Rosa Luxemburg về chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh

Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh là những chủ đề mà Rosa Luxemburg luôn quan tâm, ngay từ những ngày đầu trong sự nghiệp chính trị của mình. Tuy không phải tất cả các phân tích và chiến thuật của cô ấy đều đúng, nhưng luôn luôn cô ấy đã đứng về phía giai cấp công nhân và tổ chức độc lập của nó, cũng như những người bị áp bức. Điều đó đúng trong cách tiếp cận của cô ấy đối với “vấn đề dân tộc”, phản ứng của cô ấy đối với các cuộc chiến tranh và lý thuyết về chủ nghĩa đế quốc của cô ấy.



Luxemburg lớn lên ở tỉnh Ba Lan do Nga chiếm đóng, được gọi là Vương quốc lập hiến Ba Lan, nơi mà ngôn ngữ và văn hóa Ba Lan bị chính quyền đàn áp. Thí dụ, không có trường đại học nói tiếng Ba Lan nào là hợp pháp. Vào đầu những năm 1890, Luxemburg đã hình thành một cách tiếp cận đối với sự áp bức dân tộc ở Ba Lan và “vấn đề dân tộc” theo chủ nghĩa Marx nói chung.

Cô lập luận rằng Vương quốc lập hiến Ba Lan vẫn nên là một phần của nhà nước Nga. Là một trong những khu vực công nghiệp hóa nhất của đế chế, nó đã được tích hợp về mặt kinh tế với các lãnh thổ khác dưới sự cai trị của Sa hoàng. Do đó việc cắt đứt liên kết đó, tức là nền độc lập dân tộc, sẽ gây ra sự rối loạn và phản động về mặt kinh tế. Hơn nữa, công nhân Ba Lan và Nga có lợi ích chung trong việc hạ bệ cả Sa hoàng và chủ nghĩa tư bản. Các quyền dân tộc của Ba Lan có thể được đấu tranh ngay bây giờ và đạt được hiệu quả nhất trong một nước Nga được dân chủ hóa.

Cô ấy đã áp dụng lập luận tương tự cho Bohemia ở Đế quốc Áo-Hung và Alsace-Lorraine ở Đế quốc Đức. Cả hai đều phát triển công nghiệp và là bộ phận không thể thiếu của các đơn vị kinh tế lớn hơn. Nhưng bà ủng hộ nền độc lập của Armenia lạc hậu về kinh tế khỏi Đế chế Ottoman.

Luxemburg và lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội của Vương quốc Ba Lan và Litva (SDPKPL), Leo Jogiches, khăng khăng bác bỏ một cách giáo điều bất kỳ hơi hướng nào của chủ nghĩa dân tộc Ba Lan, một yếu tố kìm hãm nỗ lực củng cố các lực lượng xã hội chủ nghĩa cách mạng ở Ba Lan cho đến 1918. Vào tháng 12 năm đó, Đảng Công nhân Cộng sản Ba Lan được thành lập trong sự hợp nhất của SDPKPL và Đảng Xã hội Ba Lan-Cánh tả, đã tách ra khỏi Đảng Xã hội Ba Lan theo chủ nghĩa dân tộc từ hàng chục năm qua.

Trong lập luận của cô đã bỏ qua việc làm thế nào các cuộc đấu tranh cho quyền dân tộc và quyền tự quyết dân tộc có thể được khai thác để đấu tranh làm suy yếu các cường quốc thống trị thế giới, những quốc gia là trở ngại lớn nhất để đạt được chủ nghĩa xã hội, mà không ảnh hưởng đến sự độc lập của các phong trào công nhân khỏi dòng chính trị dân tộc chủ nghĩa tư sản.

Tuy nhiên, Luxemburg cũng thẳng thừng phản đối các chính sách Nga hóa của chế độ Sa hoàng ở Vương quốc Lập hiến Ba Lan và những nỗ lực Đức hóa các tỉnh Ba Lan của Đế chế Đức. Năm 1900, cô viết:

“Quả thật, đã đến lúc người dân Ba Lan rũ bỏ sự vô hồn của nó, bày tỏ sự phẫn nộ của mình, đứng lên đấu tranh chống Đức hóa. Làm thế nào để lãnh đạo cuộc chiến này, con đường nào là hiệu quả nhất để bảo vệ dân tộc tính của Ba Lan – đây là những câu hỏi đáng được xem xét nghiêm túc.”

Để đáp lại một hội nghị hòa bình do Sa hoàng đề xuất vào năm 1898, Luxemburg đã xác định nó và những ý tưởng tương tự – những ý tưởng tiền nhiệm của Liên hợp quốc – là những phương tiện ngăn chặn chiến tranh vô ích và vô hiệu. Chúng chỉ là những bài tập quan hệ công chúng cho các cường quốc quân sự tham gia vào chúng, bởi vì “Tư bản nắm tiền nhiều của và quân phiệt phụ thuộc vào nhau như anh em ruột thịt, các nền cộng hòa tư sản, chế độ quân chủ dù lập hiến hay chuyên chế, chẳng qua chỉ là những nhãn hiệu chẳng nghĩa lý mấy trước việc tổ chức các lĩnh vực công nghiệp, thương mại và kinh doanh nông nghiệp vốn tạo nên tư bản”.

Trong cuộc khủng hoảng xã hội do Chiến tranh Nga – Nhật tạo ra, cô đã nhận ra những cơ hội cách mạng. Mặc dù sống lưu vong và là thành viên của Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD), cô vẫn là lãnh đạo của SDPKPL ở tỉnh Ba Lan của Nga. Luxemburg và đảng Ba Lan của cô kêu gọi công nhân Nga và Ba Lan cùng nhau đấu tranh độc lập cho sự thay đổi dân chủ mang tính cách mạng và không phụ thuộc vào những nỗ lực cải cách nhạt nhẽo của ngay cả những bộ phận dũng cảm hơn của giai cấp tư sản. Và, tất nhiên, cô ấy đã hoan nghênh cuộc cách mạng khi nó nổ ra vào tháng 1 năm 1905, khi vẫn còn đang diễn ra chiến tranh. Vào tháng 12, cô ấy đã đến Warsaw để tham gia vào nó.

Sau một thời gian hoạt động chính trị rồi bị cầm tù ở Warsaw, Luxemburg trở lại Đức và tham gia đại hội năm 1906 của Đảng Dân chủ Xã hội Đức. Trong đại hội, người sáng lập cũng là lãnh đạo đảng, August Bebel, đã phản đối đề nghị chiến đấu để đáp lại bất kỳ sự can thiệp quân sự nào của Đức vào nước Nga cách mạng. Luxemburg ở chiều ngược lại.

Sau đó, tại Đại hội Xã hội Chủ nghĩa Quốc tế năm 1907, bà và Vladimir Lenin, với kinh nghiệm của họ về cách mạng Nga, đã vận động thành công nghị quyết về chiến tranh bao gồm khẳng định: “Nếu chiến tranh … nổ ra, [‘công nhân và các đại biểu quốc hội của họ ở các nước liên quan’] có nhiệm vụ hành động để nhanh chóng chấm dứt nó, và khai thác bằng tất cả khả năng của mình cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị do chiến tranh gây ra để kích động quần chúng và đẩy nhanh việc lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa.”

Nghị quyết được nhất trí thông qua. Nhưng chỉ một số đảng thành viên của Quốc tế và thiểu số nhỏ ở những nước khác coi đó là nghiêm túc.

Trong tác phẩm quan trọng nhất của mình, Sự tích tụ tư bản, Luxemburg đã cố gắng chứng minh rằng chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh là những đặc điểm vốn có của chủ nghĩa tư bản. Cô ấy đã đưa ra những mô tả nóng bỏng về tác động của chủ nghĩa đế quốc, bao gồm sự khủng khiếp của buôn bán nô lệ Đại Tây Dương, bạo lực của chủ nghĩa thực dân Anh ở Ấn Độ và chủ nghĩa thực dân Pháp ở Algeria, Cuộc chiến tranh thuốc phiện của Anh chống lại Trung Quốc và sự bóc lột nông dân quá mức liên quan đến việc nhà nước Ai Cập nợ nần các nhà cho vay nước ngoài.

“Tư bản không biết giải pháp nào khác cho vấn đề [kết hợp các nguồn lực sản xuất mới và công nhân, và đảm bảo thị trường cho các sản phẩm của nó] ngoài bạo lực, như một quá trình lịch sử đó vốn là một phương thức tích lũy tư bản không ngừng, không chỉ trong thời kỳ xuất hiện mà còn cả cho đến ngày nay … Do đó, sự chiếm đóng quân sự thường trực trên các thuộc địa, các cuộc nổi dậy của người bản địa và các cuộc viễn chinh để nghiền nát họ là mệnh lệnh mỗi ngày của bất kỳ chế độ thuộc địa nào.”

Nền tảng lý thuyết của bà về chủ nghĩa đế quốc, rằng đó là hệ quả của xu hướng tan vỡ của chủ nghĩa tư bản dẫn đến các cuộc khủng hoảng kinh tế lẻ tẻ, không thể tránh khỏi, không chỉ chính xác mà còn hoàn toàn phù hợp với phân tích của Marx về logic phát triển tư bản chủ nghĩa. Nhưng cách giải thích của Luxemburg về cơ chế chủ yếu làm nảy sinh khuynh hướng đổ vỡ và kéo theo đó là chủ nghĩa đế quốc còn gây tranh cãi.

Giải thích của cô ấy cũng như các phiên bản ít phức tạp hơn của nó được vạch ra bởi những người theo chủ nghĩa Marx trước đó, cuối cùng dựa trên lý thuyết về chủ nghĩa tiêu dùng dưới mức của chủ nghĩa Marx của Simonde de Sismondi. Họ tin rằng nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vượt xa khả năng tiêu thụ của xã hội, đặc biệt là do sức mua của giai cấp công nhân bị hạn chế bởi sự bóc lột của họ. Tất cả hàng hóa được sản xuất ra có thể được bán và lợi nhuận chỉ được duy trì nếu phần dư thừa so với những gì đã được tiêu thụ trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản được xử lý bằng cách bán nó bên ngoài khuôn khổ đó – tức là bán hàng cho các giai cấp không tham gia vào quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hoặc trong các lĩnh vực mà chủ nghĩa tư bản ít hoặc chưa phát triển. Sự cạnh tranh giành quyền kiểm soát các lãnh thổ như vậy của các quốc gia tư bản chủ nghĩa dẫn đến việc thành lập các “xứ bảo hộ”, thôn tính và chiến tranh.

Bà lập luận rằng những biện pháp như vậy để “hiện thực hóa” tất cả giá trị thặng dư được tạo ra trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có thể tạm thời ngăn chặn xu hướng đổ vỡ của hệ thống. Nhưng sự kết hợp của các tầng lớp xã hội bổ sung ở trong nước và các khu vực ở nước ngoài vào thị trường tư bản chủ nghĩa dẫn đến việc mở rộng quan hệ sản xuất và vấn đề sản xuất thừa được tái sản xuất trên quy mô lớn hơn.

Tuy nhiên, mâu thuẫn kinh tế cốt lõi của chủ nghĩa tư bản không chỉ ở vấn đề tìm kiếm đầu ra cho những hàng hóa đã được sản xuất. Chính quá trình tăng năng suất lao động, bằng cách sử dụng ngày càng nhiều máy móc và thiết bị trong lòng nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống.

Thay vì bị thúc đẩy bởi nhu cầu hiện thực hóa giá trị thặng dư, chủ nghĩa đế quốc cung cấp một loạt cơ chế làm tăng lượng giá trị thặng dư có sẵn cho các quốc gia và tập đoàn cụ thể trong cuộc cạnh tranh với nhau. Chúng bao gồm (tốt nhất là độc quyền) tiếp cận tài nguyên thiên nhiên và sức lao động giá rẻ; trao đổi bất bình đẳng giữa đầu ra của các ngành công nghệ cao hơn ở các nước đế quốc và những sản phẩm được sản xuất bằng kỹ thuật sản xuất rẻ hơn ở các nước khác; và cho vay nặng lãi.

Tuy nhiên, không giống như Karl Kautsky, nhà lý luận chính của SPD và Quốc tế, Luxemburg nhấn mạnh rằng chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh là cố hữu trong chủ nghĩa tư bản chứ không phải là những yếu tố bổ sung không bắt buộc.

Vì vậy, trong khi hầu hết các đảng “xã hội chủ nghĩa” đứng về phía các giai cấp thống trị của đất nước họ, thì Luxemburg lại coi trọng quan điểm Quốc tế về chiến tranh, điều mà cô ấy đã xây dựng một cách nghiêm túc khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra. Cô ấy phản đối cuộc xung đột và nhận ra những cơ hội cho cuộc cách mạng mà nó có thể mở ra. Vị trí của cô ấy đã được nêu rõ trong Junius Pamphlet.


Rick Kuhn, Cờ đỏ, 01 tháng năm 2022

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận