ABC về Chủ nghĩa Cộng sản – Giới thiệu
Mọi đảng [party] đều theo đuổi những mục tiêu nhất định, cho dù đó đảng ấy đại diện cho các chủ đất hay nhà tư bản, hoặc đảng này là những người làm công (công nhân) hay nông dân. Mặt khác, nếu như mọi đảng không có những mục tiêu cụ thể thì đó không phải là một đảng.
Tuy nhiên, không phải mọi chủ đất đều nghĩ ra những cách hợp lý để bòn rút người nông dân tới đồng bạc cuối cùng; nhiều chủ đất hầu hết đều say xỉn, và thậm chí cũng không thèm bắt bẻ khi xem xét báo cáo từ các nhân viên quản lý [bailiff] của mình. Điều tương tự cũng xảy ra trong trường hợp của nông dân và công nhân. Thậm chí một số người nói: “Ồ, thế nào thì rồi ta cũng sẽ hòa hợp được với họ; để ý làm gì? Cha ông ta đã sống như vậy thì ta cứ tiếp tục như vậy”. Những người có suy nghĩ như vậy liệu có bao giờ đạt được bất cứ điều gì không? và thậm chí không hiểu được quyền lợi của chính mình. Mặt khác, có những người nhận ra cách họ có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất, đó là tổ chức lại với nhau thành một đảng. Tất nhiên không phải ai cũng sẽ gia nhập vào đảng, nhưng những người tốt nhất và năng nổ nhất trong số họ sẽ quy tụ thành một đảng và dẫn dắt những người còn lại (những người chưa gia nhập).
Đối với Đảng Công nhân (Đảng của những người Cộng sản Bolshevik (Bôn-sê-vích)) ủng hộ những điều tốt nhất cho những công nhân và nông dân nghèo ; Đảng Chủ đất và Tư bản (cử nhân sĩ quan [cadet] và cái gọi là “Đảng tự do phổ quát”) là những người hăng hái nhất trong số các chủ đất, các nhà tư bản, và các luật sư, giáo sư, sĩ quan quân đội, v.v. Do đó, mỗi đảng đều gồm nhiều các . Với lý do này mà một chủ đất hoặc nhà tư bản là thành viên của một đảng có tổ chức sẽ chống lại nông dân và công nhân thành công hơn nhiều so với việc anh ta không ở trong một tổ chức như vậy. Tương tự như vậy, một người lao động có tổ chức sẽ tốt hơn một lao động không có tổ chức trong việc chống lại các nhà tư bản và chủ đất; vì người lao động có tổ chức đã suy nghĩ kỹ về mục tiêu và quyền lợi của giai cấp công nhân và họ biết cách theo đuổi những lợi ích này, và đã học được con đường ngắn nhất.
Một đảng đại diện cho lợi ích giai cấp, theo đuổi tất cả các mục tiêu một cách mạnh mẽ, đều cấu thành một cương lĩnh đảng mình. Vì vậy, cương lĩnh này được quy định rằng bất kỳ tầng lớp cụ thể nào phải hết sức phấn đấu [strive]. Trong cương lĩnh của Đảng Cộng sản quy định rằng công nhân và nông dân nghèo hơn phải phấn đấu. . Nhìn vào cương lĩnh, chúng ta luôn có thể tìm hiểu những lợi ích mà bên đại diện theo đuổi.
cương lĩnh hiện tại của chúng ta đã được Đại hội Đảng lần thứ VIII thông qua vào cuối tháng 3 năm 1919. Trước đó, chúng ta không có một cương lĩnh chính xác được viết trên giấy tờ. Chúng ta không có gì ngoài cương lĩnh cũ được xây dựng tại Đại hội Đảng lần thứ II vào năm 1903. Khi cương lĩnh cũ này được biên soạn, những người Bolshevik và Menshevik trong một đảng duy nhất], và họ có một cương lĩnh chung.
Vào ngày đó, tổ chức của giai cấp công nhân mới chỉ bắt đầu. Có rất ít nhà máy và xưởng. Các tranh luận vẫn đang diễn ra về việc liệu một giai cấp công nhân có bao giờ tồn tại ở Nga hay không. Những người Narodnik (cha đẻ của những nhà cách mạng xã hội hiện nay) cho rằng giai cấp công nhân không được định hướng phát triển ở Nga, rằng ở nước ta sẽ không có sự phát triển rộng rãi của các nhà máy và xưởng. Mặt khác, những người theo chủ nghĩa Mác [Marxist], là những người dân chủ xã hội chia thành hai bên là Bolshevik và Menshevik cho rằng ở Nga, cũng như những nơi khác, giai cấp công nhân sẽ tiếp tục phát triển và sẽ là sức mạnh chính của cuộc cách mạng. Thời gian đã chứng minh rằng quan điểm của những người Narodnik là sai và quan điểm của những người dân chủ xã hội là đúng. Nhưng vào thời điểm cương lĩnh dân chủ xã hội được Đại hội Đảng lần thứ II xây dựng (cả Lenin và Plekhanov đều tham gia thực hiện), sức mạnh của giai cấp công nhân Nga là vô cùng nhỏ bé. Đó là lý do tại sao không ai tưởng tượng rằng có thể trực tiếp lật đổ giai cấp tư sản. Vào thời điểm ấy, chính sách tốt nhất dường như là việc bẻ gãy cổ của Sa hoàng [tsardom]]; giành quyền tự do lập hội cho công nhân và nông dân cùng với tất cả những người khác; để thiết lập một ngày làm tám giờ; và giảm bớt quyền lực của các chủ đất. Khi đó không ai mơ rằng có thể thực hiện được một lần và mãi mãi, hoặc ngay lập tức đánh đổ giai cấp tư sản khỏi các xí nghiệp và xưởng của mình. Đó là cương lĩnh cũ của chúng ta vào năm 1903.
Một giai đoạn đáng kể bị can thiệp giữa năm 1903 và cuộc cách mạng năm 1917, và trong thời gian này, hoàn cảnh đã thay đổi sâu sắc. Ở Nga, công nghiệp quy mô lớn đã phát triển với những bước tiến khổng lồ, và đồng thời có sự gia tăng đáng kể về số lượng của tầng lớp lao động. Ngay từ cuộc cách mạng năm 1905, công nhân đã thể hiện sức mạnh của mình. Đến trước cuộc cách mạng lần thứ hai (1917), người ta đã hiểu rõ rằng thắng lợi của cuộc cách mạng chỉ có thể đạt được nhờ sự thắng lợi của tầng lớp lao động. Nhưng vào năm 1917, tầng lớp lao động không hề hài lòng với điều như họ có thể bằng lòng vào năm 1905. Các công nhân lúc này đã trưởng thành hoàn toàn đến mức không thể tránh khỏi việc họ đòi chiếm giữ các nhà máy và xưởng xí nghiệp, lật đổ nhà tư bản và thiết lập chế độ thống trị của giai cấp công nhân.
Có nghĩa là, kể từ khi xây dựng cương lĩnh đầu tiên đã xảy ra ở Nga, một sự thay đổi cơ bản trong hoàn cảnh nội tại. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là sự thay đổi cũng diễn ra trong ngoại cảnh theo cách tương tự. Vào năm 1905, “hòa bình và ôn hòa” thịnh hành khắp châu Âu. Vào năm 1917, một người nếu thông minh, không thể không nhận ra rằng chiến tranh thế giới đang dẫn đến cuộc cách mạng thế giới. Năm 1905, cuộc cách mạng Nga được theo sau bởi một phong trào mức độ nhẹ giữa các công nhân Áo, và bởi các cuộc cách mạng ở các nước lạc hậu hơn ở phía đông như Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc. Cách mạng Nga năm 1917 đang được tiếp nối bởi các cuộc cách mạng ở phương Tây và cũng như ở phương Đông, bằng các cuộc cách mạng trong đó giai cấp công nhân giương cao ngọn cờ nhân danh lật đổ chủ nghĩa tư bản. Do đó, cả trong và ngoài nước, hoàn cảnh cũng đã rất khác so với năm 1903. Vì vậy sẽ rất vô lý một đảng của giai cấp công nhân lại có cùng một cương lĩnh vào năm 1903 cho đến 1917, 1919 bởi hoàn cảnh lúc đó và bây giờ hoàn toàn khác nhau.
Khi Menshevik bắt lỗi chúng ta vì chúng ta đã “từ chối” cương lĩnh cũ, và làm như vậy là chúng ta đã phủ nhận [repudiated] lời dạy của Mác, chúng ta trả lời rằng bản chất của sự chỉ dạy của Mác là xây dựng cương lĩnh không phải dựa trên ý thức mà là từ chính cuộc sống của chúng ta. Nếu đời sống đã trải qua những thay đổi lớn lao thì cương lĩnh không thể để nguyên. Vào mùa đông chúng ta phải mặc áo khoác dày. Trong cái nóng của mùa hè, chỉ có một kẻ điên mới mặc một chiếc áo khoác dày. Trong chính trị cũng vậy thôi.
Chính Mác đã dạy chúng ta rằng chúng ta phải luôn luôn nghiên cứu các hoàn cảnh hiện có của cuộc sống và hành động theo nó. Điều này không có nghĩa là chúng ta nên thay đổi niềm tin của mình như cô tiểu thư tốt bụng thay găng tay của mình. Mục tiêu chính của giai cấp công nhân là thực hiện trật tự cộng sản. Mục tiêu này là mục tiêu lâu dài. Tuy nhiên, hiển nhiên rằng, khi giai cấp công nhân đứng xa hoặc gần với mục tiêu của mình, nó sẽ đưa ra những yêu cầu khác nhau. Dưới sự cai trị của Nga hoàng, các tổ chức của giai cấp công nhân hoạt động ngầm và đảng công nhân bị đàn áp như thể các đảng viên của nó là tội phạm. Bây giờ giai cấp công nhân đang nắm quyền, và đảng của nó là đảng cầm quyền. Rõ ràng là không một người thông minh nào có thể ủng hộ chính xác cương lĩnh của năm 1903 áp dụng cho thời điểm hiện tại.
Do đó, những thay đổi trong điều kiện nội tại của cuộc sống Nga và những thay đổi trong hoàn cảnh quốc tế đã đòi hỏi những thay đổi trong cương lĩnh của chúng ta.
cương lĩnh mới (Moscow) của chúng ta là cương lĩnh đầu tiên do đảng của giai cấp công nhân lập ra kể từ khi đảng này lên nắm quyền cách đây một thời gian. Do đó, đảng ta cần phải xem xét lại tất cả những kinh nghiệm mà giai cấp công nhân đã thu được trong việc điều hành và xây dựng cuộc sống mới. Điều này rất quan trọng, không chỉ đối với chúng ta, không chỉ đối với công nhân Nga và những người nông dân nghèo hơn, mà còn đối với các đồng chí nước ngoài của chúng ta. Vì từ những thành công và thất bại của chúng ta, từ những sai lầm và vô ý [oversight] của chúng ta, chúng ta sẽ rút ra được kinh nghiệm, không phải cho mỗi mình chúng ta mà là của cả giai cấp vô sản quốc tế.
Đây là lý do tại sao cương lĩnh của chúng ta không chỉ chứa đựng những gì mà chúng ta mong muốn đạt được, mà còn chứa đựng những điều phải hoàn thành ở một mức độ nào đó. Mọi thành viên trong nhóm phải thuộc làu và hiểu sâu tất cả các chi tiết của cương lĩnh. Nó tạo thành “ngọn hải đăng dẫn hướng” quan trọng nhất cho các hoạt động của mọi nhóm và mọi cá nhân thành viên trong đảng. Bởi thành viên gì mà không chấp nhận cương lĩnh của nhóm mình. Nếu cương lĩnh là những giọng nói. Thì thành viên ấy phải nghe được giọng nói này. Tất nhiên, có nhiều người chưa bao giờ liếc qua cương lĩnh dù chỉ là một ít, nhưng đã lao vào hàng ngũ cộng sản và tuyên thệ theo chủ nghĩa cộng sản như đúng rồi, với hy vọng đơn giản rằng tưởng bở chộp được một thứ vặt vãnh vô ích hoặc để làm tổ sâu trong trái cây. Chúng ta không phải là trái ngọt mà những kẻ sâu mọt đó muốn chui vào, những kẻ không làm gì ngoài việc gây hại. Nếu không có kiến thức về cương lĩnh, không ai có thể là một người Bolshevik cộng sản chính hiệu. Mọi công nhân Nga thông minh và nông dân nghèo đều phải làm quen với cương lĩnh của đảng ta. Mọi người vô sản không phải người Nga đều phải nghiên cứu nó, để có thể thu được những kinh nghiệm hữu ích từ cuộc cách mạng Nga.
Chúng ta đã nói rằng thật sai lầm khi tự mình tạo ra một cương lĩnh và cương lĩnh của chúng ta nên được lấy từ cuộc sống. Trước thời Mác, những người đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân có khả năng vẽ những bức tranh đẹp tuyệt trần về một thiên đường trong tương lai, mà không cần tự hỏi bản thân rằng liệu có bao giờ đến được thiên đường này hay không, và không nhìn thấy con đường thích hợp cho công nhân và nông dân đi theo. Mác chỉ cho chúng ta một cách khác. Mác quan sát một xã hội xấu xa, đầy bất công và sự man rợ kinh hoàng vẫn hiện hữu khắp muôn nơi, trên cái thế giới này, và nghiên cứu cấu trúc của nó. Chính xác sau cách mà chúng ta có thể nghiên cứu một chiếc đồng hồ, Mác đã nghiên cứu cấu trúc của xã hội tư bản, trong đó có chủ nhà máy và chủ đất đang thống trị, trong khi công nhân và nông dân bị áp bức.
Giả sử chúng ta đã nhận thấy rằng hai trong số các bánh răng của đồng hồ lắp sai chỗ và ở mỗi vòng quay, chúng ngày càng va chạm nhiều hơn vào chuyển động của nhau. Sau đó, chúng ta có thể thấy trước rằng đồng hồ sẽ bị hỏng và ngừng chạy. Đương nhiên cái Mác nghiên cứu không phải là chiếc đồng hồ, mà là xã hội tư bản; ông đã kiểm tra kỹ lưỡng nó, kiểm tra cuộc sống dưới sự thống trị của tư bản. Kết quả của những nghiên cứu của mình, Mác đã nhận ra rất rõ ràng rằng chủ nghĩa tư bản đang tự đào mồ chôn chính mình, cỗ máy sẽ hỏng, và nguyên nhân của sự sụp đổ này sẽ là cuộc nổi dậy tất định của công nhân, những người sẽ tái tạo lại toàn thế giới để phù hợp với bản thân họ.
Lời chỉ dẫn chính của Mác cho tất cả những người theo ông là họ nên nghiên cứu cuộc sống như thực tế của nó. Vì vậy, chỉ một cương lĩnh thực tế mới có thể được thiết lập. Do đó, điều hiển nhiên là tại sao cương lĩnh của chúng ta bắt đầu với mô tả về lý lịch của chủ nghĩa tư bản.
Chế độ tư bản chủ nghĩa hiện đã bị lật đổ ở Nga. Những gì Mác đã dự đoán đang được ứng nghiệm dưới con mắt của chúng ta. Trật tự cũ đang sụp đổ. Vương miện rơi khỏi đầu của các vị vua và hoàng đế. Mọi nơi công nhân đang tiến tới cách mạng và tiến tới việc thiết lập chế độ Liên Xô: Để hiểu rõ tất cả những điều này đã xảy ra như thế nào, cần phải hiểu rõ về bản chất của hệ thống tư bản. Sau đó, chúng ta sẽ nhận ra rằng sự cố của nó là không thể tránh khỏi. Một khi chúng ta hiểu rằng sẽ không có sự quay trở lại của hệ thống cũ và rằng chiến thắng của người lao động được đảm bảo, chúng ta sẽ có đầy đủ sức mạnh và niềm tin khi tiến hành cuộc đấu tranh nhân danh trật tự xã hội mới của người lao động.
N.Bukharin và E.Preobrazhensky, 1922