Chiến tranh và Cánh tả

Người viết: Marcello Musto
Người dịch: Sally Mju

 

Nguyên nhân kinh tế của chiến tranh

Mặc dù khoa học chính trị đã tìm ra các động cơ tư tưởng, chính trị, kinh tế và thậm chí cả động cơ tâm lý đằng sau dẫn đến chiến tranh, nhưng lý thuyết xã hội chủ nghĩa đã có một trong những đóng góp thuyết phục nhất bằng cách nêu bật mối liên hệ giữa sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự lan rộng của chiến tranh.

Trong các cuộc tranh luận của Quốc tế thứ nhất (1864-1872), César de Paepe, một trong những nhà lãnh đạo chính,  đã xác định được câu hỏi về quan điểm cổ điển của phong trào công nhân: cụ thể là các cuộc chiến tranh là không thể tránh khỏi dưới chế độ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong xã hội đương đại, chúng được tạo ra không phải bởi tham vọng của bọn quân phiệt hay các cá nhân nào khác mà bởi mô hình kinh tế – xã hội thống trị đã tạo ra. Phong trào xã hội chủ nghĩa cũng cho thấy những bộ phận người dân nào bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hậu quả thảm khốc của chiến tranh. Tại đại hội của Quốc tế được tổ chức vào năm 1868, các đại biểu đã thông qua một đề nghị kêu gọi người lao động theo đuổi việc “xoá bỏ chiến tranh đến cùng ”, vì họ là những người phải trả giá bằng kinh tế hay bằng máu của mình, cho dù họ có thuộc phe chiến thắng hay phe bại trận thì đó đều là các quyết định của các giai cấp thống trị và các chính phủ đại diện cho họ. Nền văn minh trong phong trào công nhân đã dạy cho ta một bài học niềm tin rằng bất kỳ cuộc chiến tranh nào cũng nên được coi là “một cuộc nội chiến”, một cuộc đụng độ dữ dội giữa những người lao động và những người đã tước đoạt của họ những phương tiện cần thiết để tồn tại. Họ cần phải hành động kiên quyết chống lại bất kỳ cuộc chiến tranh nào, bằng cách chống lại sự ràng buộc và các phải tiến hành các cuộc tấn công , đình công. Do đó, chủ nghĩa quốc tế đã trở thành điểm cốt yếu của xã hội tương lai, với sự kết thúc của chủ nghĩa tư bản và sự cạnh tranh giữa các quốc gia tư sản trên thị trường thế giới, sẽ loại bỏ những nguyên nhân cơ bản chính của chiến tranh.

Trong số những tiền nhân của chủ nghĩa xã hội, Claude Henri de Saint-Simon đã có lập trường quyết định chống lại tất cả chiến tranh và xung đột xã hội, coi cả hai đều là những trở ngại đối với sự tiến bộ cơ bản của sản xuất công nghiệp. Karl Marx đã không phát triển trong bất kỳ bài viết nào của mình quan điểm của ông về chiến tranh, và chúng cũng rất mâu thuẫn và đôi khi rời rạc. Cũng như không hướng dẫn gì để có thái độ đúng đắn đối với nó. Khi ông lựa chọn giữa các phe đối lập, quan điểm duy nhất mà ông đưa ra là sự phản đối của ông đối với nước Nga Sa hoàng, nước mà ông coi là tiền đồn của phản cách mạng và là một trong những rào cản chính đối với sự giải phóng của giai cấp công nhân. Trong Capital (1867), ông cho rằng bạo lực là một động lực kinh tế, là “bà đỡ của mọi xã hội cũ thai nghén một xã hội mới”. Nhưng ông không coi chiến tranh là con đường tắt quan trọng cho sự chuyển đổi cách mạng của xã hội, và mục đích chính trong hoạt động chính trị của ông là cam kết công nhân tuân theo nguyên tắc đoàn kết quốc tế. Như Friedrich Engels cũng đã lập luận, công nhân nên hành động kiên quyết ở từng quốc gia để chống lại sự suy yếu của cuộc đấu tranh giai cấp vì kẻ thù bên ngoài có thể làm suy yếu, tuyên truyền và đe dọa đến họ bất cứ lúc nào khi chiến tranh bùng nổ. Trong nhiều bức thư gửi các nhà lãnh đạo phong trào công nhân, Engels nhấn mạnh sức mạnh ý thức hệ là cái bẫy của chủ nghĩa yêu nước và sự trì hoãn đối với cách mạng vô sản gây ra bởi làn sóng chủ nghĩa sô vanh. Hơn nữa, trong Anti-Dühring (1878), sau một phân tích về tác dụng của gia tăng của thứ vũ khí giết người, ông tuyên bố rằng nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội là “thổi bay chủ nghĩa quân phiệt và tất cả các đội quân thường trực”.

Chiến tranh là một câu hỏi quan trọng đối với Engels đến nỗi ông đã dành một trong những tác phẩm cuối cùng của mình cho nó. Trong “Châu Âu có thể giải giáp được không?” (1893), ông lưu ý rằng trong 25 năm trước đó, mọi cường quốc đều cố gắng vượt qua các đối thủ của mình về mặt quân sự và chuẩn bị chiến tranh. Điều này liên quan đến mức độ sản xuất vũ khí chưa từng có và đưa Lục địa già đến gần hơn với “một cuộc chiến hủy diệt mà thế giới chưa từng thấy”. Theo đồng tác giả của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848), “Hệ thống quân đội thường trực đã được đưa đến mức cực đoan trên khắp châu Âu đến mức nó phải mang lại sự tàn phá kinh tế cho các dân tộc do gánh nặng quân sự, hoặc nếu không thoái hóa thành tổng chiến tranh”. Trong phân tích của mình, Engels không quên nhấn mạnh rằng các đội quân thường trực được duy trì chủ yếu vì mục đích chính trị nội bộ cũng như mục đích quân sự bên ngoài. Họ dự định “cung cấp sự bảo vệ ít với kẻ thù bên ngoài và nhiều với kẻ thù bên trong”, bằng cách tăng cường lực lượng để đàn áp các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và công nhân. Vì các tầng lớp bình dân phải trả giá nhiều hơn bất kỳ ai khác về chi phí chiến tranh, thông qua thuế và cung cấp quân đội cho nhà nước, thế nên phong trào công nhân nên đấu tranh để “giảm dần thời hạn phục vụ [quân đội] theo hiệp ước quốc tế” và đấu tranh phá bỏ quân đội như là cách duy nhất để “đảm bảo hoà bình”.

Những bài học và thất bại

Không lâu trước khi việc tranh luận lý thuyết trong thời bình trở thành vấn đề chính trị quan trọng nhất của thời đại, khi phong trào công nhân phải đối mặt với những tình huống thực tế, trong đó những người đại diện của họ ban đầu phản đối chiến tranh. Trong cuộc xung đột Pháp-Phổ năm 1870 (diễn ra trước Công xã Paris), các đại biểu Đảng Dân chủ Xã hội là Wilhelm Liebknecht và August Bebel đã lên án các mục tiêu thôn tính của nước Đức Bismarck và bỏ phiếu chống lại các khoản tín dụng chiến tranh. Quyết định “phản đối dự luật xin thêm kinh phí để tiếp tục chiến tranh” khiến họ bị kết án hai năm tù vì tội phản quốc nặng nhất, nhưng nó đã giúp cho giai cấp công nhân thấy một cách khác để xây dựng lực lượng trong thời khủng hoảng.

Khi các cường quốc châu Âu tiếp tục bành trướng chủ nghĩa đế quốc, tranh cãi về chiến tranh ngày càng trở nên nặng nề hơn trong các cuộc tranh luận của Quốc tế thứ hai (1889-1916). Một nghị quyết được thông qua tại đại hội thành lập đã coi hòa bình là “điều kiện tiên quyết không thể thiếu của bất kỳ sự giải phóng nào của người lao động”. Chính sách hòa bình được cho là của giai cấp tư sản đã bị chế giễu và được coi là một trong những “hòa bình có vũ trang” và vào năm 1895, Jean Jaurès, lãnh đạo của Đảng Xã hội Pháp (SFIO), đã có một bài phát biểu tại quốc hội, trong đó nphổ biến nhất chính ông đã tổng kết những điều còn lo ngại về cánh tả: “Xã hội bạo lực và hỗn loạn của ta vẫn còn, ngay cả khi nó muốn hòa bình, ngay cả khi nó đang ở trong tình trạng ôn hoà rõ ràng, nhưng, giống như một đám mây đang ngủ trong cơn bão, nó vẫn đang mang mầm mống chiến tranh bên trong”

Khi Weltpolitik – chính sách hiếu chiến của Đế quốc Đức nhằm mở rộng quyền lực trên trường quốc tế – thay đổi bối cảnh địa chính trị, các nguyên tắc chống quân phiệt đã ăn sâu vào phong trào công nhân và ảnh hưởng đến các cuộc thảo luận về xung đột vũ trang. Chiến tranh không còn được coi là chỉ mở ra cơ hội cách mạng và đẩy nhanh sự phá vỡ hệ thống (một ý tưởng của phe Cánh tả quay trở lại câu chuyện “không có cuộc cách mạng nào mà không có cuộc cách mạng” của Maximilien Robespierre). Bây giờ nó được coi là một mối nguy hiểm vì những hậu quả đau buồn của nó đối với giai cấp vô sản trong tình trạng đói, nghèo và thất nghiệp. Do đó, nó gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với các lực lượng tiến bộ, và như Karl Kautsky đã viết trong Cuộc cách mạng xã hội (1902), trong trường hợp chiến tranh xảy ra, họ sẽ “phải gánh vác nặng nề những nhiệm vụ không cần thiết”, và điều này sẽ là kết quả cuối cùng – chiến thắng xa hơn là mang chiến thắng đến gần.

Nghị quyết “Về chủ nghĩa quân phiệt và xung đột quốc tế”, được Quốc tế II thông qua tại Đại hội Stuttgart năm 1907, tóm tắt lại tất cả những điểm chính đã trở thành di sản chung của phong trào công nhân. Trong số này có: bỏ phiếu phản đối ngân sách quân sự, ác cảm với quân đội thường trực và ưu tiên hệ thống dân quân của nhân dân và ủng hộ kế hoạch thành lập tòa án trọng tài để giải quyết các xung đột quốc tế một cách hòa bình. Điều này không bao gồm việc tổ chức các cuộc tổng tấn công chống lại bất kỳ loại chiến tranh nào, như Gustave Hervé đề xuất, vì phần lớn những người có mặt cho rằng điều này quá cực đoan và quá Manichaean [Một loại tôn giáo – N.D]. Nghị quyết kết thúc với một bản sửa đổi do Rosa Luxemburg, Vladimir Lenin và Yulii Martov soạn thảo, trong đó tuyên bố rằng “trong trường hợp chiến tranh nổ ra […], nghĩa vụ [của những người theo chủ nghĩa xã hội] phải can thiệp để sự chấm dứt nhanh chóng, và tập trung quyền lực công nhân,  tận dụng cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị do chiến tranh tạo ra, để đánh động quần chúng và do đó đẩy nhanh sự sụp đổ của chế độ giai cấp tư bản ”. Các điều này không  bắt buộc Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) thực hiện bất kỳ thay đổi nào về đường lối chính trị, nên các đại diện của đảng này cũng đã bỏ phiếu ủng hộ chính sách trên. Đó là văn bản, như đã được sửa đổi, và là văn kiện cuối cùng về chiến tranh được sự ủng hộ nhất trí của Quốc tế II.

Sự cạnh tranh gay gắt hơn giữa các nước tư bản trên thị trường thế giới, cùng với sự bùng nổ của một số xung đột quốc tế đã làm cho bức tranh thế giới chung càng trở nên đáng báo động. Jaurès đã xuất bản TNew Army (1911), trong đó ông khuyến khích thảo luận về một chủ đề trọng tâm khác của thời kỳ này: sự khác biệt giữa các cuộc chiến tranh tấn công và phòng thủ và thái độ cần với các cuộc chiến tranh sau này, kể cả trong trường hợp nền độc lập của một quốc gia bị đe dọa. Đối với Jaurès, nhiệm vụ duy nhất của quân đội phải là bảo vệ quốc gia chống lại bất kỳ cuộc tấn công gây hấn nào, hoặc bất kỳ kẻ xâm lược nào không chấp nhận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải. Tất cả các hành động quân sự thuộc thể loại này nên được coi là hợp pháp. Phê phán sáng suốt của Luxemburg về quan điểm này đã chỉ ra rằng “các hiện tượng lịch sử như chiến tranh hiện đại không thể được đo lường bằng thước đo “công lý” hoặc thông qua một lược đồ trên giấy về “phòng thủ và xâm lược”. Theo quan điểm của bà  ấy, cần phải ghi nhớ sự khó khăn trong việc xác định xem một cuộc chiến tranh thực sự là tấn công hay phòng thủ, hoặc liệu nhà nước bắt đầu nó đã cố tình quyết định tấn công hay đã bị buộc phải làm như vậy vì các chiến thuật chiến tranh luôn được đưa ra bởi quốc gia đối lập. Do đó, bà nghĩ rằng sự khác biệt nên được loại bỏ và phê phán thêm ý tưởng của Jaurès về “quốc gia vũ trang”, với lý do rằng nó cuối cùng có xu hướng thúc đẩy quá trình quân sự hóa ngày càng tăng trong xã hội.

Nhiều năm trôi qua, Quốc tế II ngày càng ít cam kết với chính sách hành động ủng hộ hòa bình. Sự phản đối của họ đối với việc tái vũ trang và chuẩn bị chiến tranh rất mờ nhạt, và phe ôn hòa và hợp pháp của SPD đã đứng ra ủng hộ các khoản tín dụng quân sự – và sau đó là cho việc mở rộng thuộc địa – để đổi lấy việc được cấp nhiều quyền tự do chính trị hơn ở Đức. Các nhà lãnh đạo quan trọng và các nhà lý thuyết lỗi lạc, chẳng hạn như Gustav Noske, Henry Hyndman và Antonio Labriola, là những người đã ủng họ chiến tranh. Sau đó, đa số các Đảng viên Đảng Dân chủ Xã hội Đức, Chủ nghĩa Xã hội Pháp, các nhà lãnh đạo Đảng Lao động Anh và các nhà cải cách châu Âu cũng đã bỏ phiếu ủng hộ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Bài học này đã có những hậu quả tai hại. Những ý tưởng cho rằng “lợi ích về không nên bị độc quyền bởi các nhà tư bản, phong trào công nhân đã cho thấy mục đích bành trướng của các giai cấp thống trị và đã bị hệ tư tưởng dân tộc chủ nghĩa bao trùm. Quốc tế thứ hai tỏ ra hoàn toàn bất lực trước cuộc chiến, hoàn toàn thất bại trong mục tiêu họ đặt ra : bảo vệ hòa bình.

Rosa Luxemburg on Democratic Centralism – VIETNAM MARXISTS

Lenin và các đại biểu khác tại hội nghị Zimmerwald (1915) – trong đó có Lev Trotsky, người đã soạn thảo bản tuyên ngôn cuối cùng – đã thấy trước rằng “trong nhiều thập kỷ hậu quả của chiến tranh sẽ tiêu thụ toàn bộ tinh thần dân tộc, phá hoại những cải tiến xã hội và cản trở bất kỳ tiến bộ nào”. Trong mắt họ, chiến tranh đã bộc lộ “hình thái trần trụi của chủ nghĩa tư bản hiện đại, đã trở nên không thể dung hòa không chỉ với lợi ích của quần chúng lao động […] mà ngay cả với những điều kiện đầu tiên trong việc sống còn của cộng đồng con người”. Lời cảnh báo này chỉ được một bộ phận thiểu số trong phong trào công nhân chú ý, cũng như lời kêu gọi của tất cả công nhân châu Âu tại Hội nghị Kienthal (1916): “Chính phủ của các bạn và báo chí của họ nói với bạn rằng phải tiếp tục chiến tranh để tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt. Họ đang lừa dối bạn! Chiến tranh chưa bao giờ giết chết chiến tranh. Thật vậy, nó khơi dậy cảm xúc và mong muốn được trả thù. Bằng cách này, khi ghi ơn sự hy sinh của bạn, họ bao bọc bạn trong một vòng tròn địa ngục ”. Cuối cùng các văn bản trên đã phá vỡ cách tiếp cận với chiến tranh của Quốc hội Stuttgart, nơi đã đưa ra tài liệu cuối cùng, kêu gọi các tòa án trọng tài quốc tế tại Kienthal, tuyên bố rằng “ảo tưởng của chủ nghĩa hòa bình tư sản” sẽ không làm gián đoạn vòng xoáy chiến tranh mà sẽ giúp bảo tồn nền hệ thống kinh tế – xã hội hiện có. Cách duy nhất để ngăn chặn các cuộc xung đột quân sự trong tương lai là quần chúng bình dân chinh phục quyền lực chính trị và lật đổ tài sản tư bản.

Rosa Luxemburg và Vladimir Lenin là người tiên phong mạnh mẽ nhất trong cuộc chiến này. Luxemburg đã mở rộng sự hiểu biết lý thuyết về Cánh tả và cho thấy chủ nghĩa quân phiệt là xương sống quan trọng của nhà nước như thế nào. Thể hiện một niềm tin và sức thuyết phục không mà các nhà lãnh đạo Cộng Sản khác không thể sánh bằng, bà cho rằng “Chiến tranh trong chiến tranh!” là khẩu hiệu phải trở thành “nền tảng của chính trị giai cấp công nhân”. Như bà đã viết trong Cuộc khủng hoảng của nền dân chủ xã hội (1916), còn được gọi là Cuốn sách nhỏ của Junius, Quốc tế thứ hai đã thất bại vì nó không “đạt được một chiến thuật và hành động chung của giai cấp vô sản ở tất cả các nước”. Từ đó trở đi, “mục tiêu chính” của giai cấp vô sản do đó phải là “chống đế quốc và ngăn chặn chiến tranh, trong hòa bình cũng như trong chiến tranh”.

Trong Chủ nghĩa xã hội và Chiến tranh (1915) và nhiều tác phẩm khác trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, công lao to lớn của Lenin là đã xác định được hai câu hỏi cơ bản. Câu thứ nhất liên quan đến việc “làm sai lệch lịch sử” – bất cứ khi nào giai cấp tư sản cố gắng gán một “ý thức tiến bộ về giải phóng dân tộc” cho một cuộc chiến tranh “cướp bóc”,thì chúng sẽ được tiến hành với mục đích duy nhất là quyết định xem lần này những kẻ hiếu chiến nào sẽ chiến thắng áp bức các dân tộc khác và để gia tăng sự bất bình đẳng của chủ nghĩa tư bản. Thứ hai là việc che đậy những mâu thuẫn của những người theo chủ nghĩa cải cách xã hội – hay “những người theo chủ nghĩa sô vanh xã hội”, như cách gọi của ông – những người cuối cùng đã tán thành những lời biện minh cho chiến tranh mặc dù họ đã định nghĩa đó là một hoạt động “tội phạm” trong các nghị quyết được Quốc tế thứ hai thông qua. Đằng sau tuyên bố “bảo vệ tổ quốc” của họ là cái quyền mà một số cường quốc đã tự cho mình để “cướp bóc các thuộc địa và đàn áp các dân tộc ngoại bang”. Chiến tranh không phải để bảo vệ “sự tồn tại của các quốc gia” mà là “để bảo vệ các đặc quyền, sự thống trị, cướp bóc và bạo lực” của các “giai cấp tư sản đế quốc” khác nhau. Những người theo chủ nghĩa xã hội đầu hàng lòng yêu nước đã thay thế cuộc đấu tranh giai cấp bằng một yêu sách về “những phần nhỏ lợi nhuận mà giai cấp tư sản dân tộc thu được thông qua việc cướp bóc các nước khác”. Theo đó, Lenin ủng hộ “chiến tranh phòng thủ” – không phải, nghĩa là bảo vệ tổ quốc của các nước châu Âu à la Jaurès, mà là “cuộc chiến tranh chính nghĩa” của “các dân tộc bị áp bức và bị khuất phục”, những người đã bị “cướp bóc và bị tước đoạt đi các quyền của họ” Bởi “quyền hạn sở hữu nô lệ lớn ”. Luận điểm nổi tiếng nhất của cuốn sách nhỏ này – rằng những người cách mạng nên tìm cách “biến cuộc chiến tranh đế quốc thành nội chiến” – ngụ ý rằng những người thực sự muốn có một “nền hòa bình dân chủ lâu dài” phải tiến hành “cuộc nội chiến chống lại chính phủ của họ và giai cấp tư sản”. Lenin tin chắc điều mà lịch sử sau này cho thấy là không chính xác: rằng bất kỳ cuộc đấu tranh giai cấp nào được tiến hành nhất quán trong thời kỳ chiến tranh sẽ “tất yếu” tạo ra tinh thần cách mạng trong quần chúng.

Đương phân chia ranh giới

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo ra sự chia rẽ không chỉ trong Quốc tế thứ hai mà còn cả phong trào vô chính phủ. Trong một bài báo được xuất bản ngay sau khi bùng nổ xung đột, Kropotkin đã viết rằng “nhiệm vụ của bất kỳ người nào nắm giữ ý tưởng về sự tiến bộ của loài người là dẹp tan cuộc xâm lược của Đức ở Tây Âu”. Tuyên bố này, bị nhiều người coi ông đã bỏ qua nguyên tắc ban đầu mà ông đã chiến đấu cả đời, là một nỗ lực của ông để vượt ra ngoài khẩu hiệu “tổng đình công chống chiến tranh” – vốn đã không được quần chúng lao động chú ý – và để tránh sự suy thoái chung của chính trị châu Âu mà kết quả sẽ là chiến thắng của Đức. Theo quan điểm của Kropotkin, nếu những kẻ chống quân phiệt vẫn trơ trọi, chúng sẽ gián tiếp hỗ trợ kế hoạch chinh phục nước khác của những kẻ xâm lược và trở ngại do đó sẽ càng khó vượt qua hơn đối với những người chiến đấu cho một cuộc cách mạng xã hội.

Trong một câu trả lời cho Kropotkin, nhà vô chính phủ người Ý Enrico Malatesta lập luận rằng, mặc dù ông không phải là người theo chủ nghĩa hòa bình và cho rằng việc cầm vũ khí trong một cuộc chiến tranh giải phóng là hợp pháp, nhưng chiến tranh thế giới không – như tuyên truyền tư sản đã khẳng định – một cuộc đấu tranh “chống kẻ thù chung” là cuộc chiến tranh của nền dân chủ, mà đó chỉ cho thấy sự khuất phục của giai cấp thống trị đối với quần chúng lao động. Ông nhận thức được rằng “một chiến thắng của Đức chắc chắn sẽ đánh dấu chiến thắng của chủ nghĩa quân phiệt, nhưng chiến thắng của quân Đồng minh cũng có nghĩa là sự thống trị của Nga-Anh ở châu Âu và châu Á”.

Trong Tuyên ngôn số mười sáu (1916), Kropotkin đề cao nhu cầu “chống lại kẻ xâm lược đứng đàu trong việc hủy diệt mọi hy vọng giải phóng của chúng ta”. Chiến thắng của Ba Bên chống lại nước Đức sẽ ít mang lại những trở ngại cho phong trào công nhân và ít làm suy yếu các quyền tự do hiện có hơn. Ở phía bên kia, Malatesta và những người đồng ký tên trong bản tuyên ngôn phản chiến của Tổ chức quốc tế vô chính phủ (1915) đã tuyên bố: “Không thể phân biệt được giữa chiến tranh tấn công và phòng thủ”. Hơn nữa, họ nói thêm rằng “Không ai trong số những kẻ xâm lược có quyền yêu cầu nền văn minh, cũng như không ai trong số họ được quyền yêu cầu quyền tự vệ chính đáng.” Họ nhấn mạnh rằng Chiến tranh thế giới thứ nhất là một giai đoạn tiếp theo trong cuộc xung đột giữa các nhà tư bản của các cường quốc đế quốc khác nhau, vốn đang được tiến hành bằng giọt máu của giai cấp công nhân. Malatesta, Emma Goldman, Ferdinand Nieuwenhuis và tuyệt đại đa số phong trào vô chính phủ tin rằng việc ủng hộ các chính phủ tư sản là một sai lầm không thể tha thứ. Thay vào đó, không cần “nếu” hay “nhưng”  [không khoan nhượng], họ dán khẩu hiệu “không có người và không có xu nào cho quân đội”, họ kiên quyết từ chối ngay cả bất kỳ sự hỗ trợ gián tiếp nào cho việc ủng hộ chiến tranh.

Thái độ đối với cuộc chiến cũng làm dấy lên tranh luận trong phong trào nữ quyền. Nhu cầu phụ nữ thay thế những người đàn ông nhập ngũ trong những công việc từ lâu là độc quyền của nam giới – với mức lương thấp hơn nhiều, trong điều kiện bóc lột quá mức – đã khuyến khích sự lan truyền của tư tưởng sô vanh trong một bộ phận đáng kể của phong trào đấu tranh mới chớm nở. Một số nhà lãnh đạo của phong trào đã đi xa hơn để kiến ​​nghị các luật cho phép phụ nữ nhập ngũ trong các lực lượng vũ trang. Việc vạch trần các chính phủ trùng lặp [ chính phủ không khác gì trong xã hội cũ]- trong việc đánh đuổi kẻ thù ngay từ đầu, đã sử dụng chiến tranh để đẩy lùi các cải cách xã hội cơ bản – là một trong những thành tựu quan trọng nhất của các nữ lãnh đạo cộng sản thời bấy giờ. Clara Zetkin, Alexandra Kollontai, Sylvia Pankhurst và tất nhiên, Rosa Luxemburg là một trong những người đầu tiên bắt đầu sáng suốt và can đảm trên con đường sẽ cho các thế hệ kế tiếp thấy cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt là cần thiết như thế nào đối với cuộc đấu tranh chống chế độ phụ quyền. Sau đó, phản đối chiến tranh đã trở thành một phần đặc biệt của Ngày Quốc tế Phụ nữ và phản đối ngân sách chiến tranh khi bùng nổ bất kỳ cuộc xung đột mới nào là đặc điểm nổi bật trong nhiều nền tảng của phong trào nữ quyền quốc tế.

Đích đến không có chỗ cho những quan điểm biện minh sai trái

Sự chia rẽ sâu sắc giữa những người cách mạng và những người theo chủ nghĩa cải cách đã mở rộng miệng hố chiến lược sau khi Liên Xô ra đời và sự lớn mạnh của chủ nghĩa giáo điều tư tưởng trong những năm 1920 và 1930. Sự chia rẽ đã hủy diệt mọi liên minh chống chủ nghĩa quân phiệt giữa Quốc tế Cộng sản (1919-1943) và châu Âu. Các đảng Xã hội và Dân chủ Xã hội. Sau khi ủng hộ chiến tranh, các đảng thành lập Quốc tế Lao động và Xã hội Chủ nghĩa (1923-1940) đã mất hết uy tín trong mắt những người cộng sản. Ý tưởng của chủ nghĩa Lenin về việc “biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến” vẫn còn tồn tại ở Moscow, nơi các chính trị gia và nhà lý luận hàng đầu cho rằng một “năm 1914 mới” là vấn đề không thể tránh khỏi. Vì vậy, cả hai bên, cuộc nói chuyện chủ yếu là phải làm gì nếu một cuộc chiến mới nổ ra hơn là làm thế nào để ngăn chặn một cuộc chiến ngay từ đầu. Các khẩu hiệu và tuyên bố về nguyên tắc cơ bản khác với những gì dự kiến ​​sẽ xảy ra nền tất cả các cuộc thảo luận sau đó chuyển thành hành động chính trị. Trong số những tiếng nói chỉ trích trong phe Cộng sản là của Nikolai Bukharin, một người đề xướng khẩu hiệu “đấu tranh cho hòa bình”, và trong số các nhà lãnh đạo Nga càng tin rằng đó là “một trong những vấn đề quan trọng của thế giới đương đại”; và Georgi Dimitrov, người cho rằng không phải tất cả các cường quốc đều phải chịu trách nhiệm như nhau đối với mối đe dọa chiến tranh, và ông ủng hộ việc liên kết với các đảng cải cách để xây dựng một mặt trận bình dân rộng rãi chống lại chiến tranh. Cả hai quan điểm này đều trái ngược với quan điểm chính thống của Liên Xô, vốn không cập nhật các phân tích lý thuyết, lặp lại rằng nguy cơ chiến tranh được xây dựng như nhau, và không có sự phân biệt, đối với tất cả các cường quốc đế quốc, chiến tranh nào cũng là chiến tranh.

Quan điểm của Mao Trạch Đông về vấn đề này khá khác nhau. Khi đứng đầu phong trào giải phóng chống lại sự xâm lược của Nhật Bản, ông đã viết trong cuốn Về chiến tranh kéo dài (1938) rằng “các cuộc chiến tranh chính nghĩa” – trong đó những người cộng sản nên tích cực tham gia – được “ban cho một sức mạnh to lớn, có thể biến đổi nhiều thứ hoặc dọn đường cho sự biến đổi của họ”. Do đó, chiến lược đề xuất của Mao là “phản đối chiến tranh phi nghĩa bằng chiến tranh chính nghĩa” và hơn nữa là “tiếp tục chiến tranh cho đến khi đạt được mục tiêu chính trị của nó”. Lập luận cho “tính toàn năng của chiến tranh cách mạng” tái diễn trong Các vấn đề của chiến tranh và chiến lược (1938), ở đó ông lập luận rằng “chỉ có súng mới có thể biến đổi cả thế giới”, và rằng “vũ trang nắm quyền, giải quyết vấn đề do chiến tranh, là nhiệm vụ trung tâm và là hình thức cao nhất của cách mạng ”.

Ở châu Âu, bạo lực ngày càng leo thang của mặt trận Đức Quốc xã-Phát xít, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, và sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã tạo ra một kịch bản còn bất bình hơn cả cuộc chiến 1914-18. Sau khi quân đội của Hitler tấn công Liên Xô vào năm 1941, cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại kết thúc với sự thất bại của chủ nghĩa Quốc xã đã trở thành một yếu tố trung tâm trong đoàn kết dân tộc Nga đến nỗi nó vẫn tồn tại sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin và kéo dài cho đến ngày nay.

Với sự phân chia thế giới sau chiến tranh thành hai khối, Joseph Stalin đã dạy rằng nhiệm vụ chính của phong trào Cộng sản quốc tế là bảo vệ Liên bang Xô viết. Việc tạo ra một vùng đệm của tám quốc gia ở Đông Âu (bảy quốc gia sau khi Nam Tư rời khỏi) là một trụ cột trung tâm của chính sách này. Cũng trong thời gian này, Học thuyết Truman đánh dấu sự ra đời của một loại hình chiến tranh mới: Chiến tranh Lạnh. Để hỗ trợ các lực lượng chống cộng sản ở Hy Lạp, trong Kế hoạch Marshall (1948) và việc thành lập NATO (1949), Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã góp sức cho các lực lượng ở Tây Âu. Liên Xô đáp trả bằng Hiệp ước Warsaw (1955). Những mâu thuẫn này đã dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang lớn, hơn hết ký ức về Hiroshima và Nagasaki cũng liên quan đến việc phổ cập các vụ thử bom hạt nhân.

Từ năm 1961, dưới sự lãnh đạo của Nikita Khrushchev, Liên Xô bắt đầu một đường lối chính trị mới được gọi là “chung sống hòa bình”. Sự chuyển hướng này, với trọng tâm là không can thiệp và tôn trọng chủ quyền quốc gia, cũng như hợp tác kinh tế với các nước tư bản, được cho là nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra chiến tranh thế giới thứ ba (mà cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba cho thấy có khả năng xảy ra vào năm 1962) và để ủng hộ lập luận rằng chiến tranh không phải là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nỗ lực hợp tác mang tính xây dựng này chỉ nhằm vào Hoa Kỳ, không phải các quốc gia của “chủ nghĩa xã hội thực sự đang tồn tại”. Năm 1956, Liên Xô đã dập tắt một cuộc nổi dậy ở Hungary, và các Đảng Cộng sản Tây Âu đã không lên án mà còn biện minh cho hành động can thiệp quân sự dưới danh nghĩa bảo vệ khối xã hội chủ nghĩa. Palmiro Togliatti, chẳng hạn, bí thư Đảng Cộng sản Ý, đã tuyên bố: “Chúng tôi đứng về phía chính mình ngay cả khi nó mắc sai lầm”. Hầu hết những người chia sẻ vị trí này đều tiếc nuối cay đắng trong những năm sau đó, khi họ hiểu được những tác động tàn khốc trong chiến dịch của Liên Xô.

Các sự kiện tương tự đã diễn ra ở đỉnh cao của giai đoạn chung sống hòa bình, vào năm 1968 tại Turkey. Trước những yêu cầu dân chủ hóa và phi tập trung hóa kinh tế trong Mùa xuân Praha, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô đã nhất trí cử nửa triệu binh sĩ và hàng nghìn xe tăng. Tại đại hội của Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan năm 1968, Leonid Brezhnev giải thích hành động này bằng cách đề cập đến điều mà ông gọi là “chủ quyền hạn chế” của các nước Hiệp ước Warsaw: “Khi các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội cố gắng xoay chuyển sự phát triển của một số nước xã hội chủ nghĩa thành các đất nước theo chủ nghĩa tư bản, nó không chỉ trở thành vấn đề của cả nước quan tâm, mà là vấn đề chung và mối quan tâm của tất cả các nước xã hội chủ nghĩa ”. Theo logic phản dân chủ này, định nghĩa thế nào là và không phải là “chủ nghĩa xã hội” đương nhiên rơi vào quyết định độc đoán của các nhà lãnh đạo Liên Xô. Nhưng lần này các nhà phê bình phe Cánh tả xuất hiện nhiều hơn và thậm chí đại diện cho đa số. Mặc dù sự phản đối hành động của Liên Xô không chỉ được thể hiện qua các phong trào Cánh tả Mới mà còn bởi đa số các đảng Cộng sản, bao gồm cả Trung Quốc, nhưng người Nga đã không rút lui mà thực hiện một quá trình mà họ gọi là “bình thường hóa”. Liên Xô tiếp tục dành một phần đáng kể nguồn lực kinh tế của mình cho chi tiêu quân sự, và điều này đã giúp củng cố một nền văn hóa độc tài trong xã hội. Bằng cách này, nó đã làm mất vĩnh viễn thiện chí của phong trào hòa bình, vốn đã trở nên lớn hơn thông qua các cuộc vận động chống chiến tranh ở Việt Nam.

Một trong những cuộc chiến tranh quan trọng nhất trong thập kỷ tiếp theo bắt đầu với cuộc xâm lược Afghanistan của Liên Xô. Năm 1979, Hồng quân một lần nữa trở thành công cụ chính trong chính sách đối ngoại của Matxcơva, lực lượng này tiếp tục đòi quyền can thiệp vào nơi mà họ mô tả là “khu vực an ninh” của riêng mình. Quyết định thiếu sáng suốt đã biến thành một cuộc phiêu lưu mệt mỏi kéo dài hơn mười năm, gây ra một số lượng lớn người chết và tạo ra hàng triệu người tị nạn. Vào dịp này, phong trào Cộng sản quốc tế ít kín tiếng hơn nhiều so với trước đây liên quan đến các cuộc xâm lược của Liên Xô vào Hungary và Tiệp Khắc. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh mới này thậm chí còn bộc lộ rõ ​​ràng hơn cho dư luận quốc tế về sự chia rẽ giữa “chủ nghĩa xã hội thực sự đang tồn tại” và một lựa chọn chính trị thay thế dựa trên hòa bình và phản đối chủ nghĩa quân phiệt.

Nhìn chung, những can thiệp quân sự này không chỉ chống lại việc cắt giảm vũ khí nói chung mà còn làm mất uy tín và làm suy yếu chủ nghĩa xã hội trên toàn cầu. Liên Xô ngày càng được coi là một cường quốc hành động theo những cách không giống như Hoa Kỳ, mà kể từ khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu, đã ít nhiều bí mật hậu thuẫn cho các cuộc đảo chính và giúp lật đổ các chính phủ được bầu cử dân chủ theo nhiều cách khác hơn hai mươi quốc gia trên thế giới. Cuối cùng, “cuộc chiến tranh xã hội chủ nghĩa” năm 1977-1979 giữa Campuchia và Việt Nam; Trung Quốc và Việt Nam, trong bối cảnh xung đột Trung-Xô, đã làm tiêu tan bất cứ đòn bẩy nào của hệ tư tưởng “chủ nghĩa Mác-Lê-nin” (đã xa rời nền tảng ban đầu do Marx và Engels đặt ra ) đã quy kết chiến tranh hoàn toàn là nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng kinh tế của chủ nghĩa tư bản.

Cánh tả là chống lại chiến tranh

Chiến tranh Lạnh kết thúc không làm giảm bớt sự can thiệp vào vấn đề của các quốc gia khác, cũng như không làm tăng quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị của mỗi người dân. Nhiều cuộc chiến tranh – ngay cả khi không có sự ủy nhiệm của Liên hợp quốc và được định nghĩa, một cách vô lý, là “nhân đạo” – do Hoa Kỳ thực hiện trong 25 năm qua, nên được bổ sung thêm các hình thức xung đột mới, các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp và chính trị, kinh tế và điều hành phương tiện truyền thông, chứng minh rằng sự phân chia thế giới lưỡng cực giữa hai siêu cường không nhường chỗ cho kỷ nguyên tự do và tiến bộ được hứa hẹn bởi câu thần chú tân tự do về “Trật tự thế giới mới”. Trong bối cảnh đó, nhiều lực lượng chính trị từng tuyên bố các giá trị của Cánh tả đã tham gia vào một số cuộc chiến. Từ Kosovo đến Iraq và Afghanistan – chỉ đề cập đến các cuộc chiến chính do NATO tiến hành kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ – các lực lượng này đều ủng hộ can thiệp vũ trang và ngày càng ít phân biệt với phe Cánh hữu.

Cuộc chiến Nga-Ukraine một lần nữa khiến phe Cánh tả phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan về cách phản ứng khi chủ quyền của một quốc gia bị tấn công. Việc không lên án cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine là một sai lầm chính trị của chính phủ Venezuela và điều đó làm cho những lời tố cáo về những hành động xâm lược có thể xảy ra trong tương lai của Hoa Kỳ dường như không còn đáng tin cậy nữa. Đúng là, như Marx đã viết cho Ferdinand Lassalle vào năm 1860, “trong chính sách đối ngoại, có rất ít lợi ích khi sử dụng những câu cửa miệng như “phản động ”và “cách mạng”” – rằng cái gì là “phản động một cách chủ quan [có thể được chứng minh là] khách quan cách mạng trong chính sách đối ngoại ”. Nhưng các lực lượng cánh tả lẽ ra phải học từ thế kỷ XX rằng liên minh “với kẻ thù là thù của ta” thường dẫn đến những thỏa thuận phản tác dụng, nhất là khi, như ở thời đại chúng ta, mặt trận tiến bộ còn non yếu về chính trị và bối rối về mặt lý thuyết và thiếu sự hỗ trợ của các cuộc vận động quần chúng.

Nhắc lại lời của Lenin trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa và quyền dân tộc tự quyết: “Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chống lại một thế lực đế quốc, trong những hoàn cảnh nhất định có thể được sử dụng bởi một cường quốc “vĩ đại” khác vì lợi ích tương đương của đế quốc và khiến “cuộc đấu tranh” không còn sức nặng trong việc thúc đẩy Dân chủ Xã hội, từ bỏ việc thừa nhận quyền tự quyết của các quốc gia.” Ngoài những lợi ích địa chính trị và những âm mưu thường được thực hiện, các lực lượng của Cánh tả trong lịch sử đã ủng hộ nguyên tắc dân tộc tự quyết và bảo vệ quyền của các quốc gia riêng lẻ được thiết lập biên giới của họ trên cơ sở thể hiện ý chí của người dân. Cánh tả đã chiến đấu chống lại các cuộc chiến tranh và “thôn tính” vì ý thức được rằng những cuộc chiến này dẫn đến những xung đột gay gắt giữa công nhân của dân tộc thống trị và dân tộc bị áp bức, tạo điều kiện cho phe cánh hữu đoàn kết với giai cấp tư sản của họ, coi những người trước đây là phản đối họ là kẻ thù. Trong Kết quả của cuộc thảo luận về quyền tự quyết (1916), Lenin viết: “Nếu cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa giành được thắng lợi ở Petrograd, Berlin và Warsaw, thì chính phủ xã hội chủ nghĩa Ba Lan, giống như các chính phủ xã hội chủ nghĩa của Nga và Đức, sẽ từ bỏ việc“ cưỡng bức giữ chân ”người Ukraine trong biên giới của nhà nước Ba Lan. ” Vậy tại sao lại đề nghị một điều gì khác biệt nên được nhượng bộ cho chính phủ dân tộc chủ nghĩa do Vladimir Putin lãnh đạo?

Mặt khác, nhiều người thuộc phe Cánh tả đã bị cám dỗ để trở thành – trực tiếp hoặc gián tiếp – những người đồng tham gia, thúc đẩy một liên minh mới (cách diễn đạt được đặt ra vào năm 1914, chỉ để chào đón sự tàn phá của lực lượng cánh tả Pháp, những người mà khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, đã quyết định tán thành các lựa chọn chiến tranh của chính phủ). Vị thế như vậy ngày nay ngày càng có vai trò làm mờ đi sự khác biệt giữa chủ nghĩa Đại Tây Dương và chủ nghĩa hòa bình. Lịch sử cho thấy rằng, khi họ không phản đối chiến tranh, các lực lượng tiến bộ sẽ mất đi một phần lý do tồn tại thiết yếu và cuối cùng là nuốt chửng hệ tư tưởng của phe đối lập. Điều này xảy ra bất cứ khi nào các đảng phái Cánh tả coi sự hiện diện của họ trong chính phủ là cách thức cơ bản để đo lường hành động chính trị của họ – như những người Cộng sản Ý đã làm trong việc hỗ trợ các cuộc can thiệp của NATO ở Kosovo và Afghanistan, hoặc phần lớn Unidas Podemos ngày nay, khi họ đưa tiếng nói của mình với sự nhất trí hợp xướng của toàn thể vòm quốc hội Tây Ban Nha, ủng hộ việc gửi vũ khí cho quân đội Ukraine. Hành vi thiếu nghiêm túc như vậy đã bị trừng phạt nhiều lần trong quá khứ, kể cả tại các cuộc thăm dò ngay khi có dịp.

Bonaparte không phải là dân chủ

Năm 1853-1856, Marx đã viết một loạt bài báo xuất sắc cho tờ New-York Daily Tribune chứa đựng nhiều điểm tương đồng thú vị và hữu ích với thời đại ngày nay. Vào năm 1853, khi nói về vị quốc vương Muscovite vĩ đại của thế kỷ 15 – người được coi là đã thống nhất nước Nga và đặt nền móng cho chế độ chuyên quyền của nó – Marx tuyên bố: “Người ta chỉ cần thay thế một loạt tên và ngày tháng bằng những tên khác và điều đó trở nên rõ ràng rằng các chính sách của Ivan III […] và của Nga ngày nay, không chỉ giống nhau mà còn giống hệt nhau. ” Tuy nhiên, vào năm sau, đối lập với những nhà dân chủ tự do đề cao liên minh chống Nga, ông viết: “Thật là sai lầm khi mô tả cuộc chiến chống Nga là cuộc chiến giữa tự do và chuyên quyền. Ngoài thực tế là nếu trường hợp như vậy xảy ra, quyền tự do sẽ là không có đại diện bởi Bonaparte, toàn bộ mục tiêu của cuộc chiến của Bonaparte là sự duy trì […] của các hiệp ước Vienna – những hiệp ước hủy bỏ quyền tự do và độc lập của các quốc gia. ” Nếu chúng ta thay thế Bonaparte bằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và các hiệp ước Vienna với NATO, những nhận xét này của Marx dường như được viết ra cho ngày nay.

Những người phản đối cả chủ nghĩa dân tộc của Nga và Ukraine, cũng như sự mở rộng của NATO, cho thấy rằng họ không hề do dự trong  chính trị hay mơ hồ về mặt lý thuyết. Trong những tuần gần đây, một số chuyên gia đã đưa ra lời giải thích về gốc rễ của cuộc xung đột (không có cách nào làm giảm sự dã man của cuộc xâm lược của Nga), và lập trường của những người đề xuất chính sách không liên quan là cách hiệu quả nhất để kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt và đảm bảo số nạn nhân ít nhất. Vấn đề không phải là hành xử như những “tâm hồn đẹp đẽ” chìm đắm trong chủ nghĩa duy tâm trừu tượng, người mà Hegel cho rằng không có khả năng giải quyết hiện thực thực tế của những mâu thuẫn trần thế. Ngược lại: mục đích là đưa thực tế thành liều thuốc giải độc thực sự duy nhất cho cuộc chiến mở rộng không giới hạn. Không có hồi kết đối với những tiếng nói kêu gọi gia nhập quân đội hoặc những người, như Đại diện Cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại của Liên minh Châu Âu, nghĩ rằng nhiệm vụ của Châu Âu là cung cấp cho người Ukraine “vũ khí cần thiết cho chiến tranh”. Nhưng ngược lại với những lập trường này, cần phải theo đuổi hoạt động ngoại giao không ngừng dựa trên hai quan điểm vững chắc: giảm bạo lực và không đứng trung lập, ủng hộ Ukraine độc ​​lập.

Bất chấp việc NATO tăng cường ủng hộ sau các động thái của Nga, cần phải làm việc nhiều hơn nữa để đảm bảo rằng dư luận không coi cỗ máy chiến tranh lớn nhất và hung hãn nhất trên thế giới – NATO – là giải pháp cho các vấn đề an ninh toàn cầu. Nó phải được chứng minh rằng nó là một tổ chức nguy hiểm và kém hiệu quả, với mục tiêu mở rộng và thống trị đơn cực, đã thúc đẩy căng thẳng dẫn đến chiến tranh trên thế giới.

Trong Chủ nghĩa xã hội và chiến tranh, Lenin cho rằng những người theo chủ nghĩa Marx khác với những người theo chủ nghĩa hòa bình và chủ nghĩa vô chính phủ ở chỗ họ “cho rằng cần thiết về mặt lịch sử để nghiên cứu từng cuộc chiến một cách riêng biệt”. Tiếp tục, ông khẳng định rằng: “Trong lịch sử, đã có rất nhiều cuộc chiến tranh, bất chấp mọi sự khủng khiếp, tàn bạo, đau khổ và đau khổ chắc chắn đi kèm với tất cả các cuộc chiến tranh, đều mang tính tiến bộ, tức là đã mang lại lợi ích cho sự phát triển của nhân loại.” Nếu điều đó là đúng trong quá khứ, sẽ là thiển cận nếu chỉ lặp lại nó trong các xã hội hiện đại, nơi vũ khí hủy diệt hàng loạt liên tục lan rộng. Hiếm có cuộc chiến tranh – không nên nhầm lẫn với các cuộc cách mạng – lại có tác dụng dân chủ hóa như các nhà lý luận của chủ nghĩa xã hội đã hy vọng. Thật vậy, chúng thường được chứng minh là cách thức tồi tệ nhất để tiến hành một cuộc cách mạng, cả vì cái giá phải trả của nhân loại và vì sự tàn phá của các lực lượng sản xuất mà chúng gây ra. Đó là một bài học mà Cánh tả ôn hòa không bao giờ được quên.

Đối với phe Cánh tả, chiến tranh không thể là “sự tiếp tục của chính trị bằng các phương tiện khác”, trích câu châm ngôn nổi tiếng của Clausewitz. Trên thực tế, nó chỉ đơn thuần chứng nhận sự thất bại của chính trị. Nếu Cánh tả muốn trở lại bá chủ và thể hiện mình có khả năng sử dụng lịch sử của mình cho các nhiệm vụ ngày nay, thì nó cần phải viết không thể xóa nhòa trên các biểu ngữ của mình những từ “chống chủ nghĩa quân phiệt” và “Không chiến tranh!”

 

* Marcello Musto là Giáo sư Xã hội học tại Đại học York (Toronto – Canada) và là một chuyên gia về tư tưởng Xã hội chủ nghĩa và lịch sử của phong trào lao động. Các bài viết của ông – có tại www.marcellomusto.org – đã được xuất bản trên toàn thế giới bằng 25 ngôn ngữ.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận