ABC về chủ nghĩa cộng sản (Chương XIX)

CHƯƠNG XIX 

VỆ SINH CÔNG CỘNG 

§135. Sự cấp thiết phải bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Dưới chủ nghĩa tư bản, người lao động luôn bị buộc phải sống trong những khu vực bẩn thỉu của thành thị, nơi dịch bệnh dễ hoành hành. Chỉ vì nỗi sợ rằng bản thân mình sẽ phải hứng chịu những dịch bệnh này, mà các nhà tư bản đã đưa ra những biện pháp nhất định để cải thiện điều kiện vệ sinh của những khu vực mà những người nô lệ vào tiền lương của họ sinh sống. Ngay từ năm 1784, quốc hội Anh đã thể hiện xu hướng tự do của mình và bắt đầu quan tâm đến người lao động. Nguyên do là từ báo cáo của một ủy ban đặc biệt của quốc hội đã xác định rằng trận dịch sốt phát ban khủng khiếp bắt nguồn từ các nhà máy. Từ trước đến giờ, chủ nghĩa tư bản quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng chỉ là bởi đó là điều cần thiết cho sự an toàn của chính nó.

Do hậu quả của chiến tranh đế quốc, tình cảnh của đông đảo công nhân đã thay đổi theo chiều hướng tồi tệ hơn. Tình trạng chung, rét đậm, rét hại, v.v., đã làm phát sinh những dịch bệnh tàn khốc, gây tử vong trên diện rộng, rồi những đợt bùng phát liên tiếp của bệnh tả, sốt phát ban và một căn bệnh mới được gọi là cúm Tây Ban Nha. Căn bệnh này cho thấy rõ ràng mối liên hệ chặt chẽ với chiến tranh. Mọi thành phần nhân dân, đã kiệt quệ và rã rời, không còn sức mạnh để chống lại mầm mống của căn bệnh này. Tỷ lệ tử vong ở mọi nơi do đó đều cao chưa từng có, mức độ thực sự thảm khốc. Chiến tranh còn để lại một di sản khác, đó là sự lây lan bất thường của các bệnh hoa liễu, đặc biệt là bệnh giang mai. Rất nhiều binh lính đã bị nhiễm căn bệnh này, và sau đó khi trở về nhà họ đã mang nó vào các làng xã.

Chưa bao giờ bệnh hoa liễu lại phổ biến như ngày nay.

Tất cả những tệ nạn này khiến cho nỗ lực tích cực để bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở nên cấp thiết. Tất nhiên, ngoài những biện pháp đã được phân loại cụ thể bởi người đứng đầu ngành vệ sinh, còn có nhiều cách khác để thực hiện chiến dịch phòng chống dịch bệnh. Ví dụ, vô cùng quan trọng là giải pháp cho vấn đề nhà ở, nhiều ổ dịch bệnh sẽ bị tiêu diệt với việc cải thiện nhà ở của công nhân. Không kém phần quan trọng là bảo vệ lao động. Mọi người sẽ hiểu mức độ phụ thuộc của người dân vào nguồn cung thực phẩm, vào điều kiện dinh dưỡng.

Nhưng sự lưu tâm đến những vấn đề này sẽ không làm giảm đi đối với chúng ta sự cần thiết của việc thực hiện các biện pháp vệ sinh đặc biệt, vốn phải được áp dụng trên quy mô lớn.

Ngày nay, khi mà ngay cả những điều kiện tiên quyết cơ bản nhất cho một cuộc sống lành mạnh chúng ta cũng đang ở một vị thế rất tồi tệ thì mọi phương tiện trợ giúp sẵn có trong cuộc đấu tranh với những tệ nạn đều phải được nắm bắt. Do đó mà nảy sinh nhu cầu cấp thiết về một bộ phận đặc biệt cho công tác xã hội phục vụ cho mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

§186. Quốc hữu hóa các cơ sở y tế

Xã hội tư bản có một hệ thống y tế được tổ chức theo cơ cấu tư bản chủ nghĩa. Các bệnh viện tư nhân và trại tâm thần, khu điều dưỡng tư nhân, nhà thuốc, cửa hàng y tế, cơ sở điện trị liệu, xạ trị, và nhiều cơ sở chữa bệnh khác, được dựa trên cơ sở lợi nhuận. Phần lớn những nơi này bao gồm các nơi chữa bệnh béo phì, bệnh gút và các loại bệnh nhà giàu khác. Điều này có nghĩa là chúng được dùng để chữa những căn bệnh chỉ có ở các tầng lớp thống trị của xã hội tư bản. Người lao động không thể đến thăm các khu điều dưỡng thời thượng, và các thương binh thuộc tầng lớp lao động cũng không thể được điều trị ở khu điều dưỡng cấp cao.

Tương tự, các nhà thuốc được lập nên để theo đuổi lợi nhuận. Về mặt kinh tế, tất cả các cơ sở này không khác gì với mọi doanh nghiệp thu lợi nhuận nào khác. Do đó, cần phải biến chúng từ công cụ để lấp đầy hầu bao của các nhà tư bản thành công cụ để phục vụ công nhân. Bước đầu tiên theo hướng này là quốc hữu hóa tất cả các doanh nghiệp như vậy.

 § 187. Nhiệm vụ lao động của nhân viên y tế

Do sự phổ biến của dịch bệnh và sự cấp thiết của việc ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của chúng, ta nên xem xét sự khả thi của một chiến dịch có mục đích, có tổ chức và rộng rãi theo hướng này. Vì số lượng người lao động hiện có tương đối ít, nhu cầu cấp thiết về việc điều động họ trong chiến dịch chống dịch bệnh này lại càng tối quan trọng.

Nhờ các biện pháp này, nhờ vào việc sử dụng toàn bộ sức mạnh y tế sẵn có từ các giáo sư ưu tú nhất cho đến các sinh viên năm thứ nhất và trợ lý của bác sĩ phẫu thuật, việc chinh phục các dịch bệnh đang đe dọa – bệnh tả và bệnh sốt phát ban – đang là điều hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, nghĩa vụ lao động của nhân viên y tế còn có ý nghĩa lớn hơn chỉ là việc “dịch đến đâu đánh đến đó”. Cùng với việc quốc hữu hóa tất cả các đơn vị chữa bệnh, đây sẽ là hạt giống ươm mầm cho công tác vệ sinh xã hội có tổ chức và vệ sinh xã hội trong tương lai.

§ 138. Các nhiệm vụ cấp thiết trong lĩnh vực vệ sinh công cộng

Công việc của chúng ta vô cùng khó khăn do sự thiếu hụt nghiêm trọng về nhu yếu phẩm (thực phẩm để sử dụng trong bệnh viện, thuốc và dụng cụ y tế, v.v.). Cho đến nay Đảng Cộng sản có thể tích cực điều chỉnh công tác y tế cộng đồng, có ba khía cạnh chính trong hoạt động này. Điều cần thiết đầu tiên là kiên quyết phổ cập các biện pháp vệ sinh phổ biến.

Phải chú ý đến điều kiện vệ sinh của các công trình vệ sinh công cộng. Nhiều dịch bệnh phát sinh do sự ô nhiễm của nguồn cung cấp nước, từ những con mòng biển và đường ống dẫn nước mưa không được bảo quản tốt, rác, chất thải, v.v. Việc bảo vệ đất, không khí và nước là điều kiện tiên quyết hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng. Cùng với đó là việc tổ chức bếp ăn hợp tác xã và cung cấp thực phẩm nói chung trên cơ sở khoa học và hợp vệ sinh.

Do sự thiếu hụt nhiều nguồn hỗ trợ, nhiệm vụ này cho đến nay vẫn rất khó hoàn thành; nhưng chúng ta đã có thể đảm được bảo thực phẩm được chế biến hợp vệ sinh trong bếp ăn công cộng, bếp ăn trẻ em, bệnh viện và tất cả các cơ sở công lập khác. Cần tổ chức các biện pháp ngăn chặn sự của các bệnh dịch có tính chất lây lan. Điều này sẽ được đảm bảo thông qua việc kiểm tra vệ sinh các cơ sở, nhà riêng và trường học; bằng cách lọc nước, bằng cách tổ chức các vị trí cung cấp nước đun sôi, bằng cách khử trùng, bằng cách khử trùng bắt buộc quần áo mặc, v.v…

Điều cần thiết thứ hai là cần có một chiến dịch được lập kế hoạch cẩn thận để chống lại bệnh xã hội, tức là chống lại những căn bệnh ảnh hưởng đến quần chúng và do nguyên nhân xã hội gây ra. Ba căn bệnh nghiêm trọng sau cần phải được chú ý trước hết.

Thứ nhất, bệnh lao, nguyên do tới từ điều kiện làm việc tồi tệ. Thứ hai, bệnh hoa liễu, căn bệnh lan rộng hiện nay chủ yếu là do của chiến tranh. Thứ ba, nghiện rượu: điều này một phần xuất phát từ sự tàn bạo, trầm cảm và môi trường xung quanh bẩn thỉu; và một phần là do thoái hóa thế hệ. Những căn bệnh này không chỉ tác động đến những người lớn mắc; chúng còn ảnh hưởng tai hại đến thế hệ con cháu. Nhân loại đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những căn bệnh này, và trên hết là vì những tác động tiêu cực của chúng trong thời nay chủ yếu là bởi tình trạng kiệt quệ do chiến tranh.

Thứ ba và cuối cùng, điều quan trọng nhất là toàn dân phải có khả năng được tiếp cận vô điều kiện với tư vấn và điều trị y tế. Khó khăn chính của chúng tôi hiện nay là do thiếu thuốc điều trị. Sự khan hiếm này không phải là kết quả của việc vô tổ chức sản xuất ở Nga mà do kết quả của việc sự cấm vận. Phe đồng minh “nhân đạo” hy vọng sẽ nghiền nát chúng ta, không chỉ bằng cách cô chúng ta khỏi khả năng tiếp cận nguyên liệu và nhiên liệu, không chỉ bởi “lưỡi hái tử thần của nạn đói”, mà còn bởi dịch bệnh. Điều này đưa chúng ta trở lại cuộc đấu tranh chung của toàn nhân lại với chủ nghĩa đế quốc trên thế giới.

Tài liệu tham khảo: SEMASHKO, The Elements of Soviet Medical Science. LINDEMANN, The Struggle with Typhus.-Symposium : A Year Work of the Commissariat for Public Hygiene. 


Mục lục

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận