độc quyền, kém hiệu quả, sự sụp đổ của một thị trường tự do được thống trị bởi giới tài chính và sự gia tăng của ‘những công việc vớ vẩn’.
“Ngày nay, mâu thuẫn chủ yếu trong chủ nghĩa tư bản hiện đại là giữa khả năng miễn phí, sự dồi dào của hàng hóa mà xã hội sản xuất, và một hệ thống các công ty độc quyền, ngân hàng và chính phủ các nước đang gặp khó khăn để duy trì quyền kiểm soát quyền lực hơn và thông tin. ( PostCapitalism, p144, nhấn mạnh từ bản gốc)
“…Sự nguy hiểm thực sự vốn có trong robot hóa là một điều gì đó lớn hơn thất nghiệp hàng loạt, đó là sự cạn kiệt của xu hướng trong 250 năm qua của chủ nghĩa tư bản để tạo ra thị trường mới khi những cái cũ bị héo mòn.
“Chúng ta nên trải qua một cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba nhưng nó đã bị đình trệ. Thất bại của nó người ta đổ lỗi cho chính sách kém, chiến lược đầu tư tồi và sự tự tin của giới tài chính là những triệu chứng nhầm lẫn với căn bệnh này. Những người nỗ lực không ngừng áp đặt các chuẩn mực pháp lý hợp tác lên trên các cấu trúc thị trường đang mất điểm.
“Một nền kinh tế dựa trên thông tin, với xu hướng của nó với các sản phẩm chi phí không đồng và quyền sở hữu yếu, không thể là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.” ( PostCapitalism , Tr175, nhấn mạnh từ bản gốc)
Adam Booth, IMT, ngày 2 tháng 10 năm 2015