ABC về Chủ nghĩa cộng sản (Các điều kiện cho việc thực hiện chủ nghĩa cộng sản ở Nga)

Giới thiệu: Các điều kiện cho việc thực hiện chủ nghĩa cộng sản ở Nga

§41. Tình hình quốc tế của Nga

Như đã nói, sự cần thiết của cuộc cách mạng cộng sản xuất phát từ hoàn cảnh nước Nga đã trở nên gắn bó mật thiết với hệ thống kinh tế thế giới. Nước ta hiện nay chỉ là một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Nếu câu hỏi được đặt ra, bằng cách nào mà Nga có thể tiến lên hệ thống cộng sản bất chấp tình trạng lạc hậu của đất nước, thì câu trả lời sẽ là: chỉ ra ý nghĩa quốc tế của cuộc cách mạng. Cuộc cách mạng vô sản ngày nay bắt buộc phải là cuộc cách mạng thế giới. Cuộc cách mạng chỉ thành công nếu nó là cuộc cách mạng toàn cầu.

Trung và Tây Âu chắc chắn sẽ trải qua chuyên chính vô sản, và qua đó tiến tới chủ nghĩa cộng sản. Vậy thì không thể nào mà Nga có thể vẫn là một nước tư bản nếu Đức, Pháp và Anh nằm dưới sự chế độ chuyên chính vô sản. Rõ ràng là Nga phải tham gia vào quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự lạc hậu, ngành công nghiệp phát triển kém, v.v., tất cả sẽ được khắc phục nếu Nga trở thành một phần của một quốc gia quốc tế, hoặc thậm chí chỉ là một nước cộng hòa Xô Viết thuộc châu Âu, và do đó được liên kết với các quốc gia tiên tiến hơn.

Đúng là châu Âu sẽ kiệt quệ và suy yếu khủng khiếp sau sự tàn phá của chiến tranh và sau cuộc cách mạng. Nhưng một giai cấp vô sản mạnh mẽ và phát triển sẽ có thể thiết lập lại hệ thống công nghiệp trên một phương diện vững chắc trong vài năm tới, và ngay cả nước Nga lạc hậu cũng có thể làm được như vậy. Nga sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên tuyệt vời như gỗ, than đá, dầu khoáng, sắt, v.v…; Nga cũng có những cánh đồng ngô bát ngát; với tổ chức thích hợp và trong điều kiện hòa bình, tất cả các tài nguyên đều có thể được khai thác một cách hiệu quả. Về phần chúng ta, ta có thể giúp các đồng chí phương Tây của mình bằng việc viện trợ nguyên liệu thô của Nga. Điều này chỉ xảy ra với điều kiện toàn bộ châu Âu phải nằm dưới hệ thống chuyên chính của giai cấp vô sản. Chỉ vậy thì sản xuất mới có thể cung cấp đầy đủ cho mọi nhu cầu. Tuy nhiên, do giai cấp vô sản chắc chắn sẽ lên nắm quyền ở mọi nơi, nên rõ ràng nhiệm vụ của giai cấp công nhân Nga là làm hết sức mình để thay mặt cho sự nghiệp chuyển đổi sang chủ nghĩa cộng sản. Chính vì lý do này, như chúng ta đã học ở Phần I, mà đảng của chúng ta đã đưa ra mục tiêu xác định là nhanh chóng thiết lập chủ nghĩa cộng sản.

§42. Công nghiệp quy mô lớn ở Nga

Tuy nhiên, ngành công nghiệp sản xuất của Nga, dù chưa thể so sánh được với nền nông nghiệp, đã được xây dựng theo mô hình sản xuất tư bản chủ nghĩa với quy mô lớn. Trong Phần I, chúng tôi đã chỉ ra rõ những ngành quan trọng nhất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Nga, và trong đó có bao gồm những xí nghiệp sử dụng mười nghìn công nhân trở lên. Từ năm 1907 trở đi, quá trình tập trung ngành công nghiệp của Nga đã đạt được tiến bộ nhanh chóng, và hoạt động sản xuất được thực hiện dưới sự kiểm soát của một mạng lưới các công ty hợp doanh và ủy thác. Khi chiến tranh bắt đầu, giai cấp tư sản bắt đầu tổ chức chủ nghĩa tư bản nhà nước.

Điều này khẳng định quan điểm của chúng tôi rằng ngành công nghiệp Nga có thể được tổ chức và quản lý như một thể thống nhất, cho dù quá trình này có thể gặp nhiều khó khăn. Điều cần lưu ý là những tên cách mạng xã hội cánh hữu và phe menshevik, những người tuyên bố không mệt mỏi rằng chủ nghĩa xã hội không thể xảy ra được ở Nga, họ luôn ủng hộ sự điều tiết và kiểm soát của Nhà nước đối với ngành công nghiệp. Nhưng họ chỉ tin là việc này cần thiết khi mọi quyền hành nằm trong tay giai cấp tư sản, khi quyền lực ‘điều tiết’ và ‘kiểm soát’ là của nhà nước tư bản. Nói cách khác, phe menshevik miệng vừa phản đối lòng yêu nước nhưng trong lòng lại ủng hộ chủ nghĩa tư bản Nhà nước dựa trên mô hình của Phổ.

Nhưng rõ ràng là chúng ta không thể tin chủ nghĩa tư bản Nhà nước là có thể thực hiện được, trừ khi chúng ta cũng tin vào khả năng tổ chức đời sống kinh tế xã hội chủ nghĩa. Sự khác biệt duy nhất giữa hai hệ thống này nằm ở chỗ, trong một trường hợp, công nghiệp được tổ chức bởi nhà nước tư sản, và trong trường hợp khác, nó được tổ chức bởi nhà nước vô sản. Nếu sản xuất công nghiệp ở Nga lạc hậu đến mức không thể tổ chức nó bởi nhà nước vô sản, thì cũng không thể tổ chức nó trên cơ sở Nhà nước tư bản. Ở một đất nước không tồn tại công nghiệp quy mô lớn và nơi sản xuất được tiến hành bởi số lượng chủ nhỏ, thì sẽ không thể tổ chức công nghiệp ngay cả khi phát triển theo hướng tư bản Nhà nước.

Chúng ta hoàn toàn biết rằng việc tập trung hóa công nghiệp chỉ có thể thực hiện được khi quá trình tập trung hóa vốn đã tiến tới một giai đoạn nhất định. Bây giờ chủ nghĩa tư bản Nga đã đạt đến giai đoạn tập trung hóa này. Ngay cả những người chống đối chủ nghĩa cộng sản cũng nhận ra điều này bởi chính họ cho rằng Nhà nước tư sản có thể “điều tiết nền công nghiệp”. Sự lạc hậu của đời sống kinh tế Nga không phải là do không có các nhà máy lớn (vì thực chất nó có rất nhiều), mà thực chất bắt nguồn từ tỉ lệ của ngành công nghiệp sản xuất so sánh với ngành nông nghiệp.

Từ đó có thể suy ra là bất chấp mọi khó khăn, giai cấp vô sản Nga phải tổ chức công nghiệp theo kiểu vô sản, và phải nắm chắc sự kiểm soát ngành công nghiệp cho đến khi có sự trợ giúp từ phương Tây. Còn về nông nghiệp Nga, chúng ta phải thành lập một số đầu mối để các đồng chí có thể tiến hành sản xuất theo mô hình hợp tác xã. Tuy nhiên, khi ngành sản xuất của Nga có thể hợp lực với ngành sản xuất của châu Âu, thì việc tổ chức sản xuất chung sẽ giúp chúng ta nhanh chóng thu hút những người sản xuất nhỏ và nông dân vào một hợp tác xã chung và rộng lớn. Ví dụ, nếu có một hệ thống sản xuất quy mô toàn Âu do giai cấp công nhân tổ chức, thì một lượng lớn sản phẩm của công nghiệp thành thị có thể được cung cấp cho các huyện nông thôn.

Nhưng ngành công nghiệp ở thành phố sẽ phải cung cấp những sản phẩm này cho nông thôn một cách có tổ chức. Sẽ không còn hiện tượng hàng trăm nghìn thương nhân nhỏ, người trung gian và nhà đầu cơ phục vụ cho nhu cầu của các huyện nông thôn. Những nhu cầu này sẽ được đáp ứng nhờ kho của nhà nước, những người nông dân cũng sẽ phải giao nộp ngũ cốc của họ một cách có tổ chức. Các huyện của đất nước sẽ dần  quen với sản xuất xã hội theo từng bước một. Xa hơn nữa, cuộc sống nông thôn sẽ trở thành một gia đình lớn, có hợp tác chặt chẽ với nhau. Một hệ thống công nghiệp mạnh mẽ và được tổ chức tốt cuối cùng cũng sẽ dẫn đến một lối sống cộng đồng giữa các làng với nhau. Với sự hỗ trợ của một hệ thống như vậy, có thể nhờ đến sự giúp đỡ của nông dân, những người sẽ nhận ra rằng cuộc sống theo kế hoạch mới tốt hơn rất nhiều.

Nhưng để đạt được mục tiêu này rất khó. Sẽ phải mất nhiều năm để có thể hiện thực hóa những thay đổi như vậy, và trước khi cuộc sống có thể vận hành suôn sẻ theo những dòng mới. Lý do sẽ được giải thích dưới đây.

§43. Di sản thảm khốc của chiến tranh đế quốc

Cho đến khi cách mạng thế giới thắng lợi, Nga phải hành động một mình. Giờ đây, giai cấp công nhân Nga đã nhận một di sản tai hại khi giành chính quyền vào năm 1917. Cả đất nước đã trở nên vô tổ chức và bần cùng hóa.

 

Chiến tranh đã cướp đi tất cả nguồn lực của đất nước. Hơn một nửa số nhà máy đã bị buộc phải cống hiến cho công cuộc chiến tranh, và đã nguyên liệu đã được lãng phí cho công cuộc phá hủy của chiến tranh. Trong năm 1915, trong số 11 tỷ rưỡi của ‘thu nhập quốc dân’, sáu tỷ đã được chi cho chiến tranh. Ngay khi cuộc cách mạng bắt đầu, hậu quả khủng khiếp của chiến tranh đã lộ rõ. Sản lượng của các nhà máy công nghiệp đã giảm 40% và của các nhà máy dệt đã giảm 20%; Nguồn cung than, sắt và thép giảm mạnh. Từ ngày 1 tháng 3 đến ngày 1 tháng 8 (lịch Nga cũ), năm 1917, 568 xí nghiệp bị đóng cửa và hơn 100.000 người vô sản bị đuổi việc. Nợ quốc gia lên tới con số chưa từng có. Tháng này qua tháng khác, hoàn cảnh đất nước càng trở nên tuyệt vọng.

Rõ ràng là giai cấp vô sản, khi lên nắm quyền vào tháng 11 năm 1917, đã phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn không kể xiết, bởi nhiệm vụ xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trong một nền kinh tế tự phát vô tổ chức. Di sản thảm khốc ngày càng trở nên thảm khốc hơn khi cuộc chiến tranh đế quốc cũ kết thúc. Việc giải ngũ quân đội của chúng ta có phí tổn rất lớn. Hệ thống giao thông đã bị phá hủy và gián đoạn do chiến tranh; giải ngũ là đòn kết liễu, và hệ thống đường sắt gần như bị phá hủy hoàn toàn. Vì vậy, việc vận tải trên thực tế đã dừng lại như hoạt động sản xuất

(Tuy nhiên), hoàn toàn không có căn cứ nào để chống lại cuộc cách mạng của công nhân cả. Nếu giai cấp tư sản tiếp tục nắm quyền, họ sẽ tiếp tục tiến hành cuộc đại chiến tranh đế quốc, sẽ tiếp tục trả những khoản lãi suất khổng lồ cho người Pháp và người Anh, và sẽ trút bỏ mọi gánh nặng – đây là điều chính cần ghi nhớ – vào vai của công nhân và nông dân. Sự nghèo đói và kiệt quệ của chúng ta hơn bao giờ hết đã kích động giai cấp vô sản tiến hành việc xây dựng lại thế giới cũ trên những nền tảng mới; với nền kinh tế thậm chí còn to lớn hơn và với một hệ thống tổ chức cẩn thận hơn, việc sử dụng các nguồn lực cũ của chúng ta là tất yếu; và chúng ta tất yếu phải đẩy càng nhiều hao tổn càng tốt cho giai cấp tư sản, nếu điều đó là tất yếu để bảo vệ giai cấp công nhân bằng bất cứ nguồn lực nào và bằng bất cứ cách thức nào dưới sự quản lý của thẩm quyền giai cấp vô sản. Nhưng công việc tất yếu này đã được dúi vào tay giai cấp vô sản cách mạng trong những điều kiện khó khăn khó có thể tin được. Các công nhân phải dọn dẹp đống lộn xộn mà các vua chúa đế quốc đã gây ra.

§44. CUỘC NỐI CHIẾN VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI ĐẾ QUỐC TOÀN CẦU

Giai cấp tư sản tiếp tục làm mọi việc trong khả năng của mình để cản trở giai cấp công nhân tổ chức sản xuất và xây dựng xã hội. Ngay sau thắng lợi của giai cấp vô sản, giai cấp tư sản đã đề ra chính sách phá hoại rộng khắp. Tất cả những người từng là quan chức cấp cao, tất cả các kỹ sư quản lý, giáo viên và nhân viên ngân hàng, tất cả những người đã từng là chủ, đều làm mọi cách để cản trở công cuộc. mưu đồ nối tiếp mưu đồ; các cuộc nổi dậy phản cách mạng nối tiếp nhau. Giai cấp tư sản Nga liên minh với người Tiệp khắc, phe Hiệp Ước (Entente), Đức, Ba Lan, v.v …;  nỗ lực  đè bẹp giai cấp vô sản Nga bằng những cuộc chiến đấu không hồi kết. Giai cấp vô sản phải tạo ra một đội quân khổng lồ, một đội quân có thể đẩy lùi sự tấn công của các đội quân do địa chủ và tư bản gửi đến trên mọi miền đất. Các đế quốc trên toàn thế giới đã dồn lực lượng chống lại giai cấp vô sản Nga.

Đối với giai cấp vô sản, đây là một cuộc thánh chiến, một cuộc chiến tranh giải phóng, tuy nhiên, cái giá phải trả vô cùng khủng khiếp. Những gì còn sót lại của nền công nghiệp sản xuất buộc phải phụng sự cho những nỗ lực của Hồng Quân; hàng ngàn thành viên ưu tú nhất trong hàng ngũ giai cấp công nhân đã được gọi ra mặt trận. Hơn nữa, ngay từ đầu, giai cấp tư sản đã nắm chặt ở một số khu vực đặc biệt quan trọng đối với đời sống kinh tế của đất nước. Bọn quân phiệt Cossack sông Don đã chiếm được vùng than Donetz của giai cấp công nhân. Người Anh chiếm giữ các mỏ dầu Baku. Các vùng đất trồng ngô của Ukraine, Siberia và một phần của Transvolga giờ nằm trong tay quân phản cách mạng. Do đó, không chỉ đơn thuần cầm vũ khí và đối mặt với sự tấn công của vô số kẻ thù; giai cấp công nhân còn bị buộc phải tiếp tục thực hiện nền kinh tế trong khi không có đủ những tư liệu sản xuất quan trọng nhất – chính là nhiên liệu và nguyên liệu thô.

Những vấn đề này này cho chúng ta thấy sứ mệnh sống còn mà giai cấp công nhân mang trên mình. Nhiệm vụ hàng đầu là đánh bại kẻ thù. Chỉ khi đạt được điều này, chúng ta mới có thể bắt đầu xây dựng cuộc sống mới một cách đúng đắn

Trong cuộc chiến của mình với giai cấp công nhân, giai cấp tư sản cũng đã sử dụng tất cả các cách thức có thể thực hiện để có thể lật đổ của giai cấp vô sản Nga về kinh tế. Các nhà tư bản bao vây Nga từ mọi phía; phong tỏa nó nghiêm ngặt trong nhiều năm; khi rút lui, quân Bạch Vệ đã đốt cháy và phá hủy mọi thứ. Ví dụ, Đô đốc Kolchak đã đốt cháy 10 triệu pao ngũ cốc, phá hủy gần một nửa hạm đội Volga, v.v. Sự phản kháng của giai cấp tư sản, những hành động điên cuồng của chúng, cùng sự viện trợ của chủ nghĩa đế quốc trên toàn thế giới – là những trở ngại lớn thứ hai trên con đường của giai cấp công nhân.

 §45. Tính tiểu tư sản tại Nga hay sự thiếu hụt kinh nghiệm tổ chức của một bộ phận giai cấp vô sản

Chúng ta có thể thấy hoạt động sản xuất tại Nga giờ đã đủ tập trung để đặt ra câu hỏi liệu nó có thích hợp với mô hình quốc hữu hóa dưới sự kiểm soát của giai cấp vô sản hay không, liệu nó có được quản lý bởi chính Nhà nước vô sản hay không hay liệu mô hình mới này có khả thi không? Tuy nhiên, khi so sánh với toàn bộ nền kinh tế cả nước, ngành sản xuất chế tạo vẫn còn yếu kém. Tại thời điểm đó, phần lớn người dân Nga sống ở nông thôn chứ không phải thành thị. Theo điều tra dân số vào năm 1897, số lượng dân sống ở các thành phố rơi vào khoảng 76,000,000 trên tổng số 140,000,000 người (số liệu này đã bao gồm cả Siberia, v.v., trừ Phần Lan).Vào năm 1973, theo ước tính của Oganovsky, dân thành thị ở Nga rơi vào khoảng 30,000,000 trong khi dân sống ở nông thôn rơi vào khoảng 140,000,000 người. Từ đó, dân thành thị chỉ chiếm khoảng 20% tổng dân số. Hơn nữa, không phải người nào sống ở thành phố cũng thuộc về giai cấp vô sản. Dân thành thị bao gồm đủ loại thành phần, từ tầng lớp thương nghiệp, chủ xưởng, tầng lớp tiểu tư sản và trung-thượng lưu. Tất nhiên, chúng ta còn thấy các tầng lớp khác như nhóm thợ thủ công, bán vô sản và những người nông dân nghèo. Đây là những giai tầng ủng hộ cho giai cấp công nhân. Tuy nhiên họ lại có ý thức giai cấp kém hơn so với công nhân ở thành thị và khó để hợp nhất.

Phần lớn dân số Nga là tiểu tư sản Mặc dù họ luôn than vãn cái ách thống trị của các nhà tư bản và địa chủ, song họ đã quá quen với mô hình kinh tế tư nhân nên rất khó để họ hy sinh vì lợi ích chung hay chung tay xây dựng khối thịnh vượng chung. Ý thức về việc sở hữu tài sản riêng hay chỉ làm việc vì bản thân đã ăn sâu vào tâm trí của tầng lớp tiểu tư sản. Do đó, nó trở thành một trở ngại to lớn để hình thành chủ nghĩa cộng sản tại Nga, ngay cả khi loại bỏ được các tác nhân khó nhằn khác.

Giai cấp công nhân cũng tồn tại nhiều điểm yếu. Nhìn chung, giai cấp công nhân ở Nga là những người có đầu óc cách mạng và dám đấu tranh. Dẫu vậy, trong số đó vẫn tồn tại những thành phần lạc hậu, những người không chịu hợp tác. Tất nhiên không phải ai cũng có tư tưởng tiến bộ như những công nhân ở Petrograd. Nhiều người lạc hậu và thiếu hiểu biết đến mức không thể hòa hợp để làm việc chung. Ngoài ra, có rất nhiều công nhân là những người rời bỏ quê hương để đến thành thị lần đầu. Do đó, họ vẫn còn giữ  tính nông dân và mang nặng tư tưởng của tầng lớp này..

Những khiếm khuyết này sẽ biến mất dần khi giai cấp công nhân buộc phải đấu tranh cho chính họ. Tuy vậy, sự lạc hậu của một bộ phận nhất định chính là trở ngại lớn cho con đường cách mạng của chúng ta. Dẫu vậy, nó không dập tắt hết hy vọng về một viễn cảnh mới đang đến.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận