ABC về chủ nghĩa cộng sản (Chương XVIII)

CHƯƠNG XVIII

BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ TỰ CHỦ XÃ HỘI

§ 127. Thế nào là bảo vệ lao động? 

Giai cấp công nhân chiến đấu để bảo vệ chế độ cộng sản, bởi vì chế độ đó sẽ giải phóng người lao động khỏi sự bóc lột, bởi vì chủ nghĩa cộng sản sẽ làm cho lực lượng sản xuất phát triển đến mức mà mọi người không còn cần thiết phải cống hiến toàn bộ cuộc sống cho việc sản xuất các vật phẩm thiết yếu cho cuộc sống. Do đó, mọi cuộc chinh phục do giai cấp công nhân thực hiện trên con đường tiến tới chủ nghĩa cộng sản, về bản chất, trực tiếp hay gián tiếp, đều tương đương với sự bảo vệ lao động; hết thảy đều thúc đẩy sự cải thiện vị trí cho người lao động. Ví dụ, chúng ta hãy xem xét quyền tự do chính trị của giai cấp công nhân ở nước Cộng hòa Xô viết, và chúng ta hãy xem xét vị trí của người lao động với tư cách là giai cấp thống trị. Rõ ràng là địa vị chính trị mới này hàm ý trong nó một bước tiến trong con đường bảo vệ người lao động. Điều tương tự có thể nói về mọi cuộc chinh phục của giai cấp công nhân, tất cả đều không có ngoại lệ. Nhưng chúng ta phải phân biệt bảo vệ lao động theo nghĩa chung với một số nghĩa đặc biệt hơn của thuật ngữ này. Trong trường hợp thứ hai, chúng ta không nghĩ đến vị trí của giai cấp công nhân nói chung, mà là vị trí của giai cấp công nhân trong nhà máy, trong xưởng, trong hầm mỏ; nói cách khác, chúng ta đang nghĩ đến những điều kiện ảnh hưởng đến người lao động trong quá trình lao động trên thực tế. Lao động trong các nhà máy và công xưởng, giữa máy móc và thường xuyên trong bầu không khí bị ô nhiễm, rất chi là nguy hiểm. Nguy cơ gia tăng theo thời gian của làm việc quá mức, theo đó là sự mệt mỏi, năng lượng cạn kiệt, và do đó, là sự mất tập trung và nguy cơ tai nạn tăng lên rất nhiều. Một ngày làm việc quá dài kéo theo bản thân nó là cơ thể bị kiệt sức đến cùng cực. Một vài ví dụ sẽ đủ để cho thấy cuộc sống của người lao động phụ thuộc như thế nào vào môi trường và các điều kiện chung nơi họ làm việc.

  1. Trước hết là vấn đề về tai nạn. Dưới đây là một số số liệu. Tại xưởng đóng tàu Nevsky ở Petrograd, hồ sơ về các vụ tai nạn như sau:
Năm Số tai nạn

Số công nhân

Số tai nạn trên 1000 công nhân
1914 4386  6186  709 
1915 4689 7002 669
1916 2880 7602 371
1917 1269 6059 210 

Sự sụt giảm số vụ tai nạn chủ yếu là do một loạt các biện pháp đặc biệt. Nhưng con số 210 vụ tai nạn trên 1000 lao động vẫn còn là quá cao. 

Đôi khi tai nạn xảy ra đối với 70% số công nhân mỗi năm. Theo báo cáo của một bác sĩ phẫu thuật cấp huyện, trong thời gian thu hoạch ở tỉnh Ekaterinoslav, các bệnh viện trong vùng gợi nhớ cho ông về những bệnh viện dã chiến trong thời chiến. Tất nhiên những vụ tai nạn như vậy không phải riêng ở Nga mà xảy ra ở khắp mọi nơi. Tại quốc hội Anh, Ramsay MacDonald từng chỉ ra rằng trong số 1200 thợ mỏ bị chết tại nơi làm việc, 1100 người bị chết là do các nhà tư bản đã bỏ qua các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Ví dụ cuối cùng chỉ ra rằng nếu chúng ta muốn chúng ta có thể giảm đáng kể số vụ tai nạn. Nhưng theo quan điểm của chủ nghĩa tư bản, những biện pháp cần thiết là những đầu tư “không có lời”.2. Câu hỏi cơ bản thứ hai là môi trường làm việc gây hại, các bệnh nghề nghiệp và tỷ lệ tử vong phát sinh do đó. Ví dụ, chúng ta hãy xem xét nghề sản xuất phốt pho. Lazareff báo cáo rằng tại các nhà máy phốt pho của Nga, nơi không áp dụng các biện pháp phòng ngừa, chỉ cần 5 năm là đủ để biến công nhân thành “xác sống”. Trong các công trình hóa chất, công trình thủy tinh, hầm mỏ, v.v., rất nhiều cái gọi là bệnh nghề nghiệp. Giống như các hiện tượng có thể quan sát được trong các ngành sản xuất khác. Suy giãn tĩnh mạch xảy ra ở những người lao động phải đứng quá lâu; hoại tử hàm ở công nhân phốt pho; nhiễm độc thương hàn, nhiễm độc asen, bệnh lao, v.v.

Dưới đây là số liệu. Ở Anh, trong những năm 1902, trong số 1000 ca tử vong của những người làm theo nhiều nghề khác nhau, số ca tử vong do tiêu thụ chất độc là: 

Giáo sĩ 55
Nông dân và người chăn nuôi 76
Luật sư 92
Cán bộ công chức 129
Thợ thổi thủy tinh 288
Thợ làm gốm 285
Thợ xếp chữ vào máy in 300
Thợ làm bàn chải 325
Thợ mài 533
Thợ mỏ 579-816

Theo báo cáo của Tiến sĩ Baranotr, tỷ lệ tử vong trong giai cấp vô sản do tiêu thụ chất độc là như sau:

Đối tượng Tỉ lệ tử vong do tiêu thụ chất độc
Thợ cuốn thuốc lá 68.4
Thợ khắc 58.8 
Thợ xếp chữ vào máy in 58.1
Thợ may 50.9
Thợ đẽo 50.6
Thợ khóa, thợ quay, thợ đóng thùng, thợ đóng sách, thợ hàn thiếc 0
Thợ làm và gắn bìa 45 – 45.5

Chúng tôi học được từ thống kê của Đức rằng tỷ lệ tử vong do tiêu thụ phốt pho của công nhân dùng máy đánh bóng kim loại Solingen cao gấp bốn lần so với tất cả các loại bệnh khác.

§ 128. Những phạm trù chính của việc bảo vệ người lao động

Điều kiện tiên quyết nhất để bảo vệ giai cấp công nhân, và biện pháp bảo vệ quan trọng nhất chống lại sự suy giảm thể chất, bệnh tật, khả năng tử vong, v.v., là phải có một ngày làm việc bình thường. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi giai cấp công nhân luôn đặt cuộc đấu tranh đòi giảm giờ làm lên hàng đầu. Ngày làm việc quyết định sự tiêu hao năng lượng của con người được chuyển hóa thành sản phẩm.

Trong xã hội tư bản, năng lượng này cũng được chuyển thành lợi nhuận tư bản, và vì lý do này mà các nhà tư bản rất quan tâm đến việc duy trì ngày công. Nhưng do làm việc quá sức, người lao động giảm khả năng làm việc; anh ta trở nên yếu đi nhanh hơn; thể chất của anh ta suy yếu; anh ta dễ ngã bệnh hơn, và chết sớm hơn. Một ngày làm việc liên tục dẫn tới sự tiêu hao năng lượng của con người. Việc đặt ra ngày làm việc bình thường là bước đầu trong công tác bảo hộ lao động.

Bước thứ hai là bảo vệ những phần tử dễ bị tổn thương của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân không chỉ bao gồm nam giới trưởng thành. Nó còn là những người già, người trẻ và phụ nữ ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Rõ ràng là ở mỗi lớp khác nhau của giai cấp công nhân sẽ cần các biện pháp chống lại các điều kiện có hại. Những hành động mà một người đàn ông có thể thực hiện một cách dễ dàng nhưng lại cực kỳ nguy hiểm đối với một người phụ nữ và trẻ em.

Ví dụ như việc mang vác vật nặng. Hơn nữa, phụ nữ cần được bảo vệ đặc biệt trong một số khoảng thời gian nhất định; trong thời kỳ mang thai, sinh nở và cho con bú. Trong những khoảng thời gian này, các biện pháp cụ thể là cần thiết. Đây là khía cạnh bảo vệ phụ nữ và bảo vệ trẻ em.

Thứ ba và cuối cùng, một vấn đề hết sức quan trọng là tổ chức kỹ thuật và vệ sinh của nhà máy, phân xưởng. Rất nhiều việc có thể làm được, và luôn phải làm, trong việc phòng ngừa tai nạn, tránh các ảnh hưởng độc hại phát sinh từ quá trình sản xuất, để cải thiện điều kiện lao động nói chung. Một số yếu tố cần lưu ý đó là bụi, ánh sáng không đủ, lạnh, gió lùa, bụi bẩn, v.v.

Trên đây là ba lĩnh vực chính của bảo hộ lao động.

§ 129. Những biện pháp bảo vệ người lao động tại Nga

Chế độ chuyên chính vô sản đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đầy đủ những yêu cầu mà tất cả các đảng xã hội chủ nghĩa đã đưa ra. Về vấn đề này, không có cơ quan lập pháp nào trên thế giới có thể tự hào như nền luật pháp của Nhà nước Xô viết. Những rắc rối của chúng ta (vốn ta mắc phải rất nhiều, mặc dù chúng đang giảm bớt) không phải bắt nguồn từ các đạo luật tiêu cực, mà là do chúng ta có quá biện pháp và nguồn lực. Sự khan hiếm này, như chúng ta đã thấy, là do cuộc đấu tranh chống lại chúng ta của chủ nghĩa đế quốc thế giới, và cả cuộc chiến tranh đế quốc mà kẻ thù của giai cấp công nhân đang tiến hành với nhau.

Nói một cách tổng quát, khi chúng ta tổng hợp những gì Cộng hòa Liên Xô đã làm trong công tác bảo hộ lao động, và khi chúng ta nghiên cứu luật pháp của Nhà nước Xô Viết, chúng ta rút ra được bức tranh chung về nó như sau.

(a) Giới hạn của giờ làm việc. Trong vấn đề này, Nhà nước Xô Viết đã thực hiện nhiều biện pháp có hiệu lực khác nhau:

  • Từ lâu, chúng tôi đã nhận ra ngày 8 giờ, được ghi nhận trong các điều luật luật (Điều mà chính phủ Liên hiệp đã tránh né)); và một ngày làm việc 6 giờ cho những người làm việc trí óc và văn phòng.
  • Làm thêm giờ là điều bị cấm. Nó chỉ được phép ở một mức độ hạn chế trong những trường hợp ngoại lệ và được trả lương theo tỷ lệ gấp rưỡi.
  • Trong các ngành nghề thương tật đặc biệt, giờ làm việc còn được giảm bớt. Công nhân thuốc lá được làm việc 7 giờ một ngày; công nhân khí đốt là 6 giờ.
  • Thời gian nghỉ bình thường hàng tuần là 42 giờ, và vì mục đích này, số giờ làm việc trong thứ Bảy đã được giảm xuống còn 6. Bất kỳ công nhân nào không thể ngừng việc vào Chủ nhật có thể nghỉ vào một số ngày khác trong tuần.
  • Mỗi năm một lần, mọi công nhân được hưởng một kỳ nghỉ với nguyên lương. Kỳ nghỉ theo luật định là một tháng, nhưng trong thời điểm khó khăn hiện nay (mùa thu năm 1919), nó đã được giảm xuống còn hai tuần.
  • Trong các công việc mang tính đánh đổi đặc biệt nguy hiểm, và trong trường hợp lao động là thanh thiếu niên, phải công tác tại các vùng xa xôi hẻo lánh, một kỳ nghỉ bổ sung kéo dài hai tuần được xem xét tới.

(b) Bảo vệ người lao động là phụ nữ và trẻ em.

  • Theo quy định, phụ nữ không được làm đêm và làm thêm giờ. Họ sẽ không được thuê cho công việc làm đêm và làm thêm giờ.
  • Trẻ em dưới mười sáu tuổi không được tham gia vào công nghiệp. Họ sẽ dần được rút ra khỏi các ngành công nghiệp (Đầu tiên là rút khỏi tất cả các ngành nghề nguy hiểm); những người xin thôi việc được hỗ trợ vật chất và được đưa đi học.
  • Trẻ em dưới mười sáu tuổi vẫn đi làm chỉ được làm 4 giờ hàng ngày; thanh niên từ mười sáu đến mười tám tuổi có ngày làm việc là 6 giờ.
  • Nghiêm cấm người dưới mười tám tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm và làm thêm.

Để bảo vệ quyền làm mẹ, các luật sau đây đã được ban hành:

  1. Khi mang thai và sinh con, tất cả phụ nữ, dù là phụ nữ được thuê trong công nghiệp hay là vợ của công nhân, được trợ cấp trong suốt thời gian ngừng công việc do mang thai và sinh con. Khoản trợ cấp này tương đương với tiền lương làm việc đầy đủ.
  2. Phụ nữ mang thai làm công việc tay chân được trợ cấp trong tám tuần trước khi sinh; lao động trí óc và nhân viên văn phòng nhận được trợ cấp trong sáu tuần trước khi sinh.
  3. Sau khi sinh con, trợ cấp được tiếp tục tương ứng trong tám tuần cho lao động tay chân và sáu tuần cho lao động trí óc và nhân viên văn phòng.
  4. Các bà mẹ đang nuôi con bú làm việc công nghiệp được nghỉ nửa giờ sau mỗi ba giờ.
  5. Tất cả các bà mẹ đều nhận được khoản trợ cấp bổ sung 24 rúp mỗi ngày cho việc nuôi dưỡng đứa trẻ trong thời gian chín tháng sau sinh. Ngoài ra, họ nhận được một khoản tiền trị giá 720 rúp cho quần áo của đứa trẻ.

Trong tất cả các chính sách này, tất cả đã có hiệu lực, có những điểm khác biệt nhất định so với Bộ luật Lao động. Các điểm khác biệt này có hình thức như sau. Trong những trường hợp đặc biệt được phép làm thêm giờ, thì số ngày làm việc không được vượt quá 50 ngày mỗi năm. Trẻ em ở độ tuổi từ mười bốn đến mười sáu có thể làm việc trong ngành công nghiệp với số giờ không quá 4 giờ mỗi ngày. Ngày nghỉ của một tháng đã tạm thời giảm xuống còn hai tuần. Thời gian làm việc ban đêm đã được tăng lên thành 7 giờ.

Tất cả những điểm khác biệt này là cần thiết bởi tình hình cực kỳ nguy cấp là Cộng hòa Xô viết đã bị đặt trước cuộc tấn công tàn bạo của tất cả các nước Đế Quốc

(c) Về việc tổ chức chuyên môn và vệ sinh trong các nhà máy. Các chính sách sau đã được thực hiện:

  1. Một số quy định bắt buộc đã được ban hành liên quan đến các quy định chuyên môn về an toàn tại nơi làm việc, vệ sinh chung và vệ sinh lao động. Tất cả những điều này nhằm mục đích cải thiện đáng kể điều kiện làm việc trong các nhà máy và phân xưởng.
  2. Trong tất cả các ngành sản xuất nguy hiểm, người ta đã sắp xếp cung cấp trang bị đặc biệt để bảo vệ người lao động khỏi bụi, khí, ẩm ướt, v.v.
  3. Tất cả các công nhân được cung cấp quần áo bảo hộ lao động, vốn thuộc sở hữu của cơ quan và chỉ được sử dụng cho công nhân trong giờ làm việc.
  4. Để giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động trên thực tế, hệ thống Thanh tra lao động đã được thành lập, do đại hội người lao động bầu ra. Trong trường hợp các ngành nghề cá nhân có đặc điểm điều kiện lao động đặc biệt, và trong trường hợp các ngành nghề (như vận tải, thương mại xây dựng và nông nghiệp) mà do bản chất của công việc, người lao động thường làm việc phân tán, các ủy ban đặc biệt về thanh tra lao động sẽ do các tổ chức công đoàn tương ứng bầu ra.

Các số liệu liên quan đến nhân sự của các thanh tra  mới cho thấy mức độ mà bản thân người lao động tham gia vấn đề này. Cho đến ngày 1 tháng 8 năm 1919, 58,5% tổng số thanh tra viên là lao động chân tay. Tỷ lệ thực có lẽ cao hơn, vì trong trường hợp nhiều thanh tra, họ không công khai nghề nghiệp trước đây. Trong số tất cả các thanh tra viên có nghề nghiệp trước đây được ghi lại, tỷ lệ những người được cho là lao động chân tay là 62,5% và tỷ lệ những người được cho là đã từng là người làm công là 15,5%. Do đó, những người lao động chân tay và những người làm công chiếm 88% tổng số những người có nghề nghiệp được nêu ra!

Bảng dưới đây là số liệu tính tới ngày 01/08/1919, cho biết sự phân bố lực lượng Thanh tra (Lao động) căn cứ theo ngành nghề trước đây của họ:

Nghề nghiệp Số người Phần trăm trên tổng số thanh tra Phần trăm trên tổng số người đã khai nghề nghiệp
Công nhân… 112 53.5 62.5
Thợ chủ, thợ chuyên kĩ thuật và thợ vẽ kĩ thuật 21   11.5
Người làm công, nhân viên bán hàng và thư kí… 28   15.5
Phụ tá bác sĩ phẫu thuật 4 2 2
Nhà bào chế dược phẩm 1 0.5 0.5
Giáo viên 5 2 2.5
Học sinh 4 2 2
Bác sĩ 5 2.5 2.5
Kĩ sư 1 0.5 0.5
Luật sư 1 0.5 0.5
Nghề nghiệp không được nêu 28 13 0
Tổng 210 100 100

So sánh với giai đoạn nửa năm liền trước, số lượng lao động phổ thông đã tăng lên (58,5% so với 47%; hay 62,5% trong số những người đã khai nghề nghiệp so với 60%). Phần trăm thợ chủ và thợ kĩ thuật hầu như không thay đổi (10% với 11%). Số người làm công tăng đáng kể (13.5% so với 8%). Số học sinh giảm từ 6% xuống còn 2%; số học sinh giảm đi một nửa trong nửa năm sau so với nửa năm đầu. Các số liệu còn lại hầu như không đổi.

Vậy là, một lực lượng thanh tra lao động tại Nga đã được hình thành bài bản, xứng đáng với cái tên thanh tra cả về nhân sự lẫn chủ trương mà nó đề ra.

Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ quyền lao động vẫn còn nhiều việc phải làm tại các nhà máy. Trong đa số trường hợp thì điều kiện làm việc vẫn còn rất tồi tàn, nhất là trong những công việc (có cơ sở và điều kiện) lạc hậu, nơi mà công nhân còn chưa được trang bị kiến thức và tổ chức thiếu chặt chẽ. Trong góc tối (của lao động dạng như vậy) thì mọi thứ vẫn còn như trước cách mạng vậy. Tất nhiên là, hiện giờ ta không thể đảm nhận được các việc cải thiện nào thiết yếu trong thời điểm hiện tại, vì nó đòi hỏi một sự thay mới và tái cấu trúc hoàn toàn. Tuy nhiên, ta vẫn có thể làm được những việc quan trọng khác mà không cần phải thay đổi căn bản như vậy, nếu như đông đảo quần chúng quan tâm tới cải thiện điều kiện làm việc.

§ 130. Công tác phúc lợi xã hội là gì?

Hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, như ta đã biết, đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nhờ vào tầng lớp lao động. Lao động làm thuê hay tầng lớp vô sản chỉ đơn thuần là phương tiện làm giàu cho giới tư sản. Khi những phương tiện kiếm ăn ấy đã hoen gỉ hay khi chúng đã không còn sinh lời hoặc thừa thãi rồi, thì nhà tư bản sẽ vứt bỏ chúng như một quả chanh đã vắt khô hay cái vỏ trứng vậy. Nỗi khổ của thất nghiệp, ốm đau, tuổi già, bị thải loại chẳng là gì để nhà tư bản bận tâm, khi mà y còn sẵn sàng vứt bỏ đám đông (công nhân của mình) không thèm giúp đỡ – hay cùng lắm là giúp đỡ những người nhiệt tình hầu hạ y nhất – sau khi đã hút sạch máu bọn họ.

Trong nhà nước Xô-viết, công nhân và bần nông không phải là để bóc lột; nhưng điều đấy vẫn chưa có nghĩa rằng trong nước không có đói nghèo (trên diện rộng). Tại Nga, nơi luôn bị kẻ thù ngoại bang quấy nhiễu, nơi bị phong tỏa từ mọi hướng, nơi bị cắt hết nguồn cung than, dầu thô và nhiên liệu thô, nghèo đói vẫn tràn lan. Nhưng điều này diễn ra không phải là bởi nhà tư bản đuổi công nhân ra khỏi công xưởng như ở trên, mà là bởi nhà máy phải đóng cửa do thiếu nguyên, nhiên liệu đầu vào, và vì thế mà thất nghiệp diễn ra. Đây không phải là kiểu thất nghiệp thường thấy; nó được gây ra bởi một nguyên nhân rất khác. Chiến tranh chống đế quốc đã để lại cho chúng ta vô số người tàn phế và què quặt cũng như nạn nhân của bọn phản cách mạng, chưa kể người già, người ốm đau và trẻ nhỏ. Tất cả những người này đều cần được giúp đỡ, và họ đều phát sinh những chi phí nhất định (lên ngân sách); tuy vậy, chính quyền công nhân của ta không xem sự giúp đỡ mà mình đưa đến những người đó là một món quà, một thứ bố thí hay từ thiện. Chính quyền ta coi đó như một nhiệm vụ ưu tiên phải làm đối với những người tàn tật đã tham gia quân ngũ công nhân hay cả Hồng quân.

Mục tiêu cuối cùng của chúng ta là đem lại một tình trạng xã hội mà ở đó tất cả những người, vì một lý do này hay lý do khác, bị mất đi năng lực lao động, những người không thể lao động, đều có được sự hỗ trợ đảm bảo. Chúng ta phải đảm bảo là những người già được hưởng một tuổi già yên bình – ở đó họ được cung cấp mọi tiện ích cần thiết; trẻ em có mọi thứ cần thiết phù hợp; những người tàn tật và thiểu năng có thể sống trong những hoàn cảnh phù hợp nhất với điều kiện của họ; những người làm việc quá sức và quá mệt mỏi được đưa vào những khu nghỉ dưỡng, ở đó họ sẽ được chăm sóc mà trước đây chỉ dành cho những nhà tư sản giàu có bị ốm yếu; và sẽ không còn ai phải bị căng thẳng kéo dài do lo lắng về những khó khăn tương lai.

Tất nhiên, hiện nay chúng ta còn ở rất xa so với những mục tiêu như vậy. Đất nước chúng ta đã hoàn toàn kiệt quệ do bọn kẻ cướp quốc tế. Chúng ta thiếu thốn hầu hết những vật dụng thông thường nhất, như thuốc men. Các nước đế quốc chủ nghĩa không để cho chúng ta nhập khẩu những thứ đó; bọn chúng tiếp tục phong tỏa đất nước. Nhưng ít nhất có một điều không thể bác bỏ được. Chính quyền Xô Viết đã rất cố gắng để mang lại sự giúp đỡ và chăm sóc cho những người không thể lao động.

§131. Những Cơ quan chính của Chế độ phúc lợi xã hội

Có hai cơ quan chính của chế độ phúc lợi xã hội. Trước tiên, đó là cơ quan chăm lo cho những người bị mất việc hoặc bị mất sức lao động trong khi đang làm công việc của họ (về thể chất hoặc tinh thần). Thuộc nhóm này, có những trường hợp bị mất khả năng lao động tạm thời do bị ốm, tai nạn, mang thai, sinh con; và có những trường hợp bị mất khả năng lao động lâu dài, do sự mất sức sớm về sức khỏe, tuổi già, bệnh mãn tính, v.v… Thứ hai, đó là cơ quan chăm lo cho những người gặp phải tai nạn hoặc bị mất sức lao động không phải trong lúc làm việc, không phải trong khi tham gia sản xuất. Thuộc nhóm này là những người bị tàn tật trong cuộc chiến tranh đế quốc, những người bị thương tật trong khi phục vụ Hồng Quân, là gia đình của những chiến sĩ Hồng Quân, những nạn nhân của bọn phản cách mạng, của thiên tai (như hỏa hoạn, lũ lụt, bệnh dịch, v.v…). Chúng ta cũng cần chăm sóc những người trở nên không phù hợp làm việc do điều kiện của xã hội cũ để lại, những nạn nhân của những điều kiện xã hội tồi tệ còn tồn tại. Thuộc đối tượng này là những người ăn xin chuyên nghiệp, những người vô gia cư, những người tâm thần, v.v…

Hơn thế nữa, đối với những người bị chết, chúng ta cũng phải hỗ trợ cho gia đình họ.

Do vậy, số lượng những người cần được chăm sóc là rất lớn. Những người thuộc nhóm thứ nhất, những người bị thất nghiệp hoặc bị mất sức lao động, nhưng theo cách này hay cách khác có liên quan đến lĩnh vực sản xuất, là những đối tượng do Bộ Lao động phụ trách – bộ này thực chất thuộc sự kiểm soát của các tổ chức công đoàn. Những người thuộc nhóm thứ hai là những đối tượng do Bộ Phúc lợi Xã hội phụ trách.

§132. Chế độ phúc lợi xã hội ở Nga

Xem xét tổng thể toàn bộ các hoạt động, Chính quyền Xô Viết, trong chế độ phúc lợi của nó, đã đạt được cho người lao động, thuộc mọi đối tượng bị mất khả năng lao động, bao gồm cả những người thất nghiệp, những thứ mà chưa ở đâu trên thế giới có được.

Dưới đây là danh mục những biện pháp được áp dụng cho những người lao động thuộc nhóm thứ nhất:

  • Tất cả những người sống dựa vào “lao động trả lương” đều được miễn mọi khoản chi phí bảo hiểm xã hội.
  • Các chủ doanh nghiệp bị loại ra hoàn toàn khỏi việc tổ chức phúc lợi xã hội và bảo vệ lao động; mọi công cụ của công việc này đều dựa vào đại diện của các tổ chức lao động.
  • Các lợi ích phúc lợi xã hội được áp dụng cho tất cả mọi trường hợp bị mất sức lao động và thất nghiệp.
  • Các lợi ích phúc lợi xã hội được áp dụng cho các thành viên trong gia đình của người lao động, trong trường hợp người đó bj chết.
  • Các khoản trợ cấp được chi trả toàn bộ đối với thu nhập của người lao động trong trường hợp bị ốm, tai nạn, bị cách li, và những nguyên nhân làm mất khả năng lao động tạm thời khác.
  • Một khoản trợ cấp hưu trí hàng tháng 1800 rúp (ở thành phố Moscow) được trả cho người lao động bị mất sức lao động vĩnh viễn khi làm việc, bất kể nguyên nhân mất sức lao động là gì (do tuổi già, tàn phế, bệnh nghề nghiệp, v.v…), và bất kể số năm làm việc.
  • Phần trợ cấp cho chi phí tang lễ lên tới 1440 rúp được thực hiện đối với trường hợp của mỗi người lao động; và mọi thành viên trong gia đình người lao động cũng nhận được một khoản trợ cấp tương tự, dao động từ 400 đến 800 rúp tùy theo độ tuổi.
  • Trong trường hợp một người lao động qua đời, gia đình họ nhận được khoản phụ cấp nhân thọ lên đến 1200 rúp mỗi tháng (ở thành phố Mátxcơva), số tiền thay đổi tùy theo quy mô của gia đình.
  • Để xác định rõ hơn các câu hỏi liên quan đến số tiền trợ cấp này, các ủy ban người lao động đặc biệt được bổ nhiệm cùng với các bộ phận lao động, và các ủy ban này sẽ xác định phụ cấp và trợ cấp.
  • Ở tất cả các tỉnh, các hội đồng y tế sẽ được thành lập dưới sự chủ trì của người lao động. Các hội đồng này sẽ quyết định mức độ mất khả năng lao động trong từng trường hợp cụ thể.
  • Ở tất cả các quận, các ủy ban đặc biệt sẽ được bổ nhiệm dưới sự chủ trì của người lao động. Các ủy ban này sẽ giám sát việc điều trị những công nhân bị bệnh và sẽ nắm quyền kiểm soát chung.
  • Để đưa hệ thống trợ cấp phúc lợi đến gần hơn với tất cả những nơi có người lao động, các trung tâm sẽ được thành lập để tiếp nhận hồ sơ hưởng phụ cấp và trợ cấp, cũng như những khoản tương tự. Trong các doanh nghiệp quy mô lớn, các khoản phụ cấp sẽ được chi trả thông qua các doanh nghiệp nói trên.
  • Không giới hạn thời gian chi trả phụ cấp. Trường hợp ốm đau được phụ cấp cho đến khi sức khỏe phục hồi, trường hợp mất khả năng lao động được tiếp tục trợ cấp đến khi chết.
  • Trợ cấp phúc lợi xã hội sẽ được trả cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ đối với lao động làm công ăn lương, và sẽ được mở rộng cho những người lao động tại gia, các nghệ nhân độc lập và nông dân.
  • Trong nửa cuối năm 1919, Cộng hòa Xô viết đã ấn định một khoản tiền là 5 triệu rúp cho các phúc lợi xã hội của công nhân và nhân viên.

Liên quan đến đối tượng thứ hai của phúc lợi xã hội, lợi ích trao trả cho gia đình và bản thân những người lính Hồng quân là quan trọng nhất.

Thương binh Hồng quân mất sức lao động hoàn toàn (tỷ lệ trên 60%) được hưởng trợ cấp tương ứng với mức lương bình quân tại địa phương nơi sinh sống. Mức trợ cấp giảm tương ứng với mức độ giảm tỉ lệ mất sức lao động (mất khả năng lao động từ 15 đến 30%, trợ cấp của cựu binh bằng một phần ba mức lương thông thường). Đất của họ phải được xới và trang trại phải được cung cấp giống thích hợp. Gia đình họ phải nhận một khẩu phần ăn tương ứng với số thành viên trong gia đình không có khả năng lao động. Gia đình của một người lính Hồng quân sống miễn phí và nhận được thẻ thực phẩm bổ sung. Trong trường hợp người lính qua đời, những thành viên không thể làm việc và không được trợ cấp phúc lợi xã hội trong gia đình họ sẽ nhận được một khoản trợ cấp lên tới 60% mức lương thông thường của địa phương cho một người không có khả năng lao động, hay toàn bộ mức lương cho ba người trở lên không có khả năng lao động, v.v., v.v.

Việc chi trả trợ cấp cho các gia đình của binh lính Hồng quân, trong nửa đầu năm 1919, đã tiêu tốn một khoản tiền là 1.200.000.000 rúp. Ước tính cho khoản chi này trong nửa cuối cùng năm là 8.500.000.000 rúp. Theo báo cáo của đồng chí Vinokuroff, vào mùa thu năm 1919, gia đình của 4.500.000 lính Hồng quân đang được trợ cấp.

Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ ngày 4/7 đến ngày 1/12/1919, một số tiền hơn hai triệu rưỡi rúp đã được chi trả cho các tỉnh, bao gồm viện trợ nông nghiệp 200.000.000 rúp; nhà ở, 150.000.000 rúp; trợ cấp cho Hồng quân, 100.000.000 rúp; phụ cấp cho những người bị thương trong chiến tranh, 168.000.000 rúp.

Một trong những khiếm khuyết chính của công tác phúc lợi xã hội của chúng ta là bộ máy hoạt động không tốt. Không có hồ sơ chính xác về những người nhận trợ cấp; việc phân bổ kinh phí cho các địa phương còn sai sót; mất nhiều thời gian qua các thủ tục của Ủy ban Phúc lợi xã hội; v.v. Cải thiện bộ máy tổ chức này là cực kỳ cần thiết, và đảng ta cần cống hiến hết mình để hoàn thành trách nhiệm đó.

§ 134. Các nhiệm vụ khác của đảng

Mặt khác, để tăng cường sản xuất và đảm bảo chất lượng công việc không ngừng nâng cao, việc áp dụng hệ thống thưởng phạt nhằm thúc đẩy thi đua đã chứng tỏ là có lợi. 

Các nhiệm vụ chung trong công tác phúc lợi xã hội hiện nay sẽ do đảng đảm đương trên tinh thần của người làm từ thiện hoặc theo cách khuyến khích chủ nghĩa ăn bám và lười biếng. Nhiệm vụ đơn giản của Chính quyền vô sản là giúp đỡ khi cần thiết, cũng như nghĩa vụ của Chính quyền vô sản là tạo điều kiện cho những người bị sa sút tinh thần do điều kiện xã hội tồi tệ trở lại cuộc sống lao động.

Văn chương. KAPLUN, Bảo vệ lao động và các phương pháp của nó. MAI.YUTIN, Trên Con Đường Đi Đến Tương Lai Tươi Sáng Của Chủ Nghĩa Cộng Sản. HELFER, Cách mạng vô sản và Phúc lợi xã hội của người lao động. PRESS, Kỹ thuật xã hội là gì? Các bài báo trên “Vestnik Truda” [The Labour Herald] và trong các ấn phẩm của Ủy ban phúc lợi xã hội. HOLZMANN, Hệ thống cao cấp trong ngành luyện kim.


Mục lục

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận