“Tôi đại diện cho khoa học” và sự báo động của chủ nghĩa thực chứng.
Những năm gần đây các học giả ở Trung Quốc đang lục lọi và tìm kiếm cuồng nhiệt về chủ nghĩa thực chứng của Kant, đây là một trình trạng đáng báo động đối với việc hâm mộ xu hướng “khoa học” phục vụ cho lợi ích tư bản này. Mới đây, tiến sĩ Anthony Fauci đã phát biểu rằng “Tôi đại diện cho khoa học, tấn công tôi là tấn công khoa học” đã khiến cho các cuộc tranh luận về chủ nghĩa thực chứng ở Mỹ bùng nổ không ngừng.
Chúng ta đang sống trong một thế giới của chủ nghĩa thực chứng và việc “khoa học” phải đưa lên hàng đầu. Chủ nghĩa thực chứng được nhấn mạnh và phổ biến từ Kant, khi ông tin rằng những thí nghiệm đưa ra những bằng chứng thật sự và sẽ đưa con người chúng ta đạt đến được trình độ “khoa học”, và cho rằng “khoa học” của những thí nghiệm này là chân lý, là sự thật. Tuy nhiên, đây là một trong những vấn đề mà Hegel đã phê phán mạnh mẽ nhất.
Tại đây chúng ta phải làm rõ từ vựng trước. Từ “Khoa học” hiện tại chúng ta đang dùng trong tiếng Việt và cả tiếng Anh “Science” là khoa học thực nghiệm. Trong tiếng Đức nói về Khoa học được phân chia ra 2 loại ,thứ nhất “Naturwissenschaft” – khoa học thực nghiệm các môn tự nhiên và của Hegel – “Wissenschaft” – tức là những kiến thức (Wissen) mà Geist trải nghiệm (Erfahrung) , thu thập được để được gọi là Khoa Học, ở một bậc cao hơn, khác hoàn toàn và không đến từ thực nghiệm như các phương pháp trong thực nghiệm Toán, Lý, Hóa.
Việc đưa các thí nghiệm là sự thật chân lý vốn là một học thuyết giáo điều ngay từ đầu, thế nhưng việc ủng hộ nó lại càng mang đến những rắc rối khác. Giáo dục và xã hội ưu chuộng thực nghiệm, ưa chuộng các môn toán , lý, hóa , công nghệ vì nó sẽ đem lại những tiến bộ về máy móc cho con người và phục vụ lợi ích cho tư bản. Đó không phải là “khoa học” mà là ngụy khoa học.
Chủ nghĩa thực chứng và khoa học của nó là giáo điều vì nó cho chúng ta công thức, bắt chúng ta phải áp dụng đúng nó và chỉ có duy nhất một kết quả là sự thật hiển nhiên, không còn gì khác. Không có một bước nào gọi là logic hay biện chứng trong chủ nghĩa thực chứng, kể cả bên trong nó như Toán học và Vật lý.
Phương pháp biện chứng (Dialektik) trong triết học Hegel đòi hỏi một sự logic và vòng lặp vô cực tốt (gute Unendlichkeit). Theo “Wissenschaft” của Hegel, những gì mà Geist ( Tinh Thần) phải trải qua, từ nhận thức tự nhiên (Natürliche Bewusstsein) đến nhận thức cá nhân (Selbstbewusstsein) đều là những bước logic biện chứng. Khi trải qua những bước đó thì Geist phải đút kết rất nhiều từ các công cụ như ngôn ngữ, các chủ nghĩa, con người, lịch sử loài người, vũ trụ, v..v. Nó bao gồm việc khẳng định( Positiv) và phủ định (Negativ) nhiều mặt của các công cụ và các kiến thức khác nhau. Những gì Geist đút kết được, cộng với việc các công cụ như con người hay thể xác con người luôn là lá chắn khiến cho Geist không bao giờ đạt được đến kiến thức tuyệt đối (Absolutes Wissen). Nó chết và nó bắt đầu lại một vòng lặp vô cực tốt. Một vòng tròn vô cực không có điểm dừng, chứ không phải là một đường thẳng vô cực xấu (schlechte Unendlichkeit) như chủ nghĩa thực chứng.
Tại đây chúng ta phải phân biệt một điều đó là Grund. Từ nhận thức tự nhiên đến nhận thức cá nhân Geist phải biến bản thân trở thành Grund để trải nghiệm cuộc sống bao gồm thiên nhiên, sinh vật sống và các vật thể khác. Tuy nhiên Geist thất bại vì Grund đã không biện chứng mà chỉ biết đi một con đường thẳng. Thế nên Geist chết và Grund sụp đổ. Geist khôi phục lại hình dạng ban đầu và tiếp tục trải nghiệm đến kiến thức tuyệt đối. (Mục đích của Geist là đạt được kiến thức tuyệt đối). Khác với chủ nghĩa thực chứng, nó cũng trải nghiệm tự nhiên và con người nhưng nó không quay đầu mà đi thẳng và mù quáng đến những giáo điều.
Chủ nghĩa thực chứng dành cho con người, cũng như là chủ nghĩa khắc kỷ (Stoizismus), chủ nghĩa hoài nghi (Skeptizismus) , và nhận thức không hạnh phúc – tôn giáo (unglückliches Bewusstsein) . Đều là những chủ nghĩa mà Sự Nhận Thức (Bewusstsein) của Geist phải trải qua (Ehfahrung) để thấy mình thất bại trong việc đi đến Kiến Thức Tuyệt Đối và bắt đầu lại một cuộc hành trình đi tìm kiến thức tuyệt đối. Tuy nhiên giai cấp tư bản hiện tại không muốn Geist vận động và muốn con người phải dừng lại ở một chỗ nên đã tiếp tục phát triển thực chứng, cho rằng nó là chân lý tuyệt đối và bắt buôc mọi người ai cũng đi theo. Điển hình là trong xã hội Tư Bản chúng ta chỉ xem trọng các vấn đề ứng dụng, xem trọng các môn xã hội tự nhiên, còn khoa học xã hội thì vứt đi vì nó không đem lại tính ứng dụng hay nói cách khác là đem lại nhiều tiền. Việc áp dụng chủ nghĩa này đã khiến con người trở nên bất hạnh khi quá “năng suất”, tin vào những lời hứa hẹn trong tương lai của những thực nghiệm, khiến con người bị tha hóa và trở nên khốn khổ.
Chủ nghĩa thực chứng và “khoa học” của nó không phải là thứ chúng ta nên lấy làm mục tiêu, hay tin vào nó một cách mù quáng để sống, xem những thực nghiệm là chân lý, sự thật. Chủ nghĩa thực chứng đang muốn trút bỏ ngôi vị của Chúa trong tôn giáo để thay thế nó và trở thành đấng sáng tạo. Tuy nhiên việc ứng dụng một cách mù quáng như vậy và bắt người khác dùng niềm tin để tin vào khoa học thức nghiệm đã khiến chủ nghĩa thực chứng không khác gì với nhận thức tự nhiên (Tôn giáo) , chỉ dùng niềm tin để tin vào những gì mình muốn. “Thực chứng” và “tôn giáo” mâu thuẫn với nhau giữa khoa học và ma quỷ, nhưng niềm tin của hai bên chẳng khác gì nhau và chúng đều giống nhau.
Thật vậy nói đi nói lại thì nơi nào cũng áp dụng thực chứng. Kể cả Wissenschaftlicher Sozialismus – Chủ Nghĩa Xã Hội khoa học vốn là biện chứng cũng bị biến thành khoa học thực chứng. Wissenschaftlicher Sozialismus vốn không phải là chỉ nhìn những thực nghiệm trong cuộc sống mà đút kết lại viết thành.Mà nó đã trải qua những nhân tố lịch sử, trải qua biết bao nhiêu biến cố, có khẳng định, có phủ định, có chống lại các biện pháp siêu hình, giáo điều để trở thành “Khoa học” của con người và củng cố cho Geist, nhưng hiện tại nó chẳng khác gì thực nghiệm hay những người tuyên truyền về nó bảo rằng hãy tin vào nó vì nó là khoa học và đã thực nghiệm nhiều qua những trận chiến “khoa học” trước kia rồi.
Tác giả: Sally Mju
Chú thích
Thực nghiệm: đút kết từ những thí nghiệm
Tài liệu tham khảo
Phänomenologie des Geistes – Georg Wilhelm Friedrich Hegel
Socialism: Utopian and Scientific – Frederick Engels
The Logic of Desire: An Introduction to Hegel’s Phenomenology of Spirit – Peter Kalkavage
Wissenschaft der Logik – Georg Wilhelm Friedrich Hegel
Mèo Mju kêu meo meo