ABC về chủ nghĩa cộng sản (Chương XIII)

CHƯƠNG ⅫⅠ

VỀ VIỆC TỔ CHỨC NỀN NÔNG NGHIỆP 

§103. Điều kiện nông nghiệp ở nước Nga trước Cách mạng 

Ngay cả trước cách mạng, nông nghiệp Nga hoàn toàn là nền nông nghiệp tiểu nông. Sau cách mạng tháng Mười, sau khi điền sản của địa chủ đã bị trưng thu, nền nông nghiệp của chúng ta hầu như chỉ dành cho nông dân nghèo, và hầu như chỉ dành cho tiểu nông. Trong hoàn cảnh đó, Đảng Cộng sản đã gặp phải những khó khăn rất lớn trong cách vận động của mình trên danh nghĩa nông nghiệp tập thể quy mô lớn. Nhưng chiến dịch vẫn đang được tiến hành và ngay từ đầu đã đạt được những kết quả nhất định ngay cả trong quãng thời gian khó khăn nhất.

Để hiểu rõ hoàn cảnh và điều kiện mà Đảng ta phải thực hiện đường lối của mình khi bàn đến những vùng nông thôn, chúng ta phải nghiên cứu các số liệu về nông nghiệp Nga trước cách mạng và những số liệu liên quan đến những thay đổi mà cách mạng đã mang lại.

Trước cách mạng, tài sản đất đai ở nước Nga được phân phối như sau:

Đất của Nhà nước 138,086,168
Trang trại nông dân 188,767,587
Đất sở hữu tư nhân và các viện 118,332,788

Gần như tất cả đất đai của Nhà nước đều là rừng, hoặc nếu là kiểu đất khác thì cũng không thích hợp để trồng trọt với điều kiện hiện tại của chúng. Đất thuộc sở hữu tư nhân của các cá nhân và tổ chức (ngoài đất do nông dân nắm giữ) có thể được phân loại như sau:

 

Điền trang lớn 101,735,343
Lãnh địa hoàng gia 7,848,115
Đất thuộc sở hữu của nhà thờ 1,871,858
Tu viện và nữ tu viện 788,777
Đất đô thị 2,042,570
Lãnh thổ của người Cossack 3,459,240
Các thể loại khác 646,883

Liên quan đến ruộng đất của nông dân, theo thống kê năm 1905 có 12,277,855 trang trại, do đó quy mô trung bình của một trang trại nông dân là 11.37 desyatinas. Ở các tỉnh xa xôi, nơi có nhiều đất đai không thích hợp cho việc canh tác, các trang trại của nông dân lớn hơn đáng kể so với mức trung bình này, điều đó có nghĩa là nạn đói đất diễn ra phổ biến ở tầng lớp nông dân các tỉnh miền Trung nước Nga. Trên thực tế, quy mô trung bình của các trang trại thuộc sở hữu của các cựu nông nô, những người chiếm phần lớn dân số nông dân của chúng ta chỉ là 6.7 desyatinas. Ở một số tỉnh và một số quận, quy mô trang trại chỉ bằng một nửa. Đến năm 1916, số trang trại của nông dân đã tăng lên 15,492,202, mặc dù tỷ lệ của nông dân trong tổng số đất canh tác đã tăng lên rất ít. Nạn đói đất đai do đó đã trở nên trầm trọng hơn rất nhiều.

 

Tuy nhiên, vì hầu hết các lãnh địa hoàng gia đều không thích hợp cho việc trồng trọt, cách duy nhất để nông dân có thể tăng tài sản của mình là bằng cách sử dụng đất của các cá nhân tư nhân và các tổ chức.

Trong số những cá nhân tư nhân này, những người phải bị tước đoạt tài sản phần lớn là đại địa chủ (sở hữu 58,169,008 desyatinas), thương gia và nông dân giàu có, nhiều hợp tác xã và công ty tạo ra lợi nhuận, thuộc loại tư sản. Các bất động sản thuộc sở hữu cá nhân vượt quá 20 desyatinas có tổng số là 82,841,418. Các hợp tác xã sở hữu 15,778,677 desyatinas. Chính những phương hướng này là đường lối vận động cho các cuộc tấn công dữ dội của cách mạng nông dân. Liên quan đến đất đai thuộc sở hữu của các tổ chức, những người nông dân chủ yếu quan tâm đến các điền trang do nhà thờ, tu viện và nữ tu viện nắm giữ, và ở một mức độ nào đó cũng là lãnh địa hoàng gia.

§104. Điều kiện nông nghiệp ở Nga ngay sau Cách mạng

Trước cách mạng, ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân và đặc biệt là ruộng đất thuộc sở hữu của các đại địa chủ đã bị rơi vào cảnh khó khăn nặng nề về tài chính. Hơn 60 triệu desyatinas đất đã được thế chấp với tổng số tiền là 8,497,894,600 rúp. Nói cách khác, chủ sở hữu thực sự của những bất động sản này là các ngân hàng của Nga và nước ngoài. Điều này giải thích tại sao các đảng phái chủ trương đoàn kết xã hội, đặc biệt là các nhà cách mạng xã hội, mặc dù đã kêu gọi giao tất cả đất đai thuộc sở hữu tư nhân cho nông dân mà không phải bồi thường cho chủ sở hữu nhưng lại sợ hãi đối mặt với vấn đề này, hoặc muốn trì hoãn quá trình tịch thu khi ngày thực hiện đến gần. Chỉ có đảng của những người cộng sản Bôn-sê-vích, đảng của những người mà mối liên hệ duy nhất với chủ nghĩa tư bản là một cuộc tử chiến, đã đưa đến quyết định hợp lý cuối cùng là một cuộc cách mạng nông dân chống lại địa chủ (trái ngược với những người ủng hộ đoàn kết xã hội). Cuộc cách mạng này đã củng cố các điều khoản lập pháp trong Nghị định về đất đai do Đảng Cộng sản đưa ra và thông qua bởi Đại hội Xô Viết lần thứ hai.

Theo các điều khoản của nghị định này và của Luật Đất đai cơ bản đã được Đại hội III thông qua, quyền sở hữu tư nhân về đất đai đã chính thức bị bãi bỏ. Tất cả đất đai của nước cộng hòa được đặt dưới quyền sử dụng của bất kỳ ai và bất kỳ người nào là công nhân lao động và canh tác đất bằng chính sức lao động của mình. Không có hạn chế gì về vấn đề quốc tịch. Đất đai được chia đều cho dân cư với số lượng không vượt quá mức mà người lao động có thể thực sự canh tác. Hơn nữa, theo quy định của chế độ phân phối ruộng đất xã hội chủ nghĩa, tất cả lãnh thổ của nước cộng hòa đã được tuyên bố là tài sản của toàn thể Nhà nước công nhân và nông dân, thực thể có quyền tối cao trong việc xử lý các vấn đề về ruộng đất.

Là kết quả của cuộc cách mạng ruộng đất và do đó được thiết lập hợp pháp, điều kiện nông nghiệp ở Nga đã chuyển biến hoàn toàn và vẫn đang trải qua hằng hà sa số thay đổi.

Quan trọng nhất, quyền sở hữu ruộng đất trên toàn bộ nước Nga vĩ đại đã bị xóa bỏ, cho dù là quy mô lớn hay nhỏ. Do đó, về vấn đề sở hữu đất, những nông dân giàu có đã bị đặt xuống ngang hàng với những nông dân trung lưu. Mặc khác, việc sử dụng ruộng đất bởi những nông dân nghèo và thiếu đất đã được cải thiện, họ đã được hưởng lợi một phần từ những phương tiện chăn nuôi nông nghiệp của những nông dân giàu có, và điều đó cũng là kết quả của việc phân chia lại các đại điền sản.

Về việc chia đều đất đai ở khắp các huyện, quận và tỉnh khác nhau, vấn đề vẫn đang được tiến hành và sẽ còn lâu mới có thể hoàn thành được.

Vào thời điểm hiện tại, thật khó có thể đưa ra một bức tranh kết luận về kết quả của cuộc cách mạng nông nghiệp. Nói chung, chúng ta có thể tuyên bố rằng hầu như tất cả đất đai thuộc sở hữu của tư nhân, dù trong những điền trang khổng lồ hay có quy mô đáng kể, đã được chuyển vào tay của những người nông dân tự làm việc trong chính trang trại của họ.

Các điền trang tư nhân đã và đang được cày cấy. Chính quyền Xô Viết để dành khoảng 2,000,000 desyatinas cho nền nông nghiệp Xô Viết. Những người nông dân cũng đang canh tác trên một phần đất đai của các thành thị. Hơn nữa họ còn nhận được tất cả đất đai của nhà thờ, tu viện, ni viện và một phần đất đai hoàng gia. Nói chung những người nông dân đã có được khoảng 40,000,000 desyatinas đất từng thuộc sở hữu tư nhân trước cách mạng.

 

Bên cạnh nguồn đất dự trữ của chính quyền Xô Viết và bên cạnh đất đai của các nhà máy đường, nhà nước Xô Viết vẫn nắm giữ quyền sử dụng gần như tất cả các khu vực từng là đất của nhà nước và cả những khu rừng đã được quốc hữu hóa mà trước kia thuộc về chủ đất tư nhân.

Bằng cách này, Đảng Cộng sản Nga đã tiếp tục công cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội bất chấp những điều kiện bất lợi có liên quan đến vấn đề đất đai. Cho đến nay, phần lớn diện tích đất do nhà nước thực sự nắm giữ không phù hợp để canh tác. Hầu hết đất đai thích hợp để trồng trọt đã được giao cho nông dân tầng lớp dưới, cho những người làm việc trong trang trại của riêng họ.

Nhưng dù những điều kiện cho quá trình xã hội hóa nông nghiệp ở Nga có bất lợi đến đâu, và dù hệ thống nông nghiệp tiểu tư sản có phản kháng một cách ngoan cố đến đâu, thì ở nông thôn Nga, tương lai vẫn hoàn toàn thuộc về nền nông nghiệp xã hội chủ nghĩa quy mô lớn.

§ 105. Tại sao tương lai lại thuộc về Nông nghiệp xã hội hóa quy mô lớn? 

Phương thức sản xuất quy mô lớn tư bản chủ nghĩa đã giành được thắng lợi trước phương thức sản xuất thủ công và nông nghiệp, dẫu phải lưu ý rằng trong sản xuất công nghiệp thắng lợi này đến nhanh và trọn vẹn hơn so với trong nông nghiệp. Hệ thống kinh tế cộng sản lại càng ưu thế hơn, năng suất hơn khi so với hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa; và do đó, canh tác theo quy mô lớn cộng sản chủ nghĩa sẽ chứng tỏ tính năng suất cao hơn khi so với nông nghiệp ở quy mô nhỏ. Nếu một pound nặng hơn một ounce và một trăm cân nặng hơn một pound, thì rõ ràng một trăm sẽ cân nặng hơn một ounce rất nhiều.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải thảo luận chi tiết vấn đề và làm cho nó trở nên hoàn toàn dễ hiểu.

Điều kiện tiên quyết hàng đầu là trong nền nông nghiệp xã hội chủ nghĩa, tất cả đất đai của nước cộng hòa phải được sử dụng theo cách mà ở mỗi khu vực, nông trại và cánh đồng, nếu xét đến chất và tính đặc thù của đất, loại cây trồng cụ thể được gieo (lúa mạch đen, yến mạch, cỏ khô, lanh, cây gai dầu, củ dền, cúc vu, v.v.) sẽ phát triển thuận lợi nhất. Đúng vậy, loại cây trồng nào phù hợp nhất là vấn đề cần được xác định bởi các chuyên gia nông nghiệp. Nhưng trong hệ thống nông nghiệp của chúng ta, điều ngược lại lại thường xuyên xảy ra. Ví dụ, lúa mì được trồng và cho ra năng suất rất kém ở những nơi mà đáng nhẽ ra nếu trồng cây lanh thì sẽ phát triển rất tốt; hoặc lúa mạch đen được gieo ở nơi mà gieo lúa mì thì sẽ tốt hơn nhiều; hay một cái gì đó thậm chí còn ngu ngốc hơn có thể được thực hiện.

Nói chung sự ra đời của các phương pháp khoa học trong việc sử dụng đất canh tác chỉ đơn giản là sự thay đổi để sao cho lựa chọn cây trồng tốt hơn, sẽ làm tăng đáng kể năng suất, mặc dù ở các khía cạnh khác, mọi thứ vẫn tiếp tục như trước đây.

Nhưng hệ thống nhiều cánh đồng chỉ có thể được giới thiệu khi nông nghiệp quy mô vừa hoặc lớn được áp dụng thay thế cho nông nghiệp nhỏ lẻ; và tất nhiên quy mô lớn có lợi hơn quy mô vừa. Bằng cách luân canh cây trồng, chúng ta có thể sử dụng đất một cách triệt để hơn. Ngày nay, những người nông dân của chúng ta, với hệ thống ba đồng ruộng, hiện bỏ hoang tới một phần ba diện tích đất trồng vào bất kỳ thời điểm nào.

Đối với nông dân, thực tế là không thể thực hiện được việc luân canh cây trồng và hệ thống nhiều cánh đồng. Không thể cho người nông dân canh tác ruộng đất của mình một cách cô lập, vì anh ta không có đủ đất cho một hệ thống thích hợp. Càng không thể hơn khi đất đai của cộng đồng bị chia cắt thành từng mảnh.

Trong nền nông nghiệp quy mô lớn chúng ta sẽ tránh được sự lãng phí đất đai ở các góc và mép ruộng, điều mà dưới nền văn hóa nhỏ lẻ là không thể tránh khỏi. Theo cách này nông dân của chúng ta đã lãng phí hàng trăm nghìn desyatina đất. Theo tính toán của tôi, tổn thất tương đương từ 60 triệu đến 80 triệu pút gạo.

Phân bón là phương tiện chính để duy trì độ phì nhiêu của đất. Trong nông nghiệp quy mô lớn, trên bất kỳ vùng đất cụ thể nào khi mà công việc cần số lượng ngựa ít hơn, nhiều hơn nữa gia súc có sừng có thể được giữ lại và do đó có nhiều phân hơn từ những gia súc được nuôi trong chuồng. Trong nông nghiệp quy mô lớn, việc sử dụng phân bón nhân tạo, hoặc tạo ra những loại phân khác nhau một cách nhân tạo sẽ có lợi, trong khi những điều này khó mà khả thi trong nền nông nghiệp nhỏ, manh mún.

Đặc biệt khó khăn trong sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ là phải bố trí cày bừa vào thời điểm thích hợp, đủ độ sâu và tiết kiệm sức lao động. Trong vấn đề này người nông dân biệt lập chỉ là một gã lùn khi so sánh với đối thủ của anh ta trong ngành nông nghiệp xã hội chủ nghĩa (và thực sự, so với vả đối thủ tư bản quy mô lớn nữa). Cày cấy rẻ nhất, nhanh nhất và sâu nhất được thực hiện với sự hỗ trợ của máy kéo. Trên những miếng đất nhỏ của văn hóa nông dân, máy kéo không có chỗ đứng, ngoài ra, việc làm việc với đơn độc một cái máy kéo sẽ ít có lợi hơn so với nhóm tám hoặc mười máy kéo làm cùng một lúc.

Các lưu ý tương tự cũng áp dụng cho nhiều loại máy móc giúp tiết kiệm lao động khác. Máy tuốt hạt và máy thu hoạch hơi nước chỉ có thể được sử dụng trong nông nghiệp quy mô lớn.

Cuối cùng, việc sử dụng đầy đủ các công cụ nông nghiệp chỉ có thể khả thi trên quy mô lớn. Ví dụ, các công cụ dưới đây sẽ được sử dụng hiệu quả nhất với một diện tích đất nhất định:

Công cụ Diện tích đất (đơn vị: desyatina)
ngựa cày 27
máy khoan, máy cắt, và máy tuốt lúa thủ công 63
máy tuốt lúa chạy bằng hơi nước 225
máy cày bằng hơi nước 900

Chỉ sử dụng máy cày chạy bằng hơi nước và máy kéo là đủ để tăng năng suất của diện tích đất thêm 1/3, mặc dù điều kiện vẫn không thay đổi gì. Ngay cả khi chúng tôi phải canh tác bất kỳ khu vực nào mà chỉ với sự trợ giúp của con ngựa, nông nghiệp quy mô lớn thường thuận lợi hơn so nông nghiệp nhỏ, do mỗi con ngựa được sử dụng để giúp cày xới cho một diện tích lớn hơn. Người ta đã tính toán rằng về mặt này, nông nghiệp quy mô lớn chỉ cần khoảng một phần ba số ngựa. Điện chỉ có thể được sử dụng trong nông nghiệp quy mô lớn.

Và thông qua việc sử dụng điện trên một trang trại lớn, chúng ta có thể bỏ qua việc xây dựng của hàng trăm ngôi chuồng chất lượng kém và hàng trăm căn bếp nhỏ. Chúng ta có thể làm mọi thứ trong một tòa nhà lớn được trang bị tốt các thiết bị. Chăn nuôi bò sữa chỉ có thể được tiến hành một cách tiết kiệm trên quy mô lớn. Tuy nhiên, khoản tiết kiệm lớn nhất là năng suất lao động, khả năng giảm đến một nửa hoặc giờ một phần ba thời gian lao động. Điều này có thể được thực hiện mà không giảm năng suất của đất, mà thậm chí có thể tăng nó gấp 3 đến bốn lần. Đây là một ví dụ: Theo cuộc điều tra dân số mới nhất, năm 1916, ở Nga đã có 71.480.800 desyatina đất canh tác.

Nếu chúng ta giả định rằng khu vực này được canh tác mỗi năm một lần (mỗi nhà nông nghiệp học đều biết rằng đây là ước tính quá phóng khoáng), những người nông dân sẽ phải sử dụng tất cả các lực lượng lao động (của 20.000.000 người) và tất cả các động vật trang trại có sẵn. Nhưng để cày cùng một khu vực với sự trợ giúp của máy kéo (một máy kéo có thể cày 8 từ để 10 desyatina trong một ngày, hoặc nhiều hơn nếu nó hoạt động liên tục), tổng cộng 1.000.000 người lao động sẽ đủ. Điều này có nghĩa là một người làm việc của 20 người khác nhau. Thay vì chuẩn bị 100 bữa ăn trong nhà bếp riêng biệt, chúng ta chuẩn bị một bữa ăn tối cho cùng một số người trong căng tin tập thể, điều này có nghĩa là 90 trong số 100 đầu bếp sẽ không còn cần thiết: lao động của họ có thể được dành cho một số mục đích hữu ích khác, và có thể làm giảm gánh nặng lao động trên vai những người khác.

Do đó, nhiệm vụ của các Đảng Cộng sản là để làm hết sức mình để thiết lập một hệ thống hoàn hảo hơn về nông nghiệp, một hệ thống cộng sản mà sẽ có khả năng giải phóng dân cư nông thôn của chúng ta khỏi sự lãng phí sức lao động trong sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ; để cứu nước Nga khỏi sự hao mòn đất đai mà hiện nay đang xảy ra; cứu nước Nga khỏi các phương pháp chăn nuôi gia súc lạc hậu; và cứu nước Nga khỏi việc nấu ăn cá nhân. Làm sao để Đảng Cộng sản đạt được mục tiêu tuyệt vời này ? Có rất nhiều hướng giải quyết. Hãy trước hết xem xét phương án nhanh chóng nhất.

§ 106. Nông nghiệp Xô Viết

Trong số các mẫu đất của các chủ đất đã bị thu giữ bởi những người nông dân ở những cuối những năm 1917, có tồn tại một số trang trại hình mẫu, có sử dụng các gia súc giống tốt và các thiết bị nông nghiệp tối tân. Một số các trang trại này đã được Liên Xô bảo vệ, và đã trở thành các trang trại Xô Viết. Ngoài ra, ở Liên Xô có một hệ thống sản xuất nông nghiệp quy định rằng có một số khoảng đất không thể được phân phối hoàn toàn giữa những người nông dân, vì những người này đã có đủ đất để canh tác. Các trang trại xô viết là những nơi duy nhất mà mô hình canh tác mô hình xã hội chủ nghĩa, với tất cả thuận lợi của nó, có thể được thực hiện.

Chỉ bằng các trang trại tập thể thì chúng ta có thể chứng minh cho những người nông dân các lợi thế của nông nghiệp tập thể quy mô lớn. Tại các trang trại ở Liên Xô, chúng ta có thể trồng luân canh cây trồng, và có thể đưa ra bằng chứng thực tế về tất cả những mặt hạn chế của hệ thống ruộng ba vụ. Ở đây chúng ta cũng có thể sử dụng tất cả các loại máy móc nông nghiệp, kể cả những loại máy phức tạp nhất. Các trang trại tập thể là những nơi duy nhất mà các động vật giống tốt có thể được bảo vệ khỏi sự hủy diệt và được nuôi nấng. Chỉ bằng việc sử dụng của các trang trại nuôi giống thì chúng ta mối có thể để cải thiện chất lượng con giống. Tại trang trại tập thể, việc tạo ra các trang trại mẫu cho nông dân là điều không khó, và tương tự như vậy với việc cải thiện hạt giống bằng phương pháp chọn lọc. Trong những trang trại này, chúng tôi đã sắp xếp máy móc cho việc lựa chọn những hạt giống tốt nhất, và các nông dân có thể sử dụng các máy này.

Các trang trại xô tổ chức trường nông nghiệp, bố trí cho các bài giảng về nông nghiệp, khánh thành các buổi triển lãm về nông nghiệp, v.v. Họ cũng lập nên hội thảo cho việc sửa chữa dụng cụ nông nghiệp, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu cần thiết của họ, nhưng cũng là để hỗ trợ các nông dân khác của huyện. Nhiệm vụ của Đảng Cộng sản là tăng các số của các trang trại tập thể ở bất cứ nơi nào có thể, và để mở rộng chúng (xa nhất một cách có thể mà không can thiệp với lợi ích của nông nghiệp của nông dân). Chúng ta phải dần dần tập hợp ở đây những con giống tốt nhất ở nước cộng hòa. Ở đây chúng ta phải viết tạo ra những nông sản hoàn hảo nhất.

Chúng ta phải kết thúc chế độ quan liêu, phải cẩn thận để tránh những biến đổi của các trang trại cộng đồng trở thành cái gì đó giống như tu viện, chỉ quan tâm tới sự thịnh vượng của chính họ, và không chăm sóc gì cho các nước Liên Xô. Các trang trại phải tập hợp được một đội ngũ công nhân có tay nghề cao; họ không được chỉ đơn thuần giúp người lao động dần nắm giữ sự kiểm soát, mà phải tiến hành quản lý thực tế các mẫu ruộng của người lao động. Các nông dân của vùng xung quanh phải được truyền cảm hứng để quan tâm tới các trang trại, phải được dẫn dắt để đánh giá các phương pháp và kế hoạch của các nông trại, cho đến khi họ dần coi các trang trại tập thể là quan tâm trực tiếp của toàn bộ lực lượng lao động. Trong những mùa thu năm 1919 đã có 8586 trang trại tập thể, các khu vực canh tác của đất khi những (không đếm rừng đất) là 2.170.000 desyatina.

§ 107. Nông nghiệp đô thị và ngoại ô (canh tác vườn-chợ) [1]

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng lương thực khủng khiếp, vốn là hệ quả không thể tránh khỏi của chiến tranh và cách mạng, một hệ thống canh tác hợp lý trở nên cực kỳ quan trọng đối với an ninh của giai cấp vô sản thành thị. Hình thức nông nghiệp này đang bắt đầu phát triển và sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Nhiệm vụ trước mắt của nông nghiệp thành thị là đảm bảo rằng mọi thị trấn phải có đủ diện tích đất canh tác để phát triển hợp lý hình thức vườn-chợ trên quy mô lớn.

Trước cuộc cách mạng, các thành thị của chúng ta sở hữu diện tích khoảng 2.000.000 desyatinas [2]. Phần lớn diện tích này gồm các tòa nhà, đồng cỏ, công viên và vườn rau, thuộc về thành thị. Một phần diện tích canh tác được giao cho nông dân, và do đó thành thị không còn quyền sở hữu chúng. Tuy nhiên, việc sở hữu những khu vực như vậy nên được tiếp quản bởi khu vực thành thị. Hơn thế nữa, tất cả các khu vực ngoại vi thành thị nên được trưng thu, chừng nào biện pháp như vậy còn là cần thiết cho một hệ thống vườn-chợ hợp lý và toàn diện.

Ngay từ năm 1919, tại một số thị trấn, các khu vực nông nghiệp của Xô viết đã thực hiện thành công mô hình vườn-chợ và đảm bảo cung cấp đủ rau cho dân cư của thành thị này trong suốt cả năm. Những bước tiến xa hơn phải được thực hiện trên nền tảng này. Mỗi thành phố phải có sẵn khu vực canh tác đủ lớn để cung ứng các sản phẩm nông nghiệp cho toàn bộ dân cư. Hơn nữa, điều cần thiết là mỗi thị trấn phải có một trang trại bò sữa lớn, cung cấp ít nhất đủ sữa cho tất cả thương binh và trẻ em trong thị trấn, và do đó phải có đủ đất để cung cấp thức ăn cho gia súc.

Nếu các thành phố canh tác nông nghiệp theo hướng tự quản một cách hợp lý, họ có thể cung cấp cho người lao động thành thị, không chỉ khoai tây và cải bắp, mà còn cả ngũ cốc (kiều mạch, kê). Với cách này, từ nguồn lực của chính bản thân, các thị trấn sẽ có khả năng cung cấp cho toàn bộ ngựa của mình, dẫn đến việc sắp xếp quốc hữu hóa hệ thống giao thông trở nên dễ dàng hơn. Nếu chúng ta không tính đến hai thành phố thủ đô, kinh nghiệm đã cho thấy rằng trong những năm tới, kế hoạch trên là hoàn toàn khả quan đối với tất cả các thành phố của nước cộng hòa, miễn là họ không cố gắng thực hiện những kế hoạch không tưởng như việc chỉ cung cấp ngô cho cư dân của họ.

Nông nghiệp đô thị của Liên Xô có tầm quan trọng lớn vì hai lý do sau. Thứ nhất, nó tạo thuận lợi cho việc tận dụng lượng phân bón khổng lồ như rác thải đường phố và hộ gia đình, chất thải từ gia súc và con người. Hiện tại, phần lớn lượng phân này đang bị lãng phí. Thứ hai: nó tạo ra sự liên kết tốt hơn giữa ngành sản xuất và ngành nông nghiệp. Năm tới, một tỷ lệ nhất định dân số thành thị sẽ có thể tham gia (mà không ảnh hưởng ngành công nghiệp chế tạo) vào sản xuất nông nghiệp, bằng cách làm việc trong các vườn-chợ quy mô lớn liền kề các thành phố.

