THE BIG LEBOWSKI ANALYSIS: TƯƠNG LAI CỦA CÁNH TẢ?

Big Lebowski (BL) là bộ phim được lên kịch bản và đạo diễn bởi anh em nhà Coen. Dù khởi đầu được cho là một thất bại về mặt doanh thu, sức ngấm của bộ phim vào xã hội càng ngày mạnh mẽ và bộ phim đã trở thành một mẫu mực của dòng phim “cult”, thu hút một cộng đồng fan đông đảo, thậm chí còn có ngày hội Lebowski (Lebowski Fest) được tổ chức từ năm 2002 tới tận giờ và thu hút hàng chục ngàn người tham dự mỗi năm và khai sinh ra cả một tôn giáo có tên “Dudeism”.

Có nhiều lý do thể BL trở nên nổi tiếng và bền bỉ tới vậy, song dưới góc nhìn cánh tả, bộ phim có thể được coi là một sự phản tư của các phong trào cánh tả từng khuynh đảo xã hội của các nhà nước tư bản trong những năm 70s – 80s của thế kỉ trước. Trong bối cảnh đó, chúng ta có nhân vật chính – The Dude.

Thời kì này đánh dấu bằng những cuộc đấu tranh rộng lớn với mục tiêu chính nhắm tới những vấn đề nội tại của thế giới tư bản, liên quan đến dân chủ và xã hội dân sự cùng với đó là những vấn đề liên quan như giới và tính dục, bình đẳng, chủng tộc. The Dude là những gì còn sót lại của một phong trào cánh tả mãnh liệt, là một cựu cánh tả nhiệt thành, từng là một trong những người khai sinh của bản tuyên ngôn Port Huron – tuyên ngôn của các sinh viên Tân tả hoạt động vì dân chủ, và là thành viên của nhóm Seattle Seven (Hay Mặt trận Giải phóng Seattle) – một nhóm cấp tiến phản đối cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam. The Dude là hậu duệ của người sáng tạo khối Rubik, được học đại học đàng hoàng, và nghiên cứu triết học hiện sinh (Chúng ta có thể thấy phân cảnh sau khi The Dude ân ái với Maude, trên giường anh có cuốn Being and Nothingness của Jean-Paul Sartre).

Phong trào Tân tả

Những năm 60s, khi chiến tranh Việt Nam đang ở ngưỡng căng thẳng nhất, châu u và nước Mỹ bớt e sợ chủ nghĩa Cộng sản hơn, sau một thập kỉ th.anh tr.ừ,ng và đ.ấ,u t.ố. Một mặt khác, các chính quyền quan liêu – di sản của Stalin đã để lại một vết nhơ lớn trong bức tranh về thế giới cộng sản. Ghê sợ trước thể chế kiểm soát và đ.à.n a.sp, sùng bái lãnh đạo, và tệ hại nhất – sự xơ cứng và giáo điều hóa các lý thuyết Marxist, phong trào Tân tả ra đời như là một kết quả của những sự vận động ấy.

Tân tả dứt khoát khước từ ảnh hưởng của chủ nghĩa Stalin và tính giáo điều. Rời xa khỏi thói gia trưởng của những kẻ quan liêu, Tân tả đưa hướng góc nhìn của họ tới cả các nhóm bị áp bức khác – phụ nữ, người thiểu số, da màu, LGBT và môi trường. Tân tả đã thúc đẩy mạnh mẽ cả một phong trào đ.ấ/u tr/anh liên quan tới vị nữ, phong trào giải phóng tính dục, bình đẳng sắc tộc, môi trường. Những di sản của họ vẫn còn có thể được nhìn thấy tới tận ngày nay. Nhưng mặt khác, những người Tân tả cũng tự tách mình khỏi những người công nhân và giai cấp vô sản – vốn là hạt nhân của sự thay đổi mà lịch sử đã luôn chứng minh. Họ hướng tới Dân chủ, chủ trương thực hiện “cách mạng” thông qua các phong trào bất tuân dân sự và hoạt động xã hội. Một mục tiêu an toàn nhưng, tiếc thay, cũng chẳng dẫn tới đâu cả. Cuộc đấu tranh của phái Tân tả ở Châu Âu đã là một giấc mơ ướt, cực kì phê pha dành riêng cho những trí thức tay mơ.

Cuộc sống trôi đi, chiến tranh Việt Nam kết thúc, các nhà nước quan liêu Stalin ở châu Âu dần tan rã, các nước có danh hiệu Cộng sản còn lại chuyển sang “Chủ nghĩa thị trường xã hội chủ nghĩa”, chủ nghĩa tư bản mạnh mẽ tuyên bố chiến thắng của nó, hùng hổ vơ vét ý tưởng của Hegel rồi gọi đó là “Sự kết thúc của lịch sử”. Bài học từ chiến tranh Việt Nam đã phai nhạt và Chủ nghĩa đế quốc Mỹ lại một lần nữa vươn vòi bạch tuộc của nó sang một loạt các nước Trung Đông, mà Iraq là một ví dụ.

Bên trong xã hội Mỹ, phong trào Tân tả, một mặt bị chia cắt và rã đám, phần còn lại dần bị thể chế hóa thành hệ thống xơ cứng hệt như những nhà nước quan liêu tự gọi mình là Cộng sản ở Châu Âu mà chính họ từng kịch liệt phê phán. Khi các phong trào sinh viên bị dập tắt ở Pháp, Đức, Úc, Nhật, Mỹ,…. những sự nhiệt thành theo đó cũng vơi cạn và lụi tàn dần. Những người thanh niên từng năng nổ với những buổi tranh luận, b,ã.i c.ô/n,g, những ý tưởng và những tuyên ngôn,… giờ đây lui vào dĩ vãng. Cuộc chiến của Mỹ ở Iraq thành công vang dội mà chẳng vấp phải sự phản đối đáng kể nào. Và những gì còn lại của một phong trào Tân tả vang đội, chúng ta có The Dude – một người đàn ông trạc 40, thất nghiệp, được mệnh danh là người lười nhất thế giới, thích hút chích và phải ghi nợ với của hàng bách hóa dù chỉ là 69 cent hóa đơn sữa.

The Dude và Cánh tả Hậu Tân tả

Rời xa tuyên bố Port Huron, không còn là thành viên của nhóm Seattle Seven, cuộc sống của The Dude thanh thản và tương đối yên bình. Anh vô vi, mặc cho mọi sự như nó vốn là, bất kể có bị một lão tư sản què lụy gái chửi là thất bại, có gặp một cô gái nhà giàu thích pilate lõa thể và nói về vị nữ, một gã bạn cánh hữu cuồng đạo D-o T.há/.i hay một nhóm nhạc p.h.á-t xist tuân theo chủ nghĩa hư vô, đến mấ..t xe, mất tiề..n, Dude cũng đều ngó lơ.

Những cơn sôi sục của thập kỉ trước qua đi, để lại một lớp thế hệ rệu rã, hoàn toàn mất phương hướng. Một mặt, những cơn lên đồng chính trị không còn cuốn hút họ như trước. Mặt khác xã hội Tân tự do cùng sự quay trở lại của trật tự phụ quyền ngày càng được củng cố theo sau nó là những chuẩn mực xã hội hậu công nghiệp: tiền bạc và vị thế. Để tồn tại, lớp thế hệ này có 2 cách: Nương theo những diễn ngôn self-help, rèn mình thành một chiếc bánh răng trong xã hội tư bản, hoặc chấp nhận thành kẻ bên lề, sống mặc x.á,.c xã hội. The Dude chọn cách thứ hai, hay nói cách khác, anh ta có đủ điều kiện để chấp nhận cách thứ hai.

Chính điều này mang lại cho The Big Lebowski lượng fandom trung thành và bền bỉ – những con người bất lực với đời sống tư bản, nhưng cũng lại không biết lối thoái nào cho những cùng cực hiện tại. Với họ, cuộc sống của the Dude rõ ràng là một niềm mong ước. Dù lệch chuẩn xã hội, The Dude không hề lạc loài. Anh ta có tiền hút cỏ (kịch bản phim giải thích do the Dude là hậu duệ người tạo ra Rubik nên nhận được một chút tiền từ đó), có bạn chơi Bowling, có đủ chân tay và sức khỏe tốt, mái tóc và bộ râu đẹp, thời trang ổn, không bị ràng buộc bởi bất cứ trách nhiệm, nghĩa vụ gì, không để bản thân bị đè bẹp bởi tiêu chuẩn xã hội, bình thản xuôi dòng, không phản ứng và không kháng cự. “The Dude abides”, hệt như tuyên ngôn Dude đã nêu trong phim.

Nhưng cũng chính bởi đó, mà The Dude phải đối mặt với một con quỷ lớn: Chủ nghĩa hư vô – Sự vô nghĩa, lạc lõng và đơn độc của thời kì hậu Tân tả. Trong một thế giới mà chủ nghĩa tân tự do thắng thế, mọi thứ đều có thể biến thành hàng hóa, người ta thi nhau kiếm tiền giỏi, đo đạc và định giá nhau bằng số tiền trong tài khoản, trang phục, lối tóc, chiếc xe,… đến vật dụng như chiếc bút bi cũng có thể trở thành vật phẩm để người ta thể hiện đẳng cấp của nhau. Người ta bàng quang với hầu hết mọi thứ diễn ra quanh mình và bắt đầu thu mình lại với đời sống cá nhân, hoặc tìm kiếm cho mình những giáo lý cao xa từ Huyền học phương Đông. Những tư tưởng xa lạ của các dân tộc hậu thuộc địa phương Đông, đột nhiên lấy được chỗ đứng của nó trong bầu không khí tư tưởng phương Tây vì khả năng vỗ về tâm hồn con người cũng như là cả khả năng thuyết phục người ta ngồi yên của nó. Trong The Big Lebowski, đó là Đạo giáo với triết lý “Vô vi” của Lão Tử, thứ mà Dude có vẻ tuân theo khá thành kính.

Đứa con Tân tả – Khủng hoảng 2008, Covid-19 và hiện tại

Không rõ dụng ý của đạo diễn khi xây dựng lớp lang câu chuyện giữa The Dude và Maude Lebowski, tuy vậy, phim có một chỉ dẫn khá rõ ràng về “The Little Lebowski” – đứa con của The Dude và Maude sắp ra đời thông qua lời dẫn của người dẫn chuyện cuối phim – Đứa con của Tân tả. Phim không đưa ra thông tin gì thêm về đứa con này, ngoài việc Maude sẽ không cho The Dude làm cha đứa bé và nhận nuôi nó một mình.

Đứa con Tân tả sẽ ra sao? Sẽ tiếp bước truyền thống n/ổ.i lo.ạ,n của cha mẹ chúng nhưng khôn khéo hơn nhờ những bài học lớn, hay sẽ lẳng lặng và ngậm ngùi chấp nhận cuộc sống tư bản tân tự do? Câu trả lời nằm ở chính đứa con Tân tả. Đứa con Tân tả, hậu duệ của một lứa thế hệ lạc lõng và mất phương hướng, giờ đây phải tự mình tìm kiếm câu trả lời cho chính nó.

Mình quyết định viết bài này vì đây là một thời điểm đặc biệt, một làn sóng cánh tả mới đang lớn dần trên toàn cầu sau những khủng hoảng kinh tế, covid và chiến tranh,…. Cuộc chiến tại vùng đất Dưa hấu đã một lần nữa thổi bùng phong trào của người tả trên toàn thế giới, phần nào gợi nhớ người ta về ký ức của thời kì chiến tranh Việt Nam.

Cánh tả sẽ làm gì trong thời điểm hiện tại? Sẽ học những bài học từ các thế hệ trước – Những bài học mà cánh tả phải trả bằng những cái giá vô cùng đắt, sẽ tổ chức lại mình với một định hướng hoạt động chiến lược và lâu dài? Hay sẽ lại bùng lên rồi lại tắt ngúm, để lại một thế hệ lạc lõng cô đơn, buồn tẻ và hoàn toàn bị vô hiệu hóa?

– Công xã Paris cho ta một hình dung về sự khả thi của một nhà nước công nông được thành lập bởi những người công nông, lấy nhân văn làm mục tiêu chiến đấu

– Cách mạng tháng Mười cho ta bài học rằng, Cách mạng không thể trở thành quan liêu, nghĩa là không thể rời xa Dân chủ

– Cách mạng Đức cho ta bài học rằng, Cách mạng không thể là thứ để thỏa hiệp hay xét lại, chỉ có một con đường duy nhất, con đường đ.ấu./ t,r.anh, thứ dẫn ta tới con đường ấy là sự lãnh đạo của giai cấp vô sản

– Hai cuộc thế chiến cho ta biết về sự vô nghĩa của cndt

– Phong trào Tân tả cho ta thấy bài học của sinh viên và học sinh không thể tách rời khỏi hạt nhân và là động lực lớn nhất – Giai cấp vô sản

– Thế giới hiện tại cho ta thấy người ta không thể nghĩ tới xã hội chủ nghĩa nếu bỏ qua các vấn đề giới, tái sản xuất, sắc tộc, môi trường, và trên hết là đoàn kết với nhau trên quy mô quốc tế.

Để có được những bài học đó, hàng triệu người cánh tả đã hi sinh, hàng triệu cánh tả khác sống cuộc sống của họ trong sự bí bách cùng cực, rồi cũng ra đi trong lầm lũi và thầm lặng với trái tim vẫn còn bừng bừng nhiệt huyết, thứ nhiệt huyết bị vùi dập.

Những bài học lớn đang chờ và Trái Đất vẫn đang vận động, chúng ta không thể dự liệu được ngày mai và những đứa con của The Dude đang loay hoay tìm hướng đi cho mình…

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận