#THEMANDUS: Biệt thự xa hoa cho tỷ phú trong khi tỷ người chìm trong khủng hoảng nhà ở

Brenda West, một góa phụ 69 tuổi đã nghỉ hưu, đã mất nhà ở Myakka City, Florida, do cơn bão Ian. Bà dành toàn thời gian để chăm sóc cho con gái mình, người mắc bệnh đa xơ cứng. Giờ đây, nếu bà muốn có một nơi nào đó để sinh sống lâu dài, bà sẽ phải đối mặt với giá thuê cao ngất ngưởng và các khoản thế chấp cắt cổ: Dấu hiệu của cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt toàn cầu. Sau một thời gian ngắn ở trong một nhà nghỉ tồi tàn ở Bradenton, Brenda nói: “Tôi không biết mình sẽ đi đâu. Những gì tôi có nay đã sắp cạn.

Đối với hàng triệu người dân thường trên khắp thế giới, chẳng cần đến một cơn bão mới có thể tống họ ra đường. Lãi suất tăng chóng mặt đang làm gia tăng viễn cảnh vỡ nợ đối với những người đang có những khoản thế chấp, trong khi tình trạng thiếu nhà ở giá rẻ và mức lương trì trệ đang khiến những người đi làm ngày càng khó khăn hơn trong việc giữ được mái nhà che thân.

Nhưng cơn ác mộng này là một giấc mơ đối với giới siêu giàu (ít nhất là cho đến khi bong bóng nhà đất vỡ)! Giá trị của thị trường bất động sản toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục 3,69 nghìn tỷ USD vào năm 2021. Bất động sản hạng sang nói riêng đang bùng nổ, khi các ông trùm bất động sản ‘siêu đắc địa’ giúp khách hàng giàu có sở hữu những bất động sản lộng lẫy với giá kỷ lục, trong khi sự khó khăn và bấp bênh đang ngày càng leo thang.



Những con số phi mã

Một cuộc khủng hoảng nhà ở nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến quốc gia giàu nhất thế giới, Hoa Kỳ. Quốc gia này đang thiếu 3,8 triệu đơn vị nhà ở so với mức tăng dân số dự kiến, và tại 310 khu vực đô thị trên toàn quốc đã xảy ra những vấn đề nghiêm trọng với nguồn cung nhà ở do giá nhà tăng. Điều này đã bắt đầu từ trước khi xảy ra đại dịch. Năm 2019, Los Angeles thiếu 400.000 ngôi nhà so với nhu cầu; Miami, gần 200.000; và Washington 150.000.

Và mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn. Nỗ lực của Cục Dự trữ Liên bang nhằm kiểm soát lạm phát bằng cách tăng lãi suất đã khiến lãi suất thế chấp cơ bản tăng vọt lên hơn 6% trên toàn quốc. Hơn hết, giá thuê trong hai năm qua đã tăng nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong thập kỷ qua, và trong hai năm trở lại đây lại ngày càng tăng nhanh hơn.

Jennifer Fei, 48 tuổi, trả lời phỏng vấn từ báo chí địa phương, giải thích rằng tiền thuê nhà hàng tháng của cô ở Utah là khoảng 1.300 USD bảy ​​năm trước. “Trong những năm qua, giá nhà cứ tăng – tăng 100 đô ở đây, tăng 50 đô la ở đó,” cô nói. Nhưng khi cô ký hợp đồng thuê từ năm 2020 đến năm 2021, nó đã tăng thêm 150 đô la. Năm nay, nó đã tăng lên 410 đô la, Bây giờ, tiền thuê nhà của cô ấy chỉ ở mức dưới 2.000 đô la một tháng. Đây là giá khởi điểm cho một căn hộ hai phòng ngủ trong cùng khu vực lân cận: “hầu hết là $ 2.500 đến $ 3.000 một tháng,” Fei nói.

Và nó sẽ còn tăng nữa. Moody’s Analytics dự báo tỷ lệ gia tăng tiền thuê trên toàn quốc sẽ là 5-7% vào tháng 5 năm 2023.

Trên khắp Hoa Kỳ, tình hình càng trở nên trầm trọng hơn do sự gia tăng giao dịch của các nhóm nhà đầu tư . Họ đã mua và chuyển nhượng bất động sản nhà ở với số lượng lớn, bỏ túi lợi nhuận, biến chúng thành bất động sản cho thuê (với mức rất cao) và làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng nhà ở.

Rafael Perez, một nhà môi giới ở Sherman Heights, San Diego, cho biết: “Họ có thể miễn các khoản dự phòng cho việc kiểm tra, mua bằng tiền mặt và đóng trong 5 ngày. “Đó là những điều mà người mua là chủ sở hữu nói chung không có khả năng làm.” Theo Washington Post , cứ gần 1 trong 7 ngôi nhà được bán ở các khu vực đô thị của Mỹ được mua bởi các nhà đầu tư là doanh nghiệp lớn.

Một trong những tập đoàn đầu cơ bất động sản này, Wedgewood Inc., công ty đã mua và bán lại hàng trăm ngôi nhà ở Bay Area và Nam California, gần đây đã bị cáo buộc đuổi người thuê nhà một cách bất hợp pháp khỏi những ngôi nhà mà họ đã mua trong các cuộc đấu giá tịch biên, đồng ý giải quyết 3,5 triệu đô la đối với những khiếu nại này .

Tất cả những điều này đang thúc đẩy tình trạng vô gia cư ở các trung tâm đô thị, khiến cho những trung tâm cho người vô gia cư và các nỗ lực cứu trợ của nhà nước trở nên quá tải. Chỉ riêng ở Los Angeles, số lượng người vô gia cư là gần 70.000 người, với những khu ổ chuột ngoài trời nằm cạnh những khu bất động sản sang trọng nhất cả nước thuộc sở hữu của tầng lớp doanh nhân và người nổi tiếng.

Tham nhũng và lừa đảo

Chính sách nhà ở phản động và tham nhũng của nhà nước đã khiến thương tổn hiện có loét rộng thêm. Khi tình hình vòng đầu tiên của cuộc bầu cử ở Brazil dần lắng xuống, hàng triệu người vẫn phải chịu đựng những điều kiện tồi tệ . Ngay cả trước đại dịch COVID-19, Brazil đã gặp vấn đề nghiêm trọng về tình trạng vô gia cư và chỗ ở tạm bợ, với số lượng khu ổ chuột tăng gấp đôi trong hai thập kỷ qua.

Năm 2019, ước tính có khoảng 5,8 triệu ngôi nhà ở Brazil bị thiếu hụt. Và từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 5 năm 2022, hơn 125.000 người đã bị đuổi ra khỏi nhà, bao gồm 20.000 người già, 21.000 trẻ em và 75.000 phụ nữ.

Trong hai năm qua, dưới sự quản lý của Jair Bolsonaro, ngân sách của chương trình nhà ở liên bang đã bị cắt giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2012. Đồng thời với việc cắt bỏ một số chính sách hỗ trợ căn bản cho tầng lớp nghèo nhất, Bolsonaro và thân tín của ông ta cũng bội thu trong lĩnh vực thị trường bất động sản.

Một cuộc điều tra của tập đoàn truyền thông Brazil UOL cho thấy từ năm 1990 đến năm 2022, gia đình Bolsonaro đã sở hữu 107 bất động sản, trong đó có một biệt thự ở vùng nông thôn São Paulo, được anh rể của Bolsonaro mua với giá 2,67 triệu reais (525.000 USD).

Một nửa trong số các bất động sản này đã được mua bng tin mt trực tiếp, một cách cho phép giao dịch mua bán diễn ra mà không thông qua sự giám sát của pháp luật. Con trai của Bolsonaro, Flávio, bị cáo buộc liên quan đến việc giao dịch 638.000 reais bằng tiền mặt trực tiếp cho hai căn hộ ở khu Copacabana bên bờ biển của Rio de Janeiro.

Gia đình Bolsonaro từ lâu đã bị cáo buộc dính líu đến một vụ dàn xếp bất hợp pháp được gọi là rachadinha, liên quan đến việc biển thủ tiền lương của nhân viên. Và những bê bối tham nhũng này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Những phi vụ bẩn thỉu của bè lũ đạo đức giả phản động, tham nhũng này đặc biệt gây căm phẩn khi trong bốn năm tại chức, Tổng thống Bolsonaro  đã tấn công mức sống của nhân dân, tư nhân hóa tài sản nhà nước và gây nên sự bần cùng của toàn thể những người nghèo nhất ở Brazil.

Cộng hòa Ireland là một quốc gia khác mà cuộc khủng hoảng gần đây làm cho tình hình đã tồi tệ nay thậm chí còn tồi tệ hơn. Ireland đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhà ở kinh niên . Vào đầu tháng 8, chỉ có 716 căn nhà cho thuê trên toàn quốc, so với dân số 5,1 triệu người. Chi phí sinh hoạt trên toàn quốc cũng đã tăng hơn 12% so với năm ngoái.

Điều này đã dẫn đến những hàng đợi dài loằng ngoằng bên ngoài các khu nhà có tầm nhìn mở, với một video được phổ biến gần đây cho thấy hơn 100 người đang xếp hàng để xem một ngôi nhà duy nhất ở Drumcondra, Dublin.

Những người trẻ tuổi, vừa học vừa làm, đang ở trong một hoàn cảnh cực kì tuyệt vọng. Gần đây, một sinh viên tại Đại học Maynooth đã gây xôn xao khi cô được chủ nhà thông báo rằng, cô không chỉ phải chia sẻ phòng của mình với người thuê khác mà còn c giường ca cô , và chủ nhà dự định cho thuê một nửa căn phòng với giá 25 euro một đêm. Rõ ràng, nhân phẩm và quyền riêng tư đang trở thành những thứ xa xỉ dưới chế độ tư bản ngày nay.

Trong tình huống này, ta dễ dàng thấy rõ hàng loạt những cơ hội lạm dụng và mánh khóe lừa đảo. Người ta đã báo cáo rằng những nỗ lực lừa đảo tiền cọc của sinh viên đối với các bất động sản không tồn tại đã tăng 30%. Được phỏng vấn bởi Sky News, Trưởng Thám tử Michael Cryan, thuộc Cục Tội phạm Kinh tế Quốc gia [Cảnh sát] Garda, cho biết:

“Họ [những người đi thuê nhà] cũng đang coi đây là ưu đãi một lần duy nhất. Họ nhìn thấy một danh sách trên mạng xã hội, nó nói rằng bạn phải cọc căn nhà này ngay hôm nay, và họ có cảm giác bị thúc giục gấp gáp. Sau đó, họ sẽ nghĩ rằng ‘nếu tôi không cọc thì sẽ bỏ lỡ cơ hội này mất.’”

Kiểu lừa đảo này khiến ta nhớ đến đám đại lý bất động sản lươn lẹo đã đưa vùng đầm lầy trống không trở thành bất động sản cao cấp vào những năm 1920 ở Mỹ. Vì thế, ở Ireland ngày nay chỉ còn lại những người trẻ kiệt quệ, cạn túi và kém may mắn.

‘Sợ rợn sống lưng’

Như mọi khi, cuộc khủng hoảng đặc biệt của chủ nghĩa tư bản Anh, chịu trách nhiệm bởi một số đại diện bất tài và kém cỏi nhất của giai cấp thống trị, điều đó có nghĩa là tình hình đang đặc biệt nghiêm trọng.

Giá nhà ở Anh đã tăng 20% ​​kể từ khi bắt đầu đại dịch, và hiện đang ở mức cao kỷ lục, cả về giá trị tuyệt đối và so với thu nhập. Điều này đã góp phần đáng kể vào việc nợ hộ gia đình ở Anh trung bình đạt 133,9% thu nhập khả dụng.

Những nỗ lực gần đây của Ngân hàng Anh nhằm ổn định lạm phát bằng cách tăng lãi suất, cùng với hậu quả thảm khốc của Thủ tướng Liz Truss và ‘ngân sách nhỏ’ của Bộ trưởng Bộ Tài chính Kwasi Kwarteng, đã đẩy nền kinh tế Anh rơi vào bế tắc và làm rung chuyển thị trường trái phiếu chính phủ, khiến cho những bên cho vay thế chấp phải tạm rút.

Khi họ quay trở lại, lãi suất trung bình là 6 phần trăm , tăng từ 4,74 phần trăm kể từ ngày thông báo ngân sách. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 2008, vào lúc ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Điều này đã gây ra thảm họa cho hàng nghìn người trong quá trình mua những ngôi nhà đầu tiên, sau nhiều năm cân nhắc và tiết kiệm, cùng với việc nhiều người mất số tiền khổng lồ chỉ sau một đêm và cuối cùng bị mắc kẹt trong các chuỗi giao dịch. Heather Tang, một thủ thư, 34 tuổi, đang trong quá trình chuyển gia đình từ London đến Cheshire, đã bán tài sản cuối cùng của họ, khi vụ mua bán đổ bể.

“Chúng tôi chưa thỏa thuận về bất cứ điều gì, vì vậy tôi không biết chúng tôi sẽ phải làm gì. Tôi thấy mọi người được đề nghị 6% đến 10% [lãi suất], ”Tang nói. “Tôi biết giá nhà đang giảm nhưng nó sẽ không giảm nhanh như vậy, và trong lúc này, chúng tôi gần như vô gia cư vì vẫn phải bán nhà của mình.”

Các gia đình lao động và trung lưu đã trả các khoản thế chấp sẽ phải đối mặt với viễn cảnh các khoản trả nợ của họ sẽ tăng lên đáng kể. Theo UK Finance, có 600.000 hợp đồng thế chấp lãi suất cố định sẽ hết hạn vào nửa cuối năm 2022 và 1,8 triệu trong năm tới. Giả sử tỷ lệ 6 phần trăm, các hộ gia đình trung bình theo hợp đồng hai năm sẽ thấy khoản hoàn trả hàng tháng của họ tăng hơn 70 phần trăm, từ 863 bảng lên 1.490 bảng.

Michael McLaughlin, một nhà môi giới thế chấp ở Bắc Ireland, cho biết: “Mọi người đã lo lắng về cuộc khủng hoảng năng lượng và cách họ sẽ sưởi ấm ngôi nhà của họ, nhưng đây là một nỗi sợ khác hẳn. “Bây giờ là ‘Liệu rằng mình sẽ có một mái nhà hay không?’ Họ cảm thấy hoàn toàn bất lực ”.

“Đây thực sự là một nỗi sợ rợn người, tốc độ mà điều này xảy ra so với [sự sụp đổ của thị trường nhà ở] năm 2008 thật sự khiến chúng ta rung mình. Sự sụp đổ này hệt một cơn địa chấn, quá nhanh quá nguy hiểm.”

Bong bóng nhà đất ở Anh đã phồng rất to và có những dấu hiệu cho thấy thời điểm đã đến gần . Mọi người có thể sớm phải đối mặt với tình trạng âm vốn chủ sở hữu, lúc đó, các khoản trả nợ của họ sẽ không thể trả được, nhưng giá nhà đất giảm khiến họ không thể trang trải chi phí cho các khoản thế chấp của họ bằng cách bán đi.

Điều này làm dấy lên bóng ma về một làn sóng vỡ nợ, và ngay cả những chủ nhà trung lưu cũng đột nhiên thấy mình vô gia cư và mắc nợ trầm trọng. Tại thời điểm đó, những người mua giàu có sẽ được hưởng lợi từ tình huống này bằng cách ngấu nghiến tất cả các tài sản mới trên thị trường với cùng một mục đích: đổ nhiều tài sản hơn vào tay họ.

Phí thuê cắt cổ

Tất nhiên, chi phí cắt cổ để mua một ngôi nhà chỉ khiến cho việc có nhà là một giấc mơ viễn vông đối với đa số tầng lớp lao động và người nghèo. Nhưng các lựa chọn khác của họ cũng chẳng khá hơn.

Năm 2019, ước tính có khoảng 5,8 triệu ngôi nhà ở Brazil bị thiếu hụt. Và từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 5 năm 2022, hơn 125.000 người đã bị đuổi ra khỏi nhà, bao gồm 20.000 người già, 21.000 trẻ em và 75.000 phụ nữ.

Trong hai năm qua, dưới sự quản lý của Jair Bolsonaro, ngân sách của chương trình nhà ở liên bang đã bị cắt giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2012. Đồng thời với việc cắt bỏ một số chính sách hỗ trợ căn bản cho tầng lớp nghèo nhất, Bolsonaro và thân tín của ông ta cũng bội thu trong lĩnh vực thị trường bất động sản.

Một cuộc điều tra của tập đoàn truyền thông Brazil UOL cho thấy từ năm 1990 đến năm 2022, gia đình Bolsonaro đã sở hữu 107 bất động sản, trong đó có một biệt thự ở vùng nông thôn São Paulo, được anh rể của Bolsonaro mua với giá 2,67 triệu reais (525.000 USD).

Một nửa trong số các bất động sản này đã được mua bng tin mt trực tiếp, một cách cho phép giao dịch mua bán diễn ra mà không thông qua sự giám sát của pháp luật. Con trai của Bolsonaro, Flávio, bị cáo buộc liên quan đến việc giao dịch 638.000 reais bằng tiền mặt trực tiếp cho hai căn hộ ở khu Copacabana bên bờ biển của Rio de Janeiro.

Gia đình Bolsonaro từ lâu đã bị cáo buộc dính líu đến một vụ dàn xếp bất hợp pháp được gọi là rachadinha, liên quan đến việc biển thủ tiền lương của nhân viên. Và những bê bối tham nhũng này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Những phi vụ bẩn thỉu của bè lũ đạo đức giả phản động, tham nhũng này đặc biệt gây căm phẩn khi trong bốn năm tại chức, Tổng thống Bolsonaro  đã tấn công mức sống của nhân dân, tư nhân hóa tài sản nhà nước và gây nên sự bần cùng của toàn thể những người nghèo nhất ở Brazil.

Cộng hòa Ireland là một quốc gia khác mà cuộc khủng hoảng gần đây làm cho tình hình đã tồi tệ nay thậm chí còn tồi tệ hơn. Ireland đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhà ở kinh niên . Vào đầu tháng 8, chỉ có 716 căn nhà cho thuê trên toàn quốc, so với dân số 5,1 triệu người. Chi phí sinh hoạt trên toàn quốc cũng đã tăng hơn 12% so với năm ngoái.

Điều này đã dẫn đến những hàng đợi dài loằng ngoằng bên ngoài các khu nhà có tầm nhìn mở, với một video được phổ biến gần đây cho thấy hơn 100 người đang xếp hàng để xem một ngôi nhà duy nhất ở Drumcondra, Dublin.

Những người trẻ tuổi, vừa học vừa làm, đang ở trong một hoàn cảnh cực kì tuyệt vọng. Gần đây, một sinh viên tại Đại học Maynooth đã gây xôn xao khi cô được chủ nhà thông báo rằng, cô không chỉ phải chia sẻ phòng của mình với người thuê khác mà còn c giường ca cô , và chủ nhà dự định cho thuê một nửa căn phòng với giá 25 euro một đêm. Rõ ràng, nhân phẩm và quyền riêng tư đang trở thành những thứ xa xỉ dưới chế độ tư bản ngày nay.

Trong tình huống này, ta dễ dàng thấy rõ hàng loạt những cơ hội lạm dụng và mánh khóe lừa đảo. Người ta đã báo cáo rằng những nỗ lực lừa đảo tiền cọc của sinh viên đối với các bất động sản không tồn tại đã tăng 30%. Được phỏng vấn bởi Sky News, Trưởng Thám tử Michael Cryan, thuộc Cục Tội phạm Kinh tế Quốc gia [Cảnh sát] Garda, cho biết:

“Họ [những người đi thuê nhà] cũng đang coi đây là ưu đãi một lần duy nhất. Họ nhìn thấy một danh sách trên mạng xã hội, nó nói rằng bạn phải cọc căn nhà này ngay hôm nay, và họ có cảm giác bị thúc giục gấp gáp. Sau đó, họ sẽ nghĩ rằng ‘nếu tôi không cọc thì sẽ bỏ lỡ cơ hội này mất.’”

Kiểu lừa đảo này khiến ta nhớ đến đám đại lý bất động sản lươn lẹo đã đưa vùng đầm lầy trống không trở thành bất động sản cao cấp vào những năm 1920 ở Mỹ. Vì thế, ở Ireland ngày nay chỉ còn lại những người trẻ kiệt quệ, cạn túi và kém may mắn.

‘Sợ rợn sống lưng’

Như mọi khi, cuộc khủng hoảng đặc biệt của chủ nghĩa tư bản Anh, chịu trách nhiệm bởi một số đại diện bất tài và kém cỏi nhất của giai cấp thống trị, điều đó có nghĩa là tình hình đang đặc biệt nghiêm trọng.

Giá nhà ở Anh đã tăng 20% ​​kể từ khi bắt đầu đại dịch, và hiện đang ở mức cao kỷ lục, cả về giá trị tuyệt đối và so với thu nhập. Điều này đã góp phần đáng kể vào việc nợ hộ gia đình ở Anh trung bình đạt 133,9% thu nhập khả dụng.

Những nỗ lực gần đây của Ngân hàng Anh nhằm ổn định lạm phát bằng cách tăng lãi suất, cùng với hậu quả thảm khốc của Thủ tướng Liz Truss và ‘ngân sách nhỏ’ của Bộ trưởng Bộ Tài chính Kwasi Kwarteng, đã đẩy nền kinh tế Anh rơi vào bế tắc và làm rung chuyển thị trường trái phiếu chính phủ, khiến cho những bên cho vay thế chấp phải tạm rút.

Khi họ quay trở lại, lãi suất trung bình là 6 phần trăm , tăng từ 4,74 phần trăm kể từ ngày thông báo ngân sách. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 2008, vào lúc ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Điều này đã gây ra thảm họa cho hàng nghìn người trong quá trình mua những ngôi nhà đầu tiên, sau nhiều năm cân nhắc và tiết kiệm, cùng với việc nhiều người mất số tiền khổng lồ chỉ sau một đêm và cuối cùng bị mắc kẹt trong các chuỗi giao dịch. Heather Tang, một thủ thư, 34 tuổi, đang trong quá trình chuyển gia đình từ London đến Cheshire, đã bán tài sản cuối cùng của họ, khi vụ mua bán đổ bể.

“Chúng tôi chưa thỏa thuận về bất cứ điều gì, vì vậy tôi không biết chúng tôi sẽ phải làm gì. Tôi thấy mọi người được đề nghị 6% đến 10% [lãi suất], ”Tang nói. “Tôi biết giá nhà đang giảm nhưng nó sẽ không giảm nhanh như vậy, và trong lúc này, chúng tôi gần như vô gia cư vì vẫn phải bán nhà của mình.”

Các gia đình lao động và trung lưu đã trả các khoản thế chấp sẽ phải đối mặt với viễn cảnh các khoản trả nợ của họ sẽ tăng lên đáng kể. Theo UK Finance, có 600.000 hợp đồng thế chấp lãi suất cố định sẽ hết hạn vào nửa cuối năm 2022 và 1,8 triệu trong năm tới. Giả sử tỷ lệ 6 phần trăm, các hộ gia đình trung bình theo hợp đồng hai năm sẽ thấy khoản hoàn trả hàng tháng của họ tăng hơn 70 phần trăm, từ 863 bảng lên 1.490 bảng.

Michael McLaughlin, một nhà môi giới thế chấp ở Bắc Ireland, cho biết: “Mọi người đã lo lắng về cuộc khủng hoảng năng lượng và cách họ sẽ sưởi ấm ngôi nhà của họ, nhưng đây là một nỗi sợ khác hẳn. “Bây giờ là ‘Liệu rằng mình sẽ có một mái nhà hay không?’ Họ cảm thấy hoàn toàn bất lực ”.

“Đây thực sự là một nỗi sợ rợn người, tốc độ mà điều này xảy ra so với [sự sụp đổ của thị trường nhà ở] năm 2008 thật sự khiến chúng ta rung mình. Sự sụp đổ này hệt một cơn địa chấn, quá nhanh quá nguy hiểm.”

Bong bóng nhà đất ở Anh đã phồng rất to và có những dấu hiệu cho thấy thời điểm đã đến gần . Mọi người có thể sớm phải đối mặt với tình trạng âm vốn chủ sở hữu, lúc đó, các khoản trả nợ của họ sẽ không thể trả được, nhưng giá nhà đất giảm khiến họ không thể trang trải chi phí cho các khoản thế chấp của họ bằng cách bán đi.

Điều này làm dấy lên bóng ma về một làn sóng vỡ nợ, và ngay cả những chủ nhà trung lưu cũng đột nhiên thấy mình vô gia cư và mắc nợ trầm trọng. Tại thời điểm đó, những người mua giàu có sẽ được hưởng lợi từ tình huống này bằng cách ngấu nghiến tất cả các tài sản mới trên thị trường với cùng một mục đích: đổ nhiều tài sản hơn vào tay họ.

Phí thuê cắt cổ

Tất nhiên, chi phí cắt cổ để mua một ngôi nhà chỉ khiến cho việc có nhà là một giấc mơ viễn vông đối với đa số tầng lớp lao động và người nghèo. Nhưng các lựa chọn khác của họ cũng chẳng khá hơn.

Các khu nhà tập thể ngày càng khó tiếp cận sau nhiều năm không được đầu tư đầy đủ, trở nên tồi tệ hơn do tồn đọng những công trình – giờ chúng vẫn chỉ là những lời hứa trên giấy, đặc biệt trong đại dịch. Theo báo cáo của Hiệp hội Chính quyền địa phương, ước tính có 32.000 ngôi nhà hoàn thiện bị mất trong năm 2020 , với chỉ 46 khu nhà tập thể được xây dựng ở Lewisham, Nam London, trong khi có 10.000 người đang cần chỗ ở.

Điều này có nghĩa là các gia đình trong danh sách chờ đợi cấp nhà ở thủ đô sẽ có khả năng bị gửi cách xa tới 85 dặm đến những nơi như Cambridgeshire , hoàn toàn nhổ bỏ những gia đình đó khỏi bạn bè và cộng đồng vốn quen.

Trong khi đó, các chủ đầu tư giàu có khai thác mọi kẽ hở có sẵn để trốn tránh nghĩa vụ của họ trong việc xây dựng nhà ở giá rẻ. Ví dụ, hai người giàu nhất ở Anh, anh em nhà Hinduja (với tổng tài sản trị giá 28,5 tỷ bảng Anh), gần đây đã giành được sự chấp thuận để phát triển Old War Office gần Phố Downing thành những căn hộ sang trọng và một khách sạn năm sao.

Theo luật của Anh, lẽ ra họ phải xây dựng 98 căn hộ ‘giá cả phải chăng’ như một phần của dự án phát triển 1,2 tỷ bảng Anh. Nhưng Hội đồng Westminster do Đảng Bảo thủ kiểm soát đã đồng ý để việc phát triển tiếp tục mà không xây dựng bất kỳ nhà ở giá rẻ nào, vì điều này sẽ “không khả thi về mặt kinh tế”.

Anh em nhà Hinduja sau đó có nghĩa vụ phải trả khoảng 40 triệu bảng Anh cho một chương trình nhà ở giá cả phải chăng. Nhưng nhà tư vấn “khoản khả dụng tối thiểu” của Hội đồng Westminster đồng ý rằng khoản đóng góp 10 triệu bảng như vậy là quá nhiều, là một khoản chi “hào phóng”!

Trong khi những Nghị sĩ Bảo thủ tìm kiếm các ông trùm bất động sản và cắt giảm ngân sách của hội đồng, thì hàng triệu người bình thường lại phải chờ đợi sự ban phát của khu vực cho thuê tư nhân. Thị trường đã chịu lạm phát cao trong nhiều năm, phần lớn là do thiếu nguồn cung.

Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng số lượng nhà có sẵn cho thuê đã giảm 40% kể từ năm 2019, trong khi giá thuê trung bình đã tăng 8,9% trong năm qua. Đây là sản phẩm của một vòng luẩn quẩn, nơi mà việc thu hút lợi nhuận cao khiến các kẻ đầu cơ nuốt chửng một lượng lớn nhà có sẵn để cho thuê lại.

Và bây giờ, với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ảnh hưởng đến khoản sinh hoạt năng lượng và các khoản trả nợ thế chấp, có một nỗi lo thường trực rằng chủ nhà sẽ đổ lỗ cho người thuê. Tổ chức từ thiện Crisis ước tính số hộ gia đình có nguy cơ mất nhà cửa do chủ nhà muốn bán hoặc cho thuê lại tài sản của họ đã tăng gấp đôi trong quý đầu tiên của năm 2022, tăng 116% so với năm trước. Và con số này sẽ chẳng có dấu hiệu đảo chiều.



Thị trường “cao cấp” tăng vọt

Ở đầu bên kia, thị trường bất động sản siêu cao cấp, hạng sang ở London đang bùng nổ, được thúc đẩy bởi các nhà tài phiệt quốc tế, giới tinh hoa và những người nổi tiếng tận dụng đồng bảng Anh yếu để chiếm dụng hoàn toàn bất động sản ở Anh: hoặc như ngôi nhà thứ hai (hoặc thứ ba, hoặc thứ tư), hoặc như một khoản đầu tư sinh lợi.

Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson từng nói: “London đối với tỷ phú cũng như những khu rừng ở Sumatra đối với đười ươi. Đây là môi trường sống tự nhiên của họ”.

Và những người giàu có đang định cư trở lại khu rừng rậm đô thị lấp lánh của họ sau khi dỡ bỏ các hạn chế đi lại của đại dịch. Theo đại lý bất động sản Knight Frank, tính đến tháng 4 năm 2022 đã có 155 thương vụ trên 10 triệu bảng Anh ở thủ đô – mức cao nhất trong sáu năm. Gary Hersham, đại lý bất động sản của Mayfair cho biết điện thoại của ông liên tục đổ chuông khi các tỷ phú đang tìm cách bỏ hàng chục triệu USD vào một bất động sản sang trọng ở London. Và lượng tiền cùng của cải phải xử lý hiện tại nhiều đến mức ông ta chưa từng thấy trước đây.

Hersham nói: “Bạn phải hiểu rằng, trong những năm 70 và 80, ai đó có khối tài sản 10 triệu bảng hoặc 20 triệu bảng là người siêu siêu giàu. “Còn giờ, nó chỉ là muỗi, hoàn toàn chẳng có gì.”

Điều này buộc thị trường bất động sản siêu đắc địa phải đi tắt đón đầu để phù hợp với thị hiếu xa hoa của khách hàng. Nhà thiết kế nội thất cao cấp Graham Harris gần đây đã lên kế hoạch xây dựng một dinh thự trị giá 125 triệu bảng Anh trên Quảng trường Belgrave cho nhà tài phiệt người Nga Mikhail Fridman (người hiện đã bị trừng phạt sau cuộc xâm lược Ukraine). Harris đưa ra một cái nhìn thoáng qua về một lối sống mà đối với người bình thường, giống như một giấc mơ hoang đường không thể tưởng tượng nổi:

“Nếu tôi nói với bạn rằng tủ lạnh đựng đồ phòng tắm đã trở thành tiêu chuẩn bây giờ, bạn có thể nhìn vào tôi và nghĩ rằng tôi có vấn đề. Nhưng nếu bạn có một tuýp kem dưỡng ẩm Crème de la Mer với giá 150 bảng một lần thoa thì bạn sẽ định giữ chúng ở đâu? ”

Đó là một điều khá khó khăn, chúng tôi rất thấu hiểu nỗi khổ mà những khách hàng của anh ta phải chịu!

Một nhà môi giới bất động sản siêu hạng khác, chỉ được biết đến với cái tên ‘Nhà môi giới giấu mặt, đã trả lời phỏng vấn cho Bloomberg , giải thích rằng khách hàng của ông đang “lái một chiếc máy bay tư nhân, bay hẳn lên trên [cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt] … Tôi không nghĩ rằng tài sản của họ chịu thiệt hại đáng kể nào. ”

Trong khi chỉ có những người bình thường đang xếp hàng để xem những bất động sản hai giường, những người mua cao cấp này chốt giao dịch từ cách xa hàng nghìn dặm:

“Sau COVID, tôi đã bán một ngôi nhà ở Kensington, qua video WhatsApp… Họ không cần xem trực tiếp ngôi nhà, họ chỉ cần tra qua Google Maps, và mua nó với giá 16 triệu bảng Anh”.

Người phỏng vấn nói với Nhà môi giới giấu mặt rằng, liệu khủng hoảng chi phí sinh hoạt có phải là tin tốt với anh ta và các đồng nghiệp hay không: “bởi vì sự yếu đi của đồng Bảng Anh và cũng bởi vì lạm phát, mọi người đang nghĩ rằng… có những tài sản bảo đảm là điều tốt hay chăng?”

Nhà môi giới giấu mặt (khá ngượng ngùng) trả lời:

“Bạn đang nói cứ như kiểu như bạn muốn điều này xảy ra, một cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt để tôi có thể bán một ngôi nhà khác vậy!”

Chà, sự thật sờ sờ ra đó rồi. Chẳng ngạc nhiên khi thứ kí sinh hình người này lại không có gan lộ mặt hoặc lộ tên mình ra.

Ở đây chúng ta thấy thực tế về sự điên rồ của chủ nghĩa tư bản.

Quần chúng vật lộn để kiếm tiền trả, để có thể có chỗ nào ấm áp ngủ về đêm; họ buộc phải hy sinh phần lớn thu nhập để trả tiền thuê nhà và trả nợ thế chấp; và có nguy cơ bị tống ra đường bởi một cuộc khủng hoảng mà họ không gây ra và không kiểm soát được. Trong khi đó, giới siêu giàu đang sống trong sự bảo bọc và xa hoa. Lối sống suy đồi của những kẻ đó không chỉ trái ngược hoàn toàn, mà còn t l thun với sự khốn cùng ngày càng trầm trọng của chúng ta.

Mọi con người đều xứng đáng có được phẩm giá cơ bản và một mái nhà an toàn, nhưng chủ nghĩa tư bản không thể đảm bảo ngay cả yêu cầu tối thiểu này. Điều này đang trở thành một nhân tố chính dẫn đến sự bất bình giai cấp ngày càng tăng trong xã hội. Những người trẻ tuổi cảm thấy hoàn toàn vô vọng về triển vọng có được một ngôi nhà để nuôi sống gia đình mình, và chính điều này đang thúc đẩy sự cấp tiến hóa chính trị của họ.

Nhà ở là một nhu cầu xã hội cơ bản. Chỉ một xã hội hỗn loạn mới cho phép nó bị lợi dụng bởi những kẻ trục lợi. Những người theo chủ nghĩa Marx tuyên bố rằng bọn hút máu này cần phải bị tịch thu của cải và tài sản của họ, đặt dưới sự kiểm soát dân chủ của người lao động, để chúng ta có thể tiến hành một chương trình xây dựng nhà ở quy mô lớn và đảm bảo cho mọi người ai ai cũng có một ngôi nhà an toàn. Đây sẽ là viên đá tảng cho tồn tại thực sự của con người.


Joe Attard, IMT, 10 tháng 10 năm 2022

Người dịch: Lê Công Hoàng

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận