GIỚI THIỆU
Cuốn sách này thuộc loại khác thường và có lẽ là độc nhất vô nhị trong văn học Mácxít, thể loại văn học mà ngày nay được biết đến với cái tên truyện giả tưởng. Được viết vào năm 1921, nó có dạng một loạt các bài giảng mà tác giả tưởng tượng rằng nó sẽ được giảng vào thập niên 70, đó sẽ là những bài giảng nhằm mô tả quá trình phát triển của nền kinh tế Xô Viết. Những dự báo của Preobrazhensky sẽ được chứng minh tính chính xác trong suốt một thập kỷ sau khi cuốn sách được xuất bản.
Preobrazhensky là một nhà kinh tế học nổi tiếng của đảng Bolshevik, và trong một thời kỳ quan trọng đã ủng hộ Trotsky trong cuộc chiến chống lại sự thoái hóa quan liêu ở Liên Xô. Giống như nhiều người khác, ông trở thành nạn nhân của cuộc thanh trừng của Stalin khi bị xử bắn trong cuộc Đại thanh trừng vào năm 1937.
Cũng giống như cuốn Chủ nghĩa cộng sản ABC nổi tiếng của ông (viết chung với Bukharin), tác phẩm này đã bị đàn áp và và không thể được tìm thấy trên các giá sách ở Liên Xô trong một thời gian dài.
Nó được viết gần như ngay sau khi Chính sách Kinh tế Mới được thông qua, vào tháng 3 năm 1921. N.E.P tiêu biểu cho phản ứng của Lenin và các nhà lãnh đạo Đảng Bolshevik đối với những vấn đề to lớn kế thừa từ thời Nội chiến và Cộng sản thời chiến: mục đích cơ bản của N.E.P là sử dụng các lực lượng thị trường, một cách có hạn chế và kiểm soát, như một phương tiện để thiết lập lại một mức độ ổn định trong mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn. Ngành công nghiệp ở thành thị sẽ cung cấp cho nông thôn những hàng hóa cần thiết để đổi lấy nông sản thay cho việc Nhà nước trưng thu cưỡng bức từ nông dân như giai đoạn Cộng sản thời chiến. Thứ hai, đó là một chính sách nhằm tận dụng tất cả các nhà máy và thiết bị còn lại trong thời kỳ Nội chiến. Nói ngắn gọn, kinh tế thị trường được phép phát triển cùng với khu vực nhà nước bao gồm phần lớn các ngành công nghiệp, ngoại thương và nông trường quốc doanh. Preobrazhensky hơi nghi ngờ về NEP, nhưng ông chấp nhận sự cần thiết của nó, với điều kiện phải thực hiện các bước mạnh mẽ để giữ thương mại và tích lũy tư nhân trong tầm kiểm soát và không ngừng củng cố khu vực nhà nước với cái giá của khu vực tư nhân. Ông nghĩ rằng bằng cách này thì khoảng thời gian NEP hoạt động sẽ được giữ ở mức tối thiểu tuyệt đối.
Tầm quan trọng của công việc hiện tại là nó không chỉ đơn thuần là một cái nhìn mang tính suy đoán về tương lai, mà còn là một tuyên bố của tác giả về cách mà ông nghĩ rằng NEP có thể được kiểm soát và hạn chế những nguy hiểm vốn có trong nó. Do đó, Preobrazhensky đã viết cuốn sách với tư cách là người ủng hộ chính sách công nghiệp hóa có kế hoạch mà sau này đã được phe Đối lập Cánh tả áp dụng.
Đúng là Preobrazhensky đã sợ rằng NEP sẽ củng cố vị thế của phú nông ( kulaks), cũng như các nghệ nhân và thương nhân (nepmen), những người cũng có được lợi thế đáng kể từ việc khôi phục một phần thị trường. Như người đọc sẽ thấy, Preobrazhensky đã dự đoán trong các bài giảng của mình rằng NEP sẽ củng cố cả hai tầng lớp này đến mức mà họ sẽ đủ sức thực hiện phản cách mạng, với sự hỗ trợ nhận được từ giai cấp tư sản nước ngoài.
Nỗi lo lắng của anh ấy đã được chứng minh một phần bởi những sự kiện tiếp theo. Như Lenin và Trotsky đã hy vọng, NEP đã có thể khôi phục lại nền kinh tế vốn đã sa sút đến mức thảm hại vào năm 1921 khi sản lượng chỉ ở mức 1/5 so với mức năm 1913. Sau khi chuyển sang NEP, sản xuất công nghiệp dần dần được cải thiện, lấy lại mức trước chiến tranh vào năm 1927, trong đó nông nghiệp đạt được kết quả tương tự năm trước. Theo nghĩa này, việc rút lui một phần liên quan đến NEP là hợp lý và là cơ sở cho một chương trình công nghiệp hóa có kế hoạch.
Người đọc sẽ thấy rằng Preobrazhensky đã đoán trước rằng điều này có thể xảy ra và dành thời gian đáng kể trong các bài giảng để vạch ra loại chính sách mà ông cảm thấy cần phải thực hiện thông qua một kế hoạch công nghiệp hóa. Ông nhấn mạnh không chỉ nhu cầu xây dựng ngành công nghiệp và đặc biệt là nguồn cung cấp năng lượng điện; mà còn việc giai cấp công nhân nên được củng cố bằng cách liên kết chặt chẽ hơn với nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, làm cho nó có ý thức hơn về các lợi ích của mình, giảm bất bình đẳng về thu nhập và mở rộng giáo dục.
Về mặt này, tác phẩm này là một dự đoán cho những bài viết sau này, chi tiết hơn, của ông về các vấn đề lập kế hoạch, khi các vấn đề đã rời khỏi phạm vi suy đoán và là chủ đề của cuộc đấu tranh nội bộ gay gắt nhất. Chính trong giai đoạn sau này, Preobrazhensky được biết đến như là người dẫn đầu cho cái mà ông gọi là ‘tích lũy xã hội chủ nghĩa nguyên thủy’, đó là khu vực nhà nước sẽ phải chiếm một phần thặng dư của nông dân để có được các nguồn lực cần thiết cho xây dựng ngành công nghiệp. (Preobrazhensky giải quyết những câu hỏi này trong tác phẩm Kinh tế học mới xuất bản lần đầu năm 1926.)
Nhưng điều cốt yếu là phải hiểu rằng quan niệm của Preobrazhensky về công nghiệp hóa không có điểm chung nào với quan niệm cuối cùng đã được Stalin thực hiện trong Kế hoạch 5 năm bắt đầu vào năm 1928. Stalin, cùng với Bukharin, từ lâu đã chống lại các đề xuất của phe Cánh tả đối với một chương trình công nghiệp hóa, mặc dù thực tế là trong giai đoạn sau khi Lenin qua đời (1924), ngày càng rõ ràng rằng NEP đã hoàn thành tất cả những gì có thể mong đợi về nó từ quan điểm kinh tế, và nó đang dẫn đến những nguy hiểm khôn lường về chính trị, những gì mà Preobrazhensky và những người khác đã tiên đoán. Khi Stalin, trong cơn hoảng loạn mù quáng, dưới sự đe dọa của sự can thiệp của nước ngoài cũng như sự biến động nội bộ từ các kulaks, đã buộc phải bắt đầu một chương trình công nghiệp hóa, ông đã làm như vậy theo cách tàn bạo nhất, không có kế hoạch. Các Kế hoạch Năm Năm được bắt đầu mà không có sự chuẩn bị nào về chính trị; các mục tiêu đặt ra cho cả ngành công nghiệp và nông nghiệp đều được đưa ra ở mức cao đến lố bịch và không nhằm mục đích giảm chênh lệch thu nhập, một chính sách như vậy đã bị chế giễu như một định kiến tư sản. Kết quả là Nga rơi vào cận kề nội chiến, số lượng lớn cây trồng và hàng triệu động vật bị phá hủy để trả đũa chính phủ Liên Xô, những sự kiện đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế Liên Xô.
Trái ngược với những phương pháp thực nghiệm tàn bạo này, Preobrazhensky ở đây, cũng như trong các tác phẩm sau này của ông đã chủ trương một hướng đi hoàn toàn khác. Việc chuyển các nguồn lực từ nông thôn đến thành thị chỉ có thể diễn ra tương đối từ từ. Hơn nữa, ông nghĩ rằng nó sẽ được thực hiện tốt nhất thông qua việc thao túng hệ thống giá, một sự chênh lệch về giá giữa các sản phẩm công nghiệp và sản phẩm nông nghiệp. Ngoài việc giảm thiểu những phức tạp về hành chính, phương pháp như vậy cũng sẽ giảm thiểu những nguy cơ chính trị phải gánh chịu bởi thuế trực thu đối với giai cấp nông dân.
Không có gì phải hoài nghi rằng, trong cuộc đấu tranh trong nội bộ đảng về vấn đề công nghiệp hóa, Preobrazhensky, với tư cách là một phần của phe Cánh tả, đã đóng góp đáng kể vào kinh tế chính trị và các vấn đề về lập kế hoạch. Không đối thủ nào của ông, cả trong phe Bukharin-Stalin hay trong số các nhà kinh tế tư sản, có thể so sánh bằng. Và do đó mà cuối cùng Preobrazhensky, giống như phần còn lại của ban lãnh đạo Đảng Bolshevik, đã trở thành kẻ thù Stalin. Vì ông luôn nhìn thấy mối liên hệ giữa Liên Xô và nền kinh tế thế giới. Ví dụ, tác phẩm này đã kết thúc bằng một bản phác thảo những con đường mà ông nghĩ rằng cuộc cách mạng châu u có thể phát triển vào thập kỷ sau năm 1921, điều này đã đưa ông nhất thiết vào cuộc xung đột gay gắt nhất với lý thuyết của Stalin về ‘chủ nghĩa xã hội trong một nước’.
Nhưng tài năng không thể nghi ngờ của Preobrazhensky và lòng dũng cảm không kém của ông trước khi bị bắn khi từ chối thừa nhận một loạt những ‘tội ác’ tưởng tượng tại Phiên tòa xét xử khét tiếng ở Moscow, điều mà rất nhiều bị cáo đã buộc phải chấp nhận dưới bàn tay tàn bạo của GPU, không nên làm cho chúng ta mù quáng mà quên đi những điểm yếu và hạn chế của ông.
Mặc dù là một nhân vật thân cận với Trotsky trong những năm 1920, nhưng cần phải nhớ rằng sau khi Stalin ‘rẽ trái’ vào năm 1928, Preobrazhensky đã nằm trong bộ phận đó của phe Đối lập Cánh tả. Việc Preobrazhensky tách khỏi Trotsky đã có một tác động chính trị lớn vì nó chắc chắn đã củng cố vị thế của Stalin, cho thấy sự tin tưởng vào khẳng định sai lầm của ông ta rằng ông ta hiện đã áp dụng các chính sách của phe Cánh tả, đồng thời làm chậm việc tuyển dụng vào phe của Trotsky. Tất nhiên, sự đầu hàng của Preobrazhensky không thể được quy cho sự hèn nhát cá nhân, như toàn bộ sự nghiệp của ông đã cho thấy. Không còn nghi ngờ gì nữa, một bộ phận thuộc phe Cánh tả đã lo sợ về hậu quả của việc chia rẽ Đảng và đã xem các Kế hoạch 5 năm của Stalin như là một bước đi theo hướng chính sách mà họ đã ủng hộ từ lâu.
Tuy nhiên, đối với Trotsky, bản chất của chủ nghĩa Stalin không phải là thái độ của nó đối với câu hỏi về công nghiệp hóa nước Nga lạc hậu, mặc dù câu hỏi này là quan trọng. Trái lại, ngôi sao dẫn lối của chủ nghĩa Stalin là ‘lý thuyết’ về ‘chủ nghĩa xã hội trong một nước’. Thứ ‘lý thuyết’ đã sửa đổi hoàn toàn đến cốt lõi chủ nghĩa Marx cách mạng, thứ ‘lý thuyết’ ngày càng đòi hỏi sự phục tùng của cách mạng thế giới vào nhu cầu của bộ máy quan liêu Xô Viết. Trải qua bao nhiêu zigzag ngoằn ngoèo, từ nay chính sách của Stalin và lý thuyết của chủ nghĩa Stalin đã không bao giờ bị phá vỡ.
Sự thiếu rõ ràng của Preobrazhensky về vấn đề này, vấn đề quan trọng nhất trong tất cả các câu hỏi trong cuộc chiến chống lại bộ máy quan liêu đang trỗi dậy của chế độ Stalin, được nêu ra ở đây bởi vì nó là một điểm yếu mà ở một mức độ nào đó, nó được phản ánh trong các trang tiếp theo. Một phần nào đó Preobrazhensky đã có xu hướng cô lập những câu hỏi kinh tế khỏi những vấn đề của cách mạng thế giới. Trong khi đối với Trotsky, cái trước luôn phục tùng cái sau, thì công trình của Preobrazhensky thiếu sự rõ ràng về mặt lý thuyết này. Do đó, ấn tượng được tạo ra trong tác phẩm hiện tại rằng nền kinh tế Liên Xô, theo các chính sách được chủ trương trong các bài giảng, sẽ có thể xây dựng nền kinh tế của mình gần như đạt đến mức chủ nghĩa xã hội, với công việc được hoàn thành bởi cuộc cách mạng châu u. Có vẻ như các câu hỏi chính trị được coi là phần nào hỗ trợ cho các chính sách kinh tế vận hành trong nền kinh tế Liên Xô.
Bất chấp những điều này, những bài giảng sau đây có thể được người đọc ngày nay quan tâm và hẳn sẽ thu được nhiều lợi ích. Vì chúng không chỉ đơn thuần là một tài liệu lịch sử thú vị mà cũng không đơn thuần là một đóng góp cho một cuộc tranh luận có tầm quan trọng lớn nhất ở Liên Xô trong những năm 1920. Mà còn hơn thế nữa, chúng giải quyết những vấn đề có liên quan lớn nhất đến những vấn đề vẫn chưa được giải quyết của nền kinh tế Liên Xô. Vì bất chấp những tuyên bố thổi phồng quá mức của bộ máy quan liêu và những thành tựu chắc chắn của nền kinh tế Liên Xô có được nhờ quan hệ tài sản quốc hữu hóa được thiết lập năm 1917, mục tiêu xây dựng ‘chủ nghĩa xã hội’ ở một quốc gia vẫn là điều không tưởng như khi lần đầu tiên được Stalin đưa ra cách đây cả thế kỷ. Do tách biệt với nền kinh tế thế giới và sự phân công lao động quốc tế, nền kinh tế Liên Xô vẫn là một nền kinh tế lạc hậu, méo mó so với nền kinh tế tư bản tiên tiến nhất. Không có vấn đề nào trong số những vấn đề này có thể được giải quyết theo bất kỳ cách nào cho đến khi nền kinh tế Liên Xô hội nhập vào nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thế giới bao gồm các trung tâm quyền lực tư bản chủ nghĩa hiện nay ở châu u và châu Mỹ.
Preobrazhensky là một trong những người đầu tiên vật lộn với những vấn đề này và hệ lụy của chúng. Từ quan điểm này, tác phẩm hiện tại, cùng với các tác phẩm khác của ông, cần được nghiên cứu.