Lịch sử phát triển tư bản ở Indonesia – P1 – Thực dân Hà Lan

Ted Sprague, In defence of Marxism, ngày 30 tháng 3 năm 2011


 Ngày hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu một bài viết gồm bốn phần về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Indonesia. Trong Phần một, chúng ta sẽ xem xem làm thế nào mà thuộc địa Đông Ấn Hà Lan, thứ mà sau này trở thành Indonesia, đã đóng một vai trò quan trọng trong sự tích lũy tư bản của giai cấp tư sản Hà Lan non trẻ, những người đầu tiên thực hiện một cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu.

 

 

"Quan niệm duy vật về lịch sử xuất phát từ tiền đề là việc sản xuất các phương tiện để hỗ trợ cuộc sống của con người và, bên cạnh sản xuất, sự trao đổi những thứ được sản xuất, là cơ sở của mọi cấu trúc xã hội; rằng trong mọi xã hội đã từng xuất hiện trong lịch sử, cách thức mà của cải được phân phối và sự phân chia xã hội thành các giai cấp hoặc trật tự phụ thuộc vào những gì được sản xuất, cách sản xuất và cách trao đổi sản phẩm. Từ quan điểm này, nguyên nhân cuối cùng cho tất cả các thay đổi xã hội và các cuộc cách mạng chính trị sẽ được tìm kiếm, không phải trong não trạng của con người, không phải ở những hiểu biết đúng đắn hơn của con người về sự thật và công lý vĩnh cửu, mà là những thay đổi trong phương thức sản xuất và trao đổi. Chúng phải được tìm kiếm, không phải trong triết học, mà là kinh tế của từng thời đại cụ thể. (Engels, Chống Duhring )

 

 

Lịch sử Indonesia, và những thay đổi xã hội bên trong nó, không thể được hiểu một cách đầy đủ nếu không nhìn vào những thay đổi kinh tế mà nó đã trải qua trong mỗi giai đoạn. Lịch sử của Indonesia có một mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ khi nó mới được sinh ra trong thế kỷ XVI. Do đó, để hiểu được chủ nghĩa tư bản ở Indonesia bây giờ, chúng ta phải quay trở lại thời điểm bắt đầu chế độ thực dân của Hà Lan. Nói chung, chúng ta có thể phân chia các giai đoạn lịch sử của Indonesia như sau: thực dân Hà Lan (1600-1945), đấu tranh giành độc lập dân tộc (1945-49), Trật tự cũ (1949-1965), Trật tự mới (1965-1998), Cải cách 1988 và hậu quả của nó (Từ 1998 tới hiện tại).

 

 

Indonesia và thuộc địa Hà Lan

 

Cho tới đầu thế kỷ XX, vẫn chưa có một Indonesia theo nghĩa ngày nay. Những gì chúng ta có chỉ là một chuỗi các hòn đảo giữa tiểu lục địa Ấn Độ và Australia được thống nhất một cách lỏng lẻo bởi sự trói buộc của chủ nghĩa thực dân Hà Lan. Từ “Indonesia” lần đầu tiên được sử dụng vào khoảng năm 1850 bởi các học giả người Anh những người đã đề xuất nó như là một danh từ địa lý chứ không phải theo nghĩa là một định danh quốc gia. Chỉ đến đầu những năm 1920, cái tên Indonesia mới có ý nghĩa chính trị. Trước đó, khu vực bao gồm Indonesia được gọi là Đông Ấn Hà Lan.

 

Kể từ khi Indonesia bị thực dân hóa bởi Hà Lan, số phận của nó đã gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thế giới. Do vậy chúng tôi đã sử dụng giai đoạn này làm điểm bắt đầu phân tích của mình. Sự thống trị 350 năm của người Hà Lan đối với Indonesia có thể được chia thành các giai đoạn kinh tế sau:

 

a. V.O.C [Công ty Đông Ấn Hà Lan] (Từ 1600-1800)

b. Thời kỳ của “sự hỗn loạn” và “không chắc chắn” (1800-1830)

c. Hệ thống Canh tác ( Cultuurstelsel) (1830-1870)

d. Thời kỳ tự do (1870-1900)

e. Những năm đạo đức (1900-1930)

f. Đại suy thoái (1930-1940)

 

Sự định kỳ trong chuỗi này thường trùng khớp với những thay đổi về chính quyền, xã hội và chính trị, cả ở Indonesia và Hà Lan cũng như trên toàn thế giới. Do đó, không thể nghiên cứu sự phát triển xã hội, kinh tế và chính trị của Indonesia tách biệt với những gì đang diễn ra ở Hà Lan cũng như châu Âu. Sự bùng nổ của các cuộc cách mạng ở châu Âu (Cuộc nổi dậy của Hà Lan, Cách mạng Anh, Cách mạng Pháp và sau đó là Cách mạng Nga) cũng mang tới sự thay đổi trong tiến trình lịch sử ở Indonesia.

 

Cách mạng Indonesia và Hà Lan

 

Phải nói là lịch sử thuộc địa hóa Indonesia là lịch sử bóc lột của chủ nghĩa tư bản đế quốc. Và điều quan trọng hơn nữa sự thuộc địa hóa nó cũng là lần đầu tiên được tiến hành bởi giai cấp tư sản. Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên cũng đã diễn ra ở Hà Lan chứ không phải ở Anh, điều đã bị quên lãng và không mấy được thừa nhận bởi hầu hết những người theo chủ nghĩa Marx. Có lẽ trong số các cuộc cách mạng tư sản cổ điển cuộc nổi dậy của Hà Lan vào thế kỷ thứ XVI (1568-1609) là thứ dễ bị lãng quên nhất. Mặc dù Marx và Engels chỉ đưa ra một số nhận xét rải rác về cuộc nổi dậy ở Hà Lan, nhưng họ rõ ràng là đã nhận ra đó là một trong những thời khắc quyết định trong sự trỗi dậy lịch sử của giai cấp tư sản. Năm 1848, Marx đã viết: “Hình mẫu cho cuộc cách mạng năm 1789 (ít nhất là ở châu Âu) chỉ có thể là cuộc cách mạng năm 1648 [ở Anh]; và với cuộc cách mạng năm 1648, thì chỉ có thể là cuộc nổi dậy của Hà Lan nhằm chống lại Tây Ban Nha [Cuộc nổi dậy của Hà Lan]. (Karl Marx, Giai cấp tư sản và phản cách mạng. Neue Rheinische Zeitung, số 169, tháng 12 năm 1848)

 

Một lần nữa trong tập đầu tiên của Tư bản, Marx đã viết:

 

 

“Lịch sử của chính quyền thực dân Hà Lan – và Hà Lan là quốc gia tư bản kiểu mẫu của thế kỷ XVII – 'là một trong những mối quan hệ khác thường nhất bởi sự bội phản, mua chuộc, giết chóc và sự đê hèn.' Không có gì nổi bật hơn ở hệ thống trộm cắp của họ là sự nô lệ hóa Java. Những kẻ cắp đã được đào tạo cho mục đích này. Những tên trộm cắp, thông dịch viên, và những thương nhân, là những đại lý chính trong thương mại này trong khi thủ lĩnh bản xứ là người bán hàng chính. Những người trẻ tuổi bị bắt cóc, bị ném vào ngục tối bí mật ở Celebes, cho đến khi họ sẵn sàng để được gửi lên các tàu nô lệ… Bất cứ nơi nào họ đặt chân tới, sự tàn phá và suy thoái theo sau. Ở Banyuwangi, một tỉnh của Java, vào năm 1750 dân số là hơn 80.000 người, nhưng vào năm 1811 chỉ còn 18.000. Thương vụ thật ngọt ngào! [Nhấn mạnh thêm] (Karl Marx, Tư bản tập I (Moscow: Nhà xuất bản Tiến bộ) Tr 704)

 

 

 

Marx vạch rõ, [i]“sự khởi đầu của cuộc chinh phạt và cướp bóc Đông Ấn… báo hiệu một bình minh màu hồng cho kỷ nguyên của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Những nghi thức đơn giản này đã là động lực chính yếu cho sự tích lũy nguyên thủy.” (K.Marx, Tư bản tập I, Tr 703)

 

Giành giật lấy nguồn thương mại ở châu Á từ tay Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, những kẻ đã cai trị biển cả trong hơn một thế kỷ, đòi hỏi một nguồn tài chính khổng lồ. Làm thế nào mà Hà Lan có ít hơn một triệu dân vào thời điểm đó có thể tìm được nguồn vốn cần thiết? Giải pháp nằm ở một khái niệm mới về tổ chức kinh doanh: công ty cổ phần, và chính ở đây, chủ nghĩa tư bản hiện đại lần đầu tiên tìm thấy ứng dụng sớm nhất của nó.

 

Một sử gia người Hà Lan, George Masselman, đã viết:

 

 

“Nền kinh tế thời trung cổ không có nhu cầu về vốn như đã được minh chứng bởi các phường hội lái buôn, những người kìm hãm sáng kiến ​​và cạnh tranh tư nhân. Người Hà Lan đang trỗi dậy có một quan điểm khác: họ khao khát giao dịch càng nhiều càng tốt … Điều duy nhất có thể kìm hãm một thương gia là sự thiếu vốn. Dĩ nhiên anh ta có thể liên kết với những người khác và tham gia vào liên doanh; hoặc anh ta có thể thuyết phục người ngoài đưa tiền, cung cấp cho họ một phần lợi nhuận tương ứng.” (George Masselman, Cái nôi của chủ nghĩa thực dân .New Haven: Nhà xuất bản Đại học Yale, 1963, Tr57)

 

 

Đây thực sự là tiền thân của một công ty cổ phần tư bản hiện đại. Một ví dụ nổi bật cho điều này là V.O.C ( Vereenigde Oost-Indische Compagnie hay Công ty Đông Ấn Hà Lan) được thành lập năm 1602 với số vốn khoảng 6,5 triệu Guilder (Masselman, Tr 59)

 

V.O.C đã được thành lập khi chính phủ Hà Lan trao cho nó độc quyền để thực hiện các hoạt động thuộc địa hóa ở châu Á. Đó là công ty cổ phần đa quốc gia đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng. Sau khi thành lập, V.O.C đã thành lập một sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên trên thế giới, Sở giao dịch chứng khoán Amsterdam, để giao dịch cổ phiếu và trái phiếu được phát hành bởi chính nó. Nó sở hữu các quyền lực gần như chính phủ vì nó có thể tiến hành chiến tranh, đàm phán các hiệp ước, tạo tiền xu và thiết lập các thuộc địa.

 

Thực tế, Đông Ấn trong suốt hai thế kỷ đã không được thuộc địa bởi nước Cộng hòa Hà Lan mà chính bởi một công ty cổ phần, V.O.C. Điều đó được biểu lộ qua cách mà trong thời kỳ đó người dân bản địa ở Đông Ấn gọi những kẻ áp bức họ là “kompeni” (xuất phát từ cái tên của V.O.C, Compagnie). Trong hai thế kỷ tiếp theo, V.O.C đã trở thành một trong những hãng buôn quan trọng nhất ở châu Âu. Nó thiết lập độc quyền trong buôn bán gia vị, chủ yếu là hạt tiêu, quế và đinh hương. Trong 90 năm đầu tiên, Công ty đã trả cổ tức tiền mặt trung bình là 18,7% mỗi năm. (Masselman, Tr 466)

 

Cuộc nổi dậy của Hà Lan đánh dấu sự trỗi dậy lịch sử của giai cấp tư sản và sự thuộc địa hóa Đông Ấn của V.O.C là cơ sở cho sự tích lũy tư bản nguyên thủy của những gì có thể được coi là xã hội tư sản đầu tiên. Kết quả của điều này là rõ ràng. Hà Lan trong thế kỷ XVII đã là nước tiên tiến nhất ở châu Âu. Marx đã viết trong Tư bản: “Hà Lan, nơi mà hệ thống thuộc địa lần đầu tiên đã được phát triển đầy đủ, vào năm 1648 đã đạt đến được sự tột đỉnh về thương mại của nó … Tổng tư bản của nước Cộng hòa [Hà Lan] có lẽ lớn hơn toàn bộ phần còn lại của Châu u gộp lại” (K.Marx, Tư bản tập I, Tr 705)

 

V.O.C bước vào thời kỳ suy tàn vào năm 1692 và cuối cùng giải thể vào năm 1798. Cộng hòa Hà Lan đã gánh khoản nợ tài chính của công ty, 134 triệu Guilder, với điều kiện Công ty từ bỏ tất cả tài sản của mình ở Ấn Độ. Theo cách này mà vào năm 1798 Cộng hòa Hà Lan đã mua lại được một đế chế thuộc địa ở châu Á. (Masselman, Tr 467-68)

 

Sự sụp đổ của V.O.C là biểu hiện cho sự suy tàn của nước Cộng hòa Hà Lan trong thế kỷ XVIII. Như Marx đã viết: “Lịch sử suy tàn của Hà Lan với tư cách quốc gia thống trị thương mại là lịch sử của sự lệ thuộc của tư bản thương mại vào tư bản công nghiệp.” (K.Marx, Tư bản tập III, Tr 333) Tới thế kỷ thứ XVIII, Hà Lan đã phải nhường lại địa vị bá chủ của mình cho Anh. “Vào đầu thế kỷ XVIII, các nhà sản xuất Hà Lan đã bị bỏ xa. Hà Lan đã không còn là quốc gia tiên phong trong thương mại và công nghiệp.” (K.Marx, Tư bản tập I, Tr 707) Tuy nhiên, vai trò của nó như một nhà kinh doanh tiền tệ vẫn quan trọng cho đến tận thế kỷ XIX, khi nó phải vay mượn một khoản lớn từ tư bản Anh. Tư bản mà nó đã tích lũy được thông qua giao dịch đóng vai trò là nền tảng cho ngành công nghiệp sản xuất đang phát triển ở Anh, như Marx đã viết: “Một trong những ngành kinh doanh chính của nó, từ 1701-1776, là cho vay một lượng tư bản khổng lồ, đặc biệt là từ đối thủ lớn nhất của nó, nước Anh. Điều tương tự đang diễn ra ngày hôm nay giữa Anh và Hoa Kỳ. Một lượng lớn tư bản, xuất hiện ngày hôm nay ở Hoa Kỳ mà không có bất kỳ giấy chứng sinh nào, mới ngày hôm qua, ở Anh, đã được chiết xuất từ máu của trẻ em.” (K.Marx, Tư bản tập I, Tr 707) Do đó, nói một cách ngắn gọn, sự trỗi dậy một cách ngắn ngủi của Hà Lan như là một nước tư bản thương mại trong thế kỷ XVII đã đặt nền móng cho sự trỗi dậy của các quốc gia tư bản công nghiệp, nhất là nước Anh.

 

Những năm “hỗn loạn” và “không chắc chắn”(1800-1830)

 

Cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp vào năm 1789 đã ném cả châu Âu vào thời kỳ đại hỗn loạn. Toàn thể dân chúng Cộng hòa Hà Lan bị lây nhiễm tinh thần của Cách mạng Pháp, và vào năm 1795, một cuộc cách mạng quần chúng đã nổ ra với sự tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Batavian (1795-1806). Trong thời gian ngắn ngủi này, tinh thần của Cách mạng Pháp cũng đã lây lan vào chính sách thực dân với khá nhiều ý tưởng, dựa trên kinh doanh tự do và chủ nghĩa tự do, với ý định mang tinh thần của tự do, bình đẳng, tình huynh đệ (liberté, égalité, fraternité) tới dân bản địa ở Đông Ấn Hà Lan. Tuy nhiên, tất cả các cuộc thảo luận và kế hoạch khai sáng người dân bản địa, mang tới lý trí cho Đông Ấn nguyên thủy, không gì hơn là một thứ “vương quốc lý tưởng hóa của các nhà tư sản.”

 

Cộng hòa Batavian đã kết thúc khi Napoléon Bonaparte đặt người em họ của mình, Louis Bonaparte, vào tước vị Vua Hà Lan năm 1806. Năm 1815, Napoléon bị đánh bị và Hà Lan giành lại được tự do. Nước Anh, người nắm giữ quyền sở hữu Đông Ấn dưới thời Raffles năm 1811, đã trả lại nó cho Hà Lan vào năm 1815.

 

Trong thời kỳ hỗn loạn và không chắc chắn này, chính quyền thuộc địa đã dần dần chuyển mình khi giới cầm quyền địa phương ngày càng được hợp nhất hơn vào chính quyền Hà Lan. Trong khi trước đây, dưới thời kỳ thống trị của V.O.C, giới cầm quyền địa phương rời bỏ kẻ cai trị họ khi họ thích, giả bộ như là để bảo vệ người bản địa khỏi lối cư xử độc đoán. Nó đã chấm dứt bởi sự thi hành của một bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn ở Đông Ấn Hà Lan, theo đó các nhà cầm quyền địa phương được trả lương và bổ nhiệm bởi chính quyền thuộc địa. Chính quyền làng (desa), vergadering (một hội nghị của các quan chức địa phương), nguyên tắc [i]“thích kẻ cầm quyền được ưa chuộng” (một sự hợp nhất giai cấp thống trị địa phương vào chính quyền), tất cả những điều này được tạo ra để phù hợp cho nhu cầu kinh tế bởi vì Hệ thống Canh tác đến sau đó cần một chính phủ mạnh.

 

Hệ thống canh tác

 

Sau khi chiến tranh Java (1825-1830) kết thúc với sự đầu hàng của vương quốc Mataram, đánh dấu hoàn thành công cuộc chinh phạt Java, người Hà Lan đã giới thiệu một hệ thống canh tác cưỡng ép. Khác với hệ thống giao dịch gia vị trước đây, hệ thống canh tác cưỡng ép, nơi chính quyền thực dân tổ chức một hệ thống sản xuất hoa màu dựa trên kế hoạch nhằm phục vụ xuất khẩu, dẫn đến sự phát triển mạnh của đồn điền công nghiệp thứ đã định hình nên lịch sử Indonesia như là quốc gia xuất khẩu nguyên liệu thô trong những thế kỷ tiếp theo. Từ chỗ là nguồn nguyên liệu thô cho chủ nghĩa tư bản thương mại, Đông Ấn đã dần dần trở thành nguồn nguyên liệu thô cho tư bản công nghiệp.

 

Hệ thống canh tác – một hệ thống mà trong đó người Hà Lan buộc nông dân Indonesia phải trồng hoa màu phục vụ cho xuất khẩu – là một hệ thống cung cấp nền tảng cho phát triển kinh tế ở Hà Lan. Hệ thống này là một phần kinh điển của khai thác thuộc địa, với mục đích chính là để tăng cường một cách mạnh mẽ năng suất sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là trên đảo Java) cho lợi ích của kho bạc Hà Lan. Đó là một thành công nổi bật từ quan điểm của chủ nghĩa tư bản Hà Lan, sản xuất một khối lượng lớn hàng hóa ở xứ nhiệt đới cho xuất khẩu có bán ở châu Âu nhằm chống đỡ cho Hà Lan. Với cà phê và mía đường là cây trồng chính, từ năm 1840 -59, toàn bộ thời kỳ của Hệ thống canh tác đã tạo ra tổng cộng 300 triệu guilder.

 

Bảng 1. Kết quả tài chính của hệ thống canh tác, 1840-1859 ('000 guilder)

 

(R.E. Elson, Nghèo đói và thịnh vượng của nông dân theo hệ thống canh tác ở Java, Lịch sử kinh tế của Indonesia trong thời đại thuộc địa Hà Lan, do Anne Booth biên soạn. (New Haven: Nghiên cứu của Đại học Yale Đông Nam Á, 1990) Tr 26)

 

 

Các nhà tư bản Hà Lan tuyệt nhiên không quan tâm đến việc nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp. Chính quyền thuộc địa đầu tư rất ít về vốn, với hầu như không có sự cải thiện nào về kỹ thuật sản xuất và chế biến.

 

Nông dân bị buộc phải đi bộ nhiều cây số từ làng của họ đến nơi trồng cà phê, và đôi khi phải rời khỏi làng của họ trong nhiều tháng, sống ở trong những căn lều tạm gần khu vực đồn điền cà phê. Để trồng đường, nông dân buộc phải chuyển đổi ruộng lúa (và kênh tưới tiêu cũng như đê điều) thành ruộng mía. Nông dân được yêu cầu không chỉ chuẩn bị đồng ruộng, trồng trọt và chăm sóc mùa màng mà còn phải thu hoạch và vận chuyển đến nhà máy (mang sản phẩm trên vai vì thiếu phương tiện và động vật, và điều kiện đường xá thì quá tồi tệ), rồi lại lao động tại nhà máy.

 

Hệ thống canh tác cũng trưng dụng một lượng lớn lao động từ nông dân để xây dựng cơ sở hạ tầng được coi là cần thiết cho hoạt động của Hệ thống canh tác, bao gồm, nhưng không giới hạn, xây dựng cầu đường để vận chuyển cây trồng, cải tạo bến cảng, xây dựng văn phòng, nhà ở cho các quan chức và nhà máy, kho bãi cho sản phẩm, xây dựng các đập và kênh thủy lợi, và thậm chí cả công sự phòng thủ. (W.R. van Hoevel, Reis qua Java, Madura, en Bali, in het midden van 1847 [Hành trình qua Java, Madura và Bali ở giữa năm 1847] (Amsterdam: P.N. van Kampen, 1849-1851))

 

Sự khai thác của hệ thống này gần như là chưa có tiền lệ trong lịch sử chiếm đóng của Hà Lan. Một quan chức cấp cao đã khẳng định rằng theo hệ thống canh tác, nông dân được yêu cầu phải thực hiện gấp bốn hoặc năm lần số lượng lao động thường được yêu cầu trước năm 1830. (Anon. Ghi chép về tình hình ở Java, leo Tijdschrift voor Nederlandsch Indie 1851, 13 (2), Tr 35-42)

 

Hầu hết nông dân phải làm việc hơn 150 ngày một năm cho vụ thu hoạch. Các khoản thanh toán mùa màng mà nông dân nhận được rất ít ỏi và họ lại bị đánh thuế khá nặng. Toàn quyền vào thời điểm đó (1845-1851), Jan Jacob Rochussen, ước tính vào năm 1857 rằng khoảng hai phần ba các khoản thanh toán mùa màng đã được hoàn trả cho Chính phủ thông qua các loại thuế. (Fasseur C., Hệ thống canh tác và lợi nhuận thuộc địa: Sự khai thác của Hà Lan ở Java, 1840-1860 (Leiden: Universitaire Pers, 1975) Chủ nghĩa tư bản ở Hà Lan và châu Âu đã thực sự vươn mình nhờ mồ hôi và máu của hàng triệu nông dân ở Đông Ấn.

 

Ngành công nghiệp đường được phát triển bởi chính quyền thuộc địa Hà Lan với sự hỗ trợ của “các nhà thầu” tư nhân Hà Lan, và các đại lý quý tộc địa phương (Priyayi), trưởng làng (lurah) và giới tinh hoa địa phương. Tốc độ của doanh thu đường (xem Bảng 1) là đủ để chỉ ra sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp này và làm thế nào nó ảnh hưởng đến giai đoạn tiếp theo. Sugar fabriek (nhà máy) đã trở thành một nét tiêu biểu của quang cảnh nông thôn. Khoảng 100 nhà máy thuộc sở hữu của châu Âu sản xuất ra hơn 130.000 tấn đường mỗi năm. Cây mía được trồng bởi hơn 100.000 hộ nông dân làm việc trên khoảng 12.000 ha đất. (G.R. Knight. “Nông dân và việc trồng mía ở Java thế kỷ XIX: Một nghiên cứu từ tòa công sứ Pekalongan, 1830-1870, Lịch sử kinh tế của Indonesia trong kỷ nguyên thuộc địa Hà Lan (New Haven: Đại học Yale Đông Nam Á, 1990) Tr.49)

 

 

Batavia năm 1885. Ảnh: Tropenmuseum của Viện Nhiệt đới Hoàng gia (KIT)

 

 

Thời kỳ tự do (1870-1900)

 

Hệ thống canh tác đã cung cấp nền tảng cho giai đoạn kinh tế tự do theo sau đó. Trong giai đoạn trước, chính phủ đã đầu tư một lượng vốn lớn vào việc xây dựng các đồn điền cây công nghiệp và các cơ sở phục vụ cho nó, chủ yếu là đường và cà phê, và cũng để đảm bảo sự cung cấp lao động giá rẻ thông qua lao động cưỡng bức. Hệ thống canh tác rất có lãi. Tuy nhiên, hệ thống Canh tác do chính phủ điều hành có tính gia đình trị, vì các nhà thầu chính phủ, chủ đồn điền, nhà xuất nhập khẩu và công chức Hà Lan đã liên kết chặt chẽ với nhau thông qua quan hệ gia đình. Điều này đã khích động sự giận dữ từ các nhà tư bản Hà Lan khác (và các nhà tư bản nước ngoài), những người nằm ngoài nhóm Java này, những người chứng kiến bản chất sinh lời của việc kinh doanh này và muốn có một phần trong đó. Đây là lý do thực sự khiến hệ thống canh tác phải chấm dứt vào năm 1870, không phải bởi những lo ngại về mặt đạo đức mà đế quốc Hà Lan trước nỗi khốn khổ mà nông dân Indonesia phải chịu đựng bởi hệ thống bóc lột này. Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong giai đoạn Hệ thống Trạm canh tác có giá trị xuất khẩu, nơi mà nó đã tăng lên với tốc độ nhanh hơn và thực sự không có ý nghĩa gì ngoài sự khai thác tàn nhẫn hơn đối với người dân ở Đông Ấn Hà Lan.

 

Phần lớn sự tăng vọt về các giá trị xuất khẩu và năng suất là do sự cải tiến về công nghệ cho phép vận chuyển nhanh hơn và chế biến hiệu quả hơn. Một số người sẽ cho rằng thời kỳ Tự do có ít sự bóc lột hơn thời kỳ của hệ thống Canh tác vì nông dân được đối xử tương đối nhân văn hơn trong khi vẫn cho phép sự gia tăng năng suất của họ. Tuy nhiên, những người Marxist không phải là những nhà đạo đức nhỏ mọn. Chúng ta thấy được sự bóc lột về giá trị thặng dư mà nhà tư bản khai thác từ công nhân và nông dân, không chỉ đơn giản là từ mức độ khốn khổ hàng ngày mà họ gặp phải. Mặc dù chắc chắn rằng sự khốn khổ mà nông dân và công nhân Đông Ấn đã phải trải qua dưới sự cai trị của Hà Lan là vô cùng hèn hạ và đáng phẫn nộ. Do đó, theo nghĩa này, sự bóc lột của người dân Đông Ấn thậm chí còn rầm rộ hơn trong thời kỳ Tự do như các số liệu thống kê cho thấy.

 

Bảng 2. Xuất khẩu Đông Ấn theo hàng hóa, 1823-1938 ('000 guilder)

 

Giai đoạn (trung bình từng năm)

Đường

Cà phê

Thuốc lá

Cao su

Dầu mỏ

Tổng

1823-25*

507

10358

120

 

 

13256

1826-30*

824

6221

59

 

 

9835

1831-35*

3371

10093

45

 

 

18513

1836-40*

10295

21907

136

 

 

42785

1841-45*

13476

24323

793

 

 

51187

1845-50*

18446

16021

712

 

 

48804

1851-55*

19986

26729

707

 

 

59502

1856-60*

32214

32740

1005

 

 

85945

1861-65*

32214

36616

1692

 

 

87425

1866-70*

33282

37052

3320

 

 

88479

1871-73*

46203

40717

8149

 

 

113479

1874-75

51234

69014

9895

128

59

173127

1876-80

56013

69922

20319

97

236

193723

1881-85

70842

50438

17111

274

47

190898

1886-90

58369

42481

25398

397

4

186338

1891-95

66862

51708

31603

184

1262

211344

1896-1900

65878

37204

37898

564

7717

227551

1901-1905

75764

24005

38703

1917

16200

279971

1906-1908

117511

16592

58574

7666

29392

388734

1909

167800

10100

46100

3300

30000

438000

1910

139600

11000

32500

6900

37700

422100

1911

132100

24100

72500

6800

46300

462900

1912

131700

28800

94700

21300

52400

543200

1913

152800

20400

90700

23900

113400

620500

1914

182600

21000

63700

26800

136800

640700

1915

213200

34700

73000

56500

141900

758200

1916

258800

21600

75800

96200

153000

856700

1917

212400

9100

13200

124100

158700

785100

1918

183600

3200

27700

73100

189500

675900

1919

763200

120000

121100

213300

349900

2162100

1920

1049800

51000

169400

164000

310200

2231300

1921

414900

26800

91000

68300

266000

1193000

1922

270900

41500

76600

88800

332400

1142400

1923

499200

29600

85400

169900

179200

1377900

1924

491100

65600

123600

199000

158300

1530600

1925

369500

68200

110500

582200

158000

1784800

1926

269600

70300

72900

480000

177100

1566100

1927

365300

74400

113900

417100

149900

1622300

1928

375800

81400

95600

278000

144100

1576600

1929

311600

69500

83300

237300

185200

1443200

1930

254300

35700

58600

172800

190100

1157200

1931

129300

24200

51100

82600

147100

747200

1932

99300

35200

46800

34000

98500

541400

1933

62100

25600

32000

37800

105000

467900

1934

45500

22500

37000

88800

99800

487300

1935

36000

18700

29300

70000

87400

445700

1936

34100

15900

37900

87800

97500

527700

1937

51100

26000

41100

298100

166600

951200

1938

45200

13700

38800

135400

164000

657800

* Dữ liệu xuất khẩu là từ các đảo Java và Madura. Các hồ sơ của chính quyền thuộc địa cho toàn bộ lãnh thổ Đông Ấn Hà Lan chỉ bắt đầu vào năm 1874. Trước ngày đó, thông tin chỉ tồn tại cho Java và Madura.

** Tổng giá trị xuất khẩu bao gồm các sản phẩm khác như gia vị, gạo, trà, chàm, đồng, thiếc, v.v.

 

Với việc bãi bỏ Hệ thống canh tác – được đánh dấu bằng việc thông qua Đạo luật Đường năm 1870 – tác nhân chính trong sự phát triển của ngành trồng trọt đã chuyển nhiều hơn sang các doanh nghiệp tư nhân và tư bản nước ngoài. Các nhà tư bản tư nhân và mạo hiểm đã tìm đường vào ngành trồng trọt của Đông Ấn Hà Lan. Cho đến năm 1925 đã có 121 doanh nghiệp sản xuất đường mía (suiker ondernemingen) hoạt động ở Đông Ấn Hà Lan, và tổng số nhà máy đường mía (suiker fabrieken) do các doanh nghiệp này sở hữu hoặc quản lý là 195. (Kano Tr.165)

 

Năm 1896, liên minh trong ngành công nghiệp đường mía đã được tăng cường bởi việc thành lập Tổng nghiệp đoàn của các chủ nhà máy đường ở Đông Ấn Hà Lan (Algemeene Syndicaat van Suikerfabricanten in Nederlandsch Indie) bao gồm hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đường ở thuộc địa. Do đó, ngay trong ngành công nghiệp đồn điền mía đường ở Đông Ấn Hà Lan chúng ta đang chứng kiến ​​sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ cạnh tranh tự do sang tư bản Cartel. Chúng ta hãy xem những gì Lenin đã viết về quá trình này trong kiệt tác Chủ nghĩa đế quốc: Giai đoạn cao nhất của chủ nghĩa tư bản:

 

 

“Các giai đoạn chính trong lịch sử độc quyền là: (1) 1860-70, giai đoạn cao nhất, đỉnh cao của sự phát triển cạnh tranh tự do; độc quyền còn ở trong giai đoạn phôi thai hầu như chưa thấy rõ. (2) Sau cuộc khủng hoảng năm 1873, một thời kỳ dài phát triển các cartel; nhưng chúng vẫn là ngoại lệ và chưa bền vững. chúng vẫn chỉ là một hiện tượng tạm thời. (3) Sự bùng nổ vào cuối thế kỷ XIX và cuộc khủng hoảng những năm 1900-03. Cartel trở thành một trong những nền tảng của toàn bộ đời sống kinh tế. Chủ nghĩa tư bản đã được chuyển thành chủ nghĩa đế quốc. (Lênin, Chủ nghĩa đế quốc: Giai đoạn cao nhất của chủ nghĩa tư bản (Matxcơva: Nhà xuất bản tiến bộ, 1975) Tr.22)

 

 

 

Pati, 1875. Ảnh: Tropenmuseum của Viện Nhiệt đới Hoàng gia (KIT)

 

 

Đúng như vậy, sự khởi đầu của Thời kỳ Tự do vào năm 1870 đã chứng kiến ​​đỉnh cao của cạnh tranh tự do trong ngành trồng trọt khi tư bản đổ xô vào sau sự bãi bỏ của Hệ thống Canh tác. Nhưng đến thế kỷ thứ XIX, hầu hết các doanh nghiệp đường đã hợp nhất thành một Tơrớt, nơi mà nó “dẫn tới một thỏa thuận về các điều khoản giao dịch, ngày thanh toán… Họ phân chia các thị trường với nhau. Họ điều chỉnh số lượng hàng hóa được sản xuất. Họ điều chỉnh giá. Họ phân chia lợi nhuận giữa các doanh nghiệp khác nhau…” (Lenin, Tr.22)

 

Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động ở Đông Ấn đã được tổ chức thành các công ty cổ phần, trong đó phần lớn được liên kết với một tổ chức tài chính duy nhất được gọi là Cultuurbanken, tư bản tài chính được thiết lập để cung cấp vốn đầu tư vào ngành trồng trọt ở Đông Ấn Hà Lan. Sự chiếm ưu thế của tư bản tài chính là đặc điểm chung của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn đặc biệt này, nơi mà [i]“quyền sở hữu tư bản được tách ra khỏi việc sử dụng tư bản vào sản xuất, tiền vốn được tách ra khỏi tư bản công nghiệp hoặc sản xuất, và người hưởng lợi tức sống hoàn toàn dựa trên thu nhập có được từ tiền vốn, được tách ra khỏi doanh nhân và từ tất cả những người quan tâm trực tiếp đến việc quản lý tư bản. Chủ nghĩa đế quốc, hay sự thống trị của tư bản tài chính, là giai đoạn cao nhất của chủ nghĩa tư bản, trong đó sự phân tách này đạt đến tỷ lệ vô cùng lớn.” (Lenin, Tr.56)

 

Đồng thời, chúng ta cũng thấy được các ngành công nghiệp dầu mỏ và cao su xâm nhập vào các hòn đảo bên ngoài Java vào đầu những năm 1870. Sự mở rộng quyền kiểm soát của Hà Lan đối với các hòn đảo bên ngoài trùng khớp với lợi ích các đồn điền tư nhân thuốc lá, cao su, trà, cà phê và dừa ở các vùng Borneo, Sulawesi và Nam Sumatra; nhưng địa điểm chính cho hoạt động đồn điền bên ngoài Java là Bờ đông Sumatra, nơi đã thay đổi từ một cánh rừng rậm gần như bất tận vào những năm 1860 thành một trong những bất động sản hàng đầu của thế giới vào những năm 1920.

 

Cho đến những năm 1870, 80 đến 90% tổng giá trị xuất khẩu từ Đông Ấn Hà Lan đã đến Hà Lan. (Kano Tr.29) Đây là kết quả của Hệ thống canh tác theo đó mà chính phủ Hà Lan đã tìm cách mở rộng sản xuất cho xuất khẩu của Java và hướng cho nó nằm dưới sự độc quyền của Hà Lan. Sản xuất và xuất khẩu ở thuộc địa đã nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ. Với sự kết thúc của hệ thống Canh tác, nơi các tác nhân chính trong phát triển công nghiệp trồng trọt ngày càng chuyển dần sang các doanh nghiệp tư nhân, và với tự do hóa thuế quan, thị phần xuất khẩu sang Hà Lan giảm rõ rệt trong khi xuất khẩu nội Á gia tăng. Bắt đầu từ thế kỷ XX, tỷ lệ xuất khẩu sang Hà Lan giảm xuống còn 30% trong khi cùng kỳ tỷ trọng xuất khẩu sang châu Á (chủ yếu đến Singapore, tiếp theo là Trung Quốc / Hồng Kông, Ấn Độ và Nhật Bản) tăng từ 13 % vào đầu những năm 1870 lên đến 47% vào năm 1908. (Kano Tr.39) Là một cảng nhập cảnh cho thương mại tự do, Singapore đã vận chuyển hầu hết các mặt hàng được xuất khẩu bởi Đông Ấn Hà Lan đến các điểm đến cuối cùng ở nơi khác, chủ yếu là Hoa Kỳ.

 

Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp đồn điền diễn ra song song với sự tiến bộ của sự cai trị thuộc địa đối với khu vực Đông Nam Á của người Anh (ở Malaya và Miến Điện), Pháp (ở Đông Dương: Việt Nam, Lào, Campuchia), Mỹ (ở Philippines) và Hà Lan (ở Indonesia). Cải thiện giao thông và liên lạc giữa Đông Nam Á và châu Âu cũng góp phần vào sự phát triển này, đặc biệt là việc mở ra kênh đào Suez vào năm 1869 và đặt cáp ngầm cho viễn thông điện báo giữa châu Âu và châu Á trong những năm 1860 và 1870.

 

Nền kinh tế thuộc địa hiện đại của Đông Nam Á đã đạt được sự tăng trưởng chưa từng có từ những năm 1870 đến những năm 1920, trùng khớp với thời kỳ bùng nổ của chủ nghĩa tư bản. Sau khi hoàn toàn cai trị thuộc địa trong khu vực, các cường quốc châu Âu (Anh, Pháp, Hà Lan, Mỹ) đã củng cố hai trụ cột của nền kinh tế, đó là công nghiệp đồn điền ở Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, và Philippines) và sản xuất lúa gạo ở lục địa Đông Nam Á (vùng sông Mê Kông ở Đông Dương thuộc Pháp, ChaoPhraya ở Thái Lan và Ayeyarwady ở Miến Điện thuộc Anh) để cung cấp lúa gạo cho Đông Nam Á, nơi lúa không đủ do xâm lấn của đồn điền và sự gia tăng dân số. Nói như vậy để thấy rằng, sự phát triển này đã đạt được dưới một hệ thống tài chính và thương mại quốc tế thứ xoay quanh nước Anh ở vào thời điểm đó.

 

Thời kỳ đạo đức (1900-1930) và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Indonesia

 

Vào buổi bình minh của thế kỷ XX, các nhà đạo đức của giai cấp tư sản Hà Lan thấy lương tâm của mình bị day dứt bởi sự bần cùng hóa cư dân bản địa từ sự khai thác thuộc địa của Hà Lan, và họ thuyết phục cho một sự gia tăng phúc lợi về tinh thần và vật chất cho người bản xứ. Tuy nhiên, chính sách đạo đức chỉ là một biểu hiện của một đòi hỏi kinh tế, chứ không phải bản chất nhân từ của giai cấp tư sản Hà Lan.

 

Nhu cầu ngày càng tăng của việc vơ vét tài nguyên thiên nhiên Indonesia để đáp ứng cơn thèm khát của chủ nghĩa tư bản hiện đang bùng nổ ở châu Âu và nước Mỹ buộc những kẻ áp bức phải tạo ra cơ sở cơ bản cho nó. Nó không còn có thể chỉ dựa vào người nước ngoài để điều hành thuộc địa khí mà công nghiệp đồn điền, nền kinh tế và quản trị ngày càng được mở rộng. Nhiều trường học cho người bản xứ đã được xây dựng để đào tạo họ trở thành các công nhân đường sắt, bác sĩ, thư ký, giáo viên, quản trị viên địa phương… Chúng ta đang thấy ở đây một sự thai nghén cho tầng lớp trí thức và vô sản Indonesia được tạo ra.

 

Thêm vào nữa trên thế giới, thời kỳ này đã được đánh dấu bởi Thế chiến thứ nhất và Đại suy thoái. Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là sự thu hẹp của cả nhập khẩu và xuất khẩu sang Hà Lan và Anh và sự mở rộng xuất khẩu và nhập khẩu với Mỹ và Nhật Bản. Điều này biểu thị sự suy tàn của chủ nghĩa tư bản Anh và Hà Lan và sự nổi lên của Mỹ và Nhật Bản với tư cách là các cường quốc.

 

Như chúng ta thấy trong Bảng 2 ở trên, xuất khẩu cao su và xăng dầu đã tăng mạnh trong giai đoạn này và đạt đến đỉnh điểm vào giữa những năm 1920, tương ứng với nhu cầu tham lam đối với ngành công nghiệp ô tô đang bùng nổ ở Mỹ. Sản xuất đường cũng đạt đến thời kỳ hoàng kim vào những năm 1920 trong đó Java là nhà sản xuất mía lớn thứ ba sau Cuba và Ấn Độ. (Kano, Tr.162) Tuy nhiên, theo sau sự bùng nổ của sản xuất cao su và đường đã xuất hiện những vấn đề về sản xuất thừa mà cuối cùng đã gây ra sự sụt giảm trong giá cao su và đường thế giới. Sau cuộc Đại suy thoái, đường không còn là mặt hàng xuất khẩu chính ở Indonesia và đã bị vượt qua bởi cao su và xăng dầu. Cao su vẫn là mặt hàng xuất khẩu chính của Indonesia cho đến nửa đầu thập niên 1960. Xuất khẩu dầu là mặt hàng xuất khẩu thứ hai sau cao su nhưng tỷ trọng xuất khẩu của nó vẫn ở mức dưới 20% và nó sẽ không trở nên nổi bật như một mặt hàng xuất khẩu cho đến cuối những năm 1960. Sự thay đổi từ đường sang cao su là mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của đất nước cũng biểu thị sự thay đổi trong trung tâm thu nhập ngoại hối từ Java sang Quần đảo ngoài, chủ yếu là Sumatra, tiếp theo là Kalimantan.

 

Một đặc điểm khác của giai đoạn này là sự mở rộng xuất khẩu sang Hoa Kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, không chỉ từ Đông Ấn Hà Lan, mà còn từ các khu vực đồn điền của toàn bộ Đông Nam Á (cả Philippines và Malaysia). Từ cuối Thế chiến thứ nhất đến những năm 1920, tỷ trọng xuất khẩu của Hoa Kỳ theo giá trị tăng lên rất nhiều: ở Philippines, nó đã tăng từ 37% năm 1913 lên 75% vào năm 1927, ở Đông Ấn Hà Lan từ 2% năm 1913 lên 13 % vào năm 1920 và ở Malaya từ 14% năm 1913 đến 44% vào năm 1927. (Kano, Tr.130) Trong cùng thời gian, khu vực cũng tăng nhập khẩu từ Mỹ. Điều này biểu thị một thời kỳ tái cấu trúc đế quốc, nơi Mỹ nổi lên như một siêu cường tư bản mới trong khi Đế quốc Anh cũ đang suy tàn.

 

Sự khởi đầu của thế kỷ XX chứng kiến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở hầu hết các thế giới thuộc địa. Một mặt, các cường quốc đế quốc đã tạo ra một thị trường chung và vẽ ra những biên giới 'nhân tạo' trong thế giới thuộc địa, những thứ chưa từng có trước đây, do đó một cách mạnh mẽ tạo ra cốt lõi cho những nhà nước dân tộc; mặt khác, một bản sắc dân tộc đã được tạo ra giữa những người dân thuộc địa thông qua cuộc đấu tranh chung chống lại những kẻ áp bức. Đông Ấn, với 16.000 hòn đảo, 300 dân tộc riêng biệt, và 740 ngôn ngữ và phương ngữ – một thiên đường cho các nhà nhân học – đã được thống nhất bởi một lịch sử chung của sự thực dân hóa từ Hà Lan. Lớp người đầu tiên cất lên tiếng nói cho chủ nghĩa dân tộc Indonesia là của những trí thức trẻ học ở nước ngoài và mang về theo họ tinh thần của Cách mạng Pháp, của liberté, égalité, fraternité, của cách mạng dân chủ tư sản. Sự thất bại của quân đội Sa hoàng Nga trước Nhật Bản cũng giúp xóa tan ảo tưởng về một châu Âu bất khả chiến bại. Nga được coi là một cường quốc châu Âu nhưng đã bị đánh bại bởi một quốc gia châu Á mới nổi. Một ý tưởng khác đã làm rung chuyển thế giới trong thời kỳ đó là Cách mạng Nga. Ở giữa bão táp và xung kích của Đại chiến, một quốc gia bao phủ tới 1/6 địa cầu đã tiến hành một cuộc Cách mạng vô sản lần đầu tiên và lây lan nó ra toàn thế giới, bao gồm cả thế giới thuộc địa, với tất cả lòng nhiệt thành và tinh thần của nó. Đảng Cộng sản Indonesia (PKI) trong những năm 1920 đã là lực lượng hàng đầu của cuộc đấu tranh dân tộc, cả về mặt chính trị và tổ chức, đứng trên mọi yếu tố dân tộc khác. Nó đã cùng một lúc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cho đến khi nó sụp đổ trong cuộc nổi dậy 1926-27. Vào thời điểm nó xuất hiện trở lại, nó đã trở thành một công cụ của bộ máy quan liêu Stalinist và đã tách rời 2 cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với lý thuyết hai giai đoạn của nó.

 

[Còn nữa…]

(Loạt bài viết bao gồm 4 phần: Phần 1, Phần 2, Phần 3Phần 4)

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận