Chủ nghĩa Marx và nước Mỹ – Lời tựa
Lời tựa
Công việc hiện tại bắt đầu như là một bản thảo giới thiệu cho lần xuất bản Lý trí trong sự nổi dậy ở Mỹ. Xuất phát từ ý niệm rằng hầu hết người Mỹ đã có thành kiến chống lại chủ nghĩa Marx như thể nó là một thứ ngoài hành tinh (hoặc “nước ngoài”), tôi bắt đầu lý giải rằng chính lịch sử của nước Mỹ chứa đựng một truyền thống cách mạng vĩ đại, khởi đầu với Chiến tranh giành Độc lập đã hình thành lên Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đây chỉ là điểm khởi đầu, khi đào sâu hơn vào chủ đề thì điều trở nên rõ ràng là nó quá rộng để được gói gọn một cách thỏa đáng trong phần Tựa cho một cuốn sách. Do đó, tôi đã đặt nó sang một bên và viết một cái khác, nội dung chủ yếu là về một nhân vật khoa học.
Sau đó tôi đã cung cấp một bản sao của bản nháp gốc cho một người bạn Mỹ, người đã đề nghị rằng, cần mở rộng một cách phù hợp, nó có thể được xuất bản riêng, và anh ấy rất vui lòng cung cấp cho tôi một số thông tin bổ sung thú vị. Do đó, tôi cảm thấy bắt buộc phải giới thiệu thêm một số tài liệu về các vấn đề như Cách mạng Mỹ, Nội chiến và lịch sử liên minh thương mại ở Hoa Kỳ.
Chủ đề này rất hấp dẫn nhưng thật không may được biết đến một cách nghèo nàn ở Châu u, nơi nó trở thành một ý tưởng thời thượng (và cực kỳ sai lầm) rằng Hoa Kỳ, với tư cách là thành trì của chủ nghĩa đế quốc thế giới (mà như Gore Vidal, nhà văn Mỹ vĩ đại nhất còn sống, đã mô tả là “Đế chế”), không bao giờ sản xuất ra được bất cứ điều gì liên quan đến chủ nghĩa xã hội và cách mạng. Nhưng sự thực thì điều ngược lại mới đúng và hy vọng rằng tôi sẽ thể hiện được điều đó trong bài tiểu luận dài này. Một phần trong ý định của tôi là sự chống lại thứ chủ nghĩa chống Mỹ vô nghĩa thứ mà ta gặp phải khá thường xuyên trong nội bộ cánh tả. Những người theo chủ nghĩa Marx là những người theo chủ nghĩa quốc tế và không có lập trường tiêu cực trong mối quan hệ với người dân của bất kỳ quốc gia nào. Chúng tôi ủng hộ sự đoàn kết của tất cả mọi người lao động chống lại áp bức và bóc lột. Những gì chúng tôi phản đối không phải là người Mỹ, mà là chủ nghĩa tư bản Mỹ và chủ nghĩa đế quốc Mỹ.
Người dân Mỹ và trên hết là giai cấp công nhân Mỹ có một truyền thống cách mạng vĩ đại. Trên cơ sở của những sự kiện lịch sử vĩ đại, định mệnh của họ là khám phá lại những truyền thống này và một lần nữa đứng trên tuyến đầu của cách mạng thế giới, như họ đã làm vào những năm 1776 và 1860. Tương lai của toàn nhân loại cuối cùng sẽ phụ thuộc vào viễn cảnh này. Và mặc dù ngày nay nó có vẻ rất xa vời, nó chẳng phải là quá khó tin như người ta hằng tưởng. Chúng ta hãy nhớ lại rằng trước năm 1917, Sa hoàng Nga cũng là thành trì bất khả xâm phạm của các lực lượng phản động trên toàn thế giới cũng như Hoa Kỳ ngày nay. Nhiều người đã bị thuyết phục rằng ý tưởng về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga là một ảo tưởng điên rồ của Lenin và Trotsky. Vâng, họ đã hoàn toàn tin vào điều đó và họ đã sai hoàn toàn.
Sự tham lam vô độ của những tập đoàn lớn và những tham vọng của giới tinh hoa cầm quyền của “Đế chế” đang kéo Hoa Kỳ vào những cuộc phiêu lưu không ngừng. Những cơn ác mộng mới có thể tuôn trào từ những cuộc phiêu lưu như vậy. Năm mươi tám ngàn thanh niên Mỹ bị đã giết chết trong vũng lầy Việt Nam. Các chính sách hung hăng của người cầm đầu Nhà Trắng, W. Bush, còn đe dọa nhiều thương vong hơn, cả cho người Mỹ và những người khác. Sớm hay muộn điều này sẽ tác động trở lại Hoa Kỳ, tạo ra một phản ứng chung chống lại một hệ thống có thể tạo ra những điều quái dị như vậy. Cuộc biểu tình rầm rộ ở Seattle và các thành phố khác của Hoa Kỳ mang tới một cảnh báo chính thức rằng giới trẻ Mỹ sẽ không sẵn sàng giữ im lặng mãi mãi.
Nước Mỹ và thế giới
Các sự kiện khủng khiếp ngày 11 tháng 9 năm 2001 đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử của Hoa Kỳ và toàn thế giới. Chỉ qua một đêm, không còn nữa việc công dân Mỹ bình thường ảo tưởng rằng những gì đang xảy ra ở thế giới bên ngoài không đáng để họ bận tâm. Một cảm giác chung của sự bất an và lo sợ đã bao trùm tâm lý quốc gia. Đột nhiên, thế giới nay đã trở thành một nơi thù địch và nguy hiểm. Kể từ ngày 11 tháng 9, người dân Mỹ đã cố gắng để hiểu được ý nghĩa của loại thế giới có thể tạo ra những điều kinh hoàng như vậy.
Nhiều người đã tự hỏi mình: chúng ta đã làm gì để nhận lại sự thù hận như vậy với chúng ta? Tất nhiên, những người Mỹ bình thường đã không làm gì để xứng đáng với điều này. Và chúng tôi xem đó là một hành động tội ác khi sát hại dân thường vô tội, bất kể đó là người dân của quốc gia nào, để làm cho một quan điểm chính trị. Tuy nhiên, điều không phải hoài nghi là hành động của Hoa Kỳ trên thế giới – bởi chính phủ, các tập đoàn lớn và lực lượng vũ trang của nó – đã làm dấy lên nỗi ác cảm và phẫn nộ sâu sắc, và người Mỹ cũng sẽ cố gắng để hiểu tại sao điều này lại là như vậy.
Trong phần lớn lịch sử của nó, chủ nghĩa cô lập đã đóng một vai trò trung tâm trong chính trị Hoa Kỳ. Nhưng thực tế là trong thế giới hiện đại, không một quốc gia nào có thể cắt đứt sự ràng buộc của mình với phần còn lại của thế giới, bất kể nó lớn và mạnh như thế nào. Ngày nay, hiện tượng quyết định nhất của thời đại chúng ta chính là điều này: sự thống trị của thị trường thế giới. Nó thường được biết đến qua những từ thông dụng mới nhất, toàn cầu hóa. Nhưng thực tế nó không mới. Đã hơn 150 năm trước trong tác phẩm có ý nghĩa thời đại nhất trong tất cả tác phẩm, Tuyên ngôn những người Cộng sản, Marx và Engels đã dự đoán rằng hệ thống tư bản, bắt đầu như một loạt các quốc gia, sẽ tạo nên một thị trường thế giới.
Sự can dự của Hoa Kỳ vào nền kinh tế thế giới và chính trị thế giới đã tăng trưởng gần như liên tục trong thế kỷ qua. Tất cả các nỗ lực để kéo nước Mỹ vào tình trạng tự cô lập đã thất bại, và chắc chắn sẽ thất bại, như George W. Bush đã phát hiện ra rất nhanh. Hoa Kỳ đã kế thừa vai trò trước đây được nắm giữ bởi Vương quốc Anh – cảnh sát của thế giới. Nhưng trong khi vai trò thống trị của Anh trên thế giới diễn ra vào thời điểm hệ thống tư bản vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển, nước Mỹ hiện đang thống trị một thế giới trong cơn bệnh nặng. Cơn bệnh đó là sản phẩm của thực tiễn là chủ nghĩa tư bản trên quy mô toàn cầu đang ở trong tình trạng suy giảm không thể đảo ngược. Điều này thể hiện chính nó trong một loạt những rung chuyển ngày càng bạo lực. Thảm họa khủng khiếp ngày 11 tháng 9 chỉ là một biểu hiện cho điều này.
Thật không may, chủ nghĩa chống Mỹ đang lan rộng. Tôi nói không may vì người viết hiện tại không có cảm xúc tiêu cực với người dân Hoa Kỳ hoặc bất kỳ quốc gia nào khác. Là một người theo chủ nghĩa Marx, tôi phản đối chủ nghĩa dân tộc và thái độ sô-vanh, gieo rắc hận thù và xung đột giữa các dân tộc khác nhau. Nhưng điều đó không có nghĩa là người ta có thể tha thứ cho hành động của các chính phủ, tập đoàn và lực lượng vũ trang cụ thể đang theo đuổi các hành động có hại cho phần còn lại của thế giới. Điều đó chỉ có nghĩa là thật sai lầm khi nhầm lẫn giữa giai cấp thống trị của bất kỳ quốc gia nào với công nhân và người nghèo của quốc gia đó.
Hiện tượng chống Mỹ mạnh nhất là ở các nước nghèo ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Trung Đông. Những lý do cho điều này liên quan tới việc khai thác tài nguyên ở các quốc gia này bởi các tập đoàn đa quốc gia tham lam của Hoa Kỳ, được hỗ trợ bởi quân đội Hoa Kỳ và CIA, dẫn đến sự bần cùng hóa của người dân, hủy hoại môi trường, gây mất ổn định tiền tệ và nền kinh tế của họ, và thậm chí cả chính phủ của họ. Những hành động như vậy chắc chắn không được kiến tạo để thúc đẩy tình yêu và sự tôn trọng đối với Hoa Kỳ trên toàn thế giới nói chung.
Một vài năm trước, Tờ Economist đã đi đến kết luận rằng giá nguyên liệu thô ở mức thấp nhất trong 150 năm – kể từ khi nó bắt đầu được ghi nhận. Tình hình đã thay đổi đôi chút kể từ đó nhưng điều vẫn luôn không thay đổi là vị trí của hàng triệu công nhân và nông dân của Thế giới thứ ba, những người đang bị các tập đoàn lớn của Mỹ buộc phải làm việc vì mức tiền lương nô lệ. Lấy ví dụ chẳng hạn, một golf thủ người Mỹ, Tiger Woods, đã kiếm được nhiều tiền hơn nhiều toàn bộ lực lượng lao động của Nike ở Indonesia.
Hành vi tàn nhẫn của các tập đoàn lớn này được thể hiện qua thảm kịch Bhopal năm 1984, khi 40.000 đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị giết chỉ trong một đêm bởi khói độc từ nhà máy Union carbide nằm quá gần nhà của họ. Một báo cáo gần đây cho thấy khu vực này vẫn bị ô nhiễm ở mức nguy hiểm cho đến ngày nay. Trường hợp này chỉ là trường hợp bất thường khi nó được lên trang nhất.
Sự khai thác nghiêm trọng ở nơi được biết đến là Thế giới thứ ba của các tập đoàn bạo lực là nguyên nhân gây ra phản ứng dữ dội ở Châu Phi, Châu Á, Trung Đông và Châu Mỹ Latinh, đôi khi có thể thành sự từ chối mọi thứ của Mỹ, nhưng đó là dưới một biểu hiện của chủ nghĩa chống đế quốc. Cách tốt nhất để chấm dứt nghèo đói và cùng khổ ở Thế giới thứ ba là đấu tranh cho sự chiếm đoạt các tập đoàn lớn, thứ là kẻ thù của người lao động ở khắp mọi nơi – bắt đầu với những người lao động ở Hoa Kỳ, như chúng ta sẽ thấy.
Châu âu và nước Mỹ
Chủ nghĩa chống Mỹ không giới hạn ở các nước nghèo. Một số người châu u có thái độ có chút tiêu cực đối với Mỹ. Họ phẫn nộ với vai trò phụ thuộc mà họ đã buộc phải chấp nhận trên trường thế giới, và họ sợ hậu quả của sự thống trị về kinh tế và quân sự to lớn của gã khổng lồ bên kia bờ Đại Tây Dương. Đằng sau cái mặt nạ ngoại giao lịch sự giữa các “đồng minh”, đó là một mối quan hệ không thoải mái và mâu thuẫn, biểu lộ chính mình qua những cuộc xung đột thương mại định kỳ và om sòm ngoại giao. Ở một cấp độ khác, nhiều người châu u phẫn nộ với những gì họ coi là sự xâm phạm của một nền văn hóa ngoại lai, phá vỡ và thương mại hóa, dấy lên nguy cơ làm mất đi giá trị và làm suy yếu bản sắc văn hóa của họ. Đằng sau sự bực bội về văn hóa của giới trí thức châu u là một cảm giác tự ti sâu sắc, thứ mà cố công che giấu phía sau một kiểu văn hóa hợm hĩnh. Cảm giác này có một cơ sở vật chất, và trên thực tế phản ánh hiện trạng thực sự của vấn đề.
Đó là một thực tế đơn giản rằng lịch sử của một trăm năm qua là lịch sử về sự suy tàn của châu u và sự trỗi dậy của Hoa Kỳ, điều mà nhà cách mạng Nga Leon Trotsky đã từng dự đoán, Địa Trung Hải (theo tiếng Latin có nghĩa là “trung tâm của thế giới”) đã trở thành một hồ nước không quan trọng. Trọng tâm của lịch sử thế giới đã đi qua đầu tiên là Đại Tây Dương và sau cùng là đến Thái Bình Dương – hai đại dương to lớn và nằm giữa chúng là một gã khổng lồ – Hoa Kỳ. Mối quan hệ thực sự giữa Châu u và Châu Mỹ được tóm tắt bởi mối quan hệ giữa George W. Bush và Tony Blair. Đó là mối quan hệ giữa ông chủ và gã đầy tớ của mình. Và giống như một gã hầu Anh lanh lợi, ông Blair đã làm hết sức mình để bắt chước phong cách và lối hành xử từ chủ nhân, mặc dù vậy, chẳng ai trong tâm trí mỗi người có sự hiểu lầm về mối quan hệ thực sự giữa hai người.
Không khí chiếm ưu thế mà cho đến gần đây đã được thông qua bởi các thành viên của Cơ sở Anh liên quan đến các giá trị và văn hóa của Mỹ là đặc biệt hài hước. Chúng giống như cái điệu bộ và dáng vẻ mà các quý tộc Anh túng tiền trong thế kỷ 19 đã trưng ra trước sự hiện diện của giai cấp tư sản giàu có, một hiện tượng đã được ghi lại trong tiểu thuyết của Jane Austen và nhiều người khác. Nhưng điệu bộ và dáng vẻ này, tất nhiên, đã không ngăn họ kết duyên con gái của mình với con trai của đám giàu xổi đó trong dịp sớm nhất có thể.
Thái độ cự tuyệt của người châu u đối với văn hóa Mỹ là sản phẩm của sự hiểu lầm. Họ đang nghĩ về “made in USA”. “Văn hóa xuất khẩu” tràn ngập các thị trường trên thế giới với âm nhạc tồi tệ khiến bạn điếc tai, “quần áo thiết kế riêng” quá đắt dù được sản xuất bởi lao động nô lệ ở Thế giới thứ ba khiến bạn phẫn nộ và thức ăn nhanh giàu Cholesterol được sản xuất bởi lao động nô lệ trên các con phố thương mại chính khiến bạn béo phì. Đó là loại chủ nghĩa thương mại rẻ tiền và gây khó chịu, là dấu hiệu của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ suy đồi của nó. Rằng những điều quái dị như vậy tạo ra một cảm giác của sự thay đổi đột ngột trong tất cả suy nghĩ và cảm giác của con người là hoàn toàn tự nhiên.
Tuy nhiên, khái niệm về văn hóa, trên hết trong thế giới hiện đại, rộng hơn nhiều so với nhạc pop, Coca-Cola và McDonald. Nó cũng bao gồm những thứ như máy tính, Internet và nhiều khía cạnh khác của khoa học và công nghệ. Ở cấp độ này, không thể phủ nhận được những thành tựu ấn tượng của Hoa Kỳ. Hơn nữa, chính những tiến bộ khoa học này đang đặt nền móng cho một cuộc cách mạng văn hóa chưa từng có, một khi chúng được khai thác chính xác bởi một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có kế hoạch và trên quy mô thế giới.
Người viết hiện tại không có thời gian mà dành cho chủ nghĩa chống Mỹ thô thiển. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng tiềm năng khổng lồ của Hoa Kỳ được định sẵn để đóng một vai trò quyết định trong trật tự thế giới xã hội chủ nghĩa trong tương lai. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng tại thời điểm hiện tại trong lịch sử thế giới, vai trò của Hoa Kỳ trên quy mô thế giới không phản ánh tiềm năng thực sự của nó, mà chỉ là sự tham lam của các công ty đa quốc gia lớn những kẻ đang sở hữu nước Mỹ và kiểm soát hành động của nó vì lợi ích hẹp hòi của riêng họ. Người viết này là một người hâm mộ cuồng nhiệt của nước Mỹ chân chính, và là đối thủ không thể tránh khỏi của nước Mỹ khác, nước Mỹ của các ngân hàng lớn và độc quyền, kẻ thù của tự do và tiến bộ ở khắp mọi nơi.