Điều quan trọng là nông nghiệp Liên Xô và canh tác vườn-chợ đô thị nên phục vụ nhiều hơn một mô hình thương mại. Họ chắc chắn có vai trò tối quan trọng trong giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực. Kinh nghiệm cho thấy rằng trong mùa khó khăn nhất – ngay trước khi mùa màng mới thu hoạch ở các huyện nông thôn và khi nông dân chưa bắt đầu hoặc mới bắt đầu thu hoạch – tình hình đã được cứu vãn nhờ các trang trại Xô viết.

Trong những năm 1918 và 1919, mẻ ngô đầu tiên của vụ mới được thu hoạch từ các trang trại Xô Viết. Trong tương lai, tầm quan trọng của các trang trại Xô Viết, trên phương diện này, sẽ tăng lên rất nhiều. Bằng cách sử dụng tất cả đất đai trong các trang trại, Liên bang Xô Viết sẽ có thể cung cấp khoảng một nửa số ngô cần thiết để nuôi sống công nhân và nhân viên thành thị. Điều này sẽ làm giảm đi rất nhiều sự phụ thuộc của người dân thành thị vào nông dân.

*Chú thích:

[1] Thuật ngữ “Canh tác vườn-chợ” dựa trên hình thức nông nghiệp được mô tả trong phần này, mặc dù các sản phẩm “vườn-tới-bếp” không còn được sản xuất cho thị trường tư bản nữa.

[2] Đơn vị tính diện tích tại nga, 1 desyatinas = 10.925.4 mét vuông.

§ 108. Các Công xã và các Ác-ten [1]

Các trang trại Xô Viết chỉ có thể phát triển bằng cách tận dụng những mảnh đất lân cận hiện đang bị bỏ hoang, hoặc những khu đất trước thuộc sở hữu của hoàng gia được trồng trọt theo phương pháp mới, được khai hoang và thoát nước. Nền nông nghiệp Nga nói chung không thể trở thành nền nông nghiệp xã hội chủ nghĩa cho đến khi nền nông nghiệp của tá điền bước vào con đường xã hội chủ nghĩa. Tại các trang trại Xô Viết, tá điền sẽ được học về những lợi thế của nông nghiệp tập thể quy mô lớn. Đối với họ, họ sẽ chỉ có thể nhận ra những tiến bộ này thông qua việc hợp tác canh tác, thông qua việc hợp nhất để hình thành nên các công xã và các ác-ten. Trong xã hội tư bản, sự chuyển đổi từ nền nông nghiệp nhỏ của tá điền sang nền nông nghiệp quy mô lớn thường được thực hiện bằng sự hủy diệt và vô sản hóa của các nông hộ. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, nông nghiệp tập thể quy mô lớn sẽ nảy sinh từ nông trại quy mô nhỏ, chủ yếu thông qua sự hợp nhất của các trang trại nhỏ.

Đối với các tá điền, từ “ác-ten” và “công xã” có nghĩa gần như giống nhau. Nhiều công xã tự gọi mình là ác-ten, vì tá điền không thích từ “công xã”, và ngại sử dụng tên này ngay cả khi trên thực tế tồn tại một công xã. Nói một cách chung nhất, sự khác biệt giữa công xã và ác-ten là ác-ten chỉ là một liên minh sản xuất (hợp tác xã sản xuất); trong khi công xã không chỉ là một liên minh sản xuất mà còn là một liên minh phân phối – một hợp tác xã sản xuất, phân phối và tiêu dùng.

Số lượng các công xã và ác-ten đang tăng lên nhanh chóng ở nước Nga Xô Viết. Đây là những số liệu mới nhất cho mùa thu năm 1919.

Số lượng Diện tích đất có thể canh tác
Công xã 1901 150,000 desyatina
Ác-ten 3698 480,000 desyatina
Hiệp hội nông nghiệp hợp tác xã 668

Các số liệu cho thấy xu hướng hình thành công xã và ác-ten mang tính chất của một phong trào quần chúng và tiến bộ. Nhưng các số liệu cũng cho thấy điểm yếu của các loại hình liên hiệp này. Trong trường hợp cụ thể của các công xã, quy mô trung bình của các liên hiệp này là rất nhỏ. Những gì chúng ta đang quan sát hiện nay không phải là sự chuyển đổi từ nền nông nghiệp quy mô nhỏ sang nền nông nghiệp quy mô lớn, mà là sự chuyển đổi sang nền nông nghiệp quy mô vừa hoặc sang một nền nông nghiệp tốt hơn một chút. Do đó, các công xã không thể chứng minh cho các thành viên của họ hoặc cho người dân lân cận thấy những lợi thế thực sự của nông nghiệp quy mô lớn. Trong một trang trại có một vài desyatina, máy móc nông nghiệp không thể sử dụng được hết công suất của nó; việc tổ chức luân canh hợp lý các loại cây trồng cũng là không thể ở một trang trại như vậy. Mặc dù vậy, ý nghĩa của các liên hiệp này với mục đích xây dựng một nền nông nghiệp quy mô vừa là rất lớn. Họ hiện thực hoá được những lợi thế của sự phân công lao động. Một số phụ nữ được giải phóng khỏi công việc nội trợ và do đó có thể giúp hoàn thành công việc canh tác nhanh hơn; trên cùng một diện tích trồng trọt, số ngựa cần sử dụng giảm đi, công việc được hoàn thành kịp thời hơn và mặt đất được xới kỹ hơn; kết quả là thành quả tốt hơn so với trên những mảnh đất nhỏ của nền nông nghiệp tá điền bình thường.

Tính kinh tế của sức lao động công xã được thể hiện rõ hơn bằng thực tế là hầu hết các công xã đều tham gia vào các hoạt động khác ngoài nông nghiệp. Họ xây dựng các cối xay; đảm nhận các công việc kỹ nghệ nhỏ khác nhau trong hộ; thành lập các cửa hàng sửa chữa, v.v.

 

Các công xã chỉ có thể tiến lên trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bằng một quá trình hợp nhất hơn nữa.

Điều này có thể đạt được nhờ sự hợp nhất của hai công xã lân cận; hoặc bằng cách mở rộng các công xã cụ thể thông qua việc kết nạp thêm một số lượng đáng kể các thành viên mới từ những tá điền lân cận; hoặc cuối cùng bằng sự hợp nhất của một hay nhiều công xã với một trang trại Xô Viết liền kề.

Nhiệm vụ hàng đầu của Đảng Cộng sản đối với các huyện nông thôn ở thời điểm này là đưa nền nông nghiệp tá điền quy mô nhỏ lên một giai đoạn cao hơn, bước đầu để đạt đến một nền nông nghiệp công xã quy mô vừa. Có lý do chính đáng để tin rằng sự phát triển về hiệu quả sử dụng đất chủ yếu sẽ diễn ra theo con đường này. Nhà nước vô sản có quyền lực đẩy nhanh quá trình này, không chỉ thông qua việc tuyên truyền bằng lời nói và việc làm (nông nghiệp Xô Viết), mà còn thông qua việc cung cấp tất cả các lợi thế có thể có cho các trang trại công xã hiện nay trong quá trình được hình thành – bằng cách hỗ trợ tài chính; bằng cách cung cấp cho họ hạt giống, gia súc, dụng cụ và cố vấn về các phương pháp nông nghiệp.

*Chú thích:

[1] Ác-ten: Các nhóm sản xuất tập thể nông nghiệp và thủ công ở Nga và Liên Xô, thịnh hành trong giai đoạn từ 1860-1960.

§ 109. Hợp tác xã nông nghiệp

Công xã là hình thức tổ chức gần gũi không chỉ trong lao động sản xuất mà cả đối với hoạt động trao đổi hàng hóa và sinh hoạt thường ngày. Ác-ten là một nhóm thực hiện hoạt động sản xuất tập thể. Hợp tác xã nông nghiệp thì ít gần gũi hơn, là khái niệm lỏng lẻo hơn, có thể nói là dân dã hơn ác-ten. Cư dân của bất cứ làng nào không thể xây dựng các công xã hay ác-ten vì chia rẽ nội bộ, thì ít nhất cũng có thể cùng tham gia hợp tác cày cấy theo cách không quá ràng buộc mọi người với nhau. Kết quả của việc này là hình thức sản xuất dù vẫn như cũ, nhưng đã có một ngoại lệ quan trọng. Đất đai trong làng giờ đã không còn bị chia thành các thửa riêng mà được canh tác chung với nhau. Mỗi một trang trại (nhỏ) sẽ trồng rau của mình trong vườn; mỗi nông dân vẫn giữ lấy tài sản riêng của mình; nhưng máy móc hay ngựa (của họ) sẽ làm việc cho cả ngôi làng trong những khoảng thời gian xác định.

Quy định về xã hội hóa sở hữu đất (nông nghiệp) được công bố bởi Uỷ ban Chấp hành Trung ương đã nêu ra hình thức cơ bản nhất của canh tác nông nghiệp tập thể. Lợi ích từ hình thức này là người nông dân được tự do hoàn toàn trong các hoạt động của mình, ngoại trừ hoạt động lao động, vậy nên mọi nông dân có thể tham gia hình thức này mà không sợ bị mất đi sự tự chủ của mình. Nhưng hơn thế, hợp tác xã nông nghiệp còn kéo theo những lợi ích khác; nó đặt dấu chấm hết cho sự phân chia đất canh tác nhỏ lẻ thành các thửa đất riêng rẽ với nhau, và hiện thực hóa hệ thống canh tác liên kết giữa các cánh đồng với nhau; máy móc và nông cụ sẽ được tối ưu hóa; phân công lao động đối với những hộ thiếu nhân công, thiết bị và gia súc gia cầm sẽ hiệu quả hơn, v.v.

Hợp tác xã nông nghiệp là bước đầu tiên của nông nghiệp tập thể, và ta hoàn toàn có thể kỳ vọng rằng chừng nào canh tác nông nghiệp tập thể còn tồn tại thì nó sẽ chủ yếu ở dạng này. Số liệu liên quan tới vụ mùa năm 1919 cho thấy hợp tác xã nông nghiệp đã dần được được phổ biến tại một số vùng. Các vùng đất rộng lớn đã được chia thành các nhóm mười hộ canh tác cùng nhau. Trong vài trường hợp thì diện tích đất chung trong làng cũng được sử dụng để canh tác như vậy.

§ 110. Hợp tác nông nghiệp

Ngay từ trước Cách mạng, việc hợp tác nhằm tối ưu hóa các sản phẩm nông nghiệp cũng đã được nông dân phổ biến rộng rãi. Trong hoạt động này phải kể đến sản phẩm của các ác-ten chăn nuôi bò sữa (làm phô-mát và khuấy bơ) được phân phối ở các tỉnh phía bắc và mạn trên của sông Volga. Các ác-ten tương tự cũng xuất hiện ở công đoạn sản xuất đầu của vải lanh, đường thô, sấy khô rau củ và nén rơm rạ. Chính quyền Xô-viết sẵn sàng hỗ trợ tất cả những hoạt động đó. Hỗ trợ lao động nông thôn xây dựng và phát triển các hợp tác xã cũng như khuyến khích nông dân cải tiến phương thức sản xuất là trách nhiệm của Đảng; đồng thời, Đảng cần phải đấu tranh chống lại mọi cố gắng của giới tiểu tư sản cố thủ dưới các ác-ten nhằm chống lại chính quyền Xô-viết cũng như nền nông nghiệp xã hội chủ nghĩa quy mô lớn.

§ 111. Nhà nước sử dụng các khu vực bị bỏ hoang; Việc huy động các chuyên gia nông nghiệp; Trạm mượn; Cải tạo đất; Đất định cư.

Nền nông nghiệp vô tổ chức cực độ do chiến tranh đã khiến nhiều khu vực rộng lớn bị mất đất canh tác. Nhà nước vô sản không thể cho phép những vùng này lãng phí vào thời điểm khủng hoảng lương thực nghiêm trọng diễn ra ở các thành thị và các tỉnh đất đai ít màu mỡ. Do đó, Nhà nước Xô Viết đảm nhận việc canh tác tất cả các khu vực bỏ hoang, bất kể chúng thuộc về ai. Biện pháp này có tầm quan trọng đặc biệt ở các huyện nơi nội chiến bùng nổ, vì ở đây, trong nhiều trường hợp, nông dân giàu có đã rời bỏ trang trại và rút lui cùng kẻ thù. Điều quan trọng không kém là Nhà nước thu hoạch được mùa màng bị chủ bỏ rơi và hoa màu mà chủ không có khả năng thu hoạch nếu không có trợ giúp.

Nền nông nghiệp Nga chỉ có thể được khôi phục từ tình trạng vô tổ chức hiện nay bằng một số biện pháp kiên quyết và mang tính cách mạng. Một trong những biện pháp này là huy động sức lao động của tất cả các chuyên gia nông nghiệp, hay nói cách khác là tổ chức nhiệm vụ bắt buộc đối với những nhóm này. Ở Nga không có nhiều nhà nông nghiệp giỏi. Ngày nay, trước nhiệm vụ to lớn đặt ra trước mắt là chuyển đổi phương thức nông nghiệp và trước nhu cầu cấp thiết về tăng năng suất ở các huyện, chúng ta không thể không nhận thức rõ ràng về sự thiếu hụt này. Việc huy động kiến thức nông nghiệp của các chuyên gia tương đương với việc xã hội hóa các kiến thức đó, và trên thực tế, nó chỉ có thể được thực hiện tốt nhất và đúng mục đích nhất dưới sự quản lý của Nhà nước.

Cuộc chiến tranh với đế quốc khiến Nga không thể nhập khẩu máy móc nông nghiệp. Sản lượng bản địa của những loại máy móc này chưa bao giờ đáp ứng đủ nhu cầu. Nhiều máy móc, gồm cả những máy móc tốt nhất và phức tạp nhất, cho đến nay đã được nhập khẩu từ Đức, Thụy Điển và Hoa Kỳ. Hơn nữa, do thiếu kim loại, khan hiếm nhiên liệu và nhiều nguyên nhân khác, việc sản xuất máy móc nông nghiệp bản địa đã giảm xuống mức thấp nhất. Tất cả điều này đã dẫn đến tình trạng khan hiếm nông cụ nghiêm trọng. Trước nhu cầu to lớn về máy móc và công cụ, cũng như nguồn cung ít ỏi mà Nhà nước vô sản có thể tiếp cận được, điều tối quan trọng là chúng ta phải phân phối một cách hợp lý các nông cụ chúng ta có và phải đảm bảo sử dụng chúng sao cho hiệu quả nhất. Nhưng chừng nào quyền sở hữu tư nhân đối với các nông cụ còn tồn tại, thì việc sử dụng chúng một cách hợp lý vẫn là không thể, vì trong một khoảng thời gian đáng kể, máy móc không hoạt động; chủ của chúng không sử dụng chúng vào chính những thời điểm mà vì thiếu công cụ, hàng xóm của anh ta không thể cày ruộng hoặc không thể hái lượm vụ mùa.

Để có thể hỗ trợ những tầng lớp dân cư nông thôn bị thiếu nông cụ và để có thể đảm bảo rằng những dụng cụ sẽ được sử dụng đầy đủ, chúng tôi thấy rằng không thể cung cấp máy móc và công cụ cho các chủ sở hữu tư nhân sử dụng lâu dài, mà phải đảm bảo rằng chúng sẽ được lưu giữ tại các trạm mượn, nơi chúng sẵn sàng cho tất cả những ai cần. Nói cách khác, máy móc và công cụ nông nghiệp được phân bổ cho các vùng cụ thể (làng, huyện hoặc nhóm) sẽ không được bán cho bất kỳ nông dân nào; chúng sẽ được cung cấp để sử dụng tạm thời cho tất cả những người cần chúng, dưới một khoản phí nhất định để trang trải chi phí. Các cơ sở thực hiện sự sắp xếp xoay vòng như vậy được gọi là các trạm mượn. Tại những nơi này, máy móc và dụng cụ được cất giữ, vệ sinh sau khi sử dụng và (tại các trạm được trang bị tốt) sửa chữa. Các trạm mượn đã tồn tại và hoạt động, mặc dù hiện nay vẫn còn rất ít. Quyền lực Xô Viết cần đảm bảo rằng trong chừng mực có thể, tất cả các loại máy móc nông nghiệp, không có ngoại lệ, kể cả các loại máy phức tạp hơn dành cho các huyện nông thôn, sẽ chỉ được cung cấp cho các trạm mượn. Không có cách nào khác để đảm bảo rằng máy móc sẽ được sử dụng đầy đủ trong suốt vòng đời của chúng – không nói gì đến thực tế rằng bằng cách này, chúng ta sẽ giúp những người nông dân nghèo không có đủ phương tiện để mua máy móc như tài sản riêng. Máy móc bị tịch thu của nông dân giàu có cũng phải được cất giữ tại các trạm mượn. Về lâu dài, một hệ thống được tổ chức rộng rãi để cung cấp máy móc nông nghiệp thông qua công cụ của các trạm mượn sẽ dẫn đến việc quốc hữu hóa tất cả các công cụ quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp một cách chậm rãi nhưng chắc chắn; và do đó, ngoài việc giúp đỡ ngay lập tức cho sản xuất nông nghiệp, sẽ có xu hướng thúc đẩy quá trình xã hội hóa của nó.

Trong cương lĩnh nông nghiệp của quyền lực vô sản, việc cải tạo ruộng đất phải chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng. Quyền lực Xô Viết vào thời điểm hiện tại nắm quyền kiểm soát hàng triệu desyatinas đất, mặc dù chúng chưa thể canh tác được, song có thể được cải tạo với một nỗ lực vừa phải các hoạt động dọn dẹp, vun xới rễ, thoát nước (bằng cách đào kênh hoặc đặt các đường ống ngầm), tưới tiêu, v.v. Dù giới hạn mở rộng các trang trại Xô Viết được quy định chặt chẽ đến mức nào đối với đất đã được canh tác hoặc sẵn sàng cho canh tác, diện tích đất đai mà nền nông nghiệp xã hội chủ nghĩa non trẻ của chúng ta có thể giành được từ thiên nhiên bằng các phương pháp cải tạo đất nêu trên là vô hạn.

Cải tạo đất đai là việc quan trọng nhất trong tất cả các việc công mà quyền lực Xô Viết phải tổ chức. Hơn nữa, đây là một công tác ưu việt mà chúng ta có thể tận dụng tất cả các tầng lớp ký sinh trong xã hội.

ĐẤT ĐỊNH CƯ. Điểm này đã được bỏ qua trong cương lĩnh của chúng tôi, song cần phải xem xét nó ở đây, bởi quyền lực Xô Viết sớm muộn sẽ buộc phải dành sự quan tâm thiết thực đến chính sách đất định cư.

Mặc cho sự tái phân phối tài sản của địa chủ, nạn thiếu đất đã bắt đầu biểu hiện ở một số tỉnh. Mặt khác, ở các vùng xa trung tâm có rất nhiều đất trống. Di cư từ trung tâm ra ngoại vi sẽ là điều tất yếu trong thời gian sắp tới. Nhà nước vô sản có trách nhiệm đảm bảo rằng những người di cư đến các huyện mới sẽ không tham gia vào nông nghiệp quy mô nhỏ trên những mảnh đất biệt lập. Chúng ta phải đảm bảo mọi thứ đã sẵn sàng cho những người di cư – những thứ cần thiết cho nông nghiệp cộng sản quy mô lớn (các công trình trang trại công cộng, đất đai công cộng được phân định hợp lý cho hệ thống đa cánh đồng, máy móc nông nghiệp hiện đại, v.v.).

§ 112. Hỗ trợ từ nhà nước cho ngành nông nghiệp

Các trang trại của Xô Viết, các xã và các nông hộ, kết hợp với tất cả các biện pháp được mô tả ở trên, sẽ vận hành bằng cách tổ chức nông nghiệp tập thể quy mô lớn để nâng cao năng suất lao động nông nghiệp và tăng sản lượng từ đất. Không có cách nào khác mà chắc chắn, nhanh chóng và trực tiếp để đạt được mục tiêu mong muốn. Nhưng dù chúng ta có thể đạt được thành công gì trong vấn đề tổ chức các trang trại và xã của Xô Viết thì trong một thời gian dài nữa, nông nghiệp tiểu nông sẽ tiếp tục tồn tại; trong thời gian dài sắp tới thì nông nghiệp tiểu nông sẽ là hình thức nông nghiệp chủ yếu của Nga nếu xét về diện tích canh tác cũng như về số lượng sản phẩm nông nghiệp. Do đó, câu hỏi đặt ra là làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ phương thức canh tác này để tăng năng suất của đất, mặc dù nó vẫn bị hạn chế bởi những giới hạn của tiểu tư sản?

Đường lối của chúng ta có một số đề xuất về các biện pháp mà chính quyền Xô Viết có thể áp dụng để hỗ trợ nông nghiệp tiểu nông. Các đề xuất ấy như sau.

Trước hết, chúng ta có thể hỗ trợ trong việc phân bổ đất đai. Tệ nạn chính của đời sống nông thôn của chúng ta, một thứ mà ngay cả nông dân ngày càng có khuynh hướng chống lại, là việc phân chia đất đai có thể canh tác thành những dải dài hẹp. Chúng tôi liên tục nhận thấy rằng đất trồng trọt của một làng sẽ kéo dài đến khu vườn nhà bếp của làng kế bên và ngược lại. Các phần của đất trồng trọt thường khoảng 5 hoặc 6 dặm tính từ chỗ ở và thường xuyên bị bỏ hoang không canh tác. Để chấm dứt hệ thống phân chia đất đai này, về cơ bản, những người nông dân đã cố gắng loại bỏ phương pháp lỗi thời trong việc phân bổ đất đai có thể canh tác, thứ xung đột với phần lớn các phân khu mới được tạo ra sau khi chiếm giữ điền trang của địa chủ. Cho đến nay, cuộc đấu tranh chống lại hệ thống phân chia đất đai này là tiền thân của một hình thức nông nghiệp phát triển cao hơn, và nói chung chừng nào mà những người nông dân cần hỗ trợ trong việc phân bổ đất đai có thể canh tác thì chính quyền Xô Viết phải hỗ trợ họ bằng việc gửi các nhà khảo sát và các chuyên gia nông nghiệp.

Để gieo hạt, nông dân Nga thường sử dụng hạt giống không được chọn lọc, giống như hạt giống có thể đã được gửi đến nhà máy. Nếu họ gieo hạt giống đã chọn, họ sẽ có được những vụ mùa tốt hơn nhiều mặc dù các điều kiện không thay đổi ở các khía cạnh khác. Thậm chí họ có thể thu hoạch tốt hơn bằng cách sử dụng các loại hạt giống tốt hơn. Tuy nhiên, những người nông dân chỉ có thể được bảo đảm bởi các hạt giống từ Nhà nước, đơn vị có quyền mua hạt giống từ nước ngoài hoặc cung cấp cho nông dân những gì họ cần từ kho hạt giống cải tiến nhỏ đã được cứu khỏi bị tiêu hủy trên các trang trại Xô Viết.

Gia súc của nông dân ta phần lớn đã thoái hóa, do vậy, cải thiện giống trở thành một nhu cầu cấp thiết. Nhiều con gia súc như vậy vẫn còn ở Nga vào thời điểm hiện tại, tập trung ở các điền trang, các trang trại bò sữa và trại giống Xô-viết. Nhà nước sẽ có thể hỗ trợ rất nhiều cho nông dân trong vấn đề chăn nuôi bằng cách tổ chức các trạm ghép giống ở mỗi nông trại Xô-viết có đàn giống, và bằng cách phân phối có hệ thống các con đực thuần chủng đến các trạm ghép giống ở mọi khu vực.

Nhiều nông dân của chúng ta vẫn còn thiếu hiểu biết về một số vấn đề cơ bản và quan trọng nhất trong nông nghiệp. Do đó, hiển nhiên là việc phổ biến rộng rãi các kiến thức về những vấn đề này không thể không dẫn đến sự cải thiện trong việc khai khẩn đất đai. Ngoài các bài giảng về các chủ đề nông nghiệp tại các trung tâm khác nhau, các chuyên gia Xô-viết còn có nhiệm vụ phải giảng dạy các khóa giảng ngắn hạn tại các trang trại của Xô-viết. Các trang trại sẽ có các cánh đồng mẫu cho mục đích giảng dạy, sẽ tổ chức các cuộc triển lãm nông nghiệp, sẽ phát hành các tài liệu phổ biến về những chủ đề nông nghiệp, v.v..

Ngoài việc phổ cập kiến thức nông nghiệp, Chính quyền Xô-viết phải trực tiếp cung cấp hỗ trợ chuyên môn cho nông dân. việc huy động toàn bộ nhân sự sẽ đạt được một kết quả hữu ích theo cách này, đó là các chuyên gia, những người mà trước đây chỉ cung cấp dịch vụ riêng cho các đại địa chủ, giờ sẽ cung cấp cho nông dân. Hơn nữa, Chính quyền Xô-viết cũng phải thực hiện các biện pháp sâu rộng để từ hàng ngũ nông dân đào tạo ra các chuyên gia nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, bên cạnh việc tăng số lượng các khóa giảng dạy và số lượng các trường học nông nghiệp, trước mắt phương pháp tốt nhất là cung cấp các khóa học đặc biệt dành cho những thành viên có năng khiếu nhất của các công xã và hội nông dân. Bằng cách này, một đội tiên phong của những nhà nông học được đào tạo có thể được tuyển chọn từ chính hàng ngũ nông dân.

Việc cung cấp khả năng sửa chữa nông cụ cũng có tầm quan trọng to lớn đối với nông dân ở thời điểm này. Trong bối cảnh khan hiếm sắt hiện nay, các xưởng tư nhân nhỏ lẻ không thể đảm nhận việc sửa chữa cần thiết. Chỉ mình Nhà nước có thể tổ chức vấn đề trên quy mô đủ rộng, một phần bằng cách mở rộng hoạt động của các cửa hàng sửa chữa trong các trang trại Xô-viết, và một phần bằng cách phủ sóng vùng nông thôn với một mạng lưới các cửa hàng đặc biệt dành cho việc sửa chữa nông cụ.

Những vùng đất rộng lớn của nông dân hiện không thích hợp để trồng trọt hoàn toàn có khả năng chuyển đổi thành những vùng đất canh tác tuyệt vời. Những cải thiện cần thiết bị bỏ qua ngày qua ngày, một phần vì công việc vượt quá khả năng của bất kỳ cộng đồng làng xã nào, và một phần vì nông dân chưa quen với các phương pháp cải tạo đất hiện đại. Đối với vấn đề này, Nhà nước vô sản có thể giúp đỡ nông dân một cách tối đa. Bất chấp cuộc nội chiến, ở nhiều khu lực công việc đã được thực hiện một cách xuất sắc dọc theo những tuyến này.

Trong thập kỷ 1901-1910, sản lượng trên mỗi desyatina ở các quốc gia khác nhau như sau:

 

Quốc gia Gạo Lúa mì Đại mạch Yến mạch Khoai tây
Đan Mạch 120 183 158 170
Hà Lan 111 153 176 145 1079
Anh 149 127 118 908
Bỉ 145 157 179 161 1042
Đức 109 180 127 122 900
Thổ Nhĩ Kỳ 98 98 117 105
Pháp 70 90 84 80 563
Hoa Kỳ 67 64 98 74 421
Nga 50 45 51 50 410

Do vậy, dẫu thực tế đất đai của Nga phì nhiêu hơn nhiều so với các vùng đất ở phía Tây,  về năng suất nước chúng ta vẫn nằm chót bảng. Mỗi desyatina, ở Nga trồng ít hơn gấp ba lần rưỡi về yến mạch so với Đan Mạch và Bỉ; về lúa mì ít hơn bốn lần so với Đan Mạch và ba lần so với Đức và Anh; về lúa mạch đen ít hơn Bỉ ba lần. Ngay cả ở Thổ Nhĩ Kỳ, năng suất trên mỗi desyatina vẫn cao gấp đôi.

Do đó, chỉ đơn giản bằng cách từ bỏ các phương pháp cổ xưa để chuyển sang các cách canh tác đất mới nhất, nông dân của chúng ta có thể tạo ra thu hoạch tăng từ gấp đôi đến gấp ba lần, mà không cần bất kỳ sự gia tăng nào về diện tích đất canh tác.

§ 113. Sự kết hợp của ngành công nghiệp sản xuất với nông nghiệp

Sự phát triển của các thị trấn vốn là kết quả của sự tách rời công nghiệp sản xuất khỏi nông nghiệp, cũng như là của vai trò quan trọng của công nghiệp sản xuất đối với toàn bộ đời sống kinh tế xã hội, là một sự phát triển nhanh tới mức quái dị trong giai đoạn sau của chủ nghĩa tư bản. Những sức sống của làng xã đã được truyền sang thị trấn một cách có hệ thống. Không chỉ dân số thành thị tăng nhanh hơn dân số nông thôn, mà các thị trấn đã tăng trưởng tích cực, gây hại cho đất nước. Ở nhiều vùng đất tư bản, dân số nông thôn đã bị giảm sút nghiêm trọng.

Mặt khác, một số thị trấn đã phình to đến mức đáng kinh ngạc. Hậu quả là thảm khốc cho cả thị trấn và đất nước. Trong số những tác động xấu, có thể kể đến: sự giảm sút dân số của các làng và việc các làng này quay trở lại tình trạng sơ khai; sự tách biệt của cuộc sống nông thôn với văn hóa thành thị; sự tách rời của người dân thị trấn khỏi thiên nhiên và các cơ hội với công việc làm nông có lợi cho sức khỏe, gây nên hậu quả là sự thoái hóa thể chất của người dân thành thị; việc di dời không cần thiết vào thị xã một số ngành công nghiệp sản xuất nông nghiệp; cạn kiệt đất cực độ do các thị trấn không bón phân cho đất sau khi thu hoạch nông sản; và vân vân.

Sự kết hợp giữa thị trấn và quốc gia, sự liên minh giữa công nghiệp sản xuất và nông nghiệp, việc công nhân chuyển từ công việc nhà máy sang nông nghiệp phải là mục tiêu trước mắt của công cuộc tái thiết cộng sản. Khởi đầu đã được thực hiện bằng việc giao hàng chục nghìn desyatina đất của Liên Xô cho các xưởng, cơ quan và xí nghiệp khác nhau nhằm mục đích chuyển công nhân đến các trang trại của Liên Xô một cách có chủ đích và có tổ chức; bằng cách tạo ra các khu vườn chợ cho các nhà máy và phân xưởng riêng lẻ; vào các ngày thứ Bảy Cộng sản, trong đó công nhân thành thị đến thăm các làng lân cận để giúp đỡ lao động nông nghiệp; bằng cách điều động nhân viên Liên Xô đến làm việc tại các khu vườn chợ thành phố; Đảng Cộng sản sẽ tiếp tục tiến theo những con đường này, với niềm tin rằng tương lai thuộc về sự liên minh giữa công nghiệp sản xuất với nông nghiệp. Sự liên minh này cuối cùng sẽ dẫn đến việc dân số đô thị dư thừa được phân bổ lại ở khắp các vùng nông thôn.

§ 114. Chiến lược của Đảng Cộng sản đối với (vấn đề) nông dân 

Trong chương trình nông nghiệp của chúng ta, chúng tôi thảo luận về những gì chúng tôi muốn hiện thực hóa trong nông nghiệp. Bây giờ hãy xem xét cách chúng tôi hy vọng hiện thực hóa chương trình của mình; cách chúng tôi quyết định tầng lớp dân cư nào mà chúng tôi tìm kiếm sự hỗ trợ; những phương pháp nào mà chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ có thể thu phục đa số nông dân về phe của mình, hoặc ít nhất là để đảm bảo tính trung lập của họ.

Trong cuộc vận động chống chủ nghĩa địa chủ, giai cấp vô sản thành thị được sự ủng hộ của tất cả nông dân, kể cả phú nông. Điều này giải thích cho sự thành công nhanh chóng của cuộc cách mạng tháng Mười, và việc lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản vốn đang cố gắng trì hoãn việc thanh lý chủ nghĩa địa chủ. Luật nông nghiệp mới có hiệu lực liên quan đến cái gọi là xã hội hóa ruộng đất, với việc chia đều các khu vực có thể canh tác, đã chuyển những người nông dân giàu có vào trại phản cách mạng.

Điều trên xảy ra do những người nông dân giàu có bị mất một phần ruộng đất mà họ đã sở hữu trước cách mạng, và họ mất phần đất mà họ có thể làm ruộng vì họ đã thuê lại từ những người nông dân nghèo. Họ mất tất cả những gì họ sở hữu khi tài sản của các đại địa chủ bị cướp bóc. Cuối cùng, họ không thể sử dụng lao động làm công ăn lương. Tầng lớp phú nông tạo thành giai cấp có thể sẽ trở thành giai cấp địa chủ nếu cuộc cách mạng của chúng ta chưa bao giờ vượt quá giới hạn của một cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

Họ tạo thành một giai cấp thù địch với mọi nỗ lực tổ chức nông nghiệp theo hướng xã hội chủ nghĩa. Mục đích của tầng lớp nông dân giàu có là đưa hệ thống nông nghiệp của chúng ta phát triển theo hướng giống như của Đan Mạch hoặc của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Nhưng đối với nhà cầm quyền vô sản và chính sách xã hội chủ nghĩa, nền nông nghiệp Nga sau khi xóa bỏ chế độ địa chủ cũ đã phát triển thành một hệ thống canh tác tư sản được thực hiện bằng lao động làm công ăn lương, với sự trợ giúp của các phương pháp làm đất được cải tiến đáng kể.

Cùng với đó sẽ là sự tồn tại của một tầng lớp nông dân bán vô sản khổng lồ. Người nông dân giàu có chào đón cuộc cách mạng theo cách đầy hy vọng và hồng hào nhất, nhưng kết quả của cuộc cách mạng là sự tước đi một phần đất đai mà anh ta sở hữu trước khi nó xảy ra. Chừng nào tầng lớp phú nông này còn tồn tại, các thành viên của nó chắc chắn sẽ trở thành kẻ thù không thể hòa giải của Nhà nước vô sản và chính sách trọng nông của nó. Trong tầm nhìn của nó, nó không thể mong đợi gì từ Quyền lực Xô Viết ngoài một cuộc đấu tranh tàn nhẫn chống lại các hoạt động phản cách mạng của nó. Cuối cùng, cường quốc Liên Xô có thể bị buộc phải tiến hành một kế hoạch có chủ đích trưng thu của những nông dân giàu có, huy động họ vào công tác xã hội, và trên hết là cho nhiệm vụ cải tạo đất đai của nông dân và đất đai của các nông trại Liên Xô.

Nông dân trung lưu chiếm đại đa số nông dân Nga. Những người nông dân trung lưu này đã bảo đảm được phần điền trang của họ với sự trợ giúp của giai cấp vô sản thành thị, và chỉ với sự trợ giúp của nó, họ mới có thể giữ vững vùng đất này trước phong trào phản cách mạng của một bộ phận tư bản và đại địa chủ. Chỉ khi liên minh với giai cấp vô sản, chỉ dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản, chỉ khi thẳng thắn chấp nhận sự lãnh đạo này, những người trung nông mới có thể tự cứu mình khỏi sự tấn công của chủ nghĩa tư bản thế giới, khỏi bị bọn đế quốc cướp bóc, khỏi phải trả lại các khoản nợ khổng lồ của sa hoàng và Chính phủ lâm thời. Hệ thống nông nghiệp nhỏ trong bất kỳ trường hợp nào cũng có thể bị diệt vong. Nó tất yếu phải được thay thế bằng một hệ thống có lợi hơn và năng suất hơn, bằng hệ thống nông nghiệp hợp tác quy mô lớn. Chỉ thông qua sự liên minh giữa giai cấp vô sản xã hội chủ nghĩa và những người trung nông, sự chuyển đổi này mới có thể đạt được mà không có đói nghèo, và những cực hình khác cho những thế hệ sau.

Tuy nhiên, việc lôi kéo tất cả nông dân nghèo gia nhập các công xã là vô cùng khó khăn. Cuối cùng, một số lượng đáng kể nông dân trung lưu đã gia nhập các công xã, và họ vẫn có xu hướng muốn gia nhập các ác-ten hơn. Nếu các nông dân nghèo không chịu từ bỏ nông nghiệp quy mô nhỏ, chúng ta phải khuyến khích họ thành lập công đoàn của nông dân nghèo. Các đoàn thể này phải tiếp tục cuộc đấu tranh chống lại nông dân giàu có, phải tiếp tục cuộc đấu tranh đã không được các ủy ban của nông dân nghèo đấu tranh đến mức quyết định. Nông dân nghèo phải đoàn kết tương trợ; họ phải tham gia vào các mối quan hệ kinh tế với Nhà nước, trong chừng mực họ có thể đảm nhận những công việc nhất định cho Nhà nước, nhận lại các sản phẩm với mức giá ưu đãi và các loại viện trợ kinh tế. Trong số những nông dân nghèo của Nga đã tồn tại một số lượng lớn các công đoàn; chúng được hình thành cho nhiều mục đích khác nhau, nhưng phần lớn chúng hoàn toàn mang tính địa phương, và có tính chất tạm thời và bình thường. Chúng phải được hợp nhất để tạo thành các tổ chức lớn hơn. Có một triển vọng tuyệt vời cho những công đoàn như vậy cho các tầng lớp dân cư nghèo hơn ở các tỉnh có sản lượng lương thực thực phẩm rất nhỏ – ví dụ như là các huyện mà từ đó chúng ta có được nhựa đường, các vùng rừng nơi gỗ được khai thác và được lưu trữ, v.v.

Công việc bổ sung của Đảng Cộng sản, đối với những người nông dân nghèo, là đưa họ tiếp xúc chặt chẽ hơn với giai cấp vô sản thành thị, loại bỏ các thói quen tiểu tư sản và hy vọng vô ích của họ rằng họ sẽ có thể tiếp tục các hoạt động canh tác sôi nổi, độc lập, cá nhân. Ở bất cứ nơi nào có số lượng đáng kể nông dân nghèo , chúng ta phải đảm bảo rằng các nhóm cộng sản, hoặc các nhóm cảm tình với chủ nghĩa cộng sản, phải được hình thành. Mỗi nông dân nghèo phải trở thành một thành viên của một công xã. Mọi thành viên của một công xã nên trở thành một người cộng sản.

Các tài liệu liên quan. ENGELS, Vấn đề Nông dân ở Pháp và Đức. LENIN, Vấn đề nông nghiệp và các nhà phê bình của Marx. LENIN, Vấn đề nông nghiệp ở Nga vào cuối thế kỷ 19.

Trong số các tập sách nhỏ phổ biến được xuất bản từ sau cuộc cách mạng, có thể kể đến cuốn sách sau: ZHEGUR, Tổ chức Nông nghiệp cộng sản. Ky, Công Xã Nông thôn. MESHCHERYAKOFF, Công Xã Nông nghiệp. PREOBRAZHENSKY, Công xã nông nghiệp. LARIN, Đô thị hóa Nông nghiệp. MESHCHERYAKOFF, Quốc hữu hóa đất đai. LENIN, Bài phát biểu liên quan đến Điều kiện của những người nông dân trung lưu, được phát biểu tại Đại hội lần thứ tám của Đảng Cộng sản. SUMATOHIN, Chúng ta hãy sống trong một Công xã! LENIN, Cuộc đấu tranh cho miếng ăn.

Tuy nhiên, tâm lý làm chủ của những lớp nông dân trung lưu lại khiến họ liên kết với giới địa chủ. Trên hết, một nhân tố thúc đẩy xu hướng này đó là bởi vì những người nông dân trung lưu buộc phải chia ngũ cốc thừa của họ cho công nhân trong thành phố, nói đúng hơn là việc chuyển những gì không phải nhu cầu tới công nhân trong thành phố mà không mong đợi nhận được bất cứ sự trao đổi nào từ thành phố. Do đó, điều thiết yếu là Đảng ta phải cố gắng tách những người nông dân trung lưu ra khỏi các thành phần địa chủ; vì trên thực tế, các tác nhân của chủ nghĩa tư bản quốc tế, vốn đang đẩy toàn bộ giai cấp nông dân vào những con đường sẽ dẫn tới sự sụp đổ của tất cả các thành quả cách mạng.

Hơn nữa, Đảng ta phải giáo dục tầng lớp nông dân trung lưu rằng nếu chỉ quan tâm đến những lợi ích nhất thời và ngắn hạn có thể khiến họ trở thành cánh tay của đám địa chủ và với giai cấp tư sản; chúng ta phải cho họ thấy lợi ích thực tế, lâu dài, với tư cách là những người lao động chân chính, thành lập một liên minh với giai cấp vô sản thành thị. Cuối cùng, trong khi phấn đấu thực hiện công cuộc cải tạo nông nghiệp xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải thận trọng, không được xa lánh những người trung nông bằng những biện pháp hấp tấp và bốc đồng, và càng không được cố gắng cưỡng chế họ gia nhập công xã và hợp tác xã.

Vào thời điểm hiện tại, nhiệm vụ chính của chủ nghĩa cộng sản ở Nga là làm thông suốt quan điểm rằng công nhân sẽ có giải pháp ​​của họ và nông dân cũng sẽ có giải pháp ​​của chính họ, trong việc tiêu diệt đám phản cách mạng. Khi đã đạt được điều đó, sẽ không còn những trở ngại khó giải quyết trên con đường xã hội hóa nông nghiệp.

Nhờ cuộc cách mạng, nông dân nghèo, thuộc về tầng lớp vô sản và bán vô sản, đã được nâng lên thành tầng lớp trung nông ở một mức độ đáng kể; tuy nhiên, tầng lớp nông dân nghèo vẫn tạo thành một chỗ dựa chính của chế độ chuyên chính vô sản. Nhờ liên minh với nông dân nghèo mà Quyền lực Xô Viết đã có thể giáng một số đòn mạnh vào địa chủ, và tách những trung nông ra khỏi tầng lớp địa chủ.

Xu hướng cộng sản của nông dân nghèo đóng góp vào việc thành lập những cơ sở của Nhà nước Xô Viết ở các vùng nông thôn, từ đó tạo nên khả năng huy động quân sự tối quan trọng cho giai cấp nông dân. Cuối cùng, cho đến nay, những nông dân nghèo hơn đã cống hiến cho hầu hết các thành viên của các công xã và nông dân, và tích cực hỗ trợ việc thực hiện các nghị định về ruộng đất và các sắc lệnh khác của Quyền lực Xô Viết.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của Đảng Cộng sản, đối với những người nông dân nghèo, là chấm dứt tình trạng phân tác đã ảnh hưởng đến giai tầng này kể từ khi các cơ sở của nó bị giải thể. Biện pháp tối ưu nhất là đoàn kết nông dân nghèo trên cơ sở sản xuất. Đời sống vật chất của họ tại địa phương sẽ được cải thiện nếu họ được tạo điều kiện để tham gia vào các phương pháp nông nghiệp cải tiến. Điều này có thể đạt được bằng cách tạo điều kiện cho tất cả nông dân nghèo cùng lao động trong các công điền hoặc trong công việc canh tác đất đai của cộng đồng.

Sở dĩ phú nông có ảnh hưởng lớn như vậy là bởi vì ông ta là một nông dân thành đạt. Nhưng nông nghiệp của phú nông vẫn là nông nghiệp tiểu tư sản kiểu nông dân. Nếu nông dân nghèo kết hợp thành hợp tác xã, họ sẽ có thể sử dụng các phương pháp nông nghiệp tốt hơn so với những người thường làm nông dân, và do đó, từ triển vọng kinh tế sẽ trở nên mạnh mẽ như nông dân trung lưu, và thậm chí mạnh mẽ như nông dân giàu.

Nền chuyên chính đối với nông dân nghèo trong đời sống nông thôn có thể được xây dựng trên nền tảng kinh tế này, dựa trên sự vượt trội về vật chất của thành viên công xã so với nông dân manh mún. Nhưng nó sẽ không phải là một chế độ độc tài của những người nông dân nghèo theo nghĩa đen của thuật ngữ này; nó sẽ không phải là quy tắc của ‘kẻ bần cùng và người làm biếng’ mà đám phú nông thường phàn nàn (không phải là không có lý do) trong những ngày của các ủy ban nông dân nghèo. Đó sẽ là quy tắc của đội tiên phong của công nhân nông thôn, quy tắc của thiểu số đi trước đa số hai thế kỷ.


Mục lục

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận