CHIẾN TRANH VÀ NỀN DÂN CHỦ – XÃ HỘI NGA

Cuộc chiến tranh châu Âu đã nổ ra, cuộc chiến mà tất cả chính phủ và các đảng tư sản các nước đã chuẩn bị từ lâu. Sự phát triển của vũ khí, sự tăng cường tột độ của cuộc đấu tranh giành giật thị trường trong giai đoạn mới nhất, giai đoạn đế quốc, của quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa ở các nước tiên tiến và lợi ích vương triều của các chế độ quân chủ Đông Âu lạc hậu hơn chắc chắn sẽ dẫn đến cuộc chiến này, và quả thực nó đã đến. Chiếm đoạt lãnh thổ và khuất phục nước khác, tàn phá quốc gia đối thủ và cướp đoạt của cải của họ, đánh lạc hướng quần chúng lao động khỏi những cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ, gieo rắc sự chia rẽ và dung dưỡng chủ nghĩa dân tộc nơi công nhân, tiêu diệt đội tiên phong của họ để làm suy yếu phong trào cách mạng của giai cấp vô sản – những điều này đã bao hàm trong nó những nội dung thực tế, trọng tâm và ý nghĩa duy nhất của cuộc chiến hiện nay.

Nhiệm vụ chủ yếu về phía những người Dân chủ – Xã hội là tiết lộ ý nghĩa thực sự của cuộc chiến và phơi bày một cách không khoan nhượng sự giả dối, ngụy biện của cụm từ “yêu nước” mà các giai cấp thống trị, địa chủ và tư sản đang lan truyền để biện minh cho cuộc chiến.

Có hai nhóm các quốc gia hiếu chiến, một bên được dẫn đầu bởi giai cấp tư sản Đức. Nó phỉnh gạt giai cấp công nhân và quần chúng cùng khổ bằng cách khẳng định với họ rằng đây chỉ là cuộc chiến để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ tự do và văn minh, cuộc chiến để giải phóng các dân tộc bị áp bức dưới tay Sa hoàng và đập tan chế độ Sa hoàng phản động. Tuy nhiên trên thực tế, chính giai cấp tư sản này, những tên đầy tớ hèn mọn cho bọn địa chủ quý tộc Phổ, đứng đầu bởi Wilhelm II, đã luôn là một đồng minh trung thành nhất của Sa hoàng cũng như là kẻ thù của phong trào cách mạng của công nhân và nông dân Nga. Thực tế là gì, bất kể kết quả của cuộc chiến này có ra sao thì giai cấp tư sản đó sẽ cùng với   đám địa chủ quý tộc sẽ cố gắng hết sức để giúp đỡ chế độ quân chủ sa hoàng chống lại một cuộc cách mạng ở Nga.

Một thực tế nữa là, chính giai cấp tư sản Đức đã tiến hành một chiến dịch kẻ cướp nhằm chống lại Serbia, khuất phục nó, bóp nghẹt cuộc cách mạng dân tộc của người Nam Slav, đồng thời gửi phần lớn lực lượng quân sự của mình để chống lại các nước tự do hơn như Bỉ và Pháp, để cướp bóc các đối thủ cạnh tranh giàu có hơn. Giai cấp tư sản Đức đã lan truyền một câu chuyện bịa đặt rằng nó đang tiến hành chiến tranh để tự vệ nhưng thực tế thời điểm gây chiến mà nó chọn cốt sao thuận lợi nhất cho nó, sử dụng những cải tiến mới nhất của nó trong quân sự, đón đầu các kế hoạch và quyết định tái vũ trang của Nga và Pháp.

Bên kia được dẫn đầu bởi giai cấp tư sản Anh và Pháp, những kẻ phỉnh gạt giai cấp công nhân và quần chúng cùng khổ bằng cách khẳng định rằng chúng đang gây chiến là để bảo vệ nước chúng, bảo vệ tự do và văn minh, để chống lại chủ nghĩa quân phiệt Đức và nền độc tài. Thực tế là gì, chính giai cấp tư sản đó từ lâu đã bỏ ra hàng tỷ đồng để biến quân đội Sa hoàng, chế độ quân chủ phản động và man rợ nhất châu Âu, thành lính đánh thuê cho cuộc tấn công vào Đức.

Thực tế giai cấp tư sản Anh và Pháp gây chiến cốt để chiếm các thuộc địa của Đức và tiêu diệt một quốc gia đối địch với tốc độ phát triển kinh tế nhanh hơn nó. Để theo đuổi mục đích cao cả này, các quốc gia “dân chủ” và “tiên tiến” đang giúp chế độ Sa hoàng man rợ tiếp tục siết họng Ba Lan, Ukraine, v.v., và nghiền nát hoàn toàn cách mạng Nga.

Không phe nào hiếu chiến kém phe nào, cả về sự tước đoạt, sự tàn bạo và sự hung hăng vô cùng tận; tuy nhiên, để lừa phỉnh giai cấp vô sản và đánh lạc hướng sự chú ý của họ khỏi cuộc chiến giải phóng chân chính duy nhất, cụ thể là cuộc nội chiến chống lại giai cấp tư sản ở “nước mình” cũng như “nước ngoài”, để đạt được cái mục đích cao cả này, giai cấp tư sản của mỗi nước đang cố gắng, với sự trợ giúp của những cụm từ giả tạo về lòng yêu nước, để khơi dậy lý tưởng về cuộc chiến tranh dân tộc “của riêng mình”, khẳng định rằng họ chiến đấu là để đánh bại kẻ thù chứ không phải để cướp bóc và chiếm đoạt lãnh thổ, để “giải phóng” tất cả các dân tộc khác ngoại trừ chính dân tộc mình.

Nhưng các chính phủ và giai cấp tư sản của tất cả các nước càng cố gắng chia rẽ công nhân và buộc họ chống lại nhau, và làm điều này bằng cách thi hành một cách dã man hơn thiết quân luật và kiểm duyệt quân sự (những biện pháp mà ngay cả bây giờ, trong thời chiến, được áp dụng để chống lại kẻ thù “bên trong” còn gay gắt hơn là chống lại bên ngoài) thì nghĩa vụ của giai cấp vô sản có ý thức giai cấp càng phải là phải bảo vệ sự đoàn kết giai cấp, chủ nghĩa quốc tế và niềm tin xã hội chủ nghĩa của họ nhằm chống lại chủ nghĩa Sô vanh và bọn  tư sản “yêu nước” ở tất cả các nước. Nếu những người lao động có ý thức giai cấp từ bỏ mục tiêu này, điều này có nghĩa là từ bỏ khát vọng tự do và dân chủ, chứ chưa nói gì đến khát vọng xã hội chủ nghĩa của họ.

Đó là sự thất vọng cay đắng đến cùng cực đối với chúng tôi khi các đảng xã hội chủ nghĩa của các nước hàng đầu châu Âu đã không thực hiện nghĩa vụ này, hành vi của các nhà lãnh đạo của các đảng này, đặc biệt là ở Đức, xung quanh sự phản bội hoàn toàn lại lý tưởng của chủ nghĩa xã hội. Ở vào thời điểm lịch sử trọng đại này, hầu hết các lãnh đạo của Quốc tế xã hội chủ nghĩa hiện nay, quốc tế hai (1889-1914), lại đang cố gắng thay thế chủ nghĩa xã hội bằng chủ nghĩa dân tộc. Hành động như thế nên các đảng công nhân của các nước này chẳng những không phản đối hành vi tội ác của các chính phủ mà còn kêu gọi giai cấp công nhân đứng chung với các chính phủ đế quốc. Họ đã thực hiện một hành động phản bội chủ nghĩa xã hội bằng cách bỏ phiếu cho các khoản tín dụng chiến tranh, bằng cách nhắc lại những khẩu hiệu sô vanh (“yêu nước”) của giai cấp tư sản ở chính “nước họ”, bằng cách biện minh và ủng hộ chiến tranh, bằng cách gia nhập chính phủ tư sản của các nước hiếu chiến, v.v. Các nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa có ảnh hưởng nhất và các cơ quan có ảnh hưởng nhất của báo chí xã hội chủ nghĩa châu Âu ngày nay đều giữ các quan điểm theo chủ nghĩa sô vanh, tư sản và tự do mà không theo chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa. Do đó, trách nhiệm làm ô nhục chủ nghĩa xã hội chủ yếu thuộc về Đảng Dân chủ-Xã hội Đức, đảng này là đảng mạnh nhất và có ảnh hưởng nhất trong Quốc tế thứ hai. Nhưng cũng không ai có thể biện minh cho những người theo chủ nghĩa xã hội Pháp, những người đã chấp nhận các chức vụ bộ trưởng trong cái chính phủ tư sản đã phản bội chính đất nước mình và liên minh với Bismarck để tiêu diệt Công xã.

Cố gắng biện minh cho việc ủng hộ chiếu tranh, đảng Dân chủ xã hội Đức và Áo lập luận rằng họ làm vậy là để chống lại Sa hoàng Nga. Nhưng chúng tôi, những người Dân chủ xã hội Nga tuyên bố rằng đó chỉ là ngụy biện. Ở nước ta, phong trào cách mạng chống Sa hoàng đã quay trở lại và  chỉ trong vài năm qua đã ngày càng to lớn. Giai cấp công nhân Nga đã luôn dẫn đầu phong trào đó. Các cuộc bãi công chính trị trong vài năm gần đây, với sự tham gia của hàng triệu công nhân, đã luôn lấy khẩu hiệu là lật độ Sa hoàng và thành lập một nước cộng hòa dân chủ. Trong chuyến thăm Nicholas II vào trước chiến tranh,  Tổng thống Cộng hòa Pháp Poincaré đã có thể tận mắt chứng kiến trên các đường phố ở St.Petersburg là các rào chắn do công nhân Nga dựng lên. Giai cấp vô sản Nga đã không nao núng dù hy sinh giá nào để nhân loại thoát khỏi sự ô nhục của chế độ quân chủ Sa hoàng. Tuy nhiên, chúng ta phải nói rõ rằng nếu có bất kỳ điều gì, trong những điều kiện nhất định, có thể trì hoãn sự sụp đổ Sa hoàng, bất kỳ điều gì có thể giúp ích cho Sa hoàng trong cuộc đấu tranh chống lại toàn bộ nền dân chủ của nước Nga, thì đó chính là cuộc chiến hiện tại, cuộc chiến đã làm đầy túi Sa hoàng bằng tiền của người Anh, người Pháp và tư sản Nga, cho mục đích phản động sâu xa của họ. Nếu có bất cứ điều gì có thể cản trở cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân Nga nhằm chống lại Sa hoàng thì đó là hành vi của các nhà lãnh đạo Xã hội-Dân chủ Đức và Áo, mà báo chí Sô-vanh của Nga liên tục lấy làm ví dụ cho chúng ta.

Ngay cả khi giả định rằng nền Dân chủ-Xã hội Đức quá yếu kém đến mức mà nó buộc phải kiềm chế mọi hoạt động cách mạng, thì nước này cũng không nên gia nhập phe sô-vanh, hoặc thực hiện các bước khiến cho những người theo chủ nghĩa xã hội Ý có lý do để nói rằng các nhà lãnh đạo Xã hội-Dân chủ Đức là thứ đã làm vấy bẩn ngọn cờ của Quốc tế vô sản.

Đảng của chúng tôi, Đảng Lao động Xã hội-Dân chủ Nga, đã và sẽ tiếp tục hy sinh to lớn vì cuộc chiến này. Toàn bộ báo chí hợp pháp của giai cấp công nhân chúng ta đã bị đàn áp. Hầu hết các hiệp hội của giai cấp công nhân đã bị giải tán và một số lượng lớn các đồng chí của chúng tôi đã bị bắt, bị lưu đày. Tuy nhiên, các đại diện trong Duma quốc hội của chúng tôi coi nhiệm vụ xã hội chủ nghĩa của họ là không bỏ phiếu cho các khoản tín dụng chiến tranh, và thậm chí rời khỏi Duma để thể hiện sự phản đối của họ một cách kiên quyết hơn; họ coi nhiệm vụ của mình là coi chính sách của các chính phủ Châu Âu là chủ nghĩa đế quốc. Mặc dù chính phủ của sa hoàng đã gia tăng chế độ chuyên chế lên gấp cả chục lần, nhưng những người lao động Xã hội-Dân chủ Nga vẫn đang công bố những bản tuyên ngôn bất hợp pháp đầu tiên chống chiến tranh, do đó họ thực hiện nghĩa vụ của họ đối với nền dân chủ và Quốc tế.

Trong khi sự sụp đổ của Quốc tế thứ hai đã làm nảy sinh cảm giác xấu hổ cháy bỏng trong các nhà cách mạng Xã hội-Dân chủ – đại diện bởi thiểu số các đảng viên Xã hội-Dân chủ Đức và các đảng viên Dân chủ-Xã hội tốt nhất ở các nước trung lập; trong khi những người xã hội chủ nghĩa ở Anh cũng như Pháp đã lên tiếng chống lại chủ nghĩa sô vanh của hầu hết các đảng Xã hội-Dân chủ; trong khi những kẻ cơ hội, chẳng hạn, được đại diện bởi Sozialistische Monatshefte của Đức, vốn từ lâu đã giữ lập trường dân tộc tự do, có lý do chính đáng để ăn mừng chiến thắng của mình trước chủ nghĩa xã hội châu Âu — sự phục vụ tồi tệ nhất có thể là dành cho giai cấp vô sản bởi những người đã ném mình giữa chủ nghĩa cơ hội và cách mạng Dân chủ-Xã hội (như “Trung ương” trong Đảng Dân chủ-Xã hội Đức), bởi những kẻ đang cố che đậy sự sụp đổ của Quốc tế thứ hai hoặc ngụy tạo nó bằng những ngôn từ ngoại giao.

Ngược lại, sự sụp đổ này phải được nhìn nhận thẳng thắn để thấy rõ nguyên nhân, để từ đó mà dựng nên ngày càng bền vững một khối đoàn kết xã hội chủ nghĩa mới của công nhân các nước.

Những kẻ cơ hội đã phá hỏng các quyết định tại đại hội Stuttgart, Copenhagen và Basle, [1] thứ ràng buộc các nhà xã hội chủ nghĩa của tất cả các nước vào việc chống lại chủ nghĩa sô-vanh trong bất cứ điều kiện nào, buộc những người xã hội chủ nghĩa phải đáp trả lại bất kỳ cuộc chiến nào do giai cấp tư sản và các chính phủ của nó khởi xướng, với việc tăng cường tuyên truyền nội chiến và cách mạng xã hội. Sự sụp đổ của Quốc tế thứ hai là sự sụp đổ của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa cơ hội phát triển từ những đặc điểm của một thời kỳ lịch sử đã qua (được gọi là “hòa bình”), và trong những năm gần đây đã thực sự thống trị Quốc tế. Những kẻ cơ hội từ lâu đã chuẩn bị cơ sở cho sự sụp đổ này bằng cách phủ nhận cách mạng xã hội chủ nghĩa và thay thế nó bằng chủ nghĩa cải lương tư sản; bằng cách bác bỏ cuộc đấu tranh giai cấp với sự biến đổi tất yếu của nó vào những thời điểm nhất định thành cuộc nội chiến, và bằng cách rao giảng sự hợp tác giai cấp; bằng cách rao giảng chủ nghĩa sô vanh tư sản dưới chiêu bài yêu nước và bảo vệ tổ quốc, phớt lờ hoặc bác bỏ chân lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội, đã được nêu từ lâu trong Tuyên ngôn Cộng sản, rằng những người lao động không có đất nước; bằng cách tự giam mình trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt theo một quan điểm duy cảm, phi chủ nghĩa, thay vì thừa nhận sự cần thiết của một cuộc chiến tranh cách mạng của những người vô sản ở tất cả các nước, chống lại giai cấp tư sản của tất cả các nước; bằng cách tôn sùng sự cần thiết phải sử dụng chủ nghĩa nghị viện tư sản và tính hợp pháp tư sản mà quên rằng các hình thức tổ chức và tuyên truyền bất hợp pháp là bắt buộc vào những thời điểm khủng hoảng. “Sự phụ thuộc” tự nhiên vào chủ nghĩa cơ hội – một thứ vừa giống tư sản vừa là thù địch với vô sản, tức là theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – cụ thể là xu hướng nghiệp đoàn vô chính phủ, đã được đánh dấu bằng một lời nhắc lại khẩu hiệu không kém phần đáng xấu hổ của chủ nghĩa sô vanh, trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay.

Ở thời điểm hiện nay, chẳng những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội không thể thực hiện được mà đoàn kết quốc tế thực sự giữa công nhân cũng không thể đạt được nếu không có sự đoạn tuyệt với chủ nghĩa cơ hội, và không giải thích được sự thất bại tất yếu của nó cho quần chúng.

Đó phải là nhiệm vụ hàng đầu của các Đảng viên Xã hội-Dân chủ ở mọi quốc gia để chống lại chủ nghĩa sô vanh của quốc gia đó. Ở Nga, chủ nghĩa sô vanh này đã tràn qua những người theo chủ nghĩa tự do tư sản (“Đảng dân chủ lập hiến”), và một phần của đảng Narodniks – trước những người Cách mạng – Xã hội chủ nghĩa [2] và Đảng Xã hội – Dân chủ “Cánh hữu”. (Đặc biệt, những phát ngôn theo chủ nghĩa sô vanh của E. Smirnov, P. Maslov và G. Plekhanov, chẳng hạn, nên được gắn nhãn hiệu; chúng đã được báo chí “yêu nước” tư sản tiếp thu và sử dụng rộng rãi.)

Trong tình hình hiện nay, từ quan điểm của giai cấp vô sản quốc tế thì khó mà xác định được bên hiếu chiến nào thất bại thì sẽ ít tệ hơn đối với chủ nghĩa xã hội. Nhưng đối với chúng tôi, những người Xã hội – Dân chủ Nga, thì không có gì phải nghi ngờ rằng, từ quan điểm của giai cấp công nhân và của quần chúng lao động cần lao trong tất cả các quốc gia thuộc Nga, sự thất bại của chế độ quân chủ Sa hoàng, chính phủ phản động và man rợ nhất, đang áp bức số lượng quốc gia lớn nhất và số lượng dân cư đông đảo nhất của châu Âu và châu Á, hẳn sẽ ít tệ hơn.

Vì nước Nga lạc hậu nhất và chưa hoàn thành cuộc cách mạng tư sản, nên nhiệm vụ của các nhà Xã hội – Dân chủ ở nước đó là đạt được ba điều kiện cơ bản để thực hiện nhất quán cải cách dân chủ: một nền cộng hòa dân chủ (với sự bình đẳng hoàn toàn và quyền tự quyết cho tất cả các quốc gia), tịch thu các điền trang và một ngày làm việc tám giờ. Nhưng ở tất cả các nước tiên tiến, chiến tranh đã đặt khẩu hiệu cách mạng xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu, một khẩu hiệu lại càng cấp bách khi gánh nặng chiến tranh ngày một đè nặng lên vai giai cấp vô sản, và trong điều kiện công nghệ tiến bộ vượt bậc của chủ nghĩa tư bản quy mô lớn nó lại càng phải tích cực hơn cho vai trò trong tương lai là tái tạo lại châu Âu sau sự tàn phá khủng khiếp của chủ nghĩa man rợ “yêu nước” hiện nay. Việc giai cấp tư sản sử dụng luật pháp thời chiến để bịt miệng giai cấp vô sản khiến cho nó bắt buộc phải tạo ra các hình thức kích động và tổ chức bất hợp pháp. Hãy để những kẻ cơ hội “cứ khư khư” với các tổ chức hợp pháp bằng cái giá phải trả là sự phản bội lại chính niềm tin của họ, còn các nhà cách mạng Xã hội chủ nghĩa sẽ sử dụng kinh nghiệm tổ chức và liên kết của giai cấp công nhân để tạo ra các hình thức đấu tranh bất hợp pháp cho chủ nghĩa xã hội, các hình thức phù hợp với thời kỳ khủng hoảng, và để đoàn kết công nhân của tất cả các nước chứ không phải với giai cấp tư sản sô vanh của nước họ. Quốc tế vô sản sẽ không chìm nghỉm và nhất định thế. Bất chấp mọi trở ngại, đông đảo công nhân sẽ lập nên Quốc tế mới. Thành công hiện tại của bọn cơ hội sẽ không còn lâu nữa. Những mất mát gây ra bởi chiến tranh càng to lớn sẽ càng làm cho quần chúng công nhân thấy rõ rằng những kẻ cơ hội đã phản bội chính nghĩa của công nhân như thế nào và rằng vũ khí phải được quay lại để chống lại chính quyền và giai cấp tư sản của mỗi nước.

Việc chuyển chiến tranh đế quốc hiện nay thành nội chiến là khẩu hiệu vô sản đúng đắn duy nhất, một khẩu hiệu theo kinh nghiệm của Công xã, và được nêu trong nghị quyết Basle (1912); nó bị quy định bởi tất cả các điều kiện của một cuộc chiến tranh đế quốc giữa các nước tư sản phát triển cao. Tuy nhiên khó khăn cho sự biến đổi đó có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào, các nhà xã hội chủ nghĩa sẽ không bao giờ từ bỏ công việc chuẩn bị có hệ thống, bền bỉ và không nao núng theo hướng này khi mà giờ đây chiến tranh đã trở thành hiện thực.

Chỉ theo con đường này, giai cấp vô sản mới có thể rũ bỏ sự lệ thuộc của mình vào giai cấp tư sản sô vanh, và bằng hình thức này hay hình thức khác và ít nhiều nhanh chóng, thực hiện những bước đi quyết định hướng tới tự do chân chính cho các dân tộc và tiến tới chủ nghĩa xã hội.

Sống mãi tình huynh đệ quốc tế của những người lao động chống lại chủ nghĩa sô vanh và lòng yêu nước của giai cấp tư sản các nước!

Sống mãi tinh thần quốc tế vô sản, rũ bỏ mau chủ nghĩa cơ hội!


*Ghi chú:

[1] Đại hội Stuttgart của Quốc tế thứ hai được tổ chức từ ngày 18 tới 24 tháng 8 năm 1907. Phái đoàn của R.S.D.L.P bao gồm 37 thành viên, trong đó các đại biểu Bolshevik gồm có Lenin, Lunacharsky và Litvinov. Đại hội tiến hành công việc chính của mình trong các ủy ban được thành lập để soạn thảo các nghị quyết cho các cuộc họp toàn thể. Lenin làm việc trong ủy ban soạn thảo nghị quyết về “Chủ nghĩa quân phiệt và các xung đột quốc tế”. Lenin và Rosa Luxemburg đưa vào dự thảo của Bebel bản sửa đổi lịch sử về nhiệm vụ của những người xã hội chủ nghĩa là sử dụng cuộc khủng hoảng do chiến tranh gây ra để khích động quần chúng đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản. Sửa đổi đã được Đại hội thông qua (liên quan đến Đại hội, xem các bài báo của Lenin “Đại hội xã hội chủ nghĩa quốc tế ở Stuttgart” trong Tập 13 của ấn bản hiện tại, trang 75-81 và 82-93). Đại hội Copenhagen của Quốc tế thứ hai được tổ chức từ ngày 28 tháng 8 đến ngày 3 tháng 9 năm 1910, R.S.D.L.P có sự đại diện của Lenin, Plekhanov, Lunacharsky, Kollontai, Pokrovsky và những người khác. Đại hội chỉ định, một số ủy ban thảo luận sơ bộ và dự thảo các nghị quyết về các mục của chương trình nghị sự. Lê-nin làm việc trong ủy ban hợp tác xã. Nghị quyết của Quốc hội “Cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh” đã xác nhận nghị quyết của Quốc hội Stuttgart về “Chủ nghĩa quân phiệt và các xung đột quốc tế” và liệt kê các yêu cầu cần được nâng cao của các đại biểu quốc hội xã hội chủ nghĩa: 

(a) tất cả các xung đột giữa các quốc gia phải được đệ trình để giải quyết một cách nhanh gọn tại tòa án trọng tài quốc tế, 

(b) giải trừ quân bị chung; 

(c) bãi bỏ ngoại giao bí mật; 

(d) quyền tự trị cho tất cả các quốc gia và sự bảo vệ của họ trước các cuộc tấn công và áp bức quân sự. 

Đại hội Basle của Quốc tế thứ hai được tổ chức từ ngày 24 tới 25 tháng 11 năm 1912. Đây là đại hội bất thường được kêu gọi liên quan đến Chiến tranh Balkan và chiến tranh châu Âu sắp xảy ra. Đại hội đã thông qua một bản tuyên ngôn nhấn mạnh bản chất đế quốc của cuộc chiến tranh thế giới đang đến gần, và kêu gọi các nhà xã hội chủ nghĩa của tất cả các nước tiến hành một cuộc đấu tranh mạnh mẽ chống chiến tranh. (Tuyên ngôn Basle được thảo luận trên trang 208-17, 307-08 trong tập này.) 

[2] Cách mạng xã hội chủ nghĩa — một đảng dựa trên nông dân ở Nga, được thành lập vào cuối năm 1901 và đầu năm 1902 là kết quả của sự liên kết của các nhóm và giới Narodnik khác nhau (Liên minh các nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng Xã hội chủ nghĩa, v.v..). Tờ báo Revolutsionnaya Rossiya (Cách mạng nước Nga) (1900-05) và tạp chí Vestnik Russkoi Revolutsii (Sứ giả của Cách mạng Nga) (1901-05) trở thành cơ quan chính thức của nó. Những người Cách mạng-Xã hội chủ nghĩa đã không thừa nhận sự khác biệt giai cấp giữa giai cấp vô sản và tư hữu nhỏ, che đậy mâu thuẫn giai cấp trong giai cấp nông dân và bác bỏ vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng. Quan điểm của các nhà Cách mạng-Xã hội chủ nghĩa là sự pha trộn chiết trung giữa các ý tưởng của chủ nghĩa Na-pô-lê-ông và chủ nghĩa xét lại; , như Lenin đã nói, họ đã cố gắng chắp vá “những đặc lợi trong các ý tưởng của Narodnik với những thứ“ chỉ trích ”chủ nghĩa Mác theo chủ nghĩa cơ hội thời thượng” (xem ấn bản hiện tại, Tập 9, trang 310). Đảng Bolshevik vạch trần những âm mưu của những người Cách mạng-Xã hội giả mạo là những người theo chủ nghĩa xã hội, tiến hành một cuộc đấu tranh kiên quyết chống lại Những người Cách mạng-Xã hội để giành ảnh hưởng đối với giai cấp nông dân và cho thấy thủ đoạn khủng bố cá nhân của họ nguy hiểm như thế nào đối với phong trào giai cấp công nhân. Đồng thời, những người Bolshevik đã chuẩn bị sẵn sàng với những điều kiện nhất định để ký kết các thỏa thuận tạm thời với những người Cách mạng-Xã hội chủ nghĩa trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa sa-nô. Ngay từ cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất (1905-07), Cánh hữu của Đảng Cách mạng-Xã hội đã ly khai và thành lập Đảng Xã hội-Bình dân hợp pháp, có triển vọng gần với giới Thiếu sinh quân, Cánh tả thành lập đảng Bán liên minh vô chính phủ của những người theo chủ nghĩa tối đa. Trong giai đoạn phản ứng từ năm 1907 đến năm 1910, Đảng Cách mạng-Xã hội chủ nghĩa bị suy sụp hoàn toàn về tư tưởng và tổ chức. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, hầu hết các thành viên của nó đều có quan điểm xã hội-sô-vanh.


Nguồn: MIA

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